Kiểm toán tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính được áp dụng tại ông ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán.
Trang 1Lời mở đầuHoạt động kiểm toán đang có những bước phát triển vượt bậc trong nhữngnăm gần đây đã chứng tỏ vai trò quan trọng của ngành, nghề kiểm toán đối với
sự phát triển của nền kinh tế và theo yêu cầu quản lí Kiểm toán góp phần củng
cố nền nếp kế toán, lành mạnh hoá các quan tài chính, nâng cao năng lực và hiệuquả quản lí Trên mỗi khía cạnh, phương diện hoạt động kiểm toán có những đặctrưng và ý nghĩa nhất định, trong đó các dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính docác công ty kiểm toán độc lập cung cấp là yếu tố quyết định cho sự tồn tại củakiểm toán độc lập
Cùng với sự ra đời và phát triển của các công ty kiểm toán trong và ngoàinước chất lượng của hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính ngày càng nâng cao
do sự chú trọng, tạo điều kiện thuận lợi từ phía Chính phủ đồng thời cũng do sự
cố gắng nỗ lực từ bản thân các công ty kiểm toán, trong đó có sự đóng góp củacông ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) với vai trò là mộttrong những công ty hàng đầu về kiểm toán của Việt Nam
Một trong những vấn đề được chú trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính
đó là kiểm toán chi phí trong đó chi phí nhân công chiếm tỉ trọng lớn có ảnhhưởng lớn đến các thông tin khác trên báo cáo tài chính như doanh thu, thuế thunhập doanh nghiệp đồng thời vấn đề quản lí nhân sự trong doanh nghiệp sao cho
có hiệu quả nhất cũng là một vấn đề được chú trọng Nhận thức được tầm quantrọng này, trong thời gian thực tập tại công ty AASC em đã chọn đề tài “ Kiểmtoán tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính được áp dụng tạiông ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán”
Trang 2PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.Đặc điểm về tiền lương và nhân viên
Lao động là hoạt động chân tay và trí óc của con người nhằm tác động, biếnđổi các vật tự nhiên thành những vật phẩm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của conngười Trong mọi chế độ xã hội việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không táchrời lao động Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triểncủa xã hội loài người là yếu tố cơ bản nhất, quyết định nhất trong quá trình sảnxuất Để cho quá trình tái sản xuất xã hội nói chung và quá trình sản xuất kinhdoanh ở doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên liên tục thì vấn đềthiết yếu là phải tái sản xuất sức lao động Người lao động phải có vật phẩm tiêudùng để tái sản xuất sức lao động, vì vậy khi họ tham gia lao động sản xuất ởcác doanh nghiệp thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải trả thù lao lao động họ.Trong nền kinh tế hàng hoá thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đô giátrị gọi là tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết màdoanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian hoặc khối lượng công việclao động, lao vụ mà người lao động đóng góp cho doanh nghiệp Tiền lương củadoanh nghiệp bao gồm lương nhân viên hành chính, lương hưởng theo giờ laođộng hoặc sản lượng công việc thực tế, các khoản thưởng, hoa hồng, các khoảnphúc lợi và các khoản trích theo tiền lương theo qui định hiện hành của phápluật hoặc theo sự thoả thuận của đôi bên
Chu trình tiền lương và nhân viên có một vị trí quan trọng bởi:
Tiền lương và các khoản trích theo lương là một trong những chi phí chủyếu của các doanh nghiệp, nó liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh và giáthành sản phẩm dịch vụ
Trang 3 Tiền lương và các khoản trích theo lương là sự xem xét quan trọng khiđánh giá hàng tồn kho (sản phẩm dở dang) có đúng đắn và hợp lí hay không.Mặt khác việc tính toán và phân bổ chi phí tiền lương và các khoản liên quankhông đúng sẽ dẫn đến những sai sót trọng đến kết quả kinh doanh trong kì củadoanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể bị lãng phí vì tính kém hiệu quả trong việc sử dụnglao động hoặc bị đánh cắp thông qua sự gian lận trong việc tính toán và thanhtoán tiền lương và các khoản trích theo lương
Quản lí lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tácquản lí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó là nhân tố giúp cho doanhnghiệp hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của mình Tổchức tốt hạch toán tiền lương giúp công tác quản lý lao động của doanh nghiệp
đi vào nề nếp, thúc đẩy người lao động chấp hành tốt kỷ luật lao động, tăng năngsuất và hiệu quả công tác Đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc tính lương theođúng nguyên tắc phân phối theo lao động Ngoài ra công tác này được tổ chứctốt sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương đảm bảo việc trả lương vàtrợ cấp bảo hiểm xã hội đúng nguyên tắc, đúng chế độ, kích thích người laođộng hoàn thành kế hoạch được giao, đồng thời cũng tạo cơ sở cho việc phân bổchi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác Công tác tổ chứchạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương bao gồm:
Hạch toán tiền lương: là việc ghi chép, phản ánh chính xác những thông tin
về lao động, kết quả lao động, tính lương phải trả, làm cơ sở cho kế toán tổnghợp tiền lương Cụ thể:
Tổ chức hạch toán số lượng lao động: nhằm cung cấp thông tin về số lượng,kết cấu lao động trong doanh nghiệp như: số lao động trực tiếp, gián tiếp, số laođộng dài hạn, tạm thời, tình hình tăng giảm lao động, di chuyển lao động nhưhợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng
Trang 4 Tổ chức hạch toán thời gian lao động: nhằm cung cấp thông tin về thời gianlao động, là cơ sở để tính lương phải trả cho người lao động Chứng từ là bảngchấm công, phiếu làm thêm giờ, phiếu nghỉ việc tạm thời
Tổ chức hạch toán kết quả lao động: nhằm đưa ra chính xác chỉ tiêu, sốlượng, chất lượng sản phẩm, hoặc khối lượng công việc hoàn thành của từngngười, từng bộ phận, hợp đồng giao khoán, phiếu giao ca, bảng theo dõi côngtác của tổ
Tính và lập bảng tính thanh toán lương
Hạch toán tổng hợp tiền lương có hai đặc điểm cơ bản là:
Thứ nhất: tiền lương là một bộ phận của chi phí
Thứ hai: tiền lương thể hiện mối quan hệ phân phối
Vì vậy công tác tổ chức hạch toán đối với đặc điểm thứ nhất phải thể hiệnđược mối quan hệ giữa chi phí và tiền công Đối với đặc điểm thứ hai, phải thểhiện được thanh toán giữa người lao động và người sử dụng lao động
Phương pháp hạch toán: khi kế toán lập bảng thanh toán tiền lương, tiềnthưởng thì tiến hành phân loại tiền lương, thưởng cho từng nhóm người lao độngtheo bộ phận sử dụng và chức năng của người lao động Trường hợp lao độngtrực tiếp nghỉ phép thì doanh nghiệp có thể phân bổ tiền lương, thưởng theo haicách: hoặc bố trí nghỉ phép đều đặn giữa các kì hạch toán từ đó phân bổ tiềnlương, thưởng như đối với lao động trực tiếp đang làm việc hoặc có thể dự toántiền lương nghỉ phép để trích trước vào chi phí của từng kì hạch toán theo số dựtoán nếu không thể bố trí người lao động nghỉ phép đều đặn
Hạch toán bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ)
Nhà nước qui định chính sách trên về các quĩ nêu trên nhằm từng bước nângcao và mở rộng việc đảm bảo vật chất góp phần ổn định cuộc sống cho ngườilao động và gia đình họ trong trường hợp người lao động ốm đau, mất sức laođộng hoặc bị tai nạn lao động Tuy nhiên, mỗi quĩ có chức năng trong lĩnh vựcriêng biệt
Trang 5 Quĩ bảo hiểm xã hội: Dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia
đóng góp các quĩ trong trường hợp họ mất khả năng lao động như: ốm đau, thaisản Quĩ được hình thành bằng cách trích 20% trên tổng số lương cấp bậc vàphụ cấp thực tế của người lao động trong kì hạch toán, trong đó người sử dụnglao động phải nộp 15% trên tổng quĩ lương trích vào chi phí sản xuất kinh doanhcòn 5% do người lao động trực tiếp đóng góp
Quĩ bảo hiểm y tế: Dùng để đài thọ cho người lao động có tham gia đóng
góp quĩ trong các hoạt động khám, chữa bệnh Quĩ được hình thành bằng cáchtrích 3% trên thu nhập tạm tính của người lao động, trong đó, người sử dụng laođộng phải nộp 2% được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh còn 1% do ngườilao động trực tiếp đóng góp Quĩ do cơ quan BHYT thống nhất quản lí và trợcấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế Vì vậy, khi tính được mức
trích BHYT, các doanh nghiệp phải nộp toàn bộ cho cơ quan BHYT.
Kinh phí công đoàn: Dùng để tài trợ cho hoạt động công đoàn các cấp.
