1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CHUYÊN ĐỀ: NGHỊ LUẬN HAI Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC

36 1,5K 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 70,15 KB

Nội dung

Trong những năm gần đây, dạng đề nghị luận hai ý kiến (hoặc hai vấn đề) bàn về văn học thường xuyên xuất hiện trong các đề thi thử ĐH CĐ (từ năm 2014 trở về trước), thi THPT quốc gia (từ năm 2015). Đây là dạng đề bài tổng hợp, khá phức tạp vì nó đòi hỏi phải vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng khi viết.

Trang 1

SỞ GD&ĐT ………

TRƯỜNG THPT ………

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG ÔN THI THPT QUỐC GIA

TẾN CHUYÊN ĐỀ:

NGHỊ LUẬN HAI Ý KIẾN BÀN VỀ VĂN HỌC

Giáo viên thực hiện: ………….

Tổ: Văn- Ngoại ngữ

………

Trang 2

A PHẦN MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, dạng đề nghị luận hai ý kiến (hoặc hai vấn đề)

bàn về văn học thường xuyên xuất hiện trong các đề thi thử ĐH- CĐ (từ năm

2014 trở về trước), thi THPT quốc gia (từ năm 2015) Đây là dạng đề bài tổnghợp, khá phức tạp vì nó đòi hỏi phải vận dụng nhiều kiến thức, kĩ năng khi viết

Thực tế cho thấy, những năm gần đây, dạng đề trên đã được áp dụng với

cả hai kiểu bài Nghị luận xã hội và Nghị luận văn học Để đáp ứng tốt yêu cầu

đề ra, trước hết cần có nhận thức đúng về dạng bài này, tránh suy nghĩ bài làm

chỉ là sự ghép lại của hai bài văn độc lập Các đề bài về hai ý kiến thường có hình thức bao gồm hai nhận định tách rời (Ví dụ: Về hình tượng người lính

trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây

có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp (Đề thi tuyển sinh ĐH khối C năm 2013) Các ý kiến vấn đề ở dạng đề này bao

giờ cũng có liên quan và thường được đặt trong những mối quan hệ hoặc tươngđồng, hoặc bổ sung, hoặc tương phản- trái chiều nhau Vì thế, việc xác địnhđúng các mối quan hệ giữa hai ý kiến, hai vấn đề để từ đó định hướng lập luận làrất quan trọng khi làm bài

Hiện nay, đa số học sinh rất lúng túng, khó khăn khi gặp dạng đề này Bởi

lẽ, cá em chưa có kĩ năng nhận diện đề, phân tích đề, lập dàn ý; chưa có kĩ năngtổng hợp, đánh giá vấn đề

Vậy, làm thế nào để nâng cao chất lượng khi làm bài văn nghị luận hai ý

kiến bàn về văn học? Vì thế, chúng tôi chọn chuyên đề Nghị luận hai ý kiến bàn về văn học.

II MỤC ĐÍCH CỦA CHUYÊN ĐỀ

* Về tư duy- Thái độ:

Hình thành tư duy khoa học, lô- gích cho học sinh

Trang 3

* Định hướng năng lực hình thành:

Năng lực hình thành cho học sinh: năng lực sáng tạo, năng lực giải quyếtvấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác

III ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG

Chuyên đề áp dụng cho học sinh khối 12 chuẩn bị thi THPT quốc gia.

IV THỜI LƯỢNG CHUYÊN ĐỀ

- Đối với học sinh khá, giỏi: 05 tiết

- Đối với học sinh trung bình: 06 tiết

V PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG CHUYÊN ĐỀ

Trang 4

- Dạng câu hỏi đặc trưng của dạng đề bàn về hai ý kiến văn học trong đề thi

THPT Quốc gia thường là Từ cảm nhận của mình về anh/chị hãy bàn luận

những ý kiến trên hoặc anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên

2 Lưu ý

* Hai ý kiến cần bàn luận có thể:

- Một ý kiến đúng, một ý kiến sai

- Cả hai ý kiến đều đúng, bổ sung cho nhau

- Xác định vấn đề cần nghị luận được đưa ra trong đề bài

- Thao tác lập luận cần sử dụng khi viết bài

- Phạm vi dẫn chứng phục vụ cho bài viết

B LẬP DÀN Ý

I MỞ BÀI

1 Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm

a Nếu đề yêu cầu bàn luận hai nhận định (về một khía cạnh, một phươngdiện của một tác phẩm văn học) thì giới thiệu (tuần tự) về tác giả rồi tới tácphẩm

b Nếu đề yêu cầu bình luận hai nhận định (về hai đối tượng trong hai tácphẩm) thì nên làm như sau:

Trang 5

- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm thứ nhất.

