Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Phú Thuận

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Phú Thuận (Trang 35)

2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Sơ đồ 0.1 Bộ máy tổ chức công ty TNHH Phú Thuận 2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

 iám đốc

Nằm dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị, là người thực hiện các định hướng và chính sách mà Hội đồng quản trị đã đề ra.

Điều hành chung mọi hoạt động hàng ngày của bộ máy trong Công ty, đưa Công ty đi đúng định hướng mục tiêu đề ra.

Ký kết các hợp đồng.

 Phó giám đốc

Phó iám đốc giúp việc iám đốc về các nội dung công việc được phân công, chủ động giải quyết những công việc được iám đốc ủy quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty.

 Phòng tổ chức hành chính

Có chức năng tham mưu giúp iám đốc Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác: tuyển dụng, quản lý, đào tạo, điều động nhân lực theo yêu cầu sản xuất; tổ chức hành chính và các chế độ chính sách cho CBCNV; văn thư lưu trữ và công tác quản trị văn phòng; giám sát việc tuân thủ quy tắc, nội quy làm việc tại văn phòng

iám đốc Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kỹ thuật - Kế hoạch Phòng dự án

đầu tư chính - Kế toán Phòng Tài Phó giám đốc

Công ty, các quy chế, quy định liên quan đến các lĩnh vực phòng phụ trách hoặc tham gia phụ trách.

 Phòng Kỹ thuật – Kế hoạch

Có chức năng tham mưu cho iám đốc các công tác: Lập hồ sơ kỹ thuật, thẩm tra biện pháp thi công, phương án tổ chức sản xuất thi công, lập hồ sơ nghiệm thu, thu vốn các hạng mục công trình xây dựng của các đơn vị trực thuộc; hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai các yêu cầu của công tác an toàn, vệ sinh lao động, bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ an toàn trong công ty; ứng dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và các vấn đề liên quan đến công tác kỹ thuật. Quản lý kỹ thuật các thiết bị, xe, máy móc của công ty, cung ứng kịp thời nhu cầu vật tư, phụ tùng, nhiên liệu theo yêu cầu.

 Phòng dự án đầu tư

Có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác: nghiên cứu thị trường, báo cáo cơ hội đầu tư, lập hồ sơ đấu thầu, tìm kiếm mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh, lập hồ sơ mời thầu cung cấp máy móc thiết bị cho việc thực hiện dự án, công tác đầu tư, thị trường theo đúng quy định pháp luật và quy định của Công ty.

 Phòng tài chính kế toán

Có chức năng tham mưu giúp iám đốc Công ty chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác Tài chính, công tác Kế toán trên phạm vi toàn Công ty; soạn thảo các loại văn bản liên quan đến công tác Tài chính- Kế toán.

Chức năng nhiệm vụ của từng người:

Kế toán trưởng: Tư vấn cho giám đốc những vấn đề liên quan tới tài chính công ty và công tác kế toán có liên quan, có trách nhiệm tổ chức và đôn đốc thực hiện kiểm tra các công tác kế toán trong công ty. Đồng thời kế toán trưởng có trách nhiệm tổng hợp số liệu vào sổ cái, và làm báo cáo tổng hợp, báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo tài chính kế toán theo quý, theo năm để tiến hành phân tích báo cáo của đơn vị.

Kế toán thuế: Kê khai thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu cho cơ quan thuế, xác định số thuế mà doanh nghiệp phải nộp, kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Thủ quỹ: Dựa trên các phiếu thu -chi hợp lệ để ghi chép tình hình thu chi tiền mặt của công ty.

26

2.2 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Hoạt động phân tích này đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp, biết được trong kỳ doanh nghiệp kinh doanh có lãi hay bị lỗ, lợi nhuận thu được trên doanh thu và vốn là bao nhiêu, thuế phải nộp bao nhiêu. Từ đó tính được tốc độ tăng trưởng của kỳ này so với kỳ trước và dự đoán tốc độ tăng trong tương lai.