KPCĐ được tính theo tỉ lệ 2% trên tổng quĩ lương phải trả cho người lao động
và người sử dụng lao động phải chịu, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Khitính được mức KPCĐ trong kì thì một nửa doanh nghiệp nộp cho công đoàn cấptrên, một nửa được sử dụng cho công đoàn tại đơn vị
Từ những phân tích trên, ta có thể nhận thấy tiền lương và các khoản tríchtheo lương là một khoản chi phí rất quan trọng của doanh nghiệp, có ảnh hưởngtrực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Như vậy, chu trìnhtiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính cũng có một vị trí đặcbiệt, không thể xem nhẹ mà cần được chú trọng để đảm bảo được chất lượngkiểm toán, đặc biệt đối với khách hàng là doanh nghiệp sản xuất và xây dựng
2.Các chức năng của tiền lương và nhân viên
Các chức năng liên quan đến tiền lương bao gồm có việc tuyển dụng và thuêmướn nhân viên; phê duyệt các mức lương, bậc lương và sự thay đổi trong mứclương, bậc lương; theo dõi và tính toán thời gian động, công việc lao vụ hoàn
Trang 6thành của nhân viên; tính toán tiền lương và lập bảng thanh toán lương; ghi chép
sổ sách tiền lương; thanh toán tiền lương và đảm bảo số lương chưa thanh toán
Thuê mướn và tuyển dụng nhân viên: Việc tuyển dụng và thuê mướn
nhân viên được tiến hành bởi bộ phận nhân sự Tất cả những trường hợp tuyểndụng và thuê mướn đều được ghi chép trên báo cáo phê duyệt bởi ban quản lí.Bản báo cáo phải chỉ rõ về phân công vị trí và trách nhiệm công việc, mức lươngkhởi điểm, các khoản lương, các khoản phúc lợi và các khoản khấu trừ đã đượcphê duyệt Bản báo cáo này được lập thành hai bản, một bản để dùng vào sổnhân sự và hồ sơ nhân viên lưu tại phòng nhân sự Một bản gửi xuống kế toántiền lương để làm căn cứ tính lương
Phê duyệt thay đổi mức lương, bậc lương, thưởng và các khoản phúc lợi:
những thay đổi mức lương, bậc lương và các khoản đi kèm thường xảy ra khicác nhân viên được thăng chức, thuyên chuyển công tác hoặc tăng bậc tay nghềv.v Khi đó các quản đốc hoặc đốc công sẽ đề xuất thay đổi mức lương cấp dướicủa họ Tất cả các sự thay đổi đó đều phải được kí duyệt bởi bộ phận nhân sựhoặc người có thẩm quyền trước khi ghi vào sổ nhân sự
Theo dõi, tính toán thời gian lao động và khối lượng công việc, sản phẩm hoặc lao vụ hoàn thành: Việc ghi chép phản ánh kịp thời chính xác số
ngày công, giờ công làm việc thực tế hoặc ngừng sản xuất, nghỉ việc và sốlượng công việc lao vụ hoàn thành của từng người lao động, từng đơn vị sảnxuất, phòng ban trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong quản lí lao độngtiền lương Đây chính là căn cứ để tính lương, tính thưởng và các khoản tríchtrên lương cho nhân viên
Tính lương và lập bảng lương: Căn cứ theo các chứng từ theo dõi thời
gian lao động và kết quả công việc, sản phẩm lao vụ hoàn thành và các chứng từliên quan kế toán tiền lương kiểm tra chứng từ và tính tiền lương, thưởng, phụcấp sau đó kế toán lập bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho nhân viên
Ghi chép sổ sách: trên cơ sở các bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng
cho nhân viên và chứng từ gốc đính kèm kế toán tiên hành ghi sổ và định kì vào
Trang 7Sổ cái tiền lương Đồng thời với việc vào sổ, kế toán tiền lương viết phiếu chilương và bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng cho thủ quĩ để thanh toánlương sau khi người có thẩm quyền phê duyệt
Thanh toán tiền lương và đảm bảo các khoản lương chưa thanh toán: thủ
qũi sau khi nhận phiếu chi lương và bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng thì
sẽ tiến hành phát lương và yêu cầu người nhận lương kí nhận Đối với tiền lươngchưa thanh toán thì được ghi chép đầy đủ, chính xác trong sổ kế toán
3.Hệ thống sổ sách về kế toán tiền lương và nhân viên
Sổ sách tiền lương:
Sổ nhân viên: theo dõi các dữ kiện như ngày bắt đầu làm việc, hồ sơ cánhân, mức lương, các khoản khấu trừ đã phê chuẩn, đánh giá thực hiện và ngàykết thúc hợp đồng làm việc
Nhật kí tiền lương
Sổ cái
Bộ phận hoạt động:
Chức năng: theo dõi thời gian,
khối lượng công việc hoàn thành
Chấm công theo dõi thời gian lao động.
Xác nhận công việc hoàn thành
Duyệt thời gian nghỉ ốm, ngừng sản
xuất
Bộ phận kế toán tiền lương:
Tính lương, thưởng và lập bảng thanh toán tiền lương, thưởng và các khoản phải nộp, phải trả.
Ghi chép sổ sách kế toán.
Thanh toán lương, thưởng và các khoản liên quan
Bộ phận nhân sự:
Chức năng: tuyển dụng và thuê mướn.
Tuyển chọn, thuê mướn.
Lập báo cáo tình hình nhân sự.
Lập sổ nhân sự.
Lập hồ sơ nhân sự.
Trang 8 Chứng từ tiền lương:
Chứng từ ban đầu quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động trong cácdoanh nghiệp là Bảng chấm công ( Mẫu 02-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ).Mọi thời gian thực tế làm việc, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động đềuđược ghi chép hàng ngày vào bảng chấm công
Để hạch toán kết quả lao động trong các doanh nghiệp, người ta sử dụng cácchứng từ ban đầu khác nhau tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất và đặc điểm sảnxuất của từng doanh nghiệp Chứng từ ban đầu được sử dụng phổ biến để hạchtoán kết quả lao động Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành( Mẫu 06-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ), hợp đồng giao khoán ( Mẫu 08-LĐTL chế độ chứng từ kế toán )
Căn cứ vào các chứng từ trên kế toán sẽ lập Bảng thanh toán tiền lương( Mẫu 02-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ), Bảng thanh toán tiền lương ( Mẫu05-LĐTL chế độ chứng từ kế toán )
Các chứng từ về BHXH ( Mẫu 03-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ), bảngthanh toán BHXH ( Mẫu 04-LĐTL chế độ chứng từ kế toán )
Trang 94.Mục tiêu kiểm toán tiền lương và nhân viên
Mục tiêu kiểm toán đề ra có ý nghĩa đối với một cuộc kiểm toán, giúp kiểmtoán viên trong tập hợp đầy đủ bằng chứng cần thiết Các mục tiêu không thayđổi giữa các cuộc kiểm toán nhưng chứng cứ thì thay đổi phụ thuộc vào các tìnhhuống cụ thể Mục tiêu kiểm toán chung được áp dụng cho tất cả các khoản mụckiểm toán riêng giúp phân đoạn cuộc kiểm toán một cách hợp lí và có hiệu quả.Các mục tiêu kiểm toán cụ thể sẽ được triển khai trên cơ sở các mục tiêu kiểmtoán chung Các mục tiêu kiểm toán tiền lương và nhân viên:
Mục tiêu kiểm toán chung Mục tiêu kiểm toán đặc thù
Tính hợp lí chung Số lượng người lao động và việc hạch toán tiền
lương và các khoản trích theo lương là hợp lí
Tính hiệu lực Danh sách thanh toán tiền lương và các khoản theo
lương là có thật, bảng chấm công theo thời gianhoặc theo sản phẩm là có hiệu lực
Trọn vẹn Doanh nghiệp hạch toán và ghi sổ đầy đủ các khoản
thanh toán về tiền lương và các khoản trích theolương phát sinh trong kì
Phân loại Tiền lương và các khoản trích theo lương được
phân loại đúng thao các tiêu thức phân loại khácnhau và tập hợp đúng vào các tài khoản tổng hợp vàchi tiết
Trình bày Việc hạch toán và thanh toán tiền lương và các
khoản trích theo lương được công khai rõ ràng Tính giá Việc hạch toán và thanh toán cho người lao động
được thực hiện theo đúng đơn giá, cấp bậc, hợpđồng và mức khoán đã xác định trước
Tính chính xác máy móc Kế toán doanh nghiệp thực hiện chính xác về mặt
số học việc tính toán và thanh toán cho người laođộng về tiền lương và các khoản trích theo lương.Quyền và nghĩa vụ Các khoản tiền lương và các khoản người lao động
Trang 10được hưởng phản ánh đúng nghĩa vụ của đơn vị kếtoán đối với người lao động.
II KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.Lập kế hoạch kiểm toán
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vaitrò quan trọng, chi phối đến chất lượng và hiệu quả chung của của toàn bộ cuộckiểm toán Ý nghĩa của việc lập kế hoạch kiểm toán được thể hiện qua một sốđiểm sau:
Giúp kiểm toán viên thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và
có giá trị làm cơ sở để đưa ra các ý kiến xác đáng về các báo cáo tài chính, từ đógiúp kiểm toán viên hạn chế sai sót, giảm thiểu trách nhiệm pháp lí, nâng caohiệu quả công việc và giữ vững uy tín đối với khách hàng
Giúp các kiểm toán viên phối hợp hiệu quả với nhau cũng như phối hợphiệu quả với các bộ phận có liên quan như kiểm toán nội bộ, các chuyên gia bênngoài Đồng thời qua đó kiểm toán viên có thể tiến hành kiểm toán đúngchương trình kiểm toán đã lập với chi phí hợp lí, tăng cường sức cạnh tranh chocông ty kiểm toán và giữ uy tín với khách hàng
Là căn cứ để công ty kiểm toán tránh được bất đồng đối với khách hàng.Trên cơ sở kế hoạch kiểm toán đã lập kiểm toán viên thống nhất với khách hàng
về nội dung công việc sẽ thực hiện, thời gian tiến hành cũng như trách nhiệmcủa mỗi bên
Căn cứ vào kế hoạch kiểm toán đã lập kiểm toán viên có thể kiểm soát vàđánh giá chất lượng của công việc kiểm toán đã và đang thực hiện, góp phầnnâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, từ đó thắt chặt hơn mối quan hệ giữacông ty kiểm toán và khách hàng
Lập kế hoạch kiểm toán gồm sáu bước công việc như sau:
10
-Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng
và thực hiện các thủ tục phân tích
Đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm soát
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro
kiểm soát
Trang 111.1.Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán
Khi bắt đầu thu nhận khách hàng thì công ty kiểm toán phải liên lạc vớikiểm toán viên tiền nhiệm Trên cơ sở chấp nhận kiểm toán thì công ty sẽ tiếnhành các công việc cần thiết để chuẩn bị cho công việc lập kế hoạch kiểm toán:
Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán: trong đó
Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng
Tính liêm chính của Ban giám đốc khách hàng
Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm
Nhận diện lí do kiểm toán của công ty khách hàng
Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán
Hợp đồng kiểm toán
Trang 121.2.Thu thập thông tin cơ sở
Sau khi kí kết hợp đồng kiểm toán viên bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán tổngquát Trước hết kiểm toán viên sẽ thu thập thông tin cơ sở để nhằm đạt được sựhiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng Trong giai đoạn này kiểmtoán viên đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra những mức đánhgiá đầu về mức trọng yếu và thực hiện thủ tục phân tích để xác định thời giancần thiết để thực hiện công việc kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểmtoán khác
Tìm hiểu ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng
Xem xét kết quả của cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung
Tham quan nhà xưởng
Nhận diện các bên hữu quan
Dự kiến nhu cầu chuyên gia bên ngoài
1.3 Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lí của khách hàng giúp cho kiểm toánviên nắm bắt được qui trình mang tính chất pháp lí có ảnh hưởng đến hoạt đọngkinh doanh của khách hàng Những thông tin này được thu thập trong quá trìnhtiếp xúc với Ban giám đốc công ty khách hàng bao gồm những loại sau:
Giấy phép thành lập và điều lệ công ty
Các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của nămhiện hành hay trong vài năm trước
Biên bản các cuộc cổ đông, hội đồng quản trị và ban giám đốc
Các hợp đồng và các cam kết quan trọng
1.4.Thực hiện thủ tục phân tích
Sau khi thu thập thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lí của kháchhàng kiểm toán viên sẽ tiến hành thực hiện các thủ tục phân tích đối với cácthông tin đã thu thập được để hỗ trợ cho cho việc lập kế hoạch kiểm toán về bảnchất, thời gian và nội dung các thủ tục kiểm toán sẽ được sử dụng để thu thập
Trang 13bằng chứng kiểm toán Các thủ tục phân tích sử dụng cho việc lập kế hoạchkiểm toán nhằm vào các mục tiêu sau:
Thu thập hiểu biết về nội dung các Báo cáo tài chính và những biến đổiquan trọng về kế toán và hoạt động kinh doanh của khách hàng vừa mới diễn ra
từ lần kiểm toán trước
Tăng cường sự hiểu biết của kiểm toán viên về hoạt động kinh doanh củakhách hàng và giúp kiểm toán viên xác định được các vấn đề nghi vấn về khảnăng hoạt động liên tục của khách hàng
Đánh giá sự hiện diện các sai số có thể có trên báo cáo tài chính củadoanh nghiệp
Các thủ tục phân tích được kiểm toán viên sử dụng gồm thủ tục phân tíchngang và thủ tục phân tích dọc
1.5.Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
1.5.1.Đánh giá tính trọng yếu
Các bước thực hiện ở trên chỉ thu thập được các thông tin mang tính chấtkhách quan về khách hàng, đến bước này kiểm toán viên sẽ căn cứ vào cácthông tin đã thu thập được để đánh giá, nhận xét nhằm đưa ra một kế hoạchkiểm toán phù hợp
Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên phải đánh giá mức
độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của báo cáo tài chính có thể chấp nhậnđược, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các saisót lên báo cáo tài chính để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi thựchiện các thử nghiệm kiểm toán Ở đây kiểm toán viên cần đánh giá mức độ trọngyếu cho toàn bộ báo cáo tài chính và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoảnmục trên báo cáo tài chính
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu
Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà kiểm toán viên tinrằng ở mức đó các báo cáo tài chính có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh
Trang 14hưởng đến các quyết định của người sử dụng thông tin tài chính Nói cách khác
là những sai sót đó có thể chấp nhận được đối với toàn bộ báo cáo tài chính
Ước lượng sơ bộ và phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho các bộ phận: xây
dựng ước lượng ban đầu về tính trọng yếu để giúp cho kiểm toán viên lập kếhoạch thu thập bằng chứng thích hợp Sự ước lượng này là một trong nhữngquyết định quan trọng nhất mà kiểm toán viên phải làm
Thông thường các bằng chứng được thu thập theo các bộ phận hơn là thuthập tổng hợp cho toàn bộ báo cáo tài chính Do vậy việc phân bổ mức trọng yếucho mỗi bộ phận là điều thiết yếu Hơn nữa, nó giúp cho kiểm toán viên xácđịnh được trọng tâm các bộ phận tiến hành và từ đó đưa ra được mức bằngchứng hợp lí cần thu thập
Xác định mức trọng yếu cho khoản mục tiền lương và các khoản trích theolương:
Việc xác định mức trọng yếu đối với tiền lương và các khoản trích theolương là một yếu tố quan trọng trong tổ chức công tác kiểm toán Công việc nàykhông những có ý nghĩa rất lớn đối với tính chính xác và trung thực của cácthông tin trên báo cáo tài chính mà là yếu tố góp phần vào việc nâng cao hiệuquả và hiệu năng của công tác kiểm toán Tuy nhiên mức trọng yếu đối với vớitiền lương và các khoản trích theo lương được xây dựng trên nhiều yếu tố khácnhau Việc đưa ra một mức trọng yếu ban đầu phụ thuộc vào:
Mức độ lớn của tiền lương và các khoản trích theo lương và tỉ trọng của
nó trong chi phí sản xuất kinh doanh
Sự cân nhắc, xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên
Thông thường đối với khoản mục tiền lương và các khoản trích theo lươngkiểm toán viên thường xác định mức trọng yếu với qui mô tương đối lớn, tổngthể thường được chọn để xác định mức trọng yếu cho các khoản tiền lương vàcác khoản trích theo lương là doanh thu hoặc giá vốn
1.5.2.Đánh giá rủi ro kiểm toán
Trang 15Rủi ro kiểm toán là rủi ro do công ty kiểm toán và kiểm toán viên đưa ra ýkiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn cónhững sai sót trọng yếu Do sự giới hạn bởi chọn mẫu của kiểm toán và việcphát hiện ra các sai phạm cùng với những gian lận đã dược che dấu kĩ là rất khókhăn nên kiểm toán viên không thể phát hiện ra tất cả các sai sót trọng yếu trênbáo cáo tài chính Vì vậy luôn luôn có rủi ro kiểm toán ngay cả khi kiểm toánviên tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán đã được chấp nhận chung
Việc đưa ra mức rủi ro kiểm toán mong muốn có ý nghĩa quan trọng đối vớigiai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nói riêng và toàn bộ công tác tổ chức kiểmtoán nói chung
Trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ngượcchiều nhau nghĩa là mức độ trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp vàngược lại Nếu mức độ trọng yếu có thể chấp nhận được tăng lên thì rủi ro kiểmtoán sẽ giảm xuống, vì khi giá trị sai sót có thể bỏ qua tăng lên thì khả năng xảy
ra sai sót đó sẽ giảm xuống Ngược lại, có thể giảm mức độ trọng yếu có thểchấp nhận, rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên Trọng yếu và rủi ro đều có tác động đếnlượng bằng chứng cần thu thập Khi kiểm toán viên ước tính mức độ trọng yếucàng thấp và rủi ro càng cao thì lượng bằng chứng cần thu thập càng nhiều vàngược lại
1.6.Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát
Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi rokiểm soát là một phần hết sức quan trọng mà kiểm toán viên cần thực hiện trongmột cuộc kiểm toán Sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ
sẽ giúp cho kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán và xây dựng cách tiếp cậnkiểm toán có hiệu quả
Việc đánh giá chính xác rủi ro kiểm soát có ý nghĩa thực tiễn rất lớn đối vớicông tác kiểm toán từ khâu lập kế hoạch kiểm toán đến khâu thực hiện kế hoạch
và lập báo cáo kiểm toán Mức độ rủi ro kiểm soát quyết định nội dung, thờihạn, phạm vi của các phương pháp kiểm toán cần tiến hành cũng như quyết định
Trang 16khối lượng công tác kiểm toán cần thiết Nếu rủi ro kiểm soát cao kiểm toánviên sẽ không tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp và ápdụng phương pháp tuân thủ và khối lượng thử nghiệm cơ bản cũng tăng lên hơnrất nhiều so lúc kiểm toán viên dựa vào hệ thống kiểm soát Và ngược lại rủi rokiểm soát được đánh giá thấp thì kiểm toán viên có thể dựa vào kiểm soát nội bộ
để giảm các thử nghiệm cơ bản Do vậy, sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội
bộ cũng như sự đánh giá chính xác rủi ro kiểm soát sẽ giúp cho kiểm toán viên:
- Xác định được các loại thông tin sai sót nghiêm trọng có thể xảy ra trênbáo cáo tài chính
- Xem xét các nhân tố tác động đến khả năng để xảy ra các sai sót nghiêmtrọng
Thiết kế phương pháp kiểm toán thích hợp
Việc đánh giá rủi ro kiểm soát diễn ra theo các bước sau
- Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát
- Thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiếm soát
- Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại thử nghiệm cơ bản
1.7.Thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán của hầu hết các công ty kiểm toán được thiết kếthành ba phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trựctiếp số dư Mỗi phần được chia nhỏ thành các chu kì nghiệp vụ và các khoảnmục trên báo cáo tài chính
Thiết kế trắc nghiệm công việc:
Các thủ tục kiểm toán: thiết kế các thủ tục kiểm toán của trắc nghiệm công
việc thường tuân theo phương pháp luận với bốn bước sau:
Cụ thể hoá các mục tiêu kiểm soát nội bộ cho các khoản mục đang đượckhảo sát
Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù mà có tác dụng làm giảm rủi
ro kiểm soát của từng mục tiêu kiểm soát nội bộ
Trang 17 Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với từng quá trình kiểm soát đặcthù nói trên
Thiết kế các trắc nghiệm công việc theo mục tiêu kiểm soát nội bộ có xétđến nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ và kết quả ước tính của thửnghiệm kiểm soát
Quy mô mẫu chọn: thường dùng phương pháp chọn mẫu thuộc tính được sử
dụng để ước tính tỉ lệ phần tử trong tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc thuộctính được quan tâm
Khoản mục được chọn: Sau khi xác định qui mô mẫu chọn, kiểm toán viên
phải xác định các phần tử cá biệt mang tính đại diện cao cho tổng thể
Thời gian thực hiện: thường được tiến hành vào giữa năm (nếu hợp đồng
kiểm toán dài hạn ) hoặc vào thời điểm kết thúc năm
Thiết kế các trắc nghiệm phân tích
Các trắc nghiệm phân tích được thiết kế để đánh giá tính hợp lí chung củacác tài khoản đang được kiểm toán Trên cơ sở của kết quả của thực hiện cáctrắc nghiệm phân tích đó kiểm toán viên sẽ quyết định mở rộng hay thu hẹp cáctrắc nghiệm trực tiếp số dư Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán, quitrình phân tích còn bao hàm những thủ tục phân tích chi tiết đối với số dư các tàikhoản và được thực hiện qua các bước sau:
Xác định số dư tài khoản và sai sót tiềm tàng cần được kiểm tra
Tính toán giá trị ước tính của các tài khoản cần kiểm tra
Xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được
Xác định số chênh lệch trọng yếu cần được kiểm tra
Kiểm tra số chênh lệch trọng yếu
Đánh giá kết quả kiểm tra
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư
Đánh giá trọng yếu và rủi ro của các tài khoản tiền
lương
Thiết kế trắc nghiệm trực tiếp số dư của các khoản mục tiền lương để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù:
Các thủ tục kiểm toán Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu trình tiền lương và
nhân viên
Trang 18Đánh giá trọng yếu và rủi ro đối với khoản mục đang kiểm toán: Thông qua
việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và phân bổ ước lượng này cho từngkhoản mục trên báo cáo tài chính, kiểm toán viên sẽ xác định sai số chấp nhậncho từng khoản mục Sai số chấp nhận cho từng khoản mục càng thấp thì đòi hỏi
số lượng bằng chứng kiểm toán càng nhiều và do đó các trắc nghiệm trực tiếp số
dư và nghiệp vụ sẽ được mở rộng và ngược lại
Rủi ro cố hữu của khoản mục càng cao thì số lượng bằng chứng kiểm toáncàng nhiều và trắc nghiệm trực tiếp số dư sẽ được mở rộng và ngược lại
Đánh giá rủi ro kiểm soát với các chu trình kiểm toán được thực hiện: quá
trình kiểm soát hiệu quả sẽ làm giảm rủi ro kiểm soát đối với chu trình, do đó sốlượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập trong các trắc nghiệm trực tiếp số dư
và nghiệp vụ sẽ giảm xuống và do đó chi phí kiểm toán sẽ giảm và ngược lại
Thiết kế và dự đoán kết quả trắc nghiệm công việc và trắc ngiệm phân tích:
Các hình thức trắc nghiệm này được thiết kế với dự kiến đạt một được một sốkết quả nhất định Các kết quả này theo dự kiến của kiểm toán viên sẽ ảnhhưởng đến việc thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư tiếp theo
Thiết kế các trắc nghiệm trực tiếp số dư để thoả mãn các mục tiêu kiểm toán đặc thù của các khoản mục đang xét: các trắc nghiệm trực tiếp số dư được thiết
Trang 19kế dựa trên kết quả ước tính của trắc nghiệm kiểm toán trước đó và chúng đượcthiết kế thành các phần:
Các thủ tục kiểm toán: đựơc dựa trên các kĩ thuật thu thập bằng chứng kiểm
toán và được thiết kế dựa vào những xét đoán nghề nghiệp quan trọng
Quy mô mẫu chọn: được xác định theo phương pháp chọn mẫu thông dụng
để ước tính sai số bằng tiền trong tổng thể đang được kiểm toán để từ đó chọn raqui mô mẫu thích hợp
Khoản mục được chọn: Sau khi xác định được qui mô mẫu chọn các kiểm
toán viên thường chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng số ngẫu nhiên, chương trìnhmáy tính hoặc phương pháp chọn mẫu hệ thống để xác định các phần tử đạidiện Trong những trường hợp cụ thể, kiểm toán viên có thể sử dụng phươngpháp chọn mẫu phi xác suất để xác định các phần tử đại diện với chi phí thấphơn cho cuộc kiểm toán
Thời gian thực hiện: thường được tiến hành vào giữa năm (nếu hợp đồng
kiểm toán dài hạn ) hoặc vào thời điểm kết thúc năm
2.Thực hiện kế hoạch kiểm toán tiền lương và nhân viên
2.1.Thực hiện thủ tục kiểm soát tiền lương và các khoản trích theo lương
Thử nghiệm kiểm soát đối với tiền lương và nhân viên được thực hiện theocác chức năng của chu trình
Đối với chức năng tổ chức nhân sự: kiểm toán viên tìm hiểu việc thực hiện
các thủ tục tiếp nhận lao động, hợp đồng thuê lao động, việc phê chuẩn mứclương và tính độc lập (tách biệt về trách nhiệm) giữa các bộ phận quản lí nhân
sự với bộ phận theo dõi thời gian làm việc cũng như hạch toán, thanh toán tiềnlương cho người lao động và để thực hiện những mục tiêu đó kiểm toán viên sửdụng các tài liệu thông tin về tuyển dụng, thuê mướn lao động, các văn bản, cácquyết định phê chuẩn mức lương và các quyết định khen thưởng nếu có Đối vớiviệc cách li trách nhiệm giữa bộ phận quản lí lao động đối với bộ phận chấmcông lao động cũng như hạch toán kế toán kết quả lao động Kiểm toán viên tiếnhành quan sát và kiểm tra thực tế để khẳng định sự tách biệt về trách nhiệm của
Trang 20các chức năng trên trong hoạt động quản lí về nhân sự và quản lí tài chính kếtoán trong doanh nghiệp.
Đối với công tác theo dõi thời gian lao động, khối lượng sản phẩm hoàn thành và lập bảng tính lương và các khoản trích theo lương:
Chức năng này là chức năng quan trọng nhất trong chu trình tiền lương vànhân viên vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc hạch toán ghi sổ các chi phí về tiềnlương cũng như việc hạch toán kế toán các khoản trích trên tiền lương tại doanhnghiệp Kiểm toán viên cần đánh giá các quá trình kiểm soát được thiết kế trongdoanh nghiệp có khả năng ngăn ngừa và phát hiện các sai phạm trong chấmcông, xác nhận công việc hoàn thành, hạch toán và ghi sổ các khoản thanh toán
về tiền lương BHYT, BHXH, KPCĐ
Để thực hiện các mục tiêu trên kiểm toán viên:
Xem xét hệ thống tổ chức chấm công lao động hoặc kiểm nhận sản phẩmhoàn thành về mặt tính thường xuyên cũng như về độ tin cậy của những ngườiđược giao trách nhiệm
Kiểm tra thiết kế các thủ tục kiểm soát tại doanh nghiệp đối với việcthanh toán kê khai, chấm công tại từng đơn vị sản xuất (tổ, đội, phân xưởng)
Kiểm tra các thủ tục kiểm soát liên quan đến việc phê chuẩn, quyết địnhcác mức lương, tiền thưởng, thanh toán làm thêm giờ
Đối với công tác thanh toán tiền lương và các khoản trích trích trên lương:
để xác định hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có hiệu quả phát hiện
và ngăn ngừa việc thanh toán lương và các hành vi gian lận tài sản công thôngqua việc thanh toán lương Kiểm toán viên xem xét tính độc lập trong việc phâncông công việc giữa người tính lương, người chi trả lương và người theo dõichấm công và lập bảng tính lương Bên cạnh đó kiểm toán viên đánh giá việc tổchức chi trả tiền lương đặc biệt đối với các khoản tiền lương chưa thanh toánđược theo dõi trong sổ sách kế toán như thế nào trong khi nhân viên đi vắng.Với các khoản trích theo tiền lương kiểm toán viên quan tâm đến việc trích lậpđúng theo tỉ lệ và thời gian qui định
Trang 212.2 Thực hiện thủ tục phân tích tiền lương và các khoản trích theo lương
So sánh số liệu các tài khoản chi phí về tiền lương với các niên độ khác:Việc so sánh này nhằm phát hiện những biến động bất thường qua đó thu thậpnhững bằng chứng có thể có hoặc xác định phạm vi kiểm tra chi tiết đối với cáctìa khoanr chi phí tiền lương có biến động bất thường Trong quá trình so sánhkiểm toán viên phải tính đến số lao động thay đổi trong kì kế toán, khối lượngcông việc hoặc sản phẩm hoàn thành hoặc sự thay đổi trong định mức chi trảlương
So sánh tỉ lệ chi phí về tiền lương trong giá thành sản xuất hoặc doanh thugiữa kì này với kì trước, với các kì trước Việc so sánh này nhằm khẳng địnhtính hợp lí về cơ cấu chi phí giữa các kì kế toán Tuy nhiên khi so sánh đối chiếu
tỉ lệ này kiểm toán viên cũng phải tính đến điều kiện thực tế trong hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp Chẳng hạn nếu doanh nghiệp gặp khó khăntrong việc tiêu thụ sản phẩm thì doanh thu có thể giảm nhưng chi phí về tiềnlương vẫn có thể vẫn giữ nguyên như các kì trước hoặc những biến động vềnguyên vật liệu, về chi phí khấu hao TSCĐ mới đưa vào sử dụng cũng có thểlàm thay đổi cơ cấu chi phí về tiền lương trong giá thành sản phẩm của sảnphẩm hoàn thành giữa các kì kế toán
So sánh số dư các tài khoản BHXH, BHYT, KPCĐ giữa các kì kế toán nhằm phát hiện ra các sai sót trong hạch toán các khoản trích theo lương Sự biến động về các khoản trích theo lương thường rất ít xảy ra do phụ thuộc vào số lượng nhân viên trong doanh nghiệp, phụ thuộc vào mức lương cơ bản, phụ thuộc vào các văn bản qui định của Nhà nước Những việc biến động và việc kiểm tra phát hiện các biến động liên quan đến các khoản trích theo tiền lương là dấu hiệu để phát hiện ra các phát sinh tăng hoặc giảm của TK BHXH, BHYT, KPCĐ.