- Giới thiệu khái quát về tác giả và tác phẩm thứ hai

2 Nêu vấn đề nghị luận và trích dẫn hai ý kiến (…)

II THÂN BÀI

1 Giải thích

- Giải thích các từ ngữ, hình ảnh, cụm từ then chốt ở từng ý kiến

- Sau đó, khái quát ý nghĩa của cả hai ý kiến

* Khi giải thích cần lưu ý:

- Bám sát ý kiến/nhận định mà đề yêu cầu bình luận, tránh suy diễn chủ quan,tuỳ tiện

- Chỉ giải thích những từ ngữ, hình ảnh còn ẩn ý hoặc chưa rõ nghĩa

- Phải đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước, rồi mớikhái quát ý nghĩa của toàn bộ ý kiến nhận định mà đề yêu cầu bình luận

- Nếu đề yêu cầu bình luận 2 nhận định về 2 đối tượng trong 2 tác phẩm thì khigiải thích phải chỉ rõ sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa hai nhận định

2 Phân tích, chứng minh

a Phân tích chứng minh ý kiến thứ nhất.

b Phân tích chứng minh ý kiến thứ hai.

* Lưu ý:

- Khi phân tích, chứng minh cần:

+ Bám thật sát ý kiến/nhận định mà đề yêu cầu bình luận

+ Do yêu cầu của đề, thời gian làm bài và dung lượng bài viết nên chỉ tậptrung phân tích/cảm nhận để làm rõ các tính chất/đặc điểm của đối tượng mà ýkiến/nhận định cần bình luận đề cập tới Không sa đà phân tích/cảm nhận mọiphương diện, khía cạnh của đối tượng hay phân tích/cảm nhận toàn tác phẩm

+ Sử dụng các thao tác lập luận như giải thích, phân tích, chứng minh, sosánh và vận dụng các kiến thức đã học về tác phẩm để làm rõ các tính chất/đặcđiểm của đối tượng mà ý kiến/nhận định cần bình luận đề cập tới

+ Việc phân tích, cảm nhận để làm rõ các tính chất/đặc điểm của đốitượng mà ý kiến/nhận định cần bình luận đề cập tới cần: Chính xác, tinh tế, sắcsảo, toàn diện và có suy nghĩ, cảm xúc

- Bên cạnh việc làm rõ các khía cạnh nội dung của ý kiến/ nhận định cần bàn

luận, cũng nên chú ý đến các dấu hiệu hình thức nghệ thuật như:

+ Nếu là ý kiến/ nhận định về thơ: chú ý phân tích hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ,thể thơ, cấu trúc câu thơ, giọng điệu

Trang 6

+ Nếu là ý kiến/nhận định về văn xuôi: chú ý phân tích vai trò, vị trí; điểmnhìn, nội tâm, ngoại hình của nhân vật; hoàn cảnh, tình huống, ngôn ngữ, hìnhảnh, giọng điệu

3 Bình luận

- Trường hợp một trong hai ý kiến sai thì bác bỏ ý kiến sai (Ví dụ: Vội vàng là

tiếng nói của cái tôi vị kỉ tiêu cực), khẳng định ý kiến đúng (Ví dụ: Vội vàng

là tiếng nói của cái tôi cá nhân tích cực).

- Trường hợp cả hai ý kiến đều đúng thì khẳng định tính đúng đắn của cả hai ýkiến theo cách sau:

+ Nếu hai nhận định nói hai khía cạnh của một tác phẩm thì hướng bìnhluận như sau: hai nhận định tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung chonhau; giúp người đọc nhìn nhận toàn diện và thống nhất về đối tượng; giúpchúng ta nhận thức sâu sắc hơn về đối tượng; thấm thía hơn ý tưởng nghệ thuậtcủa nhà văn

+ Nếu hai nhận định nói đến hai đối tượng trong hai tác phẩm thì hướngbình luận như sau: hai nhận định giúp người đọc nhận ra nét độc đáo của mỗihình tượng; cảm nhận được điểm gặp gỡ cũng như sự khác biệt trong cách nhìnnhận, mô tả đời sống, trong tư tưởng… của mỗi tác giả

* Khi bình luận cần lưu ý:

- Bám thật sát ý kiến/nhận định mà đề yêu cầu bình luận

- Lời bình luận phải hợp lí, hợp tình; thái độ khiêm nhường, mềm mỏng

nhưng kiên quyết, giàu sức thuyết phục

III KẾT BÀI

- Khẳng định lại vấn đề đã trình bày

- Phát triển, mở rộng, nâng cao vấn đề

Trang 7

IV LUYỆN TẬP

MA TRẬN ĐỀ 1 Mức

Hiểu được nội dung củahai ý kiến đểchỉ ra vấn đềnghị luận:

hoàn cảnh, thân phận vàtính cách củanhân vật thị

trong Vợ

nhặt.

