Chủ đề của ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới 10/10/2014 được Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới chọn là “Sống chung với tâm thần phân liệt”, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của việc nhận
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ OANH
NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC VỀ BỆNH
TÂM THẦN PHÂN LIỆT
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI - 2018
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
LÊ THỊ OANH
NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI CHĂM SÓC VỀ BỆNH
TÂM THẦN PHÂN LIỆT
Chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc
HÀ NỘI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Tác giả luận văn
Lê Thị Oanh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các Thầy (cô) trong Khoa Tâm lý học - Trường Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn cao học
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Sinh Phúc, người đã tận tình dành nhiều thời gian quý báu để giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và đóng góp những ý kiến quan trọng giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn cao học này
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo bệnh viện Tâm thần kinh Hưng yên và tập thể những người chăm sóc của bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện Đó là những người đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu thực tiễn, giúp tôi có được những số liệu quý báu để góp phần vào việc hoàn thành luận văn cao học
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người bạn và người thân trong gia đình tôi, những người đã ủng hộ tôi về mặt tinh thần, giúp tôi có thể hoàn thành luận văn của mình
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài của tôi còn nhiều thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự bổ sung, đóng góp ý kiến quý giá của các Thầy (cô) giáo để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 2 năm 2018
Học viên
Lê Thị Oanh
Trang 5DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt
Rối loạn stress sau sang chấn
(Post Traumatic Stress Disorder)
PTSD
Tổ chức Y tế thế giới
(World Health Organization)
WHO
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đặc điểm khách thể nghiên cứu 39 Bảng 2.2: Kết quả đánh giá đánh giá độ tin cậy của bảng hỏi nghiên cứu 43 Bảng 3.1: Thực trạng tìm hiểu thông tin về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc 46 Bảng 3.2 : Nhận thức của người chăm sóc về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt 50 Bảng 3.3: Nhận thức của người chăm sóc về các yếu tố liên quan đến sự khởi phát và phát triển bệnh tâm thần phân liệt 52 Bảng 3.4: Nhận thức của người chăm sóc về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt 55 Bảng 3.5: Nhận thức của người chăm sóc về sự cần thiết về các nội dung trong chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt 65 Bảng 3.6: Thực trạng chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà 68 Bảng 3.7: Mối tương quan giữatuổi của người chăm sóc và nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt 70 Bảng 3.8: So sánh sự khác nhau trong nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt giữa các nhóm nghề nghiệp 71 Bảng 3.9: Mối tương quan giữa trình độ học vấn của người chăm sóc và nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt 72
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Nhận thức của người chăm sóc về đối tượng mắc bệnh tâm thần phân liệt 48 Biểu đồ 3.2: Nhận thức của người chăm sóc về độ tuổi khởi phát bệnh tâm thần phân liệt 49 Biểu đồ 3.3: Nhận thức của người chăm sóc về vấn đề điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt 59 Biểu đồ 3.4: Nhận thức của người chăm sóc về các phương pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt……… …….60 Biểu đồ 3.5: Thực trạng sử dụng các liệu pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt 62 Biểu đồ 3.6: Nhận thức của người chăm sóc về thời gian điều trị củng cố đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt 64
Trang 8MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu vấn đề 5
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới 5
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam 7
1.2 Một số vấn đề lý luận nhận thức về tâm thần phân liệt 10
1.2.1 Lý luận về nhận thức 10
1.2.1.1 Khái niệm nhận thức 10
1.2.1.2 Bản chất của nhận thức 11
1.2.1.3 Các mức độ của nhận thức 12
1.2.1.4 Tiêu chí đánh giá nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc 15
1.2.2 Lý luận về bệnh tâm thần phân liệt 16
1.2.2.1 Khái niệm bệnh tâm thần phân liệt 16
1.2.2.2 Độ tuổi khởi phát và tỉ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt 17
1.2.2.3 Nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt 18
1.2.2.4 Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt 24
1.2.2.5 Điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt 28
1.2.2.6 Chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt 32
1.3 Những khái niệm cơ bản 34
1.3.1 Khái niệm người chăm sóc 34
1.3.2 Khái niệm nhận thức về sức khỏe tâm thần 34
1.3.3 Khái niệm nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt 35
1.4 Các yếu tố liên quan đến nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc 35
Tiểu kết chương 1: 37
Chương 2.TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
Trang 92.1 Tổ chức nghiên cứu 38
2.1.1 Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu 38
2.1.2 Tiến trình nghiên cứu 40
2.2 Phương pháp nghiên cứu 41
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 41
2.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 41
2.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 42
2.2.4 Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học 43
Tiểu kết chương 2: 45
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46
3.1 Thực trạng tìm hiểu thông tin của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt 46
3.2 Thực trạng nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc tại bệnh viện Tâm thần kinh Hưng Yên 47
3.2.1 Nhận thức về tỉ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt theo giới tính 47
3.2.2 Nhận thức về độ tuổi khởi phát của bệnh tâm thần phân liệt 48
3.2.3 Nhận thức về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt 50
3.2.4 Nhận thức về các yếu tố thúc đẩy sự phát triển và tái phát của bệnh tâm thần phân liệt 52
3.2.5 Nhận thức về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt 55
3.2.6 Nhận thức về việc điều trị bệnh tâm thần phân liệt 58
3.2.6.1 Quan điểm về vấn đề điều trị bệnh tâm thần phân liệt 58
3.2.6.2 Nhận thức về các phương pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt 60
3.2.6.3.Thực trạng sử dụng các phương pháp điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt 62
3.2.6.4 Quan điểm về thời gian điều trị củng cố đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt64 3.2.7 Thực trạng nhận thức về cách chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt 65
3.2.7.1 Nhận thức của người chăm sóc về vấn đề chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt 65
3.2.7.2 Thực trạng chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà 67
Trang 103 3 Các yếu tố liên quan đến nhận thức của người chăm sóc bệnh nhân tâm
thần phân liệt 69
3.3.1.Yếu tố tuổi đời 69
3.3.2 Yếu tố nghề nghiệp 71
3.3.3.Yếu tố trình độ học vấn 72
Tiểu kết chương 3: 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 81
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tâm thần phân liê ̣t là b ệnh loạn thần nặng chưa rõ nguyên nhân, có khuynh hướng tiến triển mãn tính, dần dần gây sa sút các mặt hoạt động tâm thần làm cho người bệnh không thể hoà nhập với cuộc sống gia đình cũng như xã hội Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ 0,7-1% dân số và ước tính toàn cầu có ít nhất 26 triệu người đang sống chung với tâm thần phân liệt
và con số này vẫn có thể gia tăng (2014)[26].Đảng và nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách liên quan đến vấn đề chăm sóc cho người bệnh tâm thần như: Nghị định
số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư 115/2012/TTLT-BTC-BLDTBXH, trong đó Quyết định số 1215/QĐ-TTG năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của gia đình trong vấn đề chăm sóc và phục hồi chức năng cho người bệnh tâm thần Chủ đề của ngày Sức khỏe Tâm thần thế giới (10/10/2014) được Liên đoàn Sức khỏe Tâm thần Thế giới chọn là “Sống chung với tâm thần phân liệt”, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của việc nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt và vấn đề chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân
liệt tại nhà[27].Nhưng trên thực tế, người nhà thường đưa bệnh nhân đi “thầy cúng”
