1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều

15 893 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 526,5 KB

Nội dung

TỈNH ĐỒNG NAITRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG TỈNH ĐỒNG NAI ĐỀ TÀI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG ĐỂ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRI

Trang 1

TỈNH ĐỒNG NAITRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG

TỈNH ĐỒNG NAI

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ KINH TẾ, KỸ THUẬT VÀ THỊ TRƯỜNG

ĐỂ XÁC ĐỊNH HỆ THỐNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CHỦ LỰC PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA BỀN VỮNG TẠI ĐỒNG NAI

Chủ nhiệm đề tài: Trần Hải Sơn, Nguyễn Vinh Hùng



NHÓM CHUYÊN ĐỀ 10

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM

CHUYÊN ĐỀ 10.2

PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG ĐIỀU

Năm 2016

Trang 2

Đặt vấn đề

Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều thành tự đáng ghi nhận: Giá trị sản xuất liên tục tăng với tốc độ bình quân

5 - 6%/năm; trong đó, thủy sản tăng 12%/năm, chăn nuôi tăng trên 10%/năm Cơ cấu ngành nông nghiệp đang có sự chuyển dịch khá rõ nét theo hướng tăng nhanh

tỷ trọng ngành chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp; trong trồng trọt, cây lâu năm có giá trị kinh tế cao đang có xu hướng tăng nhanh thay thế cây hàng năm có giá trị thấp; đã hình thành những vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; giá trị sản lượng và thu nhập trên 1 đơn vị diện tích tăng gấp gần 5 lần so với năm 1988…Tuy nhiên, sự tăng trưởng của nông nghiệp trong thời gian qua vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng (một cách lãng phí) các nguồn tài nguyên hữu hạn như đất đai, nguồn nước, lao động…) nên giá trị và hiệu quả chưa cao, không đáp ứng được nhu cầu của người dân và các ngành kinh tế khác trong tình hình mới; thực trạng này đòi hỏi phải tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững

Có nhiều nguyên nhân làm cho tính hiệu quả trong nông nghiệp ở Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung không cao; trong đó có nguyên nhân quan trọng hàng đầu là sản xuất sản phẩm nông nghiệp chưa gắn kết được với thị trường; người sản xuất ít có thông tin về thị trường tiêu thụ hay nói cách khác là chuỗi giá trị ngành hàng các sản phẩm nông nghiệp còn rời rạc, đứt đoạn và ít có

cơ hội nâng cấp chuỗi

Thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Quyết định số 150 của UBND tỉnh Đồng Nai; theo đó, để việc liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt hiệu quả, rất cần một chuyên đề nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị ngành hàng để phân tích, đánh giá những tồn tại trong quá trình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm; qua đó đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng

Ở Đồng Nai, điều là một trong những ngành hàng chủ lực, năm 2013 tổng diện tích trồng điều trên địa bàn tỉnh 44.770ha, chiếm 17,25% diện tích gieo trồng các loại cây nông nghiệp; sản lượng 44.303 tấn Tuy nhiên, diện tích điều những năm gần đây giảm mạnh do biến đổi khí hậu, giá cả bấp bênh và sự cạnh tranh của các cây trồng có lợi thế hơn nên nhà nước cũng như tỉnh Đồng Nai cần có những chính sách phù hợp để khắc phục và duy trì cây trồng công nghiệp quan trọng của nước ta nói chung và cây trồng chủ lực của tỉnh nói riêng Ngoài các giải pháp về giống, quy trình canh tác; việc nghiên cứu, phân tích chuỗi giá trị ngành hàng điều tỉnh Đồng Nai sẽ góp phần tạo cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng, tổ chức lại sản xuất để ngành điều Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung phát triển hiệu quả và bền vững

Trang 3

I KHÁI NIỆM VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG

Theo chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright: Chuỗi giá trị ám chỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng (Kaplinsky 1999; Kaplinsky và Morris 2001) Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi

Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v…) để biến nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên vật liệu và chuyển theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh doanh, lắp ráp, chế biến v.v… Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính, đóng gói và tiếp thị (SonjaVermeulenere et al., 2008) Khái niệm chuỗi giá trị bao gồm cả các vấn đề về tổ chức và điều phối, chiến lược và mối quan hệ quyền lực của các tác nhân khác nhau trong chuỗi

Chuỗi giá trị còn gắn liền với các khía cạnh xã hội và môi trường Việc thiết lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (như nước, đất đai), có thể làm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học hoặc gây ô nhiễm Đồng thời, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống

Cách tiếp cận của chuỗi giá trị theo nguyên tắc là xem xét từng tác nhân tham gia trong chuỗi và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từ sản xuất nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng với 4 kỹ thuật phân tích chính như sau

1 Sơ đồ hóa mang tính hệ thống

- Những tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị, và bán một (hay nhiều) sản phẩm cụ thể

- Đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và chi phí, dòng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ tiêu thụ và khối lượng bán hàng trong và ngoài nước

- Những chi tiết như thế có thể được tập hợp từ việc phối hợp khảo sát cơ bản, phỏng vấn nhóm, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA), các phỏng vấn không chính thức, dữ liệu thứ cấp

2 Xác định sự phân phối lợi ích giữa những tác nhân tham gia trong chuỗi, bao gồm:

- Phân tích chênh lệch giá và lợi nhuận trong chuỗi

- Xác định ai được lợi từ việc tham gia chuỗi

Trang 4

- Những tác nhân nào có thể hưởng lợi từ việc hỗ trợ hay tổ chức lại sản xuất

3 Nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi

- Cải tiến trong chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp các nhà sản xuất thu được giá trị cao hơn hoặc qua việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm cung cấp

- Đánh giá lợi nhuận của những người tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về những ràng buộc hiện diện mới đây

- Vấn đề về quản trị, cấu trúc các quy định, rào cản gia nhập ngành, ngăn cấm thương mại, và các tiêu chuẩn

4 Nhấn mạnh vai trò của quản lý

- Cơ cấu của các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị

- Góc độ chính sách: xác định các sắp xếp về thể chế nhằm cải thiện năng lực hoạt động của chuỗi, xóa bỏ các bóp méo trong phân phối, và gia tăng giá trị gia tăng trong ngành

II TỔNG QUAN VỀ NGÀNH HÀNG ĐIỀU

1 Thế giới

Cây điều có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới, được phát hiện tại ven biển Brazil từ thế kỷ XVI, di thực sang trồng ở các nước châu Phi, châu Á trong đó

có Ấn Độ (quốc gia trồng - chế biến - tiêu thụ nhiều điều nhất thế giới) và Việt Nam (quốc gia chế biến - xuất khẩu nhân điều thô với sản lượng và thị phần lớn nhất thế giới) Từ năm 1788 (cách nay 226 năm), cây điều đã được các nhà sinh học giới thiệu trong danh sách thực vật Đông Dương

Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc - FAO trên thế giới có 40 quốc gia trồng điều với tổng diện tích 4,1 triệu ha Trong đó, 03 quốc gia có diện tích điều lớn nhất thế giới là Ấn Độ (870.000 ha), Brazil (753.000 ha) và Bờ Biển Ngà (660.000 ha) Năng suất điều trên thế giới qua 50 năm có tăng nhưng ở mức rất thấp, năng suất bình quân 0,60 - 0,65 tấn/ha (nước có năng suất điều thấp nhất là Cộng hòa Dominica 0,17 tấn/ha)

Giá cả ngành điều trên thế giới biến động theo từng năm, từng giai đoạn Nhìn chung giá ngành hàng điều tăng, năm 2000, giá điều của Việt Nam: 671,7USD/tấn, Bờ Biển Ngà: 491,5USD/tấn, Brazil: 416,4USD/tấn, … Năm