Vận dụng các thao tác lập luận, kiến thức về

tác phẩm Vợ

nhặt để làm

sáng tỏ hai ýkiến nêu ra trong đề bài

Đưa ra nhận xét, đánh giá của cá nhân về nhân vật thị từ hai ý kiến đã bàn bạc để thấyđược vai trò của nhân vật ấytrong tác phẩm

Số điểm:

Tỉ lệ:

0,5 12,5%

0,5 12,5%

2,5 62,5%

0,5 12,5%

4,0 100%

ÐỀ 1

Về nhân vật thị trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Ðó là

người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh Nhưng ý kiến khác lại

nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng.

Từ cảm nhận của mình về nhân vật thị, anh/chị hãy bình luận những ý kiến

Trang 8

+ Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của ông, được in trong tập Con

chó xấu xí (1962) Một trong những thành công của tác phẩm này là Kim Lân đã

xây dựng thành công nhân vật thị - người phụ nữ khốn cùng trong nạn đói

- Nêu vấn đề nghị luận và trích dẫn hai ý kiến (…)

II Thân bài

1 Giải thích

- Ý kiến thứ nhất: Đó là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh

nói về hoàn cảnh của nhân vật, một con người bị dồn đẩy vào chỗ nghiệt ngã,không lối thoát, tính cách trở nên táo bạo trong ngôn ngữ và hành động, dườngnhư không còn ý thức được về nhân cách và phẩm giá của mình

- Ý kiến thứ hai: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng: Người phụ nữ có nhiều

nét đẹp dịu dàng, nhân hậu, nhiều mơ ước, lòng ham sống, khát vọng sống vươnlên ánh sáng ngày mai

-> Hai ý kiến đều sâu sắc, đem đến cho người đọc cách cảm nhận đầy đủ vềnhân vật thị- nạn nhân của cái đói năm 1945 với những nét tính cách rất riêng

mà cũng là đại diện cho nhiều nhân vật cùng cảnh ngộ đương thời

2 Phân tích, chứng minh

a Người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh.

- Đó là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường: Thị là nạn nhân của nạn đói

với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh Cơn bão đói thổi cho thị phiêu bạt đến vùng

đất này, cùng mấy người con gái khác đã phải ngồi vêu ở cửa nhà kho để nhặt hạt rơi, hạt vãi Cái đói khiến cho ngoại hình của thị trở nên tiều tụy với áo quần

tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt Cái đói đã dồn đẩy thị vào hoàn cảnh nghiệt ngã, phải tìm mọi cách để có

thể sống sót qua ngày

- Thị là người phụ nữ liều lĩnh: Thị bám vào mấy câu hò vu vơ của một người

đàn ông xa lạ, thị bất chấp tất cả để đòi ăn một cách thẳng thừng và ăn một cáchthô tục, không ý tứ Ðỉnh điểm của sự liều lĩnh ấy là việc theo không Tràng vềlàm vợ

b Người phụ nữ giàu nữ tính và khát vọng.

Trang 9

+ Thị là người phụ nữ giàu nữ tính: Trên con đường từ chợ về nhà, thị rón rén e

thẹn đi sau Tràng chừng ba bốn bước, xóc xóc lại tà áo; trước những cặp mắt đổ

dồn về phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia

Nữ tính còn thể hiện rõ hơn khi thị về đến nhà Tràng.Vào trong nhà, thị e thẹn,

dè dặt ngồi mớm vào mép giường và vào buổi sáng hôm sau, thị trở nên hiền

hậu và đúng mực không còn vẻ gì chao chát và chỏng lỏn.Thị biết vun vén,

chăm sóc gia đình

+ Thị giàu khát vọng: Ðó là khát vọng vượt qua nạn đói thê thảm, có một tổ ấm

gia đình đơn sơ, hạnh phúc và một tương lai tốt đẹp

c Nghệ thuật xây dựng nhân vật thị

+ Nhân vật được đặt vào một tình huống truyện độc đáo, lối trần thuật tự

nhiên, hấp dẫn làm nổi bật sự đối lập giữa hoàn cảnh và tính cách

+ Nhân vật được khắc hoạ sinh động, thể hiện tâm lý tinh tế, ngôn ngữmộc mạc, giản dị nhưng đậm cá tính, thể hiện hơi thở của đời sống lao độngbình dân

3 Bình luận

- Hai ý kiến đều đúng, đề cập đến những phương diện khác nhau về tínhcách nhân vật Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến hoàn cảnh trớ trêu đối với thânphận con người, ý kiến thứ hai khẳng định vẻ đẹp tâm hồn sâu xa của ngườinông dân Việt Nam dẫu bị đẩy vào đường cùng vẫn khao khát hạnh phúc, hướngtới tương lai

- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau dểhoàn thiện vẻ đẹp của nhân vât, hợp thành sự nhìn nhận toàn diện và thống nhất;giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp của nhân vật và ýtưởng của nhà văn

III Kết bài

- Tác phẩm là công trình sáng tạo tuyệt vời của tác giả Thông qua nhânvật này, nhà văn đã thể hiện ý nghĩa nhân văn cao đẹp Con người dù sống tronghoàn cảnh khốn cùng nào cũng sẽ luôn luôn hướng về tương lai với niềm tin vào

sự sống

- Cái nhìn nhân đạo sâu sắc của tác giả: Nhà văn lên án, tố cáo xã hội cũ

đã đẩy nhân dân ta vào thảm cảnh này đồng thời ca ngợi tấm lòng yêu thương,đùm bọc của con người Việt Nam trong nạn đói mà tiêu biểu là nhân vật Tràng

và bà cụ Tứ

Trang 10

Tuyên ngôn Độc lập.

Hiểu được hai ý kiến đưa ra trong

đề bài là giá trị lịch sử vàgiá trị văn học của

Tuyên ngôn Độc lập.

Vận dụng các thao tác lập luận, kiến thức về tác phẩm để làm sáng tỏ hai ý kiến được đưa ra

ở đề bài

Đưa ra nhận xét, đánh giá của cá nhân về tác phẩm để thấy được giá trị to lớn của bản Tuyên ngôn trong vănhọc và lịch sử

Số điểm:

Tỉ lệ:

0,5 12,5%

0,5 12,5%

2,5 62,5%

0,5 12,5%

4,0 100%

ĐỀ 2

Nhận xét về Tuyên ngôn Độc lập, có ý kiến cho rằng: Đó là một văn kiện

lịch sử vô giá Lại có ý kiến khác khẳng định: Đó là một áng văn chính luận

mẫu mực.

Anh/ chị hãy làm sáng tỏ hai ý kiến trên

Hướng dẫn làm bài

A PHÂN TÍCH ĐỀ

- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị lịch sử và giá trị văn chương của TNĐL.

- Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.

Trang 11

II THÂN BÀI

1 Giải thích

- Đó là một văn kiện lịch sử vô giá: Một văn bản được gọi là văn kiện

lịch sử khi nó ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử trọng đại, khi văn kiện đó có nội dung liên quan đến những sự kiện lịch sử của dân tộc, đánh dấu một giai

đoạn một bước ngoặt lịch sử của dân tộc Hiểu theo nghĩa như vậy ta thấy Tuyên

ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá vì văn kiện này xuất hiện sau khi

Cách mạng tháng Tám thành công, đánh dấu một giai đoạn mới của nước Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tuyên bố với thế giới về quyền độc lập tự chủ và quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam

- “Đó là một áng văn chính luận mẫu mực: Tuyên ngôn Độc lập tuy là

văn kiện chính trị, chứa đựng những nội dung chính trị, nhưng đây không phải làtác phẩm khô khan, trừu tượng Về hình thức, đầy là tác phẩm thuộc thể văn chính luận Đặc trưng của văn chính luận là hệ thống lập luận chặt chẽ, với những lí lẽ sắc bén và những bằng chứng thuyết phục Đó là một áng văn chính luận mẫu mực trong nền văn học Việt Nam

Hai ý kiến đề cập đến hai giá trị cơ bản của bản Tuyên ngôn Độc lập

Ý kiến thứ nhất đề cập đến giá trị lịch sử, ý kiến thứ hai khẳng định giá trị văn chương của tác phẩm

2 Phân tích, chứng minh Tuyên ngôn Độc lập

2.1, Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh: Đó là một văn kiện lịch sử vô giá:

a/ Nó ra đời trong không khí và thời điểm trọng đại đối với vận mệnh của mộtdân tộc, lại được người con ú tú nhất của dân tộc ấy đại diện nói lên ý chí vàkhát vọng của đất nước mình

- Sau bao nhiêu năm vùng lên phá bỏ xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ngày19/8/45, chính quyền ở Hà Nội đã về tay nhân dân.Và ngày 26/8 Hồ Chí Minh

từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội Tại căn nhà 48 Hàng Ngang, Người soạn

thảoTuyên ngôn Độc lập Ngày 2/9/45, tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản Tuyên

ngôn Độc lập trước 50 vạn quốc dân đồng bào.

- Đó là áng văn mở nước của thời đại cách mạng vô sản, mở ra một kỉ nguyênmới cho dân tộc: kỉ nguyên Độc lập tự do

b/ Nó thực sự là một văn kiện lịch sử to lớn:

Trang 12

- Khái quát đầy đủ, toàn diện về lịch sử Việt Nam của hơn 80 năm trước ngàyĐộc lập.

…Hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa

- Chi tiết (thật ) cụ thể, điển hình :

Trước ngày 9/3, biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

- Hồ Chí Minh đã phân tích thế cuộc trong và ngoài nước một cách sắc sảo và

dự báo những gì sẽ diễn ra sau đó

Khi đặt bút viết tác phẩm này, đối tượng hướng tới của Bác không chỉ là nhândân trong nước, nhân dân thế giới và công luận quốc tế mà còn là trùng vây đếquốc Anh, Pháp Mĩ và bè lũ phản động Trung Hoa Quốc dân đảng – những kẻđang tung ra trước dư luận thế giới những luận điệu xảo trá…

Bên cạnh nhiệm vụ tuyên bố độc lập, Bác còn lật tẩy bản chất xấu xa đêhèn và đập tan những luận điệu xảo trá nhằm xâm lược nước ta một lần nữa củathực dân Pháp

Trong phần mở đầu trang trọng của bản Tuyên ngôn, Bác trích dẫn hai câunói nổi tiếng trong hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới… nhằm cảnh tỉnh bọn

có dã tâm xâm lược bằng chính lời răn dạy của tổ tiên cha ông chúng Đó là sựmềm dẻo của sách lược lạt mềm buộc chặt

Với tầm nhìn của một nhà chiến lược, Bác chỉ rõ cục diện chính trị mới

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị Từ nô lệ, dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng lên nước Việt Nam độc lập, dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập lên chế độ dân chủ cộng hòa Để rồi giữa Ba Đình rực nắng, Người trịnh trọng tuyên bố: Nước Việt Nam

có quyền được hưởng tự do và Độc lập, và thực sự đã trở thành một nước tự do

và Độc lập.Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy Hai cuộc kháng

chiến trường kì của dân tộc ta sau đó đã được Bác dự báo trước từ thời điểmấy.Và Bác cũng đã chuẩn bị tâm thế cho dân tộc ta từ buổi trưa lịch sử ấy

2 Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực của mọi thời đại

a Sức thuyết phục mạnh mẽ được toát ra từ lập luận chặt chẽ

- Viết TNĐL HCM đã có được lập luận mẫu mực vừa chặt chẽ, hệ thống,

vừa lô gic, hợp lý

Trang 13

+ Lập luận chặt chẽ của HCM trong TNĐL thể hiện trước hết ở cấp độ vĩ

mô ( toàn văn bản) Chỉ cần nhìn vào bố cục của TNĐL ta đã có thể nhận ra điều này TNĐL được bố cục thành 3 phần; Phần mở đầu, người viết nêu lên

những nguyên tắc dân tộc bình đẳng để xác lập cơ sở pháp lý chính nghĩa trongbài văn của mình Sang phần 2, người viết lên án tội ác của thực dân Pháp tronghơn 80 năm đô hộ thống trị Vạch trần chiêu bài khai hóa, bảo hộ của chúng vàchỉ rõ nhân dân ta đã anh dũng đứng lên đấu tranh giành độc lập từ tay Nhật.Như vậy ở phần 2 người viết đã đưa ra được cơ sở thực tế chắc chắn Từ những

cơ sở pháp lý và thực tiễn nêu trên người viết đưa ra lời tuyên bố trước toàn thếgiới về việc chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở Việt Nam, tuyên bố về nềnđộc lập của dân tộc Việt Nam Ba phần của bản tuyên ngôn rõ ràng có mối quan

hệ logic, liên đới chặt chẽ với nhau

+ Đoạn văn: Lập luận chặt chẽ của HCM trong TNĐL còn thể hiện ngay

trong từng phần, từng đoạn của văn bản Chẳng hạn ở phần tuyên ngôn - phầnkết của văn bản, người viết đã đưa ra một số tuyên bố hết sức quan trọng Ngườichỉ ra sự tồn tại của chế độ thực dân trên đất Việt Nam và khẳng định mạnh mẽquyền hưởng tự do, độc lập của dân tộc Đó là những tiền đề lý luận góp phầntạo điều kiện đưa bài văn đến cao trào, đến lời tuyên bố cuối cùng, lời tuyên bốtrịnh trọng với thế giới về 3 phương diện của một nước Việt Nam tự do, Độc lập.Hưởng tự do, Độc lập là tư cách pháp lý, là quyền của người Việt Nam, hưởng

tự do Độc lập là sự thực trên đất nước Việt Nam.Vì những lẽ trên mà người ViệtNam quyết tâm bảo vệ Độc lập của mình bằng mọi giá

b/ Lý lẽ mẫu mực ?