để chữa trị trước khi đưa bệnh nhân đến bệnh viện, hoặc sợ ảnh hưởng đến danh tiếng của gia đình nên che giấu hoặc nhốt người bệnh lại Có nhiều trường hợp người nhà chưa nhận thức rõ về bệnh tâm thần phân liệt và tầm quan trọng của việc chămsóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà dẫn đến một thực tế là bệnh nhân không được chăm sóc cẩn thận, bỏ thuốc, bỏ nhà đi lang thang Điều này là một mối nguy hiểm cho bản thân người bệnh tâm thần phân liệt, người nhà và xã hội vì những người bệnh tâm thần phân liệt khi không được chăm sóc, giám sát thường xuyên có thể sẽ có những hành vi gây nguy hại cho bản thân và người khác
Việc nghiên cứu về nhận thức của người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt (chúng tôi gọi tắt là người chăm sóc)về bệnh tâm thần phân liệt sẽ chỉ ra được những mặt kiến thức còn thiếu của người chăm sóc, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp để nâng cao nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt cũng
Trang 12như cách chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà Vì yếu tố quan trọng trong điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt là bệnh nhân được trở về hòa nhập với gia đình,với cộng đồng
Bản thân những người chăm sóc cũng có những kiến thức khác nhau Khi người thân của mình được chẩn đoán là tâm thần phân liệt, nhiều người tìm cách cúng lễ để trị bệnh và khi cúng lễ vẫn không làm giảm tình trạng của bệnh người nhà mới tìm tới các cơ sở y tế để mong được giúp đỡ Điều này chứng tỏ nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt vẫn còn hạn chế Sự hạn chế này cũng do nhiều khó khăn gây ra, đó là tài liệu về các bệnh tâm thần chưa được phổ biến tới người dân Tài liệu Tiếng Việt chỉ nằm lác đác trong một số báo cáo, nghiên cứu khoa học của các bác sĩ, các luận văn, luận án…nhưng những tài liệu chủ yếu tập trung vào nghiên cứu thái độ của người chăm sóc; những tổn thương mà người chăm sóc gặp phải; thực trạng chăm sóc, những đề tài tìm hiểu nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt vẫn còn hạn chế Có thể kể ra ở đây như
nghiên cứu “Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt
đang điều trị tại nhà” của Lê Hoàng Nhân (9/2015); đề tài “Nghiên cứu khảo sát kiến thức thái độ và hành vi của người thân đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt”
của BS Phạm Thanh Hải, Nguyễn Văn Thu (2010); đề tài “Khảo sát nhận thức của
bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân về bệnh tâm thần phân liệt” của Bệnh viện
quân y 103 (2015) do nhóm tác giả Phạm Xuân Trưởng, Nguyễn Văn Doanh, Đỗ
Văn Hạnh thực hiện, hay đề tài “ Thực trạng chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân
liệt tại nhà trên địa bàn tỉnh Nam Đinh” của Nguyễn Thị Dung (2014) [1]
Chính từ việc yêu cầu của xã hội ngày một gia tăng và những tồn tại trên
Chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “ Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt” nhằm đề xuất một số biện pháp giúp nâng cao nhận thức cho
người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại gia đình
2 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng nhận thức của người chăm sóc của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt; Phân tích các yếu tố liên quan đến nhận thức của người
Trang 13chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt Từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt
3 Đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Biểu hiện nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt
- Các yếu tố liên quan đến nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt
3.2 Khách thể nghiên cứu
Đề tài được tiến hành trên 106 khách thể là người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt đang được điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm Thần Kinh Hưng Yên
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
-Hệ thống hóa các nghiên cứu về tâm thần phân liệt, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài
- Xác định, thao tác hóa các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài: Khái niệm nhận thức;khái niệm bệnh tâm thần phân liệt; khái niệm người chăm sóc; khái niệm nhận thức về sức khỏe tâm thần; khái niệm nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt
- Lựa chọn cách tiếp cận chỉ dẫn cho việc xây dựng bộ công cụ nghiên cứu
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn
-Khảo sát thực trạng nhận của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt trên các mặt: (1) bản chất của bệnh tâm thần phân liệt; (2)các yếu tố liên quan đến sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt; (3) triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt; (4) điều trị; (5) chăm sóc bệnh tâm thần phân liệt
- Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố trình độ học vấn; tuổi đời; nghề nghiệp của người chăm sóc đến nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt
- Đề xuất một số khuyến nghị để nâng cao nhận thức cuả người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt
Trang 145 Phạm vị nghiên cứu
5.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Trong đề tài này, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt trên các mặt sau:
- Nhận thức của người chăm sóc về bản chất của bệnh tâm thần phân liệt
- Nhận thức của người chăm sóc về các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt;
- Nhận thức về triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt;
- Nhận thức về các biện pháp điều trị bệnh tâm thần phân liệt;
- Nhận thức về cách chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt;
5.2 Giới hạn về khách thể nghiên cứu
Một bệnh nhân tâm thần có thể có nhiều người chăm sóc, chúng tôi chỉ tiến hành thu thập thông tin từ người thường xuyên chăm sóc bệnh nhân nhất (vợ-chồng, bố-mẹ đối với con cái)
6 Giải thuyết nghiên cứu
- Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt còn hạn chế, cụ thể: người chăm sóc chưa có hiểu biết đầy đủ về các nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và cách thức chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt
- Nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt ảnh hưởng bởi các yếu
tố như tuổi đời; trình độ học vấn; nghề nghiệp của người chăm sóc
- Người chăm sóc đánh giá cao hiệu quả của liệu pháp điều trị hóa dược hơn là các liệu pháp phục hồi chức năng; Nhiều người chăm sóc vẫn nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cúng điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt
7 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài:
-Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp điều tra bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu
- Phương pháp phân tích số liê ̣u bằng thống kê toán học
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới
Nhận thức về sức khỏe tâm thần nói chung và tâm thần phân liệt nói riêng là một trong những vấn đề ngày càng được quan tâm trên toàn thế giới vì sự ảnh hưởng của nó đến nền kinh tế của mỗi quốc gia, đến chất lượng cuộc sống của con người Theo WHO, những ảnh hưởng về kinh tế do rối loạn sức khỏe tâm thần là rộng khắp, lâu dài và rất lớn Nó gây nên chi phí lớn cho cá nhân, gia đình và cộng đồng Theo báo cáo y tế thế giới (2001), những rối loạn tâm thần và hành vi chiếm khoảng 12% gánh nặng bệnh tật toàn cầu [15] Chính vì vậy, sức khỏe tâm thần cũng như rối loạn tâm thần ngày càng được quan tâm nghiên cứu
Về sức khỏe tâm thần đã có những nghiên cứu sâu rộng về nhận thức và thái
độ của người dân đối với vấn đế này Như nghiên cứu vào năm 2007 của một tổ chức ở Ireland về “Nhận thức và thái độ của người dân Ireland đối với vấn đề Sức khỏe tâm thần [19] Nghiên cứu được tiến hành trên 1000 người dân nhằm thông báo cho sự phát triển nhận thức về vấn đề sức khỏe tâm thần của người dân Ireland hướng đến việc nâng cao nhận thức và hiểu biết về sức khỏe tâm thần của người dân Những người thực hiện nghiên cứu này cũng có mong muốn phát triển khả năng ứng phó của người dân Ireland đối với những rối loạn sức khỏe tâm thần Ngoài ra có thể kể đến nghiên cứu của tổ chức Y tế ở Ireland về “Thái độ và nhận thức của người dân Bắc Ireland đối với vấn đề Sức khỏe tâm thần” [18] Những người thực hiện nghiên cứu này cho rằng đây là nghiên cứu cần thiết để giúp thông tin cho cộng đồng các vấn đề sức khỏe tâm thần, đồng thời đây là một cách tiếp cận toàn dân đề hiểu và giải quyết các nguy cơ gặp phải rối loạn sức khỏe tâm thần cũng như các yếu tố bảo vệ giúp người dân phòng ngừa và chữa trị khi gặp phải rối loạn sức khỏe tâm thần Và kết quả của 2 nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng nhận thức của người dân về các vấn đề sức khỏe tâm thần còn hạn chế
Trên đây là các nghiên cứu về sức khỏe tâm thần nói chung còn đối với tâm thần phân liệt, đặc biệt là đối tượng người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt
Trang 16cũng thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả.Trong bài báo “Làm thế nào để người