2.2.1.1 Tình hình doanh thu

Doanh thu thuần

Doanh thu của doanh nghiệp có được từ hoạt động tư vấn thiết kế xây dựng, đầu tư hạ tầng, xây dựng các công trình kĩ thuật hạ tầng đô thị, khai thác chế biến khoáng sản… Trong đó nguồn doanh thu chính là từ việc xây dựng các công trình kĩ thuật hạ tầng đô thị. Doanh thu năm 2012 tăng đột biến so với năm 2011 là từ 374.628.491 tăng đến 10.675.264.085 đồng, tương ứng tăng 2749,6%. Con số này cho thấy doanh nghiệp đã có bước chuyển ngoạn mục trong hoạt động kinh doanh, đem lại hiệu quả lớn so với năm 2011 rất nhiều. Đến năm 2013, doanh thu vẫn tiếp tục tăng với mức chênh lệch so với năm 2012 là 116.745.260 đồng tương đương tăng 1,09%. Giải thích cho sự tăng doanh thu này có thể kể đến trong năm 2012, công ty tiến hành mở rộng phạm vi hoạt động và quy mô, công ty đã nhận được nhiều hợp đồng thực hiện dự án xây dựng tư nhân cũng như các công trình phúc lợi xã hội trong huyện và tỉnh, năm 2012 địa phương đẩy mạnh đầu tư hiện đại hóa để nâng cấp đô thị vì vậy cấp thiết là các công trình xây dựng phải tăng lên. Thêm vào đó, bắt đầu từ cuối năm 2011, đầu năm 2012, một vài công ty kinh doanh cùng lĩnh vực trên địa bàn chuyển ngành nghề kinh doanh hoặc giải thể do thua lỗ. Nắm bắt được thời cơ này, công ty Phú Thuận chủ động mở rộng quy mô, khẳng định chất lượng và vị thế trên thị trường, trở thành nhà thầu xây dựng uy tín bậc nhất trong khu vực.Còn phải kể đến là giai đoạn này công ty TNHH Phú Thuận không phải chịu nhiều tác động tiêu cực từ nền kinh tế bất ổn tại Việt Nam.

Các khoản giảm trừ doanh thu hoàn toàn không có. Do đó doanh thu thuần chính bằng doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nguyên nhân của việc không có giảm trừ doanh thu là vì trước đó công ty đã lập hóa đơn thanh toán cho công trình xây dựng và khi duyệt quyết toán giá trị công trình thì khối lượng phải thanh toán của công trình vẫn giữ nguyên. Thêm vào đó, các dự án mà công ty thực hiện không có dự án nào phải kết thúc giữa chừng hay bán lại dự án cho công ty khác.

Bảng 0.1. Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011

Chênh lệch

Tuyệt đối Tƣơng đối (%)

2012-2011 2013-2012 2012-2011 2013-2012

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ 374.628.491 10.300.635.594 116.745.260 2749,6 1,1

Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0

Doanh thu thuần 374.628.491 10.300.635.594 116.745.260 2749,6 1,1

Giá vốn hàng bán 323.397.603 9.790.468.951 (183.695.918) 3027,4 (1,8)

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 51.230.888 510.166.643 300.441.184 995,8 53,5

Doanh thu hoạt động tài chính 2.126.400 181.000 (8,5)

Chi phí quản lí doanh nghiệp 128.621.307 409.249.776 243.550.456 318,2 45,3

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh (77.390.419) 103.043.267 56.799.728 (133,2) 221,4

Lợi nhuận trƣớc thuế (77.390.419) 103.043.267 56.799.728 (133,2) 221,4

Chi phí thuế TNDN hiện hành

0 4.489.249 16.123.895 76,19

Lợi nhuận sau thuế (77.390.419) 98.473.018 40.675.833 (127,4) 192.2

28

Doanh thu từ hoạt động tài chính

Năm 2012 xuất hiện khoản doanh thu từ hoạt động tài chính là 2.126.400 đồng. Khoản doanh thu này chính là lãi tiền gửi và lãi cho vay. Hoạt động này năm 2012 công ty mới bắt đầu thực hiện. Đến năm 2013 khoản doanh thu này lại giảm nhẹ xuống còn 2.035.400 đồng. Chênh lệch giữa năm 2012 và 2013 là không đáng kể vì vậy có thể nói doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty ổn định trong 2 năm 2012- 2013. Tuy nhiên có thể thấy rằng, hoạt động đầu tư tài chính này của Công ty không đem lại hiệu quả cao, chỉ góp phần rất nhỏ trong việc tăng doanh thu của Công ty.

2.2.1.2 Tình hình chi phí

Giá vốn hàng bán

Do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên được giải thích bằng việc giá vốn hàng bán năm 2012 cũng tăng lên so với năm 2011. Năm 2012 tăng 9.790.468.951 đồng tương ứng 3027.4% và năm 2013 tăng 183.695.918 đồng tương ứng tăng 1,8% so với năm 2012. Mức tăng này là do số lượng hàng hóa dịch vụ cụ thể là các công trình doanh nghiệp thực hiện trên thị trường tăng lên. Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc tới việc tăng lên về giá cả nguyên vật liệu, chi phí nhân công. Mức tăng giá vốn hàng bán nhìn chung là lớn hơn mức tăng doanh thu thuần. Như vậy, có thể thấy chi phí giá vốn của Công ty đang ở mức khá cao nên Công ty cần chú trọng tới việc quản lý giá cả nguyên vật liệu, tìm thêm các nhà cung cấp để đa dạng hóa nguồn cung đầu vào, hạ chi phí xuống tối thiểu. Xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro do việc tăng lên của giá cả nguyên vật liệu, tăng chi phí nhân công.