Bên cạnh hệ thống lập luận chặt chẽ, HCM còn đưa được vào trong bài viếtnhững lý lẽ hết sức mẫu mực Những lý lẽ của Người phù hợp với chân lí kháchquan, được đông đảo mọi người trên thế giới thừa nhận

* Biểu hiện:

- Phần mở đầu: TNĐL đã được mở đầu bằng việc trích dẫn hai bản Tuyên

ngôn của Pháp, của Mĩ Hai bản Tuyên ngôn ấy gắn liền với những cái mốc quantrọng trong lịch sử phát triển loài người, lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc vàlịch sử đấu tranh giai cấp Nội dung của hai bản Tuyên ngôn có tiến bộ, tích cựcđược đông đảo nhân dân thế giới thừa nhận Nó đã trở thành di sản tinh thần củanhân loại, thành niềm tự hào của người Pháp, người Mỹ Bác đã tạo được một

cơ sở lí luận vững chắc cho bài văn nghị luận của mình Nói cách khác, chân lí

của TNĐL có ý nghĩa phổ quát đối với toàn thế giới chứ không chỉ đối với người

Việt Nam

Trang 14

- Phần kết thúc: Để khẳng định quyền hưởng tự do độc lập của người ViệtNam, Người cũng đã đưa ra những lí lẽ hết sức xác đáng Đó là các nguyên tắcdân tộc bình đẳng đã được các nước đồng minh thừa nhận ở Tê- hê- răng và CựuKim Sơn.

c/ Dẫn chứng:

Hỗ trợ cho những lí lẽ xác đáng là một hệ thống dẫn chứng mẫu mực.Những dẫn chứng mà người viết đưa ra vừa xác thực,vừa tiêu biểu toàn diện

* Biểu hiện:

+ Chẳng hạn để chứng minh những hành động của TD Pháp là trái lẽ phải

để vạch trần chiêu bài khai hóa của chúng HCM đã chọn hai lĩnh vực kinh tế vàchính trị, lấy dẫn chứng bằng chính sách của nhà nước thực dân Về chính trị TDPháp tước đoạt quyền tự do dân chủ của người Việt Nam, thi hành luật pháp dãman, đàn áp và khủng bố, thi hành chính sách ngu dân, đầu độc dân ta bằng rượucồn, thuốc phiện Bên cạnh tội ác ghê tởm về chính trị là 4 tội ác cực kì dã man

về kinh tế: chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, chúng giữ độc quyền kinh tế, đặt

ra nhiều thứ thuế, chèn ép các nhà tư bản dân tộc Chỉ qua hai lĩnh vực chính trị,kinh tế đã đủ để tố cáo tội ác của thực dân mọi phương diện của đời sống xã hộiViệt Nam đều in dấu tội ác của TD Pháp Chúng hoàn toàn không có công khaihóa trong hơn 80 năm đô hộ thống trị, chúng đã áp bức bóc lột tàn tệ làm choĐông Dương suy kiệt

+ Hoặc chỉ phủ định công lao bảo hộ của TD, HCM cũng đã đưa ra nhữngbằng chứng không thể chối cãi, không thể phủ nhận bởi nó là sự thật lịch sử, sựthật trong 5 năm TD Pháp đã bán nước ta hai lần cho Nhật, gây ra hậu quảkhủng khiếp 1/10 dân số chết đói

d/Văn phong

Lời văn trong TNĐL cũng đã để lại những ấn tượng đậm nét với người

nghe, người đọc Lời văn vừa sắc sảo về lí trí, vừa nồng nhiệt về tình cảm, đồngthời sống động trong hình ảnh, chọn lọc về ngôn từ

* Biểu hiện:

+ Khi tố cáo tội ác của thực dân đối với nhân dân ta trong gần 100 đô hộ,người viết đã sử dụng một loạt câu văn ngắn, mỗi câu văn như chất chứa, dồn

nén bao căm hận sôi trào: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng tắm

những cuộc khởi trong những bể máu, chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân Mỗi câu văn đều bắt đầu bằng đại từ chúng đi kèm với đại từ chúng là những động từ biểu thị những hành động dã man giáng xuống đầu nhân

dân ta, dân tộc ta, giống nòi ta Mỗi câu văn giống như một nhát búa tạ, lớp vỏbọc khai hóa mà thực dân đang dùng để che đậy những hành động dã man

Trang 15

+ Lời văn trong TNĐL rất giàu hình ảnh Chẳng hạn để vạch trần tội ác của thực dân , HCM viết: chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể

máu Những hình ảnh cụ thể, chính xác đã tác động rất lớn đến tình cảm của

người đọc.Ta như nghe thấy lời vạch tội giặc Minh đầy hờn căm của Nguyễn

Trãi khi xưa: Nướng dân trên ngọn lửa hung tàn/ vùi con đỏ xuống dưới hầm

tai vạ

+ Bản Tuyên ngôn đã vạch rõ sự thật- cái được gọi là bảo hộ bằng những

câu văn giàu hình ảnh: Quỳ ngồi, đầu hàng mở cửa nước ta nước Nhật, người

viết không hề che giấu thái độ mỉa mai, khinh bỉ của mình Nhờ những hình ảnhnày mà những tư thế đê hèn của thực dân hiện ra sống động, rõ nét

+ Sử dụng từ ngữ: HCM khi viết TNĐL đã chứng tỏ khả năng sử dụng từ ngữ chọn lọc, chính xác ( phân tích các cụm từ thoát ly hẳn, xóa bỏ hết, xóa bỏ

tất cả, quan hệ thực dân, ký về nước Việt Nam ).

