Trong điều kiện đất nước ta hiện nay công tác hoạt động văn phòng còn rất nhiều những tồn tại cần hoàn thiện và từng bước đổi mới, phục vụ tốt hoạt động văn phòng trong đó công tác văn thư là nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan đơn vị. Công ty đang trong sự chuyển mình sang nền kinh tế công nghiệp, văn phòng của trung tâm đòi hỏi cần có sự đổi mới nhằm đáp ứng được yêu cầu giải quyết công việc trong thời kỳ hiện nay. Trong đó việc tiếp nhận giải quyết, quản lý các công văn giấy tờ của hoat động văn thư chưa khoa học và hợp lý còn tồn tại những yếu điểm. Để đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động công tác văn thư trong văn phòng em đã tìm hiểu, nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới công tác văn thư tại văn phòng Công ty Cổ phần Dotexco.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại họcThànhĐô MỤC LỤC CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ 4 1.1. Khái niệm, vị trí, ý nghĩa công tác văn thư .4 1.1.1. Khái niệm về công tác văn thư: 4 1.1.2. Vị trí và ý nghĩa của công tác văn thư 5 1.2. Yêu cầu và nội dung của công tác văn thư 6 1.2.1. Yêu cầu về công tác văn thư 6 1.2.2. Nội dung công tác về văn thư .7 1.3. Tổ chức công tác văn thư .7 1.3.1. Biên chế công tác văn thư 7 1.3.2. Hình thức tổ chức công tác văn thư .8 1.4. Phân công trách nhiệm đối với việc thực hiện các nhiệm vụ công tác văn thư trong cơ quan: .9 1.4.1. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan: 9 1.4.2. Trách nhiệm của Chánh văn phòng hoặc trưởng phòng hành chính ở cơ quan không có văn phòng: 9 1.4.3. Trách nhiệm của văn thư chuyên trách: .10 1.5. Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản trong cơ quan nhà nước .11 1.5.1. Tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến 11 1.5.2. Tổ chức giải quyết và quản lý công văn đi .13 1.5.3. Tổ chức quản lý văn bản nội bộ và văn bản mật 15 1.5. 4. Tổ chức sử dụng con Dấu 15 1.5.5. Công tác lập hồ sơ và nộp hồ sơ lưu trữ: .16 LĨNH VỰC VỀ HOẠT ĐỘNG TRANG TRÍ NỘI THẤT NHƯ: XÂY DỰNG NỀN MÓNG CỦA TÒA NHÀ, THỬ ĐỘ ẨM VÀ CÁC CÔNG VIỆC THỬ NƯỚC, CHỐNG ẨM CÁC TÒA NHÀ, CHÔN CHÂN TRỤ, DỠ BỎ CÁC PHẦN THÉP KHÔNG TỰ SẢN XUẤT, UỐN THÉP, XÂY GẠCH VÀ ĐẶT ĐÁ, LỢP MÁI BAO PHỦ TÒA NHÀ, DỰNG DÀN GIÁO VÀ CÁC CÔNG VIỆC TẠO DỰNG MẶT BẰNG, DỠ BỎ HOẶC PHÁ HỦY CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG, XÂY DỰNG BỂ BƠI NGOÀI TRỜI HAY LĨNH VỰC HOÀN THIỆN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHƯ: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ỐNG TƯỚI NƯỚC, HỆ THỐNG LÒ SƯỞI VÀ ĐIỀU HÒA NHIỆT ĐỘ HOẶC MÁY MÓC CÔNG NGHIỆP TRONG NGÀNH XÂY DỰNG VÀ XÂY DỰNG KỸ THUẬT DÂN DỤNG; LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TRANG THIẾT BỊ THANG MÁY, CẦU THANG TỰ ĐỘNG, CÁC LOẠI CỬA TỰ ĐỘNG, HỆ THỐNG ĐÈN CHIẾU SÁNG, HỆ THỐNG HÚT BỤI, HỆ THỐNG ÂM THANH, HỆ THỐNG THIẾT BỊ DÙNG CHO VUI CHƠI GIẢI TRÍ; LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CẤP THOÁT NƯỚC, LÒ SƯỞI VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ, LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN HAY LĨNH VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KỸ THUẬT DÂN DỤNG KHÁC NHƯ: XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÔNG NGHIỆP, XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG THỦY, BẾN CẢNG VÀ CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN SÔNG, CÁC CẢNG DU LỊCH, CỬA SÔNG, ĐẬP, ĐÊ, CÔNG TRÌNH THỂ THAO NGOÀI TRỜI, CƠ SỞ HẠ TẦNG Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp ĐHLT QTVP1 – K1 1 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại họcThànhĐô ĐÔ THỊ, HẠ TẦNG CÁC KHU, ĐIỂM CÔNG NGHIỆP HAY LĨNH VỰC XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CÔNG ÍCH NHƯ: 20 3.1. Sự cần thiết khách quan phải đổi mới công tác văn thư : .34 3.2. Một số giải pháp nhằm đổi mới công tác văn thư tại công ty cổ phần Dotexco 34 3.2.1. Nhận thức về vị trí, ý nghĩa, vai trò của công tác văn thư. .34 3.2.2. Đầu tư các trang thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc cho công tác văn phòng 35 3.2.3. Chú trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác văn thư: 