2012, giá điều của Việt Nam: 998,4USD/tấn, Indonexia: 884,4USD/tấn, …

Chế biến và buôn bán (hạt và nhân điều) trên thế giới được Tổ chức Nông lương của Liên hợp quốc (FAO) ghi nhận từ năm 1900, song khối lượng và giá trị buôn bán các sản phẩm từ điều có năm 1962 (sau 52 năm) với số lượng hạt: 330.000,0 tấn và giá trị xuất khẩu: 46,2 triệu USD Những quốc gia sản xuất điều chính gồm: Ấn Độ, Mozambich, Tazania, Kenia,… Năm 2013, cây điều được trồng ở 40 quốc gia với diện tích 4,1 triệu ha, trong đó có 08 nước trồng từ

Trang 5

200.000,0 ha đến 868.000,0 ha điều; sản lượng hạt điều: 2,20 triệu tấn - gấp 6,6 lần Tổng sản lượng nhân điều thô qua chế biến: 490.000,0 tấn, tạo ra giá trị hàng hóa trên 3,0 tỷ USD/năm; 03 nước dẫn đầu về sản xuất và chế biến điều là:

Ấn Độ, Việt Nam, Brazil,…

Như vậy, ngành điều thế giới qua hơn 113 năm, liên tục phát triển cả trong sản xuất, chế biến và xuất khẩu; song thị trường tăng trưởng mạnh là từ năm 1975 đến 2014 do nhu cầu tiêu thụ hạt điều tăng và hiệu quả từ trồng - chế biến - tiêu thụ đã mang lại lợi ích cho nông dân, thương lái, doanh nghiệp tham gia vào quá trình phát triển ngành điều Đặc biệt là sự hỗ trợ tích cực của khoa học công nghệ đã tạo ra các giống điều thích nghi với điều kiện sinh thái, đạt năng suất và chất lượng cao cùng với các quy trình kỹ thuật sản xuất và công nghệ chế biến điều ngày càng được hoàn thiện hơn theo hướng cơ giới hóa, tự động hóa

2 Việt Nam

Điều là cây công nghiệp quan trọng của nước ta, Cây điều bắt đầu trồng ở Việt Nam từ thế kỷ XVI, nhưng ngành điều của nước ta mới được hình thành từ năm 1981, đến 2014 chỉ có 33 năm Đây là sự khác biệt lớn khi đánh giá về ngành điều so với cao su, cà phê, chè, rau quả đã có cách đây trên 110 năm

Theo các nghiên cứu, diện tích điều trồng tập trung ở miền Nam năm

1975 chỉ là: 500,0 ha và bắt đầu được chú ý phát triển từ năm 1981 (Bộ Lâm nghiệp được giao nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển điều trên đất lâm phần và đất hoang hóa các tỉnh vùng duyên hải Trung bộ và Đông Nam bộ) Cây điều được trồng từ Quảng Trị trở vào các tỉnh phía Nam có thể chia ra ba vùng trồng điều chính với điều kiện sinh thái và tập quán sản xuất tương đối khác nhau:

+ Vùng Đông Nam bộ: được coi là có điều kiện sinh thái và tập quán sản xuất ổn định và phù hợp với cây điều;

+ Vùng Tây Nguyên: thường có nhiệt độ thấp, mưa trái vụ, hoặc hạn hán vào thời kỳ cây điều ra hoa, đậu quả

+ Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: đất xấu, mưa rét hoặc hạn hán vào thời

kỳ cây điều ra hoa, đậu quả

Theo thống kê, diện tích trồng điều tập trung năm 1982 khoảng 5.000,0 ha

và cứ thế tăng rất nhanh, đến năm 1995 đã là: 190.373,0 ha, năm 2005 đạt 349.674,0 ha; Đến năm 2014 diện tích điều còn: 312.396,0 ha (giảm 37.278 ha

so với năm 2005) Năng suất điều cũng tăng, nếu như năm 1995 - 2000 bình quân là 0,5 tấn/ha thì đến 2005 đã đạt 1,06 tấn/ha (gấp hơn 02 lần); Đến năm

2014 đạt năng suất 1,17 tấn/ha Sản lượng hạt điều năm 2014 đạt 353.971 tấn, tăng 115.603 tấn so với năm 2005