Thái Lan chăm sóc, quản lý bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà”của Tiến sĩ
Phyllis và Jintana Yunibhand (2009) đã chỉ ra ở Thái Lan có khoảng 343,680 bệnh nhân tâm thần phân liệt được chăm sóc tại nhà bởi người thân và hầu hết họ đều có
ít kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt, kết quả thu được bằng cách phỏng vấn sâu
và quan sát 170 người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phần liệt [24]
Một số tác giả khác lại nhấn mạnh đến nhận thức của người chăm sóc về những gánh nặng mà họ phải trải qua khi chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt, bởi bệnh tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm lý nghiêm trọng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của những người bị ảnh hưởng mà cả gia đình của họ Khi bệnh tâm thần phân liệt có xu hướng trở nên mãn tính, sự suy giảm chức năng dẫn đến mất chức năng xã hội, thay đổi mô hình truyền thông trong gia đình, dẫn đến những khó khăn nghề nghiệp và gây gánh nặng cho gia đình Các phản ứng của gia đình đối với một thành viên trong gia đình bị tâm thần phân liệt bao gồm gánh nặng chăm sóc, sợ hãi và bối rối về các dấu hiệu và triệu chứng bệnh tật, sự không chắc
chắn về bệnh, thiếu sự hỗ trợ của xã hội và kỳ thị Trong một nghiên cứu được thực
hiện tại hai bệnh viện tư nhân của Malaysia và Ấn độ trên 50 bệnh nhân tâm thần phân liệt và người chăm sóc bệnh nhân do Thara và cộng sự (2010) thực hiện đã chỉ
ra những gánh nặng mà người chăm sóc ở cả hai nước gặp phải như: gánh nặng tài chính; sự kỳ thị của những người xung quanh; sự cải thiện của bệnh nhân Mặc dù không có sự khác nhau nhiều về mặt văn hóa nhưng có sự khác nhau về nhận thức giữa người chăm sóc của hai quốc gia Nhận thức về gánh nặng của người chăm sóc
ở Malaysia cao hơn ở Ấn Độ Và những yếu tố có thể ảnh hưởng đến người chăm sóc ở Malaysia là tuổi của bệnh nhân; các hỗ trợ từ gia đình; quan hệ hôn nhân giữa người chăm sóc và bệnh nhân; các dịch vụ y tế hỗ trợ Còn ở Ấn độ, tình hình tài chính; sự kỳ thị của những người xung quanh; mức độ cải thiện của bệnh là những yếu tố tác động trực tiếp đến người chăm sóc [25]
Cũng nhằm mục đích đánh giá gánh nặng trong một mẫu bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú ở Brazin, Caqueo-Urízar và cộng sự (2013) đã thực
Trang 17hiện nghiên cứu “ Gánh nặng chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt điều trị ngoại trú ở Braxin”, bằng việc nghiên cứu trên 23 người chăm sóc của các bệnh nhân đã được chẩn đoán là tâm thần phân liệt theo DSM-5, ở cả hai giới tính, trong độ tuổi
từ 18-50 và có thời gian chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt ít nhất 30 giờ/ tuần Gánh nặng gia đình được đánh giá bằng cách sử sụng bản FBIS-BR của Brazil và phỏng vấn bán cấu trúc những người chăm sóc Gánh nặng được chia thành các phần như: hỗ trợ bệnh nhân trong cuộc sống hằng ngày; giám sát các hành vi có vấn
đề của bệnh nhân; gánh nặng tài chính; các ảnh hưởng đến thói quen của gia đình;
lo lắng về cuộc sống hiện tại và tương lai của bệnh nhân Gánh nặng được đánh giá theo thang Likert (1=không bao giờ đến 5=mỗi ngày) Qua nghiên cứu, tác giả giả
đã chỉ ra gánh nặng về việc hỗ trợ cho bệnh nhân trong cuộc sống hằng ngày là 3,32
± 0,77; giám sát hành vi có vấn đề của bệnh nhân là 1,86± 0,53; gánh nặng tài chính
là 2,78 ± 1,47; ảnh hưởng đến thói quen gia đình là 1,89 ± 0,81 và lo lắng về cuộc sống hiện tại và tương lai của bệnh nhân là 3,72 ± 0,61 Như vậy những gánh nặng của người chăm sóc tập trung vào các vấn đề như hỗ trợ bệnh nhân trong cuộc sống hằng ngày, gánh nặng tài chính và tương lai của bệnh nhân [31] Có thể nói những gánh nặng mà người chăm sóc gặp phải trong khi chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt bởi họ không có nhiều thời gian rảnh rỗi để tìm hiểu những kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt
Như vậy có thể nói, các tác giả chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nhận thức về sức khỏe tâm thần; nhận thức của người chăm sóc về những gánh nặng mà họ gặp phải, những nghiên cứu tập trung vào nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt còn chưa phổ biến
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Các nghiên cứu về người chăm sóc của bệnh nhân tâm thần phân liệt được
các tác giả Việt Nam nghiên cứu cũng khá nhiều
Bằng việc phỏng vấn toàn bộ 100 người chăm sóc chính bệnh nhân tâm thần phân liệt; phỏng vấn sâu 3 cán bộ y tế phụ trách chương trình chăm sóc sức khỏe
Trang 18tâm thần cộng động và 3 cuộc thảo luận nhóm với 18 người chăm sóc chính của
bệnh nhân tâm thần phân liệt, nghiên cứu về “ Kiến thức - thái độ - thực hành của
người chăm sóc chính người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà và một số yếu tố liên quan ở huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc” của Đinh Quốc Khánh (2010) đã cho thấy
nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt chỉ ở mức độ trung bình
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường nâng cao công tác chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại nhà ở 3 xã, thị trấn huyện Bình Xuyên [9]
Cũng nghiên cứu về người chăm sóc, một số tác giả lại có xu hướng tìm hiểu thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt, bằng phương pháp điều tra bảng hỏi trên 100 người đang chăm sóc kết hợp với phỏng vấn sâu,
nghiên cứu “Thái độ của người chăm sóc đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt
đang điều trị tại nhà” của Lê Hoàng Nhân (2015) đã chỉ ra người chăm sóc hiểu
biết về bệnh tâm thần phân liệt vẫn còn hạn chế dẫn đến thái độ của người chăm sóc đối với bệnh tâm thần phân liệt đa số là trung lập, có 14% có những suy nghĩ tiêu cực về bệnh tâm thần phân liệt, 17% có thái độ tích cực và 69% có thái độ trung lập với bệnh tâm thần phân liệt Nghiên cứu cũng chỉ ra thái độ của người chăm sóc ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Học vấn, nơi sống, hình thức chăm sóc, số năm chăm sóc, nhu cầu thỏa mãn các chức năng của người chăm sóc [11]
Nghiên cứu của Tôn Thất Hưng (2010) về vấn đề “Nghiên cứu tổn hại tâm lý
xã hội do bệnh tâm thần phân liệt gây ra cho gia đình tại bảy phường ở thành phố Huế” lại tập trung vào những tổn hại tâm lý của người nhà có người thân là bệnh
nhân tâm thần phân liệt Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên
144 người nhà của bệnh nhân tâm thần phân liệt trước và sau quản lý theo Dự án bảo vệ sưc khoẻ tâm thần cộng đồng và người giám hộ tại bảy phường thành phố Huế (Phú Hội, Phước Vĩnh, Phường Đúc, Phú Thuận, Thuận Lộc, Thuận Hoà, Phú Bình) Những vấn đề tâm lý mà người nhà gặp phải trước quản lý, nhiều nhất: gia đình thường xuyên có mặc cảm (45,1%); thường xuyên căng thẳng (53,5%); đôi khi
lo sợ (45,5%); không chịu sự kỳ thị (44,4%) Sau khi bệnh nhân tâm thần phân liệt
Trang 19được quản lý, những vấn đề về tâm lý mà người nhà gặp phải như: gia đình đôi khi
có mặc cảm (45,1%); đôi khi căng thẳng (51,4%); không lo sợ (52,8%); không chịu
sự kỳ thị (64,6%) Nguyên nhân của vấn đề này cũng được nghiên cứu chỉ ra là do kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc còn hạn chế dẫn đến người chăm sóc vẫn còn sự lo sợ, mặc cảm về người bệnh tâm thần phân liệt Nghiên cứu cũng kết luận rằng, bệnh tâm thần phân liệt ra gây một số tổn hại tâm lý
xã hội cho gia đình, vì vậy, cần tăng cường giáo dục sức khỏe tâm thần, giúp họ có thái độ đúng đắn đối với người bệnh, xóa bỏ sự kỳ thị, mặc cảm, lo sợ đối với người bệnh[30]
Có tác giả lại tập trung vào vấn đề chăm sóc bệnh nhân như nghiên cứu
“Thực trạng chăm sóc bệnh nhân tại nhà trên địa bàn tỉnh Nam Định” của Nguyễn
Thị Dung (2014) chỉ ra điểm trung bình chăm sóc người bệnh đạt mức 7,17+/-1,12 (tính theo thang điểm 10) trong đó điểm trung bình về việc cho người bệnh dùng thuốc chỉ đạt 5,46+/- 3,33, khám bệnh định kì đạt 3,88 +/- 0,6 đều ở mức độ trung bình và mức thấp Việc chăm sóc người bệnh tại nhà ảnh hưởng bởi các yếu tố: Trình độ học vấn, thu nhập hàng tháng, tiếp cận thông tin hướng dẫn chăm sóc
người bệnh của người chăm sóc [1]
Có một số ít nghiên cứu về nhận thức của người nhà về bệnh tâm thần phân liệt như nghiên cứu của nhóm tác giảPhạm Xuân Trưởng, Nguyễn Văn Doanh, Đỗ
Văn Hạnh của Bệnh viên quân y 103 (2015): “Khảo sát nhận thức của bệnh nhân
và người chăm sóc bệnh nhân về bệnh tâm thần phân liệt”, qua khảo sát 67 bệnh
nhân tâm thần phân liệt và 47 người chăm sóc trực tiếp bệnh nhân nghiên cứu chỉ ra
đa số bệnh nhân và người chăm sóc bệnh nhân nhận thức sai rằng tâm thần phân liệt
là bệnh thần kinh (55,88% và 55,32%) Chỉ 35,29% số bệnh nhân và 25,53% số người chăm sóc nhận thức đúng rằng tâm thần phân liệt là bệnh tiến triển suốt đời Chỉ có 45,59% số bệnh nhân và 40,43% số người chăm sóc nhận thức đúng rằng
bệnh tâm thần phân liệt phải điều trị củng cố suốt đời [29]