+ Trong TNĐL ta còn có thể bắt gặp những câu văn ngắn gọn, hàm súc Pháp

chạy Nhật hàng vua Bảo đại thoái vị Câu văn chín chữ giản dị mà chính xác,

giàu tính hình tượng, đồng thời rất mực hàm súc, chỉ có chín chữ đi chọn gần

100 năm lịch sử, khái quát những sự kiện trọng yếu của dân tộc, gợi ra tư thếthất bại thảm hại của kẻ thù

Những câu văn như thế còn để lại dư âm trong lòng người đọc TNĐL xứng

đáng là áng văn chính luận mẫu mực của thời đại mới, người viết đã dàn dựngđược một hệ thống lập luật chặt chẽ, đưa ra những lý lẽ xác đáng và những bằng

chứng không ai chối cãi được.Văn phong của TNĐL giàu giá trị thẩm mỹ tác

động rất lớn đến tình cảm, cảm xúc của người đọc

Mở rộng : Thành công này có được là do ở HCM có một tầm tư tưởng vănhóa lớn, do ông không chỉ là một nhà chính trị tài ba mà còn là cây bút chínhluận bậc thầy Tác phẩm vừa là kết quả của tài năng nghệ thuật, vừa là bằngchứng của trí tuệ lớn, của một lòng yêu nước cao cả

3 Bình luận

- Hai ý kiến không mâu thuẫn mà thống nhất Ý kiến đề cập đến nhữngphương diện khác nhau về giá trị của bản Tuyên ngôn Ý kiến thứ nhất nhấnmạnh đến giá trị lịch sử, ý kiến thứ hai khẳng định giá trị văn chương của

TNÐL.

- Hai ý kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, giúp

người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị của bản của tác phẩm Tuyên ngôn

Độc lập thực sự không chỉ là một văn kiện lịch sử vô giá mà còn là áng văn

chính luận hay, cấu trúc chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực và ngôn từchọn lọc Giọng văn hùng hồn, đanh thép nhằm tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực

Trang 16

dân Pháp, vừa thống thiết, trữ tình bộc lộ khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng củatác giả với toàn dân tộc Việt Nam.

III KẾT BÀI

Lịch sử đã lùi xa nhưng TNĐL vẫn sẽ mãi được gìn giữ trân trọng, nếu người ta gọi Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là thiên cổ hùng văn thì ta cũng

có thể nói như thế về TNĐL

của HCM Đó là một văn kiện lịch sử của mọi thời đại và cũng là áng

văn chính luân mẫu mực, đặc sắc có giá trị bất hủ không chỉ với Việt Nam mà

với cả nhân loại tiến bộ

Hiểu được hai ý kiến đưa ra trong

đề bài là hai đặc điểm nổibật của con Sông Đà:

hung bạo và thơ mộng, trữ tình

Vận dụng các thao tác lập luận, kiến thức về tác phẩm để làm sáng tỏ hai ý kiến đãnêu ra trong

đề bài

Đưa ra nhận xét, đánh giá của cá nhân về hai đặc điểm của Sông Đà đểthấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân

Số điểm:

Tỉ lệ:

0,5 12,5%

0,5 12,5%

2,5 62,5%

0,5 12,5%

4,0 100%

ĐỀ 3

Về hình tượng con Sông Đà trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà( trích

Người lái đò Sông Đà- Nguyễn Tuân) có ý kiến cho rằng: Con Sông Đà là một

loài thủy quái vừa hung ác vừa nham hiểm Ý kiến khác thì nhấn mạnh: Con

Sông Đà dịu dàng như một thiếu nữ, gợi cảm như một cố nhân, như một nhân

tình chưa quen biết.

Trang 17

Từ cảm nhận về hình tượng con Sông Đà, anh/ chị hãy làm sáng tỏ hai ýkiến trên.

Hướng dẫn làm bài

A PHÂN TÍCH ĐỀ

- Vấn đề cần nghị luận: Bàn luận sự hung bạo, dữ dằn và vẻ đẹp trữ tình,thơ mộng của Sông Đà

- Thao tác lập luận: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.