Chế biến nhân điều xuất khẩu được bắt đầu từ năm 1988 ở 3 cơ sở với công suất nhỏ (tổng công suất 1.500,0 tấn hạt/năm) Đến năm 2013 đã có 465 cơ sở với tổng công suất thiết kế 1.000.200,0 tấn/năm (gấp 667 lần), tạo việc làm cho hơn 400.000 lao động Sản lượng nhân điều thô qua chế biến năm 2013 là: 264.000,0

Trang 6

tấn; đặc biệt có 25 công ty đã được cấp chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000, ISO 9001 - 2001, HACCP,v.v… Đồng thời, các công đoạn chế biến điều từng bước được cơ giới hóa thay thế cho lao động thủ công Ngoài ra, còn có một số công ty đã có các dây chuyền chế biến dầu vỏ hạt điều và chế biến sau nhân điều (nhân điều rang muối, kẹo nhân điều,…) bán ở thị trường trong nước và dành một phần xuất khẩu

Xuất khẩu hạt và nhân điều của Việt Nam bắt đầu được thống kê từ năm

1988 là 300 tấn hạt và 33,6 tấn nhân, đạt kim ngạch xuất khẩu: 369.880,0 USD Năm 2013, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1,66 tỷ USD (nếu tính cả xuất khẩu các sản phẩm phụ như dầu vỏ hạt điều, kim ngạch xuất khẩu điều trong năm qua đạt khoảng 2 tỷ USD) Thị trường Mỹ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là những thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam Đây là năm thứ 8 liên tiếp ngành điều Việt Nam vượt qua Ấn Độ để giữ vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu điều nhân Kết quả xuất khẩu điều trong năm qua đã phản ánh sự cố gắng rất lớn của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu hạt điều, trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn, sức mua trên thị trường thế giới giảm)

Để phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu, năm 2013, ngành điều nhập khẩu 640.000 tấn điều thô nguyên liệu (tổng giá trị 601,2 triệu USD) trong đó kim ngạch nhập khẩu điều thô từ các nước châu Phi đạt 490,6 triệu USD

Trong năm 2014, Hiệp hội Điều Việt Nam xác định khuyến khích các nhà máy đi vào chế biến sâu, để đẩy giá trị xuất khẩu lên khoảng 2 tỷ USD và sản lượng xuất khẩu vẫn giữ mức như năm 2013, tức là tăng giá trị xuất khẩu là chủ yếu Còn về nguyên liệu nhập khẩu, khách hàng các nước Châu Phi đã cam kết trong năm nay sẽ dành nguyên liệu điều thô bán cho Việt Nam, đủ để cân đối nguyên liệu chế biến tại các nhà máy Tại Hội nghị khách hàng quốc tế do Vinacas tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 28/11/2013 đã có 10 thỏa thuận mua bán điều thô giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Châu Phi, với tổng trị giá gần 100 triệu USD. 

Nếu như cách đây 10 năm, các doanh nghiệp chỉ nhập khẩu điều thô vào khoảng 20 - 30%, còn lại 70 - 80% là sử dụng nguồn nguyên liệu điều thô trong nước thì đến nay đã phải nhập khẩu tới 50% sản lượng điều thô mới đủ chế biến hàng chất lượng cao để xuất khẩu Sự bất lợi của thời tiết, sự biến động tiêu cực

về giá cả thị trường… khiến năng suất cũng như chất lượng hạt điều giảm sút, kéo theo đó là thu nhập của người nông dân trồng điều cũng giảm rõ rệt Trước tình trạng đó, nhiều nông dân đã chặt bỏ cây điều để chuyển sang trồng các loại cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm có giá trị cao hơn, khiến diện tích trồng cây điều giảm mạnh Ngoài ra, phần lớn diện tích đất trồng điều hiện nay là đất cằn cỗi và nằm phân tán rải rác ở nhiều nơi làm cho công tác chăm sóc không được quan tâm đúng mức, giống điều đang cho thu hoạch hiện nay lại là những giống cũ, năng suất thấp, do đó sản lượng và chất lượng hạt điều Việt Nam ngày càng sụt giảm