Có thể nói mặc dù những nghiên cứu về người chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt đã được thực hiện khá nhiều cả ở trên thế giới và Việt nam, tuy nhiên
Trang 20những nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt còn rất hạn chế, các tác giả chủ yếu tập trung vào những gánh nặng
mà người chăm sóc gặp phải; những tổn hại mà người bệnh tâm thần phân liệt đem đến cho người chăm sóc v.v Một số ít nghiên cứu đi tìm hiểu kiến thức về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc vẫn còn mang tính chung chung, hoặc chỉ đi tập trung vào một số vấn đề như nhận thức về kiến thức chăm sóc v.v Đó là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài này làm trọng tâm nghiên cứu
1.2 Một số vấn đề lý luận nhận thức về tâm thần phân liệt
1.2.1 Lý luận về nhận thức
1.2.1.1 Khái niệm nhận thức
Nhận thức là một hoạt động đặc trưng của con người Trong quá trình sống
và hoạt động con người nhận thức được hiện thực xung quanh, hiện thực của bản thân mình, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ và hành động với thế giới xung quanh
và đối với chính bản thân mình
Tác giả Nguyễn Khắc Viện, trong cuốn từ điển Tâm lý học, NXB Thế giới,
2001 đưa ra cách hiểu về nhận thức như sau: Nhận thức là quá trình hoặc kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, nhận biết và hiểu biết thế giới
khách [16].Quá trình ấy diễn ra ở các mức độ:
-Kinh nghiệm hằng ngày về sự vật, hiện tượng và người khác, mang tính tự phát, thường hỗn hợp và tình cảm, thành kiến, thiếu hệ thống
- Khoa học, các khái niệm được kiến tạo một cách chặt chẽ, có hệ thống, với ý thức
về phương pháp và những bước đi của tư duy để chứng nghiệm đúng, sai
Trong cuốn từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng chủ biên, nhận thức là hiểu được một điều gì đó, tiếp thu được những kiến thức về điều nào đó, hiểu biết được những quy luật về những hiện tượng quá trình nào đó [2]
Tác giả Phạm Minh Hạc xem nhận thức là một trong ba mặt cơ bản của đời sống tâm lý con người, hai mặt còn lại là tình cảm và hành động Trong khi hoạt động để tồn tại trong thế giới tự nhiên và môi trường xã hội, con người phải nhận thức, phản ánh hiện thực xung quanh quanh và cả hiện thực của bản thân mình, để
Trang 21trên cơ sở đó con người tỏ thái độ, tình cảm và hành động Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới những mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao,
từ đơn giản đến phức tạp Kết quả nhận thức có thể cho ra sản phẩm là nhận thức đúng hoặc nhận thức sai, nhận thức từng bộ phận hay nhận thức cái tổng thể, nhận thức một phần hay nhận thức trọn vẹn sự vật hiện tượng, nhận thức thuộc tính bên ngoài hay đi sâu vào bản chất bên trong, dẫn đường tìm ra quy luật và chân lý [14] Như vậy, theo định nghĩa này cần xác định ba yếu tố:
+ Thứ nhất, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan Nếu con người
có nhận thức tốt là quá trình phản ánh hiện thực khách quan đúng đắn, đầy đủ + Thứ hai, nhận thức có mối quan hệ với tình cảm, thái độ Tức là khi con người nhận thức tốt sẽ chỉ đạo, định hướng, điều khiển tình cảm, và giúp con người tỏ thái
độ phù hợp
+ Thứ ba, nhận thức có mối quan hệ với hành động Nghĩa là nhận thức tốt sẽ làm động lực thúc đẩy con người hành động và đạt kết quả tốt
Tóm hợp những phân tích lý luận về định nghĩa nhận thức ở trên, trong
nghiên cứu của mình, chúng tôi hiểu khái niệm nhận thức như sau: Nhận thức là sự
hiểu biết của con người về sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan ở các mức
độ khác nhau, làm cơ sở,động lực thúc đẩy con người hành động
1.2.1.2 Bản chất của nhận thức
* Nhận thức là quá trình tâm lý, phản ánh bản thân hiện thực khách quan
Ở con người, quá trình này thường gắn với mục đích nhất định nên nhận thức con người là một hoạt động có chủ đích
Đặc trưng nổi bật nhất của hoạt động nhận thức là phản ánh hiện thực khách quan Nó không chỉ phản ánh các thuộc tính bên ngoài mà còn phản ánh các thuộc tính bên trong, các mối quan hệ có tính quy luật; không chỉ phản ánh hiện thực xung quanh mà còn phản ánh hiện thực của bản thân ta; không chỉ phản ánh hiện tại mà còn phản ánh cái đã qua và cái sẽ tới của hiện thực khách quan
Hoạt động nhận thức là cơ sở của mọi hoạt động tâm lý con người Nhận thức là hoạt động của chủ thể nhằm khám phá thế giới xung quanh, kết quả của hoạt
Trang 22động này nhằm tìm ra chân lý hay về sự thật về những thuộc tính khách quan của sự vật, hiện tượng cụ thể Nhận thức đúng làm cơ sở cho tình cảm, ý chí, quan điểm, lập trường, tư tưởng và hành động đúng
Hoạt động nhận thức thể hiện những mức độ phản ánh khác nhau và mang lại sản phẩm khác nhau về hiện thực khách quan
*Nhận thức mang bản chất xã hội, lịch sử
Hoạt động nhận thức bao giờ cũng phải dựa vào tri thức đã có, dựa vào kinh nghiệm của nhân loại đã tích lũy được, tức là dựa vào kết quả của hoạt động nhận thức mà xã hội loài người đã đạt được ở trình độ phát triển lịch sử lúc đó
Nhận thức phải sử dụng vốn từ ngữ do các thế hệ trước sáng tạo ra với tư cách là phương tiện biểu đạt, khái quát và giữ gìn kết quả hoạt động nhận thức của loài người
Quá trình nhận thức được thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội, nghĩa là ý nghĩ của con người được hướng vào giải quyết các vấn đề bức xúc do xã hội đặt ra
Nhận thức của con người mang tính chất lịch sử bởi bề rộng của sự khái quát và chiều sâu của việc phát triển ra bản chất của sự vật, hiện tượng được quy định không chỉ do khả năng của cá nhân mà còn do kết quả của hoạt động nhận thức mà loài người đã đạt được dựa vào kho tàng tri thức có liên quan vào trí tuệ nhân loại Như vậy, kiến thức của mỗi người được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức tích cực của bản thân họ Nhận thức là sản phẩm của sự phát triển xã hội - lịch sử
Trang 23*Mức độ nhận thức cảm tính
Là quá trình nhận thức đầu tiên, ở mức độ thấp nhất, sơ đẳng thấp nhất trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con người Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người
Nhận thức cảm tính bao gồm hai quá trình là cảm giác và tri giác Cảm giác là hình thức phản ánh thấp nhất, khởi đầu, là định hướng đầu tiên của cơ thể trong thế giới Trên cơ sở nảy sinh các cảm giác ban đầu mà có tri giác Tri giác là hình thức phản ánh cao hơn trong cùng bậc thang nhận thức cảm tính Cảm giác và tri giác có mối quan hệ chặt chẽ và chi phối lẫn nhau trong mức độ nhận thức “trực quan sinh động” thế giới
Sản phẩm hoạt động nhận thức cảm tính là những hình ảnh cụ thể, trực quan về thế giới, chứ chưa phải là những khái niệm và quy luật về thế giới Mặc dù vậy, nhận thức cảm tính có vai trò quan trọng trong đời sống tâm lý con người, nó cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động tâm lý cấp cao
*Mức độ nhận thức lý tính
Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao hơn nhận thức cảm tính Nhận thức
lý tính phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà con người chưa biết Nhận thức lý tính bao gồm 2 mức độ: tư duy và tưởng tượng
Đặc điểm chung của nhận thức lý tính: Thuộc thang nhận thức cao, có những đặc điểm mới về chất so với nhận thức cảm tính Đó là tính có vấn đề, tính khái quát
và tính gián tiếp Trên thực tế, nhận thức lý tính chỉ nảy sinh khi gặp những hoàn cảnh, những tình huống bằng vốn hiểu biết cũ, bằng phương pháp hành động cũ đã
có, con người không thể giải quyết được Để nhận thức, con người cần phải vượt ra khỏi phạm vi những hiểu biết cũ và đi tìm những cái mới để đạt được mục đích mới Khác với nhận thức cảm tính, nhận thức lý tính có khả năng đi sâu vào sự vật hiện tượng nhằm vạch ra những thuộc tính chung, những mối quan hệ có tính quy luật giữa chúng Chính nhờ phản ánh cái khái quát, cái quy luật mà nhận thức lý
Trang 24tính giúp con người không chỉ nhận biết được thế giới mà còn có khả năng tái tạo thế giới Đến mức độ nhận thức lý tính, con người nhận thức thế giới một cách gián tiếp – nhận thức bằng ngôn ngữ Nhờ phương tiện ngôn ngữ và khả năng phản ánh khái quát, phản ánh gián tiếp thế giới mà con người có khả năng vạch ra các thuộc tính bản chất, các mối liên hệ có tính quy luật, dự đoán được chiều hướng phát triển
và diễn biến của chúng để nhận thức và cải tạo chúng
Nhận thức lý tính có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ Bởi vì muốn phản ánh được những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật hiện tượng trong thế giới, muốn phản ánh gián tiếp thế giới thì nhận thức lý tính của con người phải sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện Có thể coi mối quan hệ giữa nhận thức lý tính và ngôn ngữ như mối quan hệ giữa nội dung và hình thức Quá trình nhận thức lý tính được diễn ra bằng cách chủ thể tiến hành những thao tác trí tuệ như phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa
Nhận thức lý tính có mối quan hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính Nó là hai mức độ khác nhau của quá trình nhận thức; chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau trong hoạt động của con người Nhận thức cảm tính cung cấp những thông tin ban đầu cho nhận thức lý tính, là cơ sở cho nhận thức cảm tính Nhận thức cảm tính và lý tính đều nảy sinh từ thực tiễn và lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn kiểm tra sự đúng đắn của nhận thức
- Quan điểm của B.S Bloom về các mức độ nhận thức:
Cũng nghiên cứu các mức độ nhận thức, B.S.Bloom – nhà sư phạm người Mỹ,
năm 1956 ông và cộng sự biên soạn tài liệu: “Hệ phân loại các mục tiêu Sư phạm,
lĩnh vực nhận thức” B.S.Bloom đưa ra ba khía cạnh đánh giá: nhận thức, thái độ,
hành vi Ông chia nhận thức thành nhiều mức khác nhau, phân loại mục tiêu nhận thức ra 6 mức độ từ thấp đến cao Mỗi mức đặc trưng cho một hoạt động trí tuệ
Mức 1: Biết (Knowledge): đưa vào trí nhớ và phục hồi lại thông tin của cùng một
đối tượng nhận thức, ghi nhớ, có thể nhắc lại các sự kiện, các định nghĩa, các khái niệm, nội dung các định luật…
Trang 25Mức 2: Hiểu (Comprehension): có thể thuyết minh, giải thích, chứng minh những
kiến thức đã lĩnh hội (phục hổi ngữ nghĩa thông tin trong những đối tượng khác nhau, thiết lập liên hệ ở những đối tượng khác nhau)
Mức 3:Vận dụng (Application) có thể áp dụng kiến thức vào những tình huống mới,
khác với trong bài học (sử dụng các quy tắc, những nguyên tắc, những phác đồ giải quyết mọi vấn đề nào đó)
Mức 4: Phân tích (Analysis) biết phân chia một toàn thể thành các bộ phận, một vấn
đề lớn thành các vấn đề nhỏ, làm sáng tỏ các mối quan hệ giữa các bộ phận (đồng nhất những bộ phận tạo nên cái tổng thể, từ đó phân biệt các ý tưởng trong đối tượng đó)
Mức 5: Tổng hợp (Synthesis) biết sắp xếp các bộ phận thành toàn thể thống nhất,
ghép các vấn đề nhỏ thành các vấn đề lớn hơn, tạo thành một tổng thể mới liên kết mới liên tất cả các bộ phận tạo nên tổng thể)
Mức 6: Đánh giá (Evaluation) có thể nhận định, phán đoán về giá trị, ý nghĩa của
mỗi kiến thức (tạo thành những phán đoán về số lượng cũng như chất lượng thao tác tạo nên chất lượng của trí tuệ)
Từ sự phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài này chúng tôi lựa chọn việc phân chia các mức độ nhận thức theo quan điểm của B.S.Bloom làm cơ sở để nghiên cứu về thực trạng nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt Tuy nhiên chúng tôi chỉ nghiên cứu thực trạng nhận thức của người chăm sóc về bệnh tâm thần phân liệt ở 3 cấp độ là Biết; hiểu và vận dụng
1.2.1.4 Tiêu chí đánh giá nhận thức về bệnh tâm thần phân liệt của người chăm sóc
(1) Biết: Người chăm sóc có thể đưa ra được những kiến thức cơ bản về bệnh tâm thần phân liệt như bản chất của bệnh; các yếu tố liên quan đến sự phát triển của bệnh; triệu chứng của bệnh; chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt; điều trị bệnh tâm thần phân liệt
(2) Vận dụng: Người chăm sóc có thể hiểu được các kiến thức cơ bản về bệnh tâm thần phân liệt từ đó đưa ra những đánh giá với những khẳng định sai về bệnh tâm thần phân liệt
Trang 26(3) Thực hành: Người chăm sóc có thể vận dụng những kiến thức mà mình có vào quá trình chăm sóc và điều trị bệnh nhân
1.2.2 Lý luận về bệnh tâm thần phân liệt
1.2.2.1 Khái niệm bệnh tâm thần phân liệt
Có rất nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau về bệnh tâm thần phân liệt Nhưng tựu chung lại thì có những cách hiểu thông thường về bệnh tâm thần phân liệt như sau:
Trong cuốn bệnh tâm thần phân liệt của Bùi Quang Huy, ông cũng đưa ra khái niệm tương tự: Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng và phổ biến, căn nguyên chưa rõ ràng Bệnh làm biến đổi người bệnh theo kiểu phân liệt: Người bệnh tách khỏi cộng đồng, thu dần vào thế giới bên trong làm cho tình cảm của họ khô lạnh Khả năng làm việc của bệnh nhân ngày càng sút kém và có những hành vi lập dị, khó hiểu [5]
Một định nghĩa khác cho rằng: Tâm thần phân liệt là tình trạng não bộ bị rối loạn nghiêm trọng, người bị bệnh sẽ đối diện với thực tại một cách bất thường Tâm thần phân liệt có thể dẫn đến sự kết hợp của ảo giác, hoang tưởng, tư duy và hành vi
vô cùng mất trật tự Trái lại với những gì mọi người nghĩ, tâm thần phân liệt không phải là một nhân cách hoặc đa nhân cách Từ “tâm thần phân liệt” có nghĩa là “chia tâm”, đề cập đến sự gián đoạn đến tình trạng cân bằng trong cảm xúc và suy nghĩ bình thường Tâm thần phân liệt là bệnh mãn tính, đòi hỏi phải điều trị suốt đời [4]
Theo quan niệm tâm thần phân liệt là một đơn vị bệnh lý độc lập, người ta có thể định nghĩa như sau: Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng và phổ biến, căn nguyên chưa rõ, bệnh có tính chất tiến triển với những rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc dẫn đến những rối loạn cơ bản về tâm lý và nhân cách theo kiểu phân liệt, nghĩa là mất dần tính hài hòa, thống nhất gây ra chia cắt trong các
mặt hoạt động tâm thần [13]
Tác giả Cao Tiến Đức (2015) cho rằng tâm thần phân liệt là một rối loạn tâm thần nặng, khá phổ biến, có tính chất tiến triển với những rối loạn đặc trưng về tư duy, tri giác và cảm xúc, dẫn đến những rối loạn cơ bản về tâm thần và nhân cách
Trang 27theo kiểu phân liệt, nghĩa là mất dần tính hài hoà thống nhất giữa các hoạt động tâm thần, gây chia cắt rời rạc các mặt hoạt động tâm thần Trong tiếng Anh, chữ Schizophrenia bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp: "schizo" có nghĩa là chia tách, phân rời
và "phrenia" có nghĩa là tâm hồn, tâm thần [3]
Ngày nay một số các nhà tâm thần học trên thế giới lại cho rằng tâm thần phân liệt là một nhóm bệnh lý hay một nhóm các hội chứng phân liệt
R.Been (2001) cho rằng: tâm thần phân liệt là các rối loạn đặc trưng bởi các rối loạn tư duy, cảm xúc và hành vi bao gồm những triệu chứng dương tính và âm tính Các triệu chứng dương tính như: hoang tưởng, ảo giác, căng trương lực…Các triệu chứng âm tính như: cảm xúc cùn mòn, thu mình lại, giảm cảm giác thích thú
và ngôn ngữ nghèo nàn [13]
Theo bảng phân loại thống kê Quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏa có liên quan phiên bản lần thứ 10 (ICD-10), định nghĩa “Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, tiến triển từ từ, có khuynh hướng mãn tính, căn nguyên hiện nay chưa rõ ràng, làm cho người bệnh dần tách khỏi cuộc sống bên ngoài, thu dần vào thế giới bên trong, làm cho tình cảm trở nên khô lạnh, khả năng học tập, làm việc ngày một sút kém, có những hành vi, ý nghĩ kỳ dị, khó hiểu” [13]
Theo DSM-5, rối loạn phổ tâm thần phân liệt hay các rối loạn tâm thần khác
bao gồm tâm thần phần liệt, rối loạn tâm thần khác và chứng rối loạn tâm trạng được xác định bởi những bất thường, bao gồm 1 hoặc nhiều lĩnh vực trong 5 lĩnh vực sau: Các hoang tưởng; các ảo giác; ngôn ngữ thanh xuân; hành vi thanh xuân hoặc hành vi căng trương lực; các triệu chứng âm tính [17]
Qua các định nghĩa về tâm thần phân liệt, trong đề tài nghiên cứu này, chúng
tôi hiểu: “Tâm thần phân liệt là một bệnh tâm thần nặng, phổ biến và căn nguyên
chưa rõ ràng Bệnh có xu hướng tiến triển mãn tính và gây ra những rối loạn trong các mặt hoạt động tâm thần như tư duy, tri giác, cảm xúc, trí nhớ, nhân cách” 1.2.2.2 Độ tuổi khởi phát và tỉ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt
Theo số liệu đã được thống kê, người ta ước tính có khoảng 2,2 triệu người ở Hoa Kỳ mắc bệnh tâm thần phân liệt Tỷ lệ mắc mới được chẩn đoán dao động từ
Trang 2811 đến 70 trên 100.000 người Nguy cơ phát triển tâm thần phân liệt được cho là khoảng 1% đối với dân số nói chung và không có sự khác nhau giữa nam và nữ Theo số liệu điều tra của Ngành Tâm thần Việt Nam (2002), tỉ lệ mắc bệnh tâm thần phân liệt là 0,47% và 90% bệnh nhân tâm thần phân liệt được điều trị trong độ tuổi
từ 15-54 tuổi Tỉ lệ mắc bệnh ở cả hai giới tương đương nhau, song nữ có xu hướng khởi phát muộn hơn (ở nam từ 15-25 tuổi, trung bình là 20 tuổi; ở nữ 25-35 tuổi, trung bình là 30 tuổi) Tại các bệnh viện tâm thần, bệnh nhân tâm thần phân liệt nhập viện lần đầu tiên chiếm khoảng 25% Bệnh nhân tâm thần phân liệt có tỉ lệ tự sát cao (50% bệnh nhân có ý định tự sát, 10% tự sát thành công) [3]
Theo nguyên tắc chung, bệnh tâm thần phân liệt thường xuất hiện ở độ tuổi
từ 15 đến 24 cho cả nam và nữ (Eaton & Chen, 2006) Mặc dù số số ca mắc mới ở nam giới có giảm dần sau tuổi 25 còn với nữ thì độ tuổi khởi phát có thể muộn hơn
và giảm dần sau tuổi 45 Sự khác nhau này có thể là do sự mất estrogen như một yếu tố bảo vệ các tế bào thần kinh dopaminergic Hiện tại, trẻ em khởi phát tâm thần phân liệt dưới độ tuổi được coi là hiếm [21]
Mặc dù hầu hết những người mắc chứng tâm thần phân liệt đều có triệu chứng ở tuổi thanh thiếu niên độ tuổi từ 15 đến 24 tuổi Có một số bệnh nhân không
có triệu chứng cho đến sau tuổi 40 hoặc thậm chí là 65 tuổi Bệnh tâm thần phân liệt khởi phát muôn được cho là khác biệt so với loại khởi phát sớm và đã được đặt tên
là "giai đoạn muộn" Bệnh tâm thần phân liệt khởi phát muộn phổ biến ở phụ nữ, và
có bằng chứng về chức năng hoạt động xã hội, giáo dục và nghề nghiệp tốt hơn so với bệnh tâm thần phân liệt khởi phát sớm Bệnh tâm thần phân liệt muộn có nhiều khả năng xuất hiện những triệu chứng dương tính hơn so với triệu chứng âm tính hoặc sự mất tổ chức Do đó, điều quan trọng cần nhấn mạnh các triệu chứng của tâm thần phân liệt có thể phát sinh tại bất kỳ điểm nào trong cuộc đời và là một hiện tượng phát triển [21]
1.2.2.3 Nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt
Các nghiên cứu về nguyên nhân của bệnh tâm thần phân liệt rất khác nhau
Từ khi P.E Bleuler nêu ra quan điểm tâm thần phân liệt là một nhóm bệnh, vấn đề
Trang 29về bệnh sinh của tâm thần phân liệt ngày càng được quan tâm hơn Tuy nhiên bệnh sinh của tâm thần phân liệt diễn ra theo những cơ chế hết sức phức tạp và chưa được làm sáng tỏ, chưa có một giả thuyết nào có thể giải thích được cách khởi phát
đa dạng và sự dao động lớn các triệu chứng lâm sàng của bệnh
*Yếu tố di truyền trong tâm thần phân liệt
Các nghiên cứu về vai trò của di truyền trong tâm thần phân liệt thường được thực hiện theo hai hướng: nghiên cứu phả hệ và di truyền học phân tử
Để xác định vai trò của yếu tố di truyền, các nhà nghiên cứu thường thực hiện những nghiên cứu so sánh giữa các nhóm khác nhau, có liên quan về mặt di truyền như: Nghiên cứu so sánh các cặp sinh đôi cùng trứng và sinh đôi khác trứng; Những người họ hàng cấp 1 với bệnh nhân: cha, mẹ, anh chị em ruột, con ruột; Những người họ hàng cấp 2
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả ở nhiều nước khác nhau, với
cỡ mẫu lớn, từ 3.000 đến 14.000 người trong gia đình và có quan hệ họ hàng của bệnh nhân tâm thần phân liệt, Kaplan và Sadock đưa ra một tỉ lệ nguy cơ mắc tâm thần phân liệt ở những người có quan hệ huyết thốngvới bệnh nhân tâm thần phân liệt như sau: Nguy cơ mắc bệnh tâm thần phần liệt là 1% cho cả cộng đồng; 2,4% cho những người có anh, em họ cấp I (con của bác, chú, dì) mắc bệnh tâm thần phân liệt; 2,4% cho những người có chú, dì mắc bệnh tâm thần phân liệt; 3,0% cho những người có cháu họ (con của anh, chị em ruột) mắc bệnh tâm thần phân liệt; 3,7% những người là cháu ruột của bệnh nhân tâm thần phân liệt; 4,2% có anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha mắc tâm thần phân liệt; 5,6% có cha hoặc mẹ mắc tâm thần phân liệt; 10,1% có anh, chị em ruột mắc bệnh tâm thần phân liệt; 12,8% khi có cha hoặc mẹ mắc tâm thần phân liệt và 45,3% khi có cả cha và mẹ mắc bệnh tâm thần phân liệt[20]
Một nghiên cứu khác cũng được thực hiện ở nhiều quốc gia khác nhau nhằm xác định nguy cơ mắc tâm thần phân liệt ở anh, chị, em sinh đôi với bệnh nhân Kendler& Robintte (Mỹ) (1983) đã nghiên cứu 194 cặp sinh đôi cùng trứng và 277 cặp sinh đôi khác trứng, kết quả cho thấy có 60/194 cặp sinh đôi cùng trứng tương
Trang 30đương với 31% mắc tâm thần phân liệt và 18/277 cặp sinh đôi khác trứng tương đương với 27% mắc tâm thần phân liệt Một nghiên cứu gần đây hơn của tác giả Cadno (Anh)(1998), nghiên cứu trên 87 cặp sinh đôi cùng trứng và 50 cặp sinh đôi khác trứng, kết quả cho thấy có 20/47 cặp sinh đôi cùng trứng, tương đương với 43% và 0/50 cặp sinh đôi khác trứng, tương đương với 0% mắc tâm thần phân liệt [20] Có thể thấy, nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt ở những cặp sinh đôi cùng trứng thì cao hơn những cặp sinh đôi khác trứng
Sau khi bản đồ gen được xác lập vào năm 2003, các nhà khoa học lại tiếp tục
đi sâu giải mã vai trò của gen đối với bệnh tật Tháng 6/2014, trên tạp chí “Nature”, tạp chí khoa học có uy tín hàng đầu thế giới, đã công bố kết quả khám phá lớn nhất
từ trước tới nay về sự liên quan của các gen với tâm thần phân liệt Với nỗ lực của
300 nhà khoa học thuộc 35 quốc gia trên thế giới, 108 gen với 128 biến thể đã được nhận diện là có liên quan đến tâm thần phân liệt Đây là kết quả của việc phân tích toàn bộ bộ gen của gần 37.000 bệnh nhân tâm thần phân liệt và so sánh với các bộ gen của trên 113.000 người khỏe mạnh Kết quả này đã bác bỏ mọi ý kiến cho rằng gen không có vai trò gì đối với bệnh tâm thần phân liệt [3]
Tuy nhiên trong một bài tổng kết 40 nghiên cứu về nguy cơ di truyền của bệnh tâm thần phân liệt, Gottesman (2001) phát hiện ra rằng 80% người có các triệu chứng của bệnh tâm thần không có mẹ bị mắc rối loạn tâm thần và 60% tiền sử gia đình âm tính đối với bệnh tâm thần phân liệt Có khả năng sự phát triển của tâm thần phân liệt là kết quả của sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường
Để chứng minh cho kết quả này, các tác Tienari và các cộng sự (2004) đã tiến hành
so sánh khả năng bị tâm thần phân liệt trên ba nhóm trẻ em được nuôi dưỡng bởi các gia đình Hai nhóm trẻ em có mẹ bị tâm thần phân liệt và nhóm thứ 3 là những trẻ em có mẹ không bị tâm thần phân liệt Các nhà nghiên cứu phân chia trẻ trong các gia đình thành 2 nhóm dựa trên mức độ xáo trộn, căng thẳng hiện tại trong gia đình: gia đình nuôi dưỡng lành mạnh và gia đình nuôi dưỡng bị căng thẳng Các cuộc đánh giá tiếp theo đã được tiến hành để xác định sự hiện diện của bệnh tâm thần phân liệt và các rối loạn tâm thần nặng khác ở trẻ được nuôi trong cả 3 nhóm
Trang 31Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ sinh ra có mẹ bị tâm thần phân liệt được nuôi dưỡng trong các gia đình có mức độ xáo trộn cao thì nguy cơ cao mắc bệnh tâm thần phân liệt hay rối loạn tâm thần khác (46%) hơn so với trẻ có
mẹ mắc tâm thần phân liệt nhưng sống trong gia đình có mức độ xáo trộn thấp (5%) Những trẻ em không có mẹ mắc tâm thần phân liệt nhưng sống trong gia đình
có sự xáo trộn cao thì nguy cơ mắc tâm thần phân liệt cũng cao hơn những đứa trẻ sống trong gia đình có sự xáo trộn thấp với tỉ lệ lần lượt là 24% và 3% Nghiên cứu này làm tăng khả năng phát triển bệnh tâm thần phân liệt như là kết quả của sự tương tác giữa yếu tố nguy cơ về mặt sinh học và căng thẳng trong môi trường nuôi
dưỡng [21]
Có thể thấy, trong cơ chế bệnh sinh của tâm thần phân liệt hiện nay rất khó giải thích được là yếu tố nào đóng vai trò quyết định di truyền mẫu gen của bệnh tâm thần phân liêt Người ta hy vọng rằng trên cơ sở bản đồ gen đã được xác lập, vấn đề di truyền trong tâm thần phân liệt sẽ được làm sáng tỏ Tuy nhiên sự kết hợp giữa yếu tố di truyền và yếu tố từ môi trường bên ngoài có vẻ như là hợp lý nhất khi giải thích về sự khởi phát của bệnh tâm thần phân liệt
* Giả thuyết về phát triển tâm thần:
Các nghiên cứu trong nửa cuối thế kỷ XX đã xác nhận, yếu tố phát triển tâm thần có liên quan tới cơ chế bệnh sinh của bệnh tâm thần phân liệt Các yếu tố nguy
cơ trong thời kỳ mang thai, mùa sinh, dinh dưỡng, biến chứng sản khoa đóng một vai trò quan trọng trong việc phát sinh bệnh tâm thần phân liệt Theo Murray (2006), mẹ bị cúm hoặc nhiễm trùng trong khi mang thai, mẹ bị dị tật ở tử cung, tiểu đường trong thai kỳ, trẻ sinh nhẹ cân, bị ngạt trong khi sinh và các biến chứng sản khoa khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần phân liệt [21]
*Giả thuyết về tâm lý, xã hội và văn hóa:
Các trắc nghiệm tâm lý cho thấy có sự bất thường rõ rệt ở người bệnh tâm thần phân liệt và cả ở một số họ hàng chưa có biểu hiện lâm sàng của tâm thần phân liệt Giả thuyết tác động qua lại trong gia đình là các yếu tố bệnh sinh quan
Trang 32trọng của bệnh tâm thần phân liệt, nhưng việc tăng nhanh các dữ liệu sinh học của tâm thần phân liệt đã nhanh chóng phủ nhận giả thuyết này
Việc giáo dục trong gia đình có khả năng làm thay đổi cảm xúc và tạo một cuộc sống ít stress hơn có tác dụng phòng bệnh tâm thần phân liệt Văn hóa giữa các khu vực công nghiệp và nông nghiệp liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt đã được nghiên cứu và giải thích rất khác nhau, nhưng yếu tố kinh tế đã làm ảnh hưởng đến yếu tố dinh dưỡng, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe tâm thần cho nhân dân chứ không phải là khác biệt về mặt văn hóa [21]
* Giả thuyết về mặt sinh học:
Các nghiên cứu sinh học và hóa sinh về cơ chế của bệnh tâm thần phân liệt
đã có nhiều kết quả triển vọng Nhờ sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, người ta đã
sử dụng phương pháp CT-Scan để nghiên cứu hình thái bệnh học hệ thần kinh trung ương trong tâm thần phân liệt Theo Th.Z Craig, Z Bregman (1998), 40,6% bệnh nhân tâm thần phân liệt khởi phát có liên quan đến thực thể não, đa số bệnh nhân có teo võ não và giãn rộng các não thất Năm 1980, T.J Crow nghiên cứu lâm sàng và giải phẫu bệnh não của bệnh nhân tâm thần phân liệt đã chia thành 2 type: Type 1: Khởi phát cấp tính, biểu hiện chủ yếu là các triệu chứng dương tính, cấu trúc não hoàn toàn bình thường, dung nạp điều trị tốt; type 2: Khởi phát từ từ, biểu hiện các triệu chứng âm tính là chủ yếu và có nhiều bất thường trong cấu trúc não, hiệu quả điều trị kém [13]
Quan điểm trên cũng được nhấn mạnh lại trong DSM – IV (1994) và nghiên cứu của H.I Kaplan và B.J Sadock (1997): Sau nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học khẳng định có sự bất thường trong cấu trúc của nhiều vùng não khác nhau ở bệnh nhân tâm thần phân liệt, những sự biến đổi này là nguyên nhân hay hậu quả của quá trình phân liệt thì chưa có tài liệu nào khẳng định được Các cấu trúc bất thường trong não biểu hiện là: Giãn rộng các não thất bên bao gồm teo các tế bào thần kinh, khoang não thất giãn rộng tuy nhiên vẫn chưa xác định vùng não đầu tiên bị teo; Giảm kích thước vùng đồi thị: đồi thị là trung tâm dẫn truyền và chuyển tiếp các thông tin giữa các vùng não khác nhau, nếu mất chức năng thì dẫn đến tổn
Trang 33thương nhiều vùng não khác nhau; Bất thường kích thước hồi hải mã: nhiều nghiên cứu đã xác kích thước của hồi hải mã nhỏ hơn bình thường, nhưng không xác định được tế bào bị thoái hóa ngay trong bào thai hay trong quá trình phát triển của não; Bất thường trong cấu trúc tế bào vùng trước trán, các bất thường này gây ra tổn
thương dẫn truyền thần kinh ở hệ limbic đến thùy đỉnh và thùy thái dương [13]
Chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) dopamine ảnh hưởng đến ngôn ngữ, hành vi, học tập, và cảm xúc Là chất khiến bạn cảm thấy hưng phấn và vui
vẻ Thuyết Dopamine là thuyết có ảnh hưởng nhất trong số các thuyết về chất dẫn
truyền thần kinh và tâm thần phân liệt, thuyết này cho rằng các triệu chứng tích cực của bệnh là sản phẩm từ lượng dopamine và cơ quan thụ cảm, hay cửa tiếp nhận dopamine quá nhiều (mỗi chất dẫn truyền thần kinh có một cửa riêng biệt), dẫn đến người bệnh bị ảo giác Tất cả những loại thuốc chữa trị tâm thần phân liệt ngày nay
có cơ chế hoạt động chủ yếu là chặn cơ quan thụ cảm D2, ngăn cản cơ quan này tiếp nhận chất dopamine [13]
* Các nghiên cứu về bệnh lý của hệ thần kinh trung ương:
Các nghiên cứu của Akbarian và cộng sự (1996) thấy thiếu hụt các tế bào thần kinh ở thùy trán như: giảm số lượng tế bào ở bề mặt và tăng tế bào có đuôi gai
ở vùng chất trắng B Pakkenberg (1990) nhận thấy giảm số lượng và cả đuôi gai của tế bào ở các nhân của đồi não và các nhân ở vùng trước trán Ngược lại, B Bogerts (1993) và L.D Senemon và cộng sự (1995) thấy tăng tế bào có đuôi gai ở vùng trước trán ở bệnh nhân tâm thần phân liệt [13]
Có thể thấy rằng, mỗi nghiên cứu lại đưa ra những lý giải khác nhau về nguyên nhân và những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt.Tuy nhiên, không có một yếu tố nào là duy nhất dẫn đến khởi phát bệnh tâm thần phân liệt, những lý giải có thể đúng với bệnh nhân này nhưng có thể lại không đúng với bệnh nhân khác, đó chính là lý do cho đến hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa chỉ ra chính xác nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển của bệnh này Tuy nhiên, sự kết hợp giữa nhiều yếu tố nội sinh với các yếu tố từ môi trường bên ngoài như sang chấn tâm lý, sự căng thẳng thường xuyên…có thể là một lý giải hợp lýcho
Trang 34căn nguyên của bệnh tâm thần phân liệt Vậy người chăm sóc nhận thức như thế nào
về nguyên nhân của bệnh tâm thần phân liệt Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này chúng tôi sẽ đưa ra những nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy sự phát triển của bệnh tâm thần phân liệt đã được các nhà nghiên cứu đưa ra, để từ đó đo đánh giá mức độ nhận thức của người chăm sóc về nguyên nhân của bệnh tâm thần phân liệt
1.2.2.4 Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt
Triệu chứng trong bệnh tâm thần phân liệt rất là đa dạng, phong phú, phức tạp và luôn luôn biến đổi Những triệu chứng đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt liên quan đến việc mất khả năng vận hành tổ hợp của nhận thức và cảm xúc, bao gồm nhận biết, suy luận, ngôn ngữ, giao tiếp, điều khiển hành vi, sự lưu loát, kết
quả từ những suy nghĩ, năng lực nói, ý muốn và dục vọng Một bệnh nhân, để bị coi
là mắc chứng tâm thần phân liệt, bệnh nhân phải có những triệu chứng của tổ hợp các triệu chứng trên chứ không phải là một trong số đó, không phải chỉ đơn lẻ một dấu hiệu mà là một tập hợp Việc chẩn đoán bệnh lý thường bao gồm nhận biết nhóm dấu hiệu, và triệu chứng liên quan đến mất khả năng lý giải và hoạt động thường ngày
Các triệu chứng của tâm thần phân liệt được chia làm ba phương diện: dương
tính (positive symptoms), âm tính (negative symptoms) , rối loạn tổ chức
Triệu chứng dương tính là những triệu chứng xuất hiện trong quá trình bị bệnh Triệu chứng dương tính rất đa dạng và phong phú, luôn luôn biến đổi, xuất
hiện nhất thời và mất đi hoặc thay thế bằng những triệu chứng dương tính khác
- Ảo giác: Một trong những triệu chứng phổ biến nhất và dễ thấy nhất chính
là ảo giác Mặc dù ảo giác có thể xảy ra với bất kỳ giác quan nào, nhưng thông thường, người mắc tâm thần phân liệt trải nghiệm nó dưới dạng ảo thanh- nghe thấy giọng nói không có thật Nhiều bệnh nhân nghe thấy giọng nói bên tai nhận xét về hành vi của họ hay ra lệnh cho họ Người khác thì nghe thấy nhiều giọng nói đang cãi lộn với nhau ảo thanh bình phẩm về hành vi của bệnh nhân hoặc thảo luận với nhau và phê phán bệnh nhân, có thể đe doạ cưỡng bức hay ra lệnh cho bệnh nhân
Trang 35Các loại ảo giác như ảo thị, ảo khứu, ảo giác, xúc giác có thể xuất hiện nhưng hiếm gặp hơn Một số bệnh nhân có những rối loạn cảm giác trong cơ thể, nhất là trong
cơ quan nội tạng (loạn cảm giác bản thể) hoặc có cảm giác biến đổi các cơ quan như không có tim phổi, chân tay dài ra hay ngắn lại, cảm xúc, suy nghĩ và tác phong đã biến đổi
- Hoang tưởng:Nhiều bệnh nhân tâm thần phân liệt mắc chứng hoang tưởng,
hoặc có những niềm tin kỳ quái như họ nghĩ họ có tài năng và quyền lực đặc biệt có thể điều khiển được thế giới; cho rằng những cảm giác, những ý nghĩ và hành vi sâu kín nhất bị những người khác biết hay lấy mất Người bệnh thường nói đến hiện tượng bị chi phối bằng các máy móc như máy vô tuyến điện, máy ghi âm, máy điều khiển từ xa v.v Có những trường hợp cảm thấy bị chi phối bằng phù phép, bằng thôi miên, bằng một sức mạnh siêu nhiên nào đó
Triệu chứng âm tính thể hiện sự tiêu hao, mất mát các hoạt động tâm thần sẵn có Nó thể hiện sự mất tính chất toàn vẹn, tính thống nhất của hoạt động tâm thần Nó cũng thường ổn định qua thời gian hơn là triệu chứng dương tính vì triệu chứng dương tính biến đổi nghiêm trọng khi bệnh nhân ở trong và ở ngoài chu kỳ loạn tinh thần Theo quan điểm của P.E Bleuler triệu chứng âm tính là nền tảng của
quá trình phân liệt.Triệu chứng âm tính gồm:
Cùn mòn cảm xúc: là giảm mức độ biểu hiện tình cảm, bao gồm cả biểu hiện trên khuôn mặt, giọng điệu giọng nói, ánh mắt, và ngôn ngữ cơ thể Nét mặt đơn điệu, không sinh động Bệnh nhân thường mất khả năng chăm sóc bản thân, ở bẩn,ăn mặc rách rưới, lười tắm rửa v.v
Ngôn ngữ nghèo nàn hoặc là giảm sự lưu loát ngôn ngữ, suy nghĩ chậm chạp hoặc tư duy bị ứ đọng và thường biểu hiện như nói ít, trả lời các câu hỏi cộc lốc, trống rỗng
Mất ý chí: giảm, khó khăn, hay mất khả năng khởi động các hoạt động có định hướng Bệnh nhân mất hết sáng kiến, mất động cơ, mất ý chí và hoạt động
Trang 36không hiệu quả Các thói quen nghề nghiệp mất dần, bệnh nhân ngại đi ra ngoài, ít giao tiếp với bạn bè, người thân
Ngoài ra còn có các triệu chứng như thu rút cảm xúc, thiếu hòa hợp, thụ động, bàng quan, thờ ơ, thiếu tự giác, mất hứng thú, giảm chú ý, giảm trí nhớ
Một số triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt khó có thể phân loại vào tích cực hay tiêu cực Vì thế mà nhiễu loạn suy nghĩ và hành vi kỳ quặc thể hiện khía cạnh thứ ba của bệnh này, và được gọi bằng cái tên rối loạn tổ chức (Disorganization)
Một triệu chứng quan trọng trong tập hợp các triệu chứng của tâm thần phân liệt là ngôn ngữ vô tổ chức (disorganized speech) Nó liên quan đến xu hướng những gì bệnh nhân nói không có lý hoặc không có nghĩa gì cả Dấu hiệu của ngôn ngữ vô tổ chức chính là trả lời những câu không liên quan gì đến câu hỏi, ý tưởng rời rạc không kết nối và dùng từ ngữ theo kiểu khác thường Triệu chứng này cũng được gọi là “rối loạn suy nghĩ” Những đặc điểm thường gặp ở ngôn ngữ vô tổ chức chính là chuyển đổi chủ đề trò chuyện quá đột ngột, trả lời chẳng ăn nhập gì với câu hỏi, hoặc lặp đi lặp lại một từ hoặc một cụm từ liên tục Ngoài ra cảm xúc của họ cũng bị rối loạn, đối ngược, họ có thể cười vào đám tang v.v.Bên cạnh đó họ cũng
có những hành vi kỳ quái như mặc nhiều lớp quần áo, la hét vào mặt người khác, lẩm bẩm hoặc nói chuyện với chính mình
Những chuyển động cơ thể bất thường, người mắc bệnh tâm thần phân liệt còn bị cứng chi hay cứng cơ dẫn đến di chuyển không được bình thường Trong những trường hợp nặng nhất, người bệnh có thể giữ nguyên tư thế bất thường, cứng ngắc khi đứng hoặc khi ngồi trong khoảng thời gian dài Ví dụ, một số bệnh nhân sẽ nằm thẳng lưng nhưng gồng người lại, đầu nâng lên một chút như thể họ đang gối đầu vậy Người bệnh mắc chứng này thường không chịu đổi tư thế khác dù cho giữ nguyên tư thế này sẽ khiến họ cực kỳ khó chịu và đau đớn
Để được chẩn đoán mắc chứng tâm thần phân liệt, người bệnh phải có ít nhất hai trong những triệu chứng bên trên, và phát tác ít nhất một tháng Đồng thời, cuộc
Trang 37sống, công việc và các mối quan hệ cá nhân của người đó phải bị ảnh hưởng nặng
nề so với trước khi phát bệnh Và các triệu chứng phải phát tác trong khoảng vắng của bệnh trầm cảm và hưng cảm thì mới được coi là mắc tâm thần phân liệt
* Diễn biến của bệnh tâm thần phân liệt
Thông thường bệnh tâm thần phân liệt thường tiến triển qua 3 giai đoạn: báo trước, toàn phát và di chứng
* Giai đoạn báo trước:
Thời kì đầu thường biểu hiện chủ yếu các triệu chứng suy nhược như: Chóng mệt mỏi, khó chịu, đau đầu, mất ngủ, cảm giác khó khăn trong học tập và công tác, khó tiếp thu cái mới, đầu óc mù mờ như có màn sương che phủ, khó suy nghĩ, cảm xúc lạnh nhạt, khó thích ứng với ngoại cảnh, giảm dần các thích thú trước kia, bồn chồn, lo lắng vô duyên vô cớ, dễ nổi khùng và tiếp theo là cảm giác bị động, dường như đuối sức trước cuộc sống, không theo kịp những thay đổi xung quanh Một số bệnh nhân khác lại cảm thấy có những biến đổi là lạ trong người, thay đổi nét mặt hoặc màu da, cũng có bệnh nhân tự nhiên trở nên say sưa đọc các loại sách triết học,
lý luận viển vông không phù hợp với thực tế [13]
*Giai đoạn toàn phát:
Các triệu chứng khởi đầu cứ tăng dần và xuất hiện các triệu chứng loạn thần ngày càng rầm rộ, phong phú như: ảo giác, hoang tưởng hoặc thiếu hòa hợp Tùy các triệu chứng và hội chứng chứng chiếm ưu thế mà người ta chia ra từng thể lâm sàng khác nhau Theo ICD-10, bệnh tâm thần phân liệt gồm những thể sau: Tâm thần phân liệt thể paranoid (F20.0); Tâm thần phân liệt thể thanh xuân (F20.1); Tâm thần phân liệt thể căng trương lực (F20.2); Tâm thần phân liệt thể không biệt định (F20.3); Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt (F20.4); Tâm thần phân liệt
thể di chứng (F20.5); Tâm thần phân liệt thể đơn thuần (F20.6) [13]
*Giai đoạn di chứng
Đây một giai đoạn tiến triển mãn tính, các triệu chứng dương tính của giai đoạn toàn phát mờ nhạt không ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi Những triệu chứng âm tính nổi bật lên hàng đầu, biểu hiện bằng hoạt động kém, cảm xúc cùn
Trang 38mòn, bị động trong cuộc sống, thiếu sáng kiến, ngôn ngữ nghèo nàn, không quan tâm chăm sóc bản thân và hoạt động xã hội và không mất trí
Triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt là nội dung mà người chăm sóc nắm
rõ hơn cả bởi triệu chứng là cái thể hiện ra bên ngoài mà người chăm sóc dễ dàng có thể nhận thức được Trong phần nghiên cứu chúng tôi sẽ liệt kê những nhóm triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt theo bảng phân loại quốc tế về bệnh và các vấn
đề sức khỏe, lần thứ 10 năm 1992, gọi tắt là ICD-10 Trong nhóm các triệu chứng chúng tôi đưa ra chúng tôi sẽ xen lẫn các triệu chứng không phải của bệnh tâm thần phân liệt để đánh giá mức độ nhận biết và phân biệt giữa triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt và các bệnh tâm thần khác[13]
1.2.2.5 Điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt
Hóa dược là liệu pháp thông dụng và có hiệu quả nhất trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt Bởi vì các nguyên nhân gây ra tâm thần phân liệt nặng về phần di truyền và sinh lý nên việc chữa trị chủ yếu dựa vào thuốc Tâm thần phân liệt không thể được chữa khỏi hoàn toàn, người bệnh bắt buộc phải dùng thuốc đúng liều và đều đặn, nếu không bệnh có thể sẽ tái phát nặng hơn, sẽ tổn hại đến não bộ nhiều hơn
Một số thuốc đời đầu như Thorazine và Hadol có để lại tác dụng phụ như cứng cơ miệng và cơ mặt; lưỡi thè ra ngoài, môi nhăn lại, tứ chi và chân tay co thắt Ngoài ra còn có thể ảnh hưởng lên hệ thần kinh khiến cơ thể run rẩy, cứng cơ, kích động, hoặc có những dáng điệu kỳ dị mà người bệnh không thể khống chế được [3]
Những loại thuốc đời hai như Clorazil, Risperdal , Zyprexa, Seroqul và Solian thì có ít tác dụng phụ hơn nhưng vẫn giữ được hiệu quả như thuốc đời đầu và
có tác dụng trong việc ngăn ngừa bệnh tái phát Một nghiên cứu cho thấy chỉ có 13% những người bệnh dùng thuốc đời hai là bị tác dụng phụ cứng cơ và co thắt, trong khi tỷ lệ đó là 32% đối với những người dùng thuốc đời đầu Tuy nhiên, những loại thuốc đời hai này không có hiệu quả nhiều trong việc chữa trị những triệu chứng âm tính, ngoài ra tác dụng phụ của nó còn khá nguy hiểm như có thể
Trang 39khiến cho bệnh nhân tăng cân và béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như huyết áp cao, tiểu đường, và các bệnh về tim mạch Những tác dụng phụ này có thể khiến cho bệnh nhân ngưng thuốc và dẫn đến tình trạng bệnh tái phát nặng hơn [3]
Sốc điện cũng là một liệu pháp được sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt song ngày nay các chỉ định của liệu pháp sốc điện đã thu hẹp một cách đáng kể, một số bệnh tâm thần phân liệt vẫn được chỉ định trong các trường hợp như: tâm thần phân liệt thể căng trương lực; Trạng thái kích động mạnh của tâm thần phân liệt; Các bệnh nhân có hành vi tự sát; Các trường hợp kháng điều trị nói chung
Nếu như sốc điện cổ điển có những hạn chế của nó như tỉ lệ tử vong là 2/100.000 người, có biến chứng ngừng thở; sai khớp; gãy xương; sau cơn mất ý thức; bệnh nhân đau mỏi cơ khớp; lú lẫn; lo sợ v.v thì hiện nay phương pháp sốc điện tiền gây mê đã giúp tránh được các hạn chế này Đây là phương pháp có tiền
mê với thuốc tiêm tĩnh mạnh, phóng điện từ trong khoảng từ 0,8-1,2 giây tùy từng bệnh nhân Với phương pháp này, bệnh nhân chỉ có cơn nhai nhẹ ở vùng mặt chứ không có những cơn co giật kiểu động kinh Khi tiền mê, bệnh nhân không mất ý thức hoàn toàn; sau tiêm thuốc 2 phút là có thể sốc điện
Trước 1960, do tác dụng hạn chế của các liệu pháp tâm lý cá nhân nên việc
sử dụng liệu pháp tâm lý xã hội đối với tâm thần phân liệt không được chú ý nhiều.Vào những năm 1980, cùng với hiệu quả của việc sử dụng thuốc chống tâm thần, nhiều nhà lâm sàng xem liệu pháp tâm lý-xã hội như là phương tiện hỗ trợ dễ chịu Điều trị, tư vấn tâm lý giúp cải thiện đời sống của bệnh nhân mắc tâm thần
phân liệt Các chuyên viên tư vấn giúp đỡ bệnh nhân cải thiện những vấn đề cuộc sống mà họ gặp phải khi mắc bệnh Đồng thời huấn luyện những kỹ năng sống cần
thiết để quản lý bệnh hiệu quả [3]
Về cơ bản, liệu pháp tâm lý – xã hội đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt được chia thành 3 dạng: Can thiệp gia đình; Luyện tập kỹ năng; Phục hồi nhận thức
Trang 40Can thiệp gia đình đã được nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả cả ở thời kỳ đầu và thời kỳ sau Luyện tập kỹ năng xã hội cũng có nhiều hứa hẹn Riêng lợi ích của phục hồi nhận thức thì chưa rõ ràng
Nghiên cứu của May P.A (1968) cho thấy: thuốc chống tâm thần kết hợp với liệu pháp tâm lý đạt kết quả cao hơn so với liệu pháp hóa dược, còn liệu pháp hóa dược có tác dụng cao hơn so với liệu pháp môi trường và liệu pháp tâm lý riêng biệt [3]
Cho đến nay, nhiều tác giả đã khẳng định: Các liệu pháp tâm lý xã hội giúp kéo dài thời gian ổn định, hạn chế số lần tái phát cũng như mức độ cấp tính và giảm liều củng cố ngoại trú đối với bệnh nhân tâm thần phân liệt
Bệnh tâm thần phân liệt ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của người bệnh và làm cho họ mất đi khả năng sinh hoạt bình thường Mặt khác, phần lớn người bệnh bắt đầu bị bệnh khi còn trẻ và bệnh tâm thần phân liệt được coi như một bệnh mãn tính làm cho họ mất đi hoặc suy yếu những khả năng sinh hoạt như: Suy nghĩ, học hỏi, giao tiếp xã hội, làm việc, tình cảm, các mối quan hệ cá nhân cũng như quan hệ
xã hội Phần khó khăn nhất trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt là làm sao giúp người bệnh giảm bớt mức độ suy giảm chức năng về mặt tâm thần và có thể sống một cuộc sống tương đối bình thường trong thời gian sau cơn bệnh
Trái với những thay đổi mau chóng và rõ rệt trong việc dùng thuốc điều trị
và kiềm chế những triệu chứng nổi, việc chăm sóc, phục hồi sinh hoạt cho người bệnh chỉ mang lại những thay đổi chậm và nhỏ Tuy nhiên để giảm bớt những tàn phế và cải thiện cuộc sống của người bệnh là hai vấn đề quan trọng trong chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt Chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt khi họ đã tương đối ổn định, không còn các rối loạn tinh thần nữa cũng là vấn đề quan trọng trong điều trị cho bệnh nhân tâm thần phân liệt, bao gồm các vấn đề sau:
- Khả năng sống còn, tức là giúp đỡ người bệnh biết cách tự chăm sóc bản thân, biết cách ăn uống lành mạnh hợp với tình trạng sức khỏe, biết cách nấu ăn, mua sắm, giữ gìn vệ sinh thân thể, thu xếp chỗ ăn chỗ ở, biết sử dụng các phương tiện công cộng để đi lại