Chi phí quản lí doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp trong năm 2012 tăng 409.249.776 đồng tương ứng tăng so với năm 2011 là 318,2%. Chi phí này trong năm 2013 tiếp tục tăng lên đến 507.53% so với 2011 và 8,5% so với năm 2012. Sự tăng lên này có thể là do năm 2012 công ty bắt đầu mở rộng quy mô, kéo theo đó là chi phí cho hoạt động quản lí doanh nghiệp cũng tăng lên. Bên cạnh đó, doanh thu năm 2012 và 2013 tăng đồng thời chi phí lại tăng lên khá cao, nhu cầu về mức lương công nhân viên từ đó cũng tăng lên. Chi phí này tăng một khoản đáng kể đòi hỏi doanh nghiệp có biện pháp cân đối doanh thu chi phí kinh doanh.

Chi phí thuế TNDN

Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của công ty ở mức âm, vì vậy công ty không phải chịu thuế TNDN. Tuy nhiên năm 2012 và 2013 lợi nhuận tăng vọt kéo theo khoản thuế TNDN phải nộp là không nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29

2.2.1.3 Tình hình lợi nhuận

Do công ty không hề phát sinh các khoản chi phí khác cũng như không có nguồn thu nhập khác nên lợi nhuận trước thuế chính bằng lợi nhuận thuần.

Lợi nhuận sau thuế là lợi nhuận cuối cùng sau khi đã trừ đi thuế TNDN. Lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2011-2013 tăng 139.229.851 đồng. Mức tăng này là từ (77.390.419) lên đến 61.839.432 đồng. Có thể thấy rõ là công ty đã có sự tăng trưởng rõ rệt chỉ trong vòng 3 năm. Điều này cho thấy sự thay đổi trong quy mô công ty cũng như mở rộng họat động kinh doanh là hoàn toàn đúng đắn.

2.3 Phân tích tình hình tài chính Công ty TNHH Phú Thuận giai đoạn 2011-2013

2.3.1 Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn

Hoạt động phân tích này chỉ ra hợp lí giữa nguồn vốn doanh nghiệp huy động và việc sử dụng chúng trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sử dụng có hợp lý, hiệu quả hay không, thể hiện khả năng sử dụng tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp.

2.3.1.1 Phân tích tình hình biến động tài sản

Qua bảng tình hình biến động tài sản giai đoạn 2011-2013 ta thấy giá trị tổng tài sản của công ty khá lớn nhưng lại giảm dần qua các năm và giảm 1 lượng tương đối lớn. Năm 2011 tổng tài sản của công ty là 7.799.778.539 đồng, năm 2012 tổng gía trị tài sản giảm đi 856.768.632 đồng chỉ còn 6.943.009.907 đồng so với năm 2011, tương đương giảm 11%. Giá trị tài sản này năm 2013 vẫn tiếp tục giảm tuy nhiên ở mức chênh lệch không nhiều so với tỉ lệ giảm của năm 2012 (giảm 1,58% so với năm 2012 và giảm 12% so với năm 2011).

Có thể nhận thấy rằng chiếm phần lớn trong tổng tài sản của công ty là tài sản ngắn hạn (hơn 95%). Với loại hình kinh doanh dịch vụ xây dựng thì với cơ cấu tài sản như vậy chưa hợp lí. Chính vì vậy trong 2 năm 2012-2013, công ty đã thay đổi cơ cấu này. Tài sản dài hạn năm 2012 tăng 711.049.098 đồng so với năm 2011, và tăng 1.916.378.647 từ năm 2012 đến 2013.

Mức chênh lệch giữa TSNH và TSDH ngày càng được rút ngắn, tuy nhiên công ty vẫn cần đẩy mạnh hơn nữa trong việc đầu tư kĩ thuật phục vụ xây dựng, đầu tư máy móc, thiết bị, phòng kho bến bãi để cho kế hoạch phát triển lâu dài của công ty.