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO : .40 LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, những năm gần đây với việc cải cách nền hành chính Quốc gia cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin trong nước cũng như trên thế giới đòi hỏi mỗi chúng ta phải không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết của mình ở tất cả các lĩnh vực ( Công nghệ thông tin, văn hóa giáo dục . ) để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội. Xã hội ngày càng phát triển lượng thông tin và nhu cầu đòi hỏi đáp ứng cung cấp về thông tin cáng lớn, để đáp ứng và quản lý được lượng thông tin đó con người đã tìm ra rất nhiều phương tiện quản lý hữu hiệu nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội và văn bản chính là phương tiện truyền đạt thông tin quan trọng không thể thiếu trong xã hội đó chính là con người. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp ĐHLT QTVP1 – K1 2 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại họcThànhĐô Văn bản không chỉ là phương tiện để các cơ quan Đảng và Nhà nước truyền đạt kịp thời các chủ trương đường lối, chính sách mà nó là công cụ để Đảng và Nhà nước thực hiện quyền quản lý, giám sát tình hình thực hiện chủ trương đường lối, chính sách đó. Đây là căn cứ, cở sở pháp lý để các cơ quan, tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội hoạt động có hiệu quả. Chính vì vậy công tác văn thư là một công tác quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người nói chung và đối với quá trình hoạt động phát triển của Công ty Cổ phần Dotexco nói riêng. Trong những năm gần đây công tác văn thư đã được các cơ quan chức năng, các cấp, các ngành quan tâm chính vì vậy đã có nhiều tiến bộ trong quá trình cải cách Hành chính, giảm tối thiểu những thủ tục rườm rà, không cần thiết trong công tác quản lý, đáp ứng phần lớn yêu cầu quản lý Nhà nước và các Doanh nghiệp. Qua việc nhận thấy được vai trò rất quan trọng của công tác văn thư trong văn phòng, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công văn thư tại bộ phận văn phòng tại Công ty Cổ phần Dotexco ” cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Trong điều kiện đất nước ta hiện nay công tác hoạt động văn phòng còn rất nhiều những tồn tại cần hoàn thiện và từng bước đổi mới, phục vụ tốt hoạt động văn phòng trong đó công tác văn thư là nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan đơn vị. Công ty đang trong sự chuyển mình sang nền kinh tế công nghiệp, văn phòng của trung tâm đòi hỏi cần có sự đổi mới nhằm đáp ứng được yêu cầu giải quyết công việc trong thời kỳ hiện nay. Trong đó việc tiếp nhận giải quyết, quản lý các công văn giấy tờ của hoat động văn thư chưa khoa học và hợp lý còn tồn tại những yếu điểm. Để đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động công tác văn thư trong văn phòng em đã tìm hiểu, nghiên cứu và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới công tác văn thư tại văn phòng Công ty Cổ phần Dotexco. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp ĐHLT QTVP1 – K1 3 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại họcThànhĐô CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ. 1.1. Khái niệm, vị trí, ý nghĩa công tác văn thư. 1.1.1. Khái niệm về công tác văn thư: Công tác văn thư là hoạt động đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các đơn vị vũ trang (gọi chung là các cơ quan). Các văn bản hình thành trong công tác văn thư là phương tiện thiết yếu giúp cho hoạt động của cơ quan đạt hiệu quả cao. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về công tác văn thư, trong đó có hai khuynh hướng đáng chý ý là: * Coi công tác văn thư là công tác tổ chức giải quyết và quản lý công văn giấy tờ trong các cơ quan. Theo khuynh hướng này thì công tác văn thư bao gồm Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp ĐHLT QTVP1 – K1 4 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại họcThànhĐô hai nội dung chủ yếu; tổ chức giải quyết công văn, giấy tờ trong các cơ quan và quản lý trong quá trình chu chuyển. * Xem công tác văn thư là toàn bộ các công việc về xây dựng và ban hành văn bản, tổ chức quản lý và giải quyết văn bản hình thành trong hoạt động của các cơ quan. Theo cách hiểu này công tác văn thư bao hàm nội dung rộng hơn, chính xác hơn. 1.1.2. Vị trí và ý nghĩa của công tác văn thư. * Vị trí. Công tác văn thư được xác định là một mặt hoạt động của bộ máy quản lý nói chung. Trong văn phòng công tác văn thư là nội dung quan trọng chiếm phần lớn nội dung hoạt động của văn phòng. Bất cứ một cơ quan nào, dù là cơ quan hành chính nhà nước, một doanh nghiệp, hay tổ chức xã hội muốn hoạt động được đều phải làm công tác văn thư. Như vậy, công tác văn thư gắn liền với hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị, là một công việc không thể thiếu, một mắt xích trong guồng máy hoạt động quản lý của cơ quan đơn vị. Hiện nay, công tác văn thư có vai trò quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khoá 7) về cải cách nền hành chính quốc gia mà trước hết là cải cách thủ tục hành chính. * Ý nghĩa. Công tác văn thư đảm bảo việc cung cấp một cách kịp thời, đầy đủ, chính xác những thông tin cần thiết phục vụ công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước. Đồng thời, công tác văn thư thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện bảo vệ được bí mật của Đảng, của Nhà nước, hạn chế được bệnh quan liêu giấy tờ, lợi dụng văn bản của Nhà nước để làm những việc trái pháp luật, góp phần cải cách các thủ tục hành chính trong cơ quan nhà nước Làm tốt công tác văn thư giúp cho việc giải quyết công việc của cơ quan được nhanh chóng, chính xác, chất lượng, đúng đường lối, chính sách, chế độ. Đồng thời giúp cho việc quản lý, kiểm tra công việc trong cơ quan, đơn vị được chặt chẽ. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp ĐHLT QTVP1 – K1 5 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại họcThànhĐô Công tác văn thư góp phần giữ gìn những hồ sơ tài liệu có giá trị về mọi lĩnh vực để phục vụ cho việc tra cứu giải quyết các công việc trước mắt. Đồng thời, tạo điều kiện làm tốt công tác lưu trữ. 1.2. Yêu cầu và nội dung của công tác văn thư. 1.2.1. Yêu cầu về công tác văn thư. * Nhanh chóng: Quá trình giải quyết công việc của cơ quan phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng văn bản, tổ chức quản lý và giải quyết văn bản. Do đó, xây dựng văn bản nhanh chóng, giải quyết văn bản kịp thời sẽ giải quyết nhanh mọi công việc của mỗi cơ quan. Nội dung của mỗi văn bản đều chứa đựng một sự việc nhất định, nếu giải quyết văn bản chậm sẽ làm giảm tiến độ giải quyết công việc chung của mỗi cơ quan, đồng thời làm giảm ý nghĩa của những sự việc đã được nêu ra trong văn bản. * Chính xác. Chính xác về nội dung văn bản: nội dung văn bản chính xác tuyệt đối về mặt pháp lý; dẫn chứng hoặc trích dẫn ở văn bản phải hoàn toàn chính xác, số liệu phải đầy đủ, chứng cứ phải rõ ràng. Chính xác về thể thức văn bản: văn bản ban hành phải có đầy đủ các yếu tố do Nhà nước quy định, mẫu trình bày phải theo đúng tiêu chuẩn Nhà nước ban hành. Chính xác về các khâu kỹ thuật, nghiệp vụ: yêu cầu về tính chính xác phải được quán triệt một cách đầy đủ trong các khâu nghiệp vụ như đánh máy văn bản, đăng ký và chuyển giao văn bản. Yêu cầu chính xác phải được thực hiện trong việc thực hiện đúng các chế độ quy định của nhà nước. * Bí mật. Trong quá trình tiến hành xây dựng văn bản và tổ chức giải quyết văn bản phải đảm bảo giữ gìn bí mật. Khi lựa chọn cán bộ văn thư phải quán triệt tinh thần giữ gìn bí mật cơ quan. Về một khía cạnh nhất định yêu cầu bí mật trong Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp ĐHLT QTVP1 – K1 6 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại họcThànhĐô công tác văn thư còn phải được thể hiện ở việc giữ bí mật nội dung những công việc mới chỉ được bàn bạc mà chưa đưa thành các quyết định chính thức của cơ quan hoặc chưa được ban hành văn bản. 1.2.2. Nội dung công tác về văn thư. * Xây dựng văn bản: bao gồm: - Soạn thảo văn bản. - Duyệt bản thảo. - Đánh máy và nhân bản. - Ký ban hành văn bản. * Tổ chức giải quyết và quản lý văn bản. Bao gồm: - Tổ chức giải quyết và quản lý văn bản đến. - Tổ chức giải quyết và quản lý văn bản đi. - Tổ chức giải quyết và quản lý văn bản nội bộ, công văn mật. - Tổ chức công tác lập hồ sơ, giao nộp hồ sơ. * Tổ chức quản lý và sử dụng con dấu. Nội dung công tác này bao gồm các quy định về đóng dấu các văn bản và quản lý con dấu của cơ quan. 1.3. Tổ chức công tác văn thư. 1.3.1. Biên chế công tác văn thư. Bộ phận văn thư (có thể là tổ, phòng) hay cán bộ văn thư thường đặt trong phòng hành chính, văn phòng của cơ quan (cá biệt có trường hợp đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng đơn vị). Khi nghiên cứu bố trí công tác văn thư phải dựa vào ba yếu tố chủ yếu: cơ cấu tổ chức cơ quan, khối lượng công việc công tác văn thư và số lượng công văn, tài liệu của cơ quan, trong đó bao gồm công văn đến, công văn đi, công văn nội bộ, trên cơ sở phân tích ba yếu tố trên, có thể sắp xếp trong biên chế một cán bộ văn thư kiêm nhiệm chuyên trách, một tổ chức hay một phần văn thư. Nhân viên văn thư, ngoài yêu cầu về trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn phải có những phẩm chất như: trung thực, điềm đạm, cẩn thận, lịch sự, giữ Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp ĐHLT QTVP1 – K1 7 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại họcThànhĐô gìn bí mật trong công tác . Nếu một trong các phẩm chất trên bị hạn chế sẽ gây khó khăn cho việc thực thi công vụ, năng suất và chất lượng công tác không cao, ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của cơ quan nói chung. 1.3.2. Hình thức tổ chức công tác văn thư. Hình thức tổ chức công tác văn thư có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình xử lý và quản lý công văn, giấy tờ của cơ quan cho nên cần phải lựa chọn các hình thức tổ chức công tác văn thư cho phù hợp, trên cơ sở phân tích cơ cấu tổ chức của cơ quan, số lượng công văn đi, số lượng công văn đến và chức năng nhiệm vụ của cơ quan. * Hình thức văn thư tập trung. Theo hình thức tổ chức này hầu hết các tác nghiệp chuyên môn văn thư được tập trung giải quyết ở một đơn vị chuyên môn. Hình thức văn thư tập trung thường được áp dụng ở các cơ quan xí nghiệp, đơn vị nhỏ, cơ cấu tổ chức ít phức tạp, số lượng công văn ít. * Hình thức văn thư phân tán. Theo hình thức này, hầu hết các khâu nghiệp vụ công tác văn thư được giải quyết ở các cơ sở, đơn vị, tổ chức trực thuộc. Hình thức văn thư phân tán thường được áp dụng ở các đơn vị, cơ quan, tổ chức phức tạp, nhiều công văn đến, có nhiều cơ sở ở các địa phương khác nhau, các liên hiệp xí nghiệp, các tổng công ty . * Hình thức văn thư hỗn hợp. Đây là hình thức tổ chức trong đó có một số khâu nghiệp vụ chủ yếu của công tác văn thư như đánh máy, in, đăng ký công văn tổ chức chung ở một nơi, còn các khâu nghiệp vụ khác như theo dõi giải quyết công văn, lưu công văn trong quá trình văn thư được thực hiện ở các bộ phận, các đơn vị nhỏ. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp ĐHLT QTVP1 – K1 8 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại họcThànhĐô 1.4. Phân công trách nhiệm đối với việc thực hiện các nhiệm vụ công tác văn thư trong cơ quan: 1.4.1. Trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan: * Trách nhiệm chung: Thủ thưởng cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công tác văn thư trong phạm vi cơ quan mình và chỉ đạo nghiệp vụ công tác văn thư ở các cơ quan cấp dưới và các đơn vị trực thuộc. Công tác văn thư của cơ quan làm tốt hay không tốt trước hết phụ thuộc trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan. Để thực hiện được tốt nhiệm vụ này, thủ trưởng cơ quan có thể giao cho Chánh văn phòng hoặc trưởng phòng hành chính ở cơ quan không có văn phòng tổ chức quản lý công tác văn thư trong phạm vi trách nhiệm của mình * Nhiệm vụ cụ thể: Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm giải quyết kịp thời và hính xác các văn bản đến của cơ quan. Tuỳ theo cương vị và chức năng của mỗi người, thủ trưởng cơ quan có thể giao cho cán bộ cấp dưới giải quyết những văn bản đến cần thiết nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm chung về việc giải quyết những văn bản ấy. Thủ trưởng cơ quan phải ký những văn bản theo quy định của Nhà nước. Cụ thể là những văn bản pháp quy của cơ quan, những văn bản khác có nội