Từ một nước trồng điều, Việt Nam đang dần chuyển thành một nước gia công, chế biến điều Đây là hoạt động chuyển hướng nhằm đem lại giá trị gia

Trang 7

tăng cao hơn cho hạt điều, tuy nhiên sự phát triển của các nhà máy điều mang tính tự phát như thời gian qua, việc thiếu hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành điều tạo nên sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây ảnh hưởng đến xuất khẩu

và uy tín chung của ngành điều Việt Nam Trong công tác thị trường, việc tiếp thị và quảng bá về công dụng của hạt điều tại các thị trường tiềm năng cần được đẩy mạnh để tạo nên sự hấp dẫn của hạt điều so với các loại hạt khác, nâng cao giá trị và số lượng hạt điều xuất khẩu

Trong khi đó, châu Phi là khu vực có vùng nguyên liệu điều lớn nhất thế giới, chiếm 40% sản lượng điều toàn cầu Thời gian qua, kim ngạch nhập khẩu điều thô của Việt Nam từ châu Phi đã không ngừng tăng, đạt 490,6 triệu USD trong năm 2013 Nếu trước đây, khi nhập khẩu điều thô Châu Phi, hầu hết các

DN Việt Nam đều phải qua trung gian các nhà môi giới Ấn Độ, thì nay nhiều

DN đã mua bán trực tiếp với các nhà xuất khẩu điều Châu Phi Như vậy, DN Việt Nam có nguồn nguyên liệu bảo đảm hơn, giá mềm hơn DN Châu Phi cũng muốn bán trực tiếp để hy vọng được giá hơn Mặc dù vậy, trong quá trình giao dịch, các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn nhất định

3 Tỉnh Đồng Nai

Ở Đồng Nai, cây điều được trồng tập trung chủ yếu tại các huyện là: Định Quán (12.649 ha), Xuân Lộc (11.599 ha), Tân Phú (3.844 ha), Cẩm Mỹ (3.737 ha), Trảng Bom (3.472 ha), tại những địa phương này, diện tích điều chiếm tới 80% toàn tỉnh

Năng suất điều bình quân năm 2013 đạt 1,02 tấn/ha; trong đó một số huyện có năng suất cao như: Trảng Bom (1,69 tấn/ha); Long Thành (1,29 tấn/ha); Biên Hòa (1,21 tấn/ha) Mặc dù thu nhập, lợi nhuận của cây điều thấp so với các loại cây trồng khác trên địa bàn tỉnh, nhưng đây là cây có khả năng phát triển trên vùng đất xấu, không chủ động được nước tưới, nên diện tích điều hiện nay ở những vùng đất nói trên vẫn còn khá lớn

Bảng 1: Diện tích - năng suất – sản lượng điều năm 2013 phân theo huyện

(Đơn vị: Ha, Tấn/ha và Tấn)

Hạng Mục Diện tích thu hoạch Diện tích Năng suất Sản lượng

2 Vĩnh Cửu 1.334 1.268 1,00 1.268

3 Tân Phú 3.844 3.787 0,96 3.651

4 Định Quán 12.649 12.133 0,78 9.520

5 Xuân Lộc 11.599 11.417 1,04 11.874

6 Long Khánh 1.994 1.971 0,72 1.414

7 Thống Nhất 2.517 2.343 1,08 2.536

8 Long Thành 3.248 3.248 1,29 4.190

9 Nhơn Trạch 291 269 0,51 136

10 Trảng Bom 3.472 3.318 1,69 5.598

11 Cẩm Mỹ 3.737 3.747 1,07 4.013

Trang 8

Tính từ năm 2010 đến nay, diện tích điều trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có giảm khoảng 6 nghìn ha, sản lượng cũng giảm nhưng không đáng kể, nguyên nhân chủ yếu là do giá hạt điều luôn biến động, nhiều khi xuống ở mức thấp nên người trồng điều ít đầu tư thâm canh Mặt khác, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trong những năm gần đây, như mưa trái vụ xảy ra vào thời điểm điều ra hoa