- Phạm vi dẫn chứng: Tác phẩm Người lái đò Sông Đà

B LẬP DÀN Ý

I MỞ BÀI

- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

+ Nguyễn Tuân là một trong những cây bút tiêu biểu của văn xuôi hiện đại Nóiđến ông là người ta nghĩ ngay đến một nhà văn tài hoa, uyên bác và có một cáchdiễn đạt rất độc đáo

+ Người lái đò Sông Đà là thiên tùy bút đặc sắc in trong tập Sông Đà, xuất bản

năm 1960 của Nguyễn Tuân Trong thiên tùy bút này, Nguyễn Tuân không chỉ ca

ngợi con người lao động Tây Bắc thứ vàng mười đã qua thử lửa mà còn phát

hiện và ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của con Sông Đà: vừa dữ dội hung bạo, vừa thơmộng, trữ tình

- Giới thiệu và trích dẫn ý kiến( )

III THÂN BÀI

1 Giải thích

- Con Sông Đà là một loài thủy quái vừa hung ác vừa nham hiểm ->Tính cách

hung bạo của Sông Đà

- Con Sông Đà dịu dàng như một thiếu nữ, gợi cảm như một cố nhân, như một

nhân tình chưa quen biết ->Vẻ nđẹp trữ tình của con Sông Đà.

=> Đây là hai nét tính cách thống nhất vừa hunh bạo, dữ dội lạivừa thơ mộng,trữ tình của con Sông Đà

2 Cảm nhận hình tượng con Sông Đà

a Sông Đà là một loài thủy quái vừa hung ác vừa nham hiểm

- Vách đá: Đá bờ sông dựng vách thành và những bức thành vách đá cao chẹt

chặt lấy lòng sông hẹp Cái hẹp của lòng sông tác giả tả theo đủ cách:

+ Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời

+ Con hổ con nai có thể vọt qua sông, và chỉ cần nhẹ tay thôi cũng có thể ném

hòn đá từ bờ bên này qua bên kia vách…

+ Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng thấy lạnh, cảm thấy

mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một cái khung cửa sổ nào

Trang 18

trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.

-> So sánh vừa chính xác, tinh tế, vừa bất ngờ và lạ lùng Cảm giác như

Nguyễn Tuân luôn lục lọi đến tận kiệt cùng cái kho ấn tượng đầy ăm ắp để tìm cho được một cách nói có thể làm kinh động hồn trí con người

- Gió, sóng nước trên sông Đà: Dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng, sóng

xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm Bằng lối viết tài hoa, nhữngcâu

văn diễn đạt theo kiểu móc xích, cấu trúc câu trùng điệp, gợi hình ảnh con Sông

Đà cuồng nộ, dữ dằn như lúc nào cũng muốn tiêu diệt con người

- Những hút nước ở quãng Tà Mường Vát: nước ở đây thở và kêu như cửa cống

cái bị sặc,chỗ giếng nước sâu ặc ặc lên những cái hút nước lôi tuột bè gỗ xuống hoặc hút những chiếc thuyền xuống rồi đánh chúng tan xác.

Lối so sánh độc đáo khiến con sông Đà không khác gì loài thủy quái với những tiếng kêu ghê rợn như muốn khủng bố tinh thần và uy hiếp con người

- Âm thanh thác nước Sông Đà:

+ Nguyễn Tuân như một nhạc trưởng đang điều khiển một dàn giao hưởng chơi thật hùng tráng bài ca của gió, thác xô sóng đá

+ Ban đầu tác giả mới để cất lên khúc ca như đang oán trách, van xin, khiêu

khích, giọng gằn mà chế nhạo Thế rồi bất ngờ âm thanh được phóng to hết cỡ,

các nhạc khí bừng bừng thét lên khúc nhạc của một thiên nhiên đang ở đỉnh

điểm của một cơn phấn khích mạnh mẽ và man dại: nó rống lên như tiếng một

ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa… rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng… -> Sự liên tưởng vô cùng

phong phú, âm thanh của thác nước Sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả không khác gì âm thanh của một trận động rừng, động đất hay nạn núi lửa thời tiền sử Lấy lửa để tả nước, lấy rừng để tả sông, Nguyên Tuân quả là đã chơi ngông lắm trong nghệ thuật

- Bằng thủ pháp nhân hóa, người đọc nhận ra từng sắc diện người trong những hình thù đá vô tri Nguyễn Tuân đã dùng sức mạnh điêu khắc của ngôn từ để

thổi hồn vào từng thớ đá: Cả một chân trời đá … mặt hòn nào trông cũng ngỗ

ngược, nhăn nhúm, méo mó -> Những hòn đá vô tri vô giác nhưng qua cái nhìn

của Nguyễn Tuân, chúng mang vẻ du côn của thiên nhiên hoang dại và hung dữ với ba trùng vi thạch trận:

Ngày đăng: 18/01/2019, 19:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w