30

Bảng 0.2 Tình hình biến động tài sản giai đoạn 2011-2013

Đơn vị: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011

Chênh lệch

Tuyệt đối Tƣơng đối (%) 2012-2011 2013-2012 2012- 2011 2013- 2012 Tài sản A.Tài sản ngắn hạn 7.419.750.856 (1.567.817.730) (1.999.023.081) 21 (34,2)

Tiền và các khoản tương

đương tiền 5.735.833.200 (2.972.110.809) (1.318.966.692) 52 (47,7)

Các khoản phải thu ngắn

hạn 143.199.010 (143.199.010) 1.732.130.726 10

Hàng tồn kho 1.404.964.864 1.650.329.906 (2.406.271.150) 117 (78,7)

Tài sản ngắn hạn khác 135.753.782 (102.837.817) (32.915.961) 76 100

B.Tài sản dài hạn 380.027.683 711.049.098 1.916.378.647 187 175,6

Các khoản phải thu dài

hạn 0 0

Tài sản cố định 380.027.683 711.049.098 1.916.378.647 187 175,6

Tài sản dài hạn khác 0 0

Tổng tài sản 7.799.778.539 (856.768.632) (109.644.434) 11 (1,58)

Nguồn: BCĐKT và tính toán của tác giả (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tài sản ngắn hạn

TSNH có sự giảm mạnh trong 3 năm.. Năm 2013 TSNH là 3.825.910.04 đồng, giảm 3.593.840.811 đồng, tương ứng giảm 48%% so với năm 2011.

Giai đoạn 2011-2012:

Năm 2011 TSNH là 7.419.750.856 đồng. Năm 2012 giảm xuống còn

5.851.933.126 đồng, tương ứng giảm 21% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự biến động này trước hết là do sự giảm mạnh của tiền và các khoản tương đương tiền. Năm 2011, tiền và các khoản tương đương tiền là 5.735.833.200 đồng, lượng này giảm còn 2.792.110.809 đồng tức là giảm 52% so với năm 2011. Năm 2012 công ty chi tiền phục vụ thanh toán và chi thêm khoản đầu tư góp vốn với công ty khai thác khoáng

31

Biểu đồ 2.1 Tình hình TSNH của công ty qua các năm

Thêm vào đó, công ty nhận thầu thực hiện dự án xây dựng cho đối tác nhưng chưa nhận được tiền thanh toán nên lượng tiền của công ty giảm khá mạnh. Việc dự trữ tiền mặt giảm sẽ khiến khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm, công ty sẽ gặp khóa khăn nếu cần tiền mặt để chi trả ngay. Ngoài ra, trong giai đoạn 2011-2012 này, khoản phải thu ngắn hạn từ 143.199.010 đồng năm 2011 đã giảm triệt để còn 0 đồng năm 2012. Điều này khiến cho cơ cấu tài sản cũng giảm mạnh. Khoản phải thu ngắn hạn của năm 2011 toàn bộ là từ khoản trả trước cho người bán. Năm 2011 công ty mua máy móc thiết bị phục vụ cho các công trình xây dựng, ứng trước cho người bán, đến đầu năm 2012 công ty đã nhận đủ thiết bị cũng như nhận lại tiền chiết khấu thanh toán. Bên cạnh đó, cơ cấu tài sản giai đoạn 2011-2012 có xu hướng giảm cũng là do tài sản ngắn hạn khác năm 2012 giảm 102.837.817 đồng, tức là giảm mạnh từ 135.753.782 đồng xuống còn 32.915.965 đồng tương đương giảm 76% so với năm 2011. Tuy nhiên, bên cạnh sự giảm mạnh của các khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền, Phải thu ngắn hạn và Tài sản ngăn hạn khác thì trong năm 2012 vẫn có sự tăng mạnh của hàng tồn kho từ 1.404.964.864 đồng lên đến 3.055.294.770 đồng. Mức chênh lệch này ứng với 117%. Lượng hàng tồn kho tăng mạnh như vậy là do trong năm 2012 công ty nhận được nhiều hợp đồng xây dựng công trình tuy nhiên đến cuối năm chưa hoàn thành chưa bàn giao, thêm vào đó là mua nguyên vật liệu nhiều chưa sử dụng hết dẫn đến tồn lại sang đến năm sau. Khoản mục hàng tồn kho tăng một lượng khá lớn tuy nhiên vãn không đủ bù đắp vào lượng giảm của các khoản mục còn lại trong cơ cấu tài sản. Do vậy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp trong giai đoạn2011-2012 vẫn có xu hướng tăng ( năm 2012 tăng 21% so với năm 2011).

0 1 2 3 4 5 6

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

B

ill

io

n

s

Tiền và các khoản tương đương tiền

Các khỏan phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho

32

Giai đoạn 2012-2013

TSNH của công ty giai đoạn 2012-2013 cũng có xu hướng giảm. Cụ thể là năm

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Phú Thuận (Trang 35)