đã làm cho năng suất điều bị sụt giảm đáng kể

Để nâng cao hiệu quả cây điều, ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đã tích cực hướng dẫn bà con nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong đó chú trọng đến những yếu tố như giống, phương thức thâm canh. Hiện, Đồng Nai đã và đang áp dụng trồng các giống điều ghép như: PN1, BO1, LG1 , các giống điều này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận và cho phép sản xuất kinh doanh Ngoài ra, các tiến bộ kỹ thuật cũng được bà con nông dân ở Đồng Nai áp dụng: thâm canh, bón phân hợp lý, tưới tiết kiệm, tỉa cành, tạo tán, phòng trừ sâu bệnh gây hại trên cây điều; trồng xen các loại cây khác với điều như ca cao, gừng, nghệ cho hiệu quả kinh tế cao; xử lý ra hoa tập trung tránh ảnh hưởng của mưa trái vụ, giúp cho việc thụ phấn, chăm sóc tốt, tăng tỷ lệ đậu quả Nhờ áp dụng những biện pháp trên, mà nhiều mô hình trồng điều ở Đồng Nai đã thu được tới 3 tấn/ha cao gấp từ 2 đến

3 lần so với năng suất bình quân chung

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Nai, hiện nay, trên địa bàn tỉnh hình thành các hình thức tổ chức sản xuất ở nhiều hình thái khác nhau như: câu lạc bộ, tổ hợp tác, trang trại Đến nay, đã có 70 câu lạc bộ, tổ hợp tác sản xuất điều và 529 trang trại Trên địa bàn Đồng Nai có 46 đơn vị thu mua và chế biến hạt điều, trong đó có 21 công ty, nhà máy và 26 cơ sở với tổng công suất chế biến là gần 127 nghìn tấn/năm

Hiện nay, sản lượng điều mỗi năm của Đồng Nai là khoảng 44.303 tấn, năng suất bình quân đạt hơn một tấn/ha và giá trị bình quân trên ha đạt 20 triệu

đồng/ha/năm. Theo Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai, xuất khẩu nhân hạt điều 9

tháng của năm 2014 ước đạt hơn 23.500 tấn với tổng giá trị gần 153 triệu USD

so với cùng kỳ năm 2013 tăng 34% về sản lượng và gần 43% về giá trị, xuất khẩu chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc…

III PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG ĐIỀU ĐỒNG NAI

- Sản phẩm của người trồng điều gồm 2 loại quả điều và nhân hạt điều Quả điều bước đầu đã có một số doanh nghiệp tham gia chế biến thành phân vi sinh, rượu hoặc nước trái cây; tuy nhiên quy mô và tỷ trọng còn rất nhỏ ở mức không đáng kể Riêng nhân hạt điều, thông qua sau khi qua người thu gom 1 đến đại lý

sẽ được cung ứng cho các doanh nghiệp chế biến hoặc doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều thô; hạt điều sau khi được chế biến thành hạt điều rang muối, kẹo hạt điều sẽ được phân phối đến các siêu thị và các điểm bán lẻ Theo đó, sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng điều được thể hiện như sau:

Trang 9

Hình 1: Sơ đồ chuỗi giá trị ngành hàng điều

Bảng 2: Hoạt động và các tác nhân tham gia chuỗi giá trị ngành hàng điều

Các khâu

trong chuỗi Cung ứngđầu vào Sản xuất Thu gom1 Thu gom2 CB SPphụ CB SPchính Thương mại

Hoạt động

của từng

khâu

Vật tư

NN Làm đất Thu gom Thu gom Chế

biến phân vi sinh, rượu

Chế biến hạt điều

Xuất khẩu Lao động trồngGieo chuyểnVận chuyểnVận

Đất đai Chăm sóc Tạm trữ Tạm trữ Bán tại chợ,

siêu thị Tiền vốn hoạchThu V.v… V.v…

Sản phẩm

Vật tư

NN, đất đai, lao động, tiền vốn…

Hạt điều

và quả điều

Hạt điều

đã được thu gom

về đại lý

Hạt điều

đã được bán cho nhà chế biến hoặc nhà xuất khẩu

Phân vi sinh, rượu, nước trái cây

Hạt điều rang muối, sấy, kẹo hạt điều…

Nhân điều thô và các sản phẩm từ điều đã được

XK hoặc bán trong nước

Tác nhân Nhà cungcấp vật tư

đầu vào

Trang trại Thương

lái tại ấp, xã

Thương lái tại huyện, tỉnh

DN chế biến DN chếbiến

Nhà XK

Hỗ trợ giá

trị

Đảng, chính phủ và chính quyền các cấp, Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas)

