Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Phú Thuận (Trang 30)

1.5.1.1 Môi trường kinh tế

Một vài yếu tố kinh tế có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp như lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kì kinh tế, cán cân thanh toán, biến động của tỉ giá hối đoái, lạm phát…

Lãi suất và xu hướng lãi suất trong nền kinh tế có ảnh hưởng tới xu thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư, do vậy sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Sự biến động của tỉ giá sẽ làm thay đổi những điều kiện kinh doanh, tạo ra những cơ hội hoặc thách thức khác nhau đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, mức độ lạm phát cũng ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào

20

nền kinh tế. Ví dụ như khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn cho sự đầu tư của các doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và làm cho nền kinh tế bị đình trệ.

1.5.1.2 Môi trường chính sách pháp luật của Nhà nước

Môi trường pháp lí có thể tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Việc tạo ra khuôn khổ pháp lí phù hợp trong lĩnh vực tài chính sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng hơn.

Có thể phân tích và đánh giá mức độ tác động bao gồm : - Sự ổn định về chính trị và đường lối ngoại giao

- Sự cân bằng các chính sách của Nhà nước

- Vai trò và chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và chính phủ

- Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của chính phủ vào đời sống kinh tế - Sự phát triển các quyết định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng

- Hệ thống luật pháp, sự hoàn thiện và hiệu lực thi hành chúng

1.5.1.3 Thị trường

Thị trường cạnh tranh bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra, đây là yếu tố quyết định quá trình tái mở rộng của doanh nghiệp.

- Thị trường đầu vào là nơi cung cấp vật tư, thiết bị, lao động và tài chínhcho quá trình vận hành sản xuất nên nó tác động trực tiếp đến lượng hàng cung ứng, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp.

Nhà cung cấp hàng h a vật tư thiết ị

Các doanh nghiệp cung cấp vật tư, thiết bị có quyền lực thương lượng lớn (số lượng nhà cung cấp ít, không có mặt hàng thay thế khác và không có nhà cung cấp nào chào bán các sản phẩm có tính khác biệt…) có thể gây khó khăn cho doanh nghiệp bằng cách tăng giá, giảm chất lượng sản phẩm hoặc giảm dịch vụ đi kèm.

Người cung cấp vốn:

Doanh nghiệp thường huy động vốn qua các nguồn tài trợ như vay ngắn hạn hoặc dài hạn hoặc phát hành cổ phiếu. Lãi suất, điều kiện tín dụng, các quy định về tài sản bảo đảm là những rào cản tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp. Vậy nên doanh nghiệp cần có lịch sử tín dụng tốt để dễ dàng tiếp cận vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng cũng như có tình hình tài chính lành mạnh để thu hút các cổ đông, trái chủ mua cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp.

- Thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, khả năng tạo doanh thu, tốc độ quay vốn nhanh hay chậm của doanh nghiệp.

Người mua có ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải làm nhiều công việc dịch vụ hơn.Vì vậy doanh nghiệp cần nỗ lực hơn nữa để cải thiện quyền lực thương lượng của mình trước khách hàng.Đồng thời lưu trữ các thông tinvề khách hàng hiện tại và tương lai làm cơ sở định hướng cho việc hoạch định kế hoạch, nhất là các kế hoạch liên quan trực tiếp đến marketing.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH Phú Thuận (Trang 30)