Kết quả tính toán

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế công trình đầu mối hồ chứa nước (Trang 75)

Chương 5: THIẾT KẾ ĐẬP ĐẤT

5.2.10.2.kết quả tính toán

a. Lưu lượng thấm

Trong khuôn khổ đồ án này do thời gian hạn chế ta chỉ tính với 4 đoạn, sử dụng lưu lượng thấm đơn vị của mặt cắt lòng sông và hai mặt cắt sườn đồi.

Ta tính thấm với trường hợp thượng lưu là MNDBT = 33,74 m. Q = [q1l1 + (q1+q2)l2 + (q2+q3)l3 + q3l4]

Bảng 5-2: Kết quả tính toán tổng lưu lượng thấm cho đập chính

l1 l2 l3 l4 q1 q2 q3 Qt ( ) 1 1 1 2 2 1 1 . ... . 2q l + q +q l + +q lnn 1 2

(m) (m) (m) (m) (m3/m.s) (m3/m.s) (m3/m.s) (m3/s) 104,55 139,04 182,89 140,39 1,109.10-7 2,936.10-7 1,037.10-7 0,00077

b. Tính lượng thấm mất nước trong một tháng của hồ

Theo công thức:

Vt = Qt . ∆t (5.9) - Vt max ứng với: thượng lưu là MNDBT.

- Vt max = 0,00077. 30 .24 .3600 = 1995,84 (m3)

- Lượng thấm mất nước cho phép trong một tháng tính theo điều tiết hồ là: [V] = K .Vhồ = 1% . 7,72.106 = 77200 (m3).

Nhận xét: Kết quả cho thấy lượng thấm mất nước thực tế nhỏ hơn so với lượng thấm mất nước cho phép. Như vậy loại đập và hình thức xử lý chống thấm đã thiết kế là hợp lý.

5.2. TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH MÁI ĐẬP

5.2.1. Mục đích tính toán

Đập đất là loại công trình chắn nước có mặt cắt ngang dạng hình thang, mái dốc tương đối thoải, trọng lượng của đập lớn, khó có thể bị nước đẩy trượt theo phương ngang. Sự mất ổn định về trượt của đập chỉ có thể là trượt mái hoặc mái cùng trượt với một phần của nền.

Với đập đất khi mái dốc có hệ số mái càng lớn thì độ ổn định càng cao nhưng khối lượng vật liệu xây dựng đập lại càng lớn nên giá thành xây dựng đập sẽ càng cao. Vì cắt ngang của đập hợp lý nhất, nghĩa là đập vừa đảm bảo điều kiện ổn định, giá thành xây dựng đập không cao.

5.2.2. Trường hợp tính toán

Khi thiết kế cần kiểm tra ổn định với các trường hợp sau:

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế công trình đầu mối hồ chứa nước (Trang 75)