Bộ Nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PHNT, phòng nông nghiệp các huyện Các hội, hiệp hội, các tổ chức đoàn thể

Các bộ ngành liên quan, ngân hàng, các cơ quan truyền thông…

- Giá trị gia tăng và cơ cấu giá trị gia tăng của từng chủ thể tham gia chuỗi: Theo kết quả điều tra kinh tế nông hộ, và kết quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm ngành hàng điều, các khoản chi phí, doanh thu và giá trị gia tăng của từng chủ thể trong chuỗi như sau:

Trang 10

Bảng 3 GTGT và cơ cấu GTGT của từng chủ thể tham gia CGTNH điều

STT Chủ thể Đầu tư (đồng) Doanh thu (đồng) tăng (đồng) Giá trị gia % GTGT XK

1 Nhà cung ứng vật tư 2.784 2.900 116 0,12

2 Nông dân 20.900 24.000 3.100 3,25

3 Nhà thu gom 1 24.360 24.774 414 0,43

4 Nhà thu gom 2 25.393 25.901 508 0,53

5 DN chế biến và XK 42.737 134.000 91.263 95,66

Đối với hạt điều các loại xuất khẩu, tổng giá trị gia tăng là 95.104 đồng/kg; trong đó, nhà cung ứng vật tư nông nghiệp hưởng 116 đồng (0,12%); người trồng điều hưởng 3.100 đồng (3,25%); người thu gom 1 hưởng 414 đồng (0,43%); đại

lý điều hưởng 508 đồng (0,53%) các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu điều hưởng 91.236 đồng (95,66%)

IV GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH HÀNG ĐIỀU ĐỒNG NAI

1 Định hướng nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp

- Chuỗi giá trị sản phẩm là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với nhau từ việc cung ứng vật tư đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến

và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng

- Trong chuỗi giá trị có các khâu, các khâu có thể mô tả cụ thể bằng các hoạt động, người thực hiện các chức năng của các khâu trong chuỗi gọi là tác nhân Trong chuỗi giá trị còn có các nhà hỗ trợ chuỗi giá trị; nhiệm vụ của các nhà hỗ trợ chuỗi là tạo môi trường thuận lợi để các tác nhân thực hiện tốt chức năng của mình trong khâu

- Phân tích chuỗi giá trị giúp ta xác định được những khó khăn của từng khâu trong chuỗi; từ đó, đưa ra các giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu cả thị trường và phát triển bền vững Phân tích chuỗi giá trị còn giúp các nhà hỗ trợ xác định được các nút thắt cần hỗ trợ đối với các tác nhân trong các khâu của chuỗi và có những tác động để tháp gỡ, hỗ trợ phát triển

- Nâng cấp chuỗi giá trị là thực hiện các giải pháp để tháo gỡ những khó khăn trong chuỗi nhằm đảm bảo sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của thị trường để phát triển chuỗi một cách bền vững Để nâng cấp chuỗi giá trị thành công cần tiến hành củng cố và phát triển các mối liên kết ngang và liên kết dọc

- Liên kết ngang là mối liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (các hộ nông dân cùng sản xuất một ngành hàng liên kết để xây dựng cánh đồng lớn, thành lập các HTX ) để giảm chi phí sản xuất, tăng giá bán, số lượng bán Giải pháp để thúc đẩy liên kết ngang được đề xuất đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp Đồng Nai gồm:  Xác định cụ thể các tiêu chí cánh đồng lớn  xây dựng thành công các cánh đồng lớn theo tiêu chí  Mỗi cánh đồng lớn, vận

Ngày đăng: 12/05/2017, 14:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w