So sánh chi phí tiền lương với các
năm trước
Sai phạm trong chi phí tiền lương
So sánh tỉ lệ chi phí nhân công trực
tiêp trong giá thành hoặc doanh thu kì
Sai phạm về chi phí nhân công trựctiếp
Trang 22So sánh số dư tài khoản BHXH,
BHYT, KPCĐ các kì trước
Sai phạm về các khpản trích theolương
2.3 Thực hiện thủ tục chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương
2.3.1.Kiểm tra tiền lương khống
Việc kiểm tra tiền lương khống thông qua kiểm tra số lượng nhân viênkhống và thời gian hay khối lượng sản phẩm hoàn thành
2.3.1.1.Kiểm tra số lượng nhân viên khống
So sánh tên người lao động trong các bảng thanh toán tiền lương với bảngchấm công hoặc bảng kê khai sản phẩm hoàn thành (chứng từ kết quả động)trong đó đối chiếu chữ kí của người lĩnh tiền với chữ kí trong hồ sơ nhân viên đểphát hiện các trường hợp doanh nghiệp kê khai khống nhân viên Cụ thể là tăngchi phí tiền lương
Đối chiếu danh sách chi trả tiền lương với danh sách nhân viên được theodõi trong phòng tổ chức nhân sự có tương ứng với các quyết định hay các hợpđồng thuê mướn lao động hay không
Đối với những nhân viên đã hết hạn hợp đồng hoặc thôi không tiếp tục làmviệc kiểm toán viên đối chiếu giữa thời điểm thôi việc với thời điểm quyết toántiền lương Ngoài ra kiểm tra sổ lương và bảng thanh toán tiền lương kì sau xemngười đó còn được chi trả lương hay không
Trong một số trường hợp đặc biệt kiểm toán viên có thể yêu cầu thực hiệnmột cuộc trả lương hoặc tạm ứng lương đột xuất nhằm xác minh nhân viên cótrực tiếp nhận lương và kí vào sổ lương hay không
3.2.1.2.Kiểm tra thời gian khống
Để phát hiện giờ công lao động hoặc khối lượng công việc hoàn thành bịxác nhận khống thì kiểm toán viên thực hiện các thủ tục sau:
Trang 23Cân đối tổng số giờ công, ngày công hoặc khối lượng công việc hoàn thànhđược thanh toán theo sổ lương với số liệu được ghi chép độc lập và được kiểmtra thường xuyên của bộ phận kiểm soát sản xuất ghi chép độc lập.
Tiếp cận với các nhân viên chịu trách nhiệm chấm công hoặc kê khai và xácnhận khối lượng công việc hoàn thành để thu thập thông tin về việc tập hợp sốliệu vào các chứng từ về kết quả lao động
2.3.2.Khảo sát việc phân bổ chi phí tiền lương
Việc tính và phân bổ chi phí tiền lương cho các đối tượng sử dụng lao độngkhông đúng sẽ dẫn đến việc đánh giá lệch giá trị tìa sản trên Bảng cân đối kếtoán, sai lệch trên bảng Kết quả kinh doanh (sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu sản phẩm
dở dang, giá trị thành phẩm, giá vốn hàng tồn kho,giá vốn hàng bán, chi phí bánhàng, chi phí quản lí doanh nghiệp )
Đối với việc phân bổ về tiền lương cho đối tượng chịu chi phí thì kiểm toánviên thực hiện các thủ tục sau:
Xem xét tính nhất quán trong hạch toán chi phí giữa các kì kế toán đốivới việc phân loại các bộ phận (trực tiếp sản xuất, bán hàng, quản lí doanhnghiệp )
Xem xét hạch toán tiền lương trên sơ dồ tài khoản có đúng với qui địnhhiện hành hay không
Có thể đối chiếu (qua chọn mẫu) khối lượng công việc hoàn thành củamột số công nhân viên có phù hợp với việc hạch toán vào các tài khoản haykhông
2.3.3.Kiểm tra số dư các tài khoản trong chu trình
Tài khoản 334: được kiểm tra thông qua số dư tiền lương, tiền thưởng và
các khonả phải thanh toán khác cho công nhân viên
Khi tiến hành thử nghiệm trực tiếp số dư tiền lương, kiểm toán viên cần nắmchắc về chính sách chế độ tiền lương của doanh nghiệp và đánh giá xem nó cótuân thủ một cách nhất quán không Khi kiểm toán viên đã xác định chính sách
Trang 24tiền lương của doanh nghiệp nhất quán giữa các kì thì kiểm toán viên sẽ xem xétđến thời hạn tính và độ tin cậy của số dư tài khoản 334 Sai sót thường gặp ở đây
là kế toán tiền lương thường không tính đúng, tính đủ thời gian và khối lượngcông việc, sản phẩm hoàn thành của người lao động và do đó người lao độngchưa chưa được trả lương và các khoản phải trả khác tương xứng với thời gianlao động và khối lượng công việc hoàn thành
Về các khoản lương tính dồn, ở tại một số doanh nghiệp, chưa trả cho ngườilao động vào cuối niên độ thường là khoản mục lớn nếu không ghi chép kịp thời
và chính xác sẽ dẫn đến sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính Để kiểm trakhoản tiền thưởng tính dồn này kiểm toán viên xem xét tính kịp thời và tínhchính xác trong ghi sổ các khoản đó thông qua việc đối chiếu với quyết địnhhoặc biên bản của Ban quản lí về sự phê duyệt của các khoản tiền thưởng đó đốivới người lao động
Các khoản phải trả khác cho công nhân viên bao gồm các khoản được chia
từ phúc lợi, tiền nghỉ ốm đau, thai sản, bảo hiểm mà người lao động đượchưởng Đối với những khoản này, kiểm toán viên xem xét tính nhất quán trongcách tính dồn giữa các kế toán Sau đó
Tài khoản 338: có liên quan tới các khoản trích nộp trên tiền lương như
BHXH (3383), BHYT (3384) và KPCĐ (3382) thì kiểm toán viên có thể khảosát bằng cách so sánh số dư trên tài khoản chi tiết với số liệu trên bảng tính, tríchBHXH, BHYT, KPCĐ và với số liệu trên bảng kê khai các khoản phải nộp vềBHXH và KPCĐ và đối chiếu các khoản chi bằng tiền đã phát sinh trên cácchứng từ chi tiền mặt Ngoài ra kiểm toán viên cần kiểm tra thời hạn tính vàtrích các khoản trên tiền lương và thời hạn thanh quyết toán các khoản đó
Đối với các tài khoản chi phí liên quan đến tiền lương như 622- Chi phínhân công trực tiếp, 627- Chi phí sản xuất chung, 641- Chi phí bán hàng, 642-Chi phí quản lý doanh nghiệp Thì kiểm toán viên thường chỉ tiến hành bổ sungcác thủ tục thử nghiệm cơ bản khi phát hiện các nhược điểm trong cơ cấu kiểmsoát nội bộ của đơn vị kiểm tra liên quan đến hạch toán và ghi sổ các tài khoản
Trang 25này; các sai sót đáng kể bị phát hiện ở khảo sát các tài khoản Phải trả công nhânviên – 334, Các khoản phải trả, phải nộp khác – 338 và những biến động lớnkhông giải thích được qua các thủ tục phân tích
Khi khảo sát các tài khoản đó, kiểm toán viên cần so sánh giữa các kì kếtoán hoặc dùng thủ tục phân tích để phát hiện ra những biến động lớn về chi phílao động được phản ánh trên các tài khoản đó Trọng tâm của việc thử nghiệmthường được hướng tới tính chính xác trong việc phân bổ chi phí tiền lương vàocác đối tượng chịu phí hoặc hướng vào các tài khoản chi trả tiền lương, tiền làmthêm giờ, tăng ca, bồi dưỡng công nhân sản xuất, công nhân bán hàng hoặc nhânviên quản lí Vì vậy, kiểm toán viên cần phải kiểm tra tổng số tiền làm thêm ca,thêm giờ có phù hợp với thực tế hay không qua việc kiểm tra các bảng kê có xácnhận của những người có trách nhiệm trên bảng kê đó
3.Kết thúc kiểm toán
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, trước khi công bố báo cáo kiểm toán,kiểm toán viên phải xem xét và thu thập thêm các bằng chứng về những vấn đềsau:
Xem xét các khoản nợ ngoài ý muốn
Nợ ngoài ý muốn là nợ tiềm tàng mà phải được khai báo trong phần ghi chú.Kiểm toán viên phải thu thập các bằng chứng để đảm bảo sự khai báo này làđúng đắn Thông thường, để tìm các khoản nợ ngoài ý muốn, kiểm toán viên vậndụng một số kĩ thuật sau:
Phỏng vấn
Kiểm tra tài liệu
Xác nhận
Phân tích hợp lí
Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ
Đánh giá lại kết quả
Trang 26Khi kết thúc các thủ tục kiểm toán đặc thù cho các lĩnh vực kiểm toán kiểmtoán viên tập hợp tất cả vào kết luận chung Kiểm toán viên phải quyết địnhbằng chứng kiểm toán đã được tập hợp đủ để đảm bảo cho kết luận là báo cáotài chính được trình bày phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
Phát hành thư quản lí
Để giúp đơn vị v kiểm toán viên chấn chỉnh công tác quản lí tài chính, kếtoán, xây dựng và hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ,kiểm toán viên và công ty kiểm toán phát hành thư quản lí Thư quản lí mô tả vềtừng sự kiện cụ thể gồm: hiện trạng thực tế, khả năng rủi ro, kiến nghị của kiểmtoán viên và ý kiến của người quản lí liên quan đến sự kiện đó
Công bố báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán là là loại báo cáo bằng văn bản do kiểm toán viên vàcông ty kiểm toán lập và công bố để nêu rõ ý kiến chính thức của mình về báocáo tài chính của một đơn vị đã được kiểm toán
Báo cáo kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính gồm bốn loại:
Báo cáo chấp nhận toàn phần: được sử dụng trong trường hợp kiểm toán
viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính chỉ phản ánh trung thực vàhợp lí trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị nếu không bịảnh hưởng bởi các yếu tố tuỳ thuộc (hoặc ngoại trừ) mà kiểm toán viên nêu ratrong báo cáo tài chính
Báo cáo kiểm toán chấp nhận từng phần: được sử dụng trong trường hợp
kiểm toán viên và công ty kiểm toán cho rằng báo cáo tài chính phản ánh trungthực và hợp lí trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị đượckiểm toán phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành
Báo cáo kiểm toán với ý kiến không chấp nhận: được đưa ra trong trường
hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếuthông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức kiểm toán viênkhông thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm toán để có thể đưa
ra ý kiến về báo cáo tài chính
Trang 27Báo cáo kiểm toán với ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược):
được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với Ban giám đốc làquan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ màkiểm toán viên cho rằng ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tínhchất và mức độ sai sót trọng yếu của của báo cáo tài chính
PHẦN II: KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
I.ĐẶC ĐIỂM SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÍ TẠI CÔNG
TY TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Tên công ty : Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán Tên giao dịch quốc tế: AUDITING & ACCOUTING FINANCIAL CONSULTANCE SERVICE COMPANY (gọi tắt là AASC)
Trụ sở chính : số 1, Lê Phụng Hiểu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty AASC
Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán là một doanh nghiệpnhà nước trực thuộc Bộ tài chính hoạt động kinh doanh lĩnh vực kiểm toán và tưvấn tài chính kế toán Công ty được thành lập theo quyết định số164TC/QĐ/TCCB ngày 13/5/1991 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Công ty AASC là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, tự trang trải chiphí hoạt động bằng nguồn thu được từ các hoạt động dịch vụ do khách hàng trảtheo hợp đồng và có trách nhiệm, nghĩa vụ với Nhà nước như các doanh nghiệp
Trang 28khác AASC là một trong hai công ty kiểm toán được thành lập sớm nhất tạiViệt Nam, đánh dấu sự ra đời của một lĩnh vực hoạt động mới có ý nghĩa và vaitrò quan trọng trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay.
Trong 10 năm hoạt động của công ty , AASC đã không ngừng công cao chấtlượng các dịch vụ sẽ cung cấp, tạo thêm các dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của xãhội và mở rộng thị trường hoạt động của mình Cùng với sự phát triển của hoạtđộng kiểm toán trong cơ chế thị trường, công ty AASC đã có những bước pháttriển rõ rệt qua các năm hoạt động của mình
Do nhu cầu phat triển của các doanh nghiệp, các đơn vị kinh tế, các tổ chức
cơ quan hành chính sự nghiệp nắm bắt, thực hiện tốt các chính sách, chế độ vềquản lý kinh tế tài chính, kế toán của nhà nước và có được các thông tin tin cậy
để kịp thời đưa ra các quyết định đúng đắn, đảm bảo đạt được hiệu quả caotrong kinh doanh và hạn chế đến thấp nhất những tổn thất, rủi ro về tài chính, từnhững năm 1990 lãnh đạo Bộ Tài chính đã rất quan tâm đến việc cải cách chínhsách tài chính kế toán Một trong những nội dung quan trọng trong việc cải cáchchính sách tài chính và công tác kế toán là việc Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyếtđịnh số 164/ TC/ QĐ/ TCCB thành lập Công ty Dịch vụ kế toán Việt Nam vớitên giao dịch là ASC, một trong hai Công ty đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực tưvấn tài chính kế toán và kiểm toán tại Việt Nam.ngày 1/4/1991 Thủ tướng Chínhphủ ra thông báo số 957/TBT đồng ý cho phép thành lập công ty dịch vụ kế toán
và công ty dịch vụ kiểm toán
Ngày 14/9/1991 công ty chính thức khai trương và đi vào hoạt động
Tháng 3/1992 công ty thành lập chi nhánh đầu tiên tại thành phố Hồ ChíMinh
Tháng 4/1993 hai chi nhánh tại Vũng Tàu và Đà Nẵng được thành lập
Ngày 14/9/1993 cùng với sự phát triển của công ty và do yêu cầu thị trường,
Bộ Tài chính ra quyết định số 639/QĐ/TCCB cho phép công ty bổ sung thêmchức năng nhiệm vụ và đổi tên thành công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán vàkiểm toán gọi tắt là AASC
Trang 29Đến đầu tháng 3/1995 chi nhánh của công ty tại thành phố Hồ Chí Minhtách ra thành Công ty kiểm toán Sài Gòn
Cũng trong tháng 3/1995 chi nhánh của công ty cùng với chi nhánh củaVACO ở Đà Nẵng sáp nhập với nhau thành công ty kiểm toán Đà Nẵng
Ngày 14/4/1995 công ty chính thức thành lập chi nhánh ở Thanh Hoá và đivào hoạt động
Ngày 2/2/1996 chi nhánh ở Quảng Ninh được thành lập
Ngày 13/3/1997 theo nhu cầu của thị trường công ty mở văn phòng đại diệntại thành phố Hồ Chí Minh và đến đầu năm 1998 tại Hải Phòng
Tháng 5/1998 công ty chuyển văn phòng dại diện tại thành phố Hồ ChíMinh thành chi nhánh
Nếu như trong năm đầu mới thành lập công ty đặt trụ sở của mình tại số 10Phan Huy Chú với cơ sở vật chất còn sơ sài thì đến nay sau hơn 10 năm hoạtđộng công ty đã có một cơ sở vật chất khá hiện đại, phục vụ tốt cho công tácquản lý và phát triển của công ty Hiện nay trụ sở chính của công ty đặt tại số 1
Lê Phụng Hiểu Ban đầu công ty chỉ có một trụ sở chính đặt tại Hà Nội, nhưngqua quá trình phát triển và đi lên không ngừng hiện nay công ty đã mở thêmđược các chi nhánh và văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trong cả nướcnhằm đáp ứng nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng Đến nay Công ty Dịch vụ tưvấn tài chính kế toán và kiểm toán gồm bốn chi nhánh và một văn phòng đạidiện
Trang 304.Chi nhánh Thanh Hoá
Địa chỉ: Số 25 Phan Chu Trinh - Phường Điện Biên - Thành phố ThanhHoá
5.Văn phòng đại diện Hải Phòng
Địa chỉ: Số 88 phố Điện Biên Phủ - Quận Hồng Bàng - Thành phố HảiPhòng
2.Đặc điểm và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty AASC
Không ngừng vươn lên đáp ứng tốt hơn dịch vụ cho khách hàng, từ chỗkhiêm tốn trong hoạt động đào tạo và dịch vụ kiểm toán giản đơn lúc mới thànhlập, đến nay đã và đang cung cấp cho khách hàng hàng loạt dịch vụ phức tạp baogồm: kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp, kiểm toán báo cáo tài chính dự
án, kiểm toán báo cáo quyết toán vốn công trình xây dựng cơ bản và hàngchục nghiệp vụ tư vấn đào tạo, dịch vụ kế toán và dịch vụ tin học Từ chỗ hoạtđộng của công ty chỉ giới hạn ở thành phố Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một sốdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đến nay hoạt động của công ty đã được
mở rộng ra cả nước và đã thâm nhập vào mọi thành phần kinh tế
Một vài nghiệp vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán mà công ty đã tiếnhành trong thời gian qua đã góp phần đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp,các tổ chức kinh tế xã hội trong công cuộc đổi mới nền kinh tế đất nước
Hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp: Đây là hoạt động
chính, là điểm mạnh của công ty hiện nay Hoạt động này đã được phát triển ởmức cao, với hơn 100 cán bộ, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về tài chính, kếtoán, kiểm toán, tín dụng, thuế trong đó có 60 kiểm toán viên được cấp chứngchỉ kiểm toán viên nhà nước Hàng năm, đội ngũ này đã thực hiện trên 360 hợpđồng kiểm toán báo cáo tài chính các doanh nghiệp, các dự án vay vốn của các
tổ chức quốc tế Trong đó, có trên 100 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(có nhiều doanh nghiệp lớn như công ty xi măng Nghi Sơn, công ty thép VSC-POSCO ), trên 150 doanh nghiệp nhà nước (có 11 tổng công ty 91 như tổngcông ty bưu chính viễn thông, tổng công ty than, tổng công ty xi măng, tổng
Trang 31công ty điện lực ; nhiều tổng công ty 90 như tổng công ty công trình giao thông
1, tổng công ty xăng dầu, tổng công ty xây dựng Hà Nội, tổng công ty nhựaMiền Nam ), 15 ngân hàng thương mại (như ngân hàng công thương Việt Nam,ngân hàng ngoại thương Việt Nam, ngân hàng nhà nước Việt Nam, ngân hàngđầu tư và phát triển, ngân hàng cổ phần hàng hải ) Thông qua hoạt động kiểmtoán công ty đã giúp khách hàng nhận thức được những điểm mạnh và yếu của
hệ thống kiểm soát nội bộ, từ đó từng bước đưa công tác quản lý vào nề nếp
Hoạt động kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư: Từ đầu năm 1993,
công ty đã tuyển chọn và đào tạo được đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên xây dựng
cơ bản có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn cao, trong đó có gần
30 kỹ sư xây dựng Hàng năm đội ngũ này đã thực hiện trên 400 hợp đồng kiểmtoán báo cáo quyết toán vốn đầu tư, trong đó có nhiều công trình lớn, phức tạpnhư công trình đường dây tải điện 500KV Bắc Nam, công trình xây dựng nhàmáy thuỷ điện Hoà Bình, công trình xây dựng nhà máy thuỷ điện Trị An Thông qua hoạt động này, công ty đã góp phần giúp các chủ đầu tư loại bỏ đượccác chi phí bất hợp lý, tiết kiệm cho nhà nước, các chủ đầu tư hàng ngàn tỷđồng Đặc biệt đã góp phần thúc đẩy công tác quyết toán và phê duyệt quyếttoán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được kịp thời
Hoạt động dịch vụ kiểm toán: Trong 10 năm hoạt động, công ty đã cung
cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ kế toán như: mở sổ và ghi chép kế toán, soátxét, điều chỉnh số liệu và khoá sổ kế toán, lập báo cáo kế toán, tập hợp chi phísản xuất và tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư , cử cán
bộ trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán trưởng doanh nghiệp Đặc biệt, công ty đãcùng cán bộ của tổng cục thuế và các cục thuế địa phương giúp đỡ hàng vạndoanh nghiệp tư nhân và các hộ kinh doanh tư nhân mở và ghi sổ kế toán theoquy định của nhà nước So với trước khi ghi sổ, doanh thu theo sổ sách của phầnlớn các hộ này đã tăng lên đáng kể (40-50 lần), có hộ tăng trên 200 lần Bằnghoạt động này, công ty đã giúp cho các cơ quan thuế, tài chính nắm được tìnhhình kinh doanh của các hộ kinh doanh, từ đó có cơ sở để điều chỉnh mức thu
Trang 32của các hộ và có căn cứ để nghiên cứu chính sách thuế đối với khu vực kinh tếnày.
Hoạt động dịch vụ tư vấn: Công ty đã thực hiện nhiều hợp đồng tư vấn
được khách hàng đánh giá cao như tư vấn lập báo cáo tài chính doanh nghiệp, tưvấn lập báo cáo dự án, tư vấn lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư, tư vấn xâydựng, lựa chọn mô hình kế toán doanh nghiệp, tư vấn lựa chọn hình thức kếtoán, tư vấn soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp, tư vấn thực hiện các thủtục đăng ký kế toán, đăng ký quy chế tài chính, thuế, tư vấn tính và lập bảng kêkhai thuế, tư vấn lựa chọn phương án đầu tư, tư vấn thẩm định giá trị tài sản, tưvấn về cổ phần hoá doanh nghiệp, tư vấn về soạn thảo hồ sơ mời thầu, tư vấnchấm và lựa chọn hồ sơ dự thầu
Hoạt động dịch vụ đào tạo và phát triển phần mềm tin học: Công ty đã
tiến hành đào tạo hàng nghìn kế toán viên, kế toán trưởng và các kiểm toán viênnội bộ qua đó từng bước nâng cao chất lượng công tác kế toán cho các doanhnghiệp Ngay từ những năm đầu, công ty đã có nhận thức đúng về vị trí quantrọng của việc trang bị và sử dụng hệ thống tin học Đã từng bước nghiên cứu,xây dựng, thử nghiệm thành công và cung cấp cho nhiều doanh nghiệp, tổ chứckinh tế xã hội các phần mềm kế toán thương mại, dịch vụ; phần mềm kế toánđơn vị hành chính sự nghiệp và phần mềm kế toán cho các dự án vay vốn củacác tổ chức tài chính quốc tế
Hoạt động thẩm định giá trị tài sản: đây là một loại dịch vụ mới công ty đã
phối hợp với các công ty nước ngoài, với uỷ ban vật giá chính phủ và độc lậptiến hành thực hiện được một số hợp đồng thẩm định giá trị tài sản đối với cácdoanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàinhư: hợp đồng rà soát thẩm định giá trị tài sản của công ty liên doanh Pioneer vàTransmecco; hợp đồng thẩm định giá trị tài sản của công ty liên doanh kháchsạn nhà hát, khách sạn Hoàng gia
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty AASC
Trang 33Qua 10 năm hoạt động Công ty Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểmtoán đã có những đóng góp tích cực trong hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộclĩnh vực tài chính kế toán và kiểm toán Điều đó được thể hiện qua kết quả hoạtđộng kinh doanh trong một số năm như sau:
Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm
tỷ lệ thuận theo đó Trong một số năm trở lại đây, mức tích luỹ hàng năm củaCông ty thường dao động từ 26% - 35% doanh thu So với những năm đầu thànhlập, hiện nay mức lãi của Công ty hàng năm từ 3 tỷ đồng đến 3,5 tỷ đồng Điển
Trang 34hình năm 1999, mức tích luỹ của Công ty là 3 tỷ đồng, năm 2000 là 3,2 tỷ đồng
và năm 2001 là 3,5 tỷ đồng Thu nhập bình quân đầu người trong 3 năm gần đâycủa cán bộ nhân viên trong Công ty cũng tăng lên đáng kể (bình quân là 2 triệuđồng / người/ tháng)
Không chỉ dừng lại ở kết quả trên, Công ty rất nỗ lực cố gắng phấn đấu đểđạt được mục tiêu đề ra đó là nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng quy mô hoạtđộng của mình Phù hợp với những mục tiêu trên chính là kế hoạch cụ thể màban lãnh đạo Công ty đề ra trong một số năm tới Hiện nay, Công ty đã đề ra 10giải pháp đồng bộ để cạnh tranh và phát triển Trong 10 giải pháp này, Côngthực sự chú trọng đến việc đầu tư cho nguồn nhân lực, kiện toàn tổ chức bộ máyhoạt động, mở rộng mạng lưới đầu tư cơ sở vật chất nhằm đấp ứng cao nhất nhucầu của thị trường Công ty AASC đưa ra 5 chỉ tiêu tài chính trong năm 2002như sau:
Doanh thu tăng từ 8% - 10%
Lợi nhuận trước thuế tăng trên 10%
Số lượng kiểm toán viên tăng từ 6% - 10%
Thu nhập bình quân của cán bộ nhân viên tăng lên 2,5 triệuđồng/ tháng
Mức tích luỹ hàng năm tăng từ 26% - 30% doanh thu
Một trong hững yếu tố quan trọng đống góp vào thành công của Công tychính là việc Công ty đã quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn hiện có theo quy địnhhiện hành của Bộ Tài chính đề ra
Hiểu biết và nắm bắt được chắc chắn các quyết định trên, lãnh đạo Công ty
đã có những đường lối và chiến lược điều hành hợp lý Bằng nguồn vốn tự có, tựtích luỹ, Công ty đã xây dựng được trụ sở, mua sắm được nhiều trang thiết bịvăn phòng, phương tiện đi lại, hệ thống thông tin khá hiện đại Hiện nay, Công
ty đã tự xây dựng được trụ sở riêng tại các thành phố trên cả nước như: Hà Nội,thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Vũng Tàu; chi nhánh của Công ty tạithành phố Thanh Hoá đang được tiến hành xây dựng và đi vào hoạt động trong
Trang 35thời gian sớm nhất Có được những kết quả trên chính là nhờ vào sự quản lý tốtnguồn vốn của ban lãnh đạo Công ty Bởi vậy, từ số vốn khiêm tốn ban đầu là
200 triệu đồng do Bộ Tài chính cấp ngay từ những ngày ngày đầu mới thành lậpdoanh nghiệp, đến nay tổng giá trị tài sản hiện có của Công ty đã đạt tới 15 tỷđồng Đây là con số tương đối lớn đối với một doanh nghiệp hoạt động kinhdoanh trong lĩnh vực dịch vụ kiểm toán, kế toán và tư vấn tài chính như AASC
3.Đặc điểm tổ chức quản lí
Sơ đồ bộ máy quản lí tại công ty AASC
Ban giám đốc gồm có 3 người:
Giám đốc công ty AASC, ông Ngô Đức Đoàn: có nhiệm vụ ký nhận vốn, tàisản, đất đai và các nguồn lực khác được Nhà nước giao để quản lý, sử dụng theođúng mục tiêu, nhiệm vụ được giao; xây dựng phương án huy động vốn trình Bộtrưởng Bộ Tài chính phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án đó; xây dựngchiến lược kế hoạch dài hạn và hàng năm, dự án đầu tư mới, phương án liêndoanh ; tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty theo đúng luật pháp củaNhà nước; Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm,khen thưởng, kỷ luật các Phó giám đốc, Kế toán trưởng của công ty; Quyết địnhthành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty tại các tỉnh, thành phố;
Giám đốc
Chi nhánh
Hồ Chí Minh
Chi nhánh Vũng Tàu
Chi
nhánh
Hà Nội
Chi nhánh Thanh Hoá
Chi nhánh Quảng Ninh
Văn phòng đai diện Hải Phòng
Trang 36Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, biên chế của từng phòng, từng chi nhánh và vănphòng đại diện; Quản lý trực tiếp đội ngũ cán bộ nhân viên; Xây dựng quy chếlao động; Tổ chức đôn đốc, kiểm tra các chi nhánh và văn phòng đại diện; đăng
ký danh sách kiểm toán viên hành nghề tại công ty với Bộ Tài chính
Hai phó giám đốc:
+ ông Lê Đăng Khoa
+ ông Tạ Quang Tạo: kiêm giám đốc chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.Các phó giám đốc chịu trách nhiệm phụ trách trong những lĩnh vực nhấtđịnh của mình, qua đó có những ý kiến đề xuất với Tổng giám đốc các vấn đềkhó khăn, vướng mắc, đồng thời giúp giám đốc đề ra những phương hướng,sách lược cho sự phát triển của công ty
Dưới ban giám đốc là các phòng ban, đứng đầu là các trưởng phòng do giámđốc ký quyết định bổ nhiệm
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty AASC
Công ty AASC hiện nay có 6 phòng ban và một bộ phận kế toán Sở dĩ công
ty không lập ra một phòng kế toán chính là do đặc điểm của công ty Bộ phận kếtoán chỉ có trách nhiệm giúp giám đốc công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện côngtác kế toán, thống kê tài chính và kiểm soát nội bộ của công ty
Phòng kiểm toán xâydựng cơ bản
Phòng kiểm toán
số 2
Phòng kiểm toán các
dự án
Phòng bồi dưỡng
và tư vấn nghiệp vụ
Trang 37Các phòng ban trong công ty hiện nay gồm:
- Phòng hành chính tổng hợp
- Phòng kiểm toán các ngành thương mại và dịch vụ
- Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản
- Phòng kiểm toán các dự án
- Phòng bồi dưỡng và tư vấn nghiệp vụ
- Phòng kinh doanh tiếp thị
và dịch vụ Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản chuyên có nhiệm vụ thực hiện báocáo quyết toán vốn đầu tư các công trình và hạng mục công trình
4 Đặc điểm công tác kế toán
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
Trang 38Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh dịch vụ và tổ chức bộ máy quản lýcông ty không có phòng kế toán mà chỉ có bộ phận kế toán chịu sự quản lý trựctiếp của ban giám đốc Bộ phận kế toán gồm có 3 người bao gồm: 1 kế toántrưởng, 1 kế toán viên và 1 thủ quĩ.
Kế toán trưởng: là người giúp giám đốc Công ty chỉ đạo và tổ chức thực
hiện công tác kế toán, thống kê tài chính và kiểm toán nội bộ của Công ty, cócác quyền và nhiệm vụ theo qui định của pháp luật
Thủ quỹ: có nhiệm vụ nhập, xuất, tiền, theo dõi thu, chi, tồn tiền mặt Lập sổ
quỹ, thường xuyên kiểm tra quỹ tại két và đối chiếu với sổ quỹ, kiểm kê quỹ khi
kế toán trưởng yêu cầu
Kế toán viên: thực hiện việc nhập số liệu
Ngày nay do sự phát triển của khoa học kỹ thuật nên nhu cầu vê thu thậpthông tin cũng ngày một tăng Do đó để việc thu thập cũng như xử lý thông tinmột cách nhanh nhạy nhất, để ra các quyết định tối ưu nhất trong khoảng thờigian ngắn nhất có thể công ty đã ứng dụng kế toán máy vào công tác kế toán.Thông tin kế toán được cập nhật kịp thời bởi kế toán viên Định kỳ, kế toántrưởng sẽ có các báo cáo trình ban giám đốc và lãnh đạo Bộ theo qui định củaCông ty Các thủ tục về tạm ứng, thanh toán các khoản phải trả cho nhà cungcấp, cho nhà nước, cho cán bộ nhân viên, các khoản thu, chi…đều tuân theo chế
độ kế toán hiện hành
Tổ chức công tác kế toán tại các chi nhánh được thực hiện độc lập, đến cuối
kỳ kế toán trưởng tại các chi nhánh sẽ gửi các báo cáo tài chính của mình vềcông ty để lập báo cáo tài chính
Trang 39Với hình thức bộ máy kế toán như trên đã mang lại một số ưu điểm choCông ty và đặc biệt rất phù hợp với loại hình kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểmtoán và tư vấn tài chính như AASC
Tóm lại, với chức năng của các phòng ban như đã trình bày ở trên thì đã gópphần làm cho công việc kế toán được phần nào giảm nhẹ và việc quản lý sổ sách
kế toán cũng như theo dõi các phần hành của hoạt động kinh doanh đảm bảođược độ chính xác ở một mức độ mong muốn Qua tìm hiểu lí luận về kiểm toántiền lương và nhân viên cùng với tìm hiểu về công ty AASC
II.KIỂM TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY XÂY LẮP ĐIỆN Z133
1.Qui trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty AASC
Thông thường, khi tiến hành kiểm toán Báo cáo tài chính, AASC thườngtiến hành qua các bước công việc cụ thể sau
Đối với từng khách hàng khác nhau, trình tự kiểm toán trên có thể áp dụngtoàn bộ hay áp dụng một số giai đoạn nhất định Cụ thể là: nếu là khách hàngmới, AASC sẽ tập trung nhiều hơn vào giai đoạn đầu để giảm bớt mức độ côngviệc cho các giai đoạn sau Nếu là khách hàng thường xuyên, các công việctrong giai đoạn đầu sẽ được giảm nhẹ hơn và tập trung vào những công việc củacác giai đoạn tiếp theo Tuy nhiên trong mỗi cuộc kiểm toán, AASC đều thựchiện đầy đủ các giai đoạn đã đưa ra nhằm thu được bằng chứng có thể chấtlượng và đạt được hiệu quả cao nhất
Các công việc thực hiện trước khi kiểm toán
Gửi thư chào hàng đến khách hàng
Tiến hành khảo sát tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh củakhách hàng sau khi nhận được thư mời kiểm toán.Trong trường hợp là kháchhàng cũ, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu tình hình hoạt động của khách hàng qua hồ
sơ kiểm toán của các năm trước đó Việc tìm hiểu về hoạt động kinh doanh củakhách hàng thường được tìm hiểu và đánh giá trên các phương diện sau:
Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán và kí hợp đồng kiểm toán
Trang 40 Lập kế hoạch kiểm toán
Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên thường sử dụng hai phương pháptiếp cận cơ bản là tiếp cận dựa trên kiểm tra chi tiết số liệu và tiếp cận dựa trên
hệ thống
Để có thể lựa chọn phương pháp kiểm toán phù hợp, kiểm toán viên có thểcăn cứ vào các tiêu thức trong bảng sau nhằm lựa chọn phương pháp kiểm toáncho phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể
Phương pháp tiếp cận dựa trên hệ thống được sử dụng khi:
- Khó có thể đảm bảo thu được bằng chứng kiểm toán bằng các cách khácđối với mục tiêu kiểm toán như những mục tiêu đối với các cơ sở dẫn liệu
- Khách hàng yêu cầu kiểm toán viên đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộhay kiểm toán viên quyết định làm như vậy
- Kiểm toán thường có thể được tiến hành sớm, dàn trải theo thời gian hoặcvận hành theo nghiệp vụ và hơn thế nữa cuộc kiểm toán còn có thể được hoànthành trước thời hạn
Phương pháp tiếp cận chi tiết được sử dụng khi:
- Phương pháp tiếp cận chi tiết số liệu có hiệu quả hơn đối với một số mụctiêu kiểm toán nhất định
- Kiểm toán viên quan tâm tới rủi ro sai sót đáng kể đối với những mục tiêukiểm toán nào đó và kiểm toán viên quyết định xử lý những rủi ro này bằngnhững thủ tục kiểm tra chi tiết số liệu
- Kiểm toán viên kết luận rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng cóthể không có hiệu lực đối với những mục tiêu kiểm toán nào đó
Khái quát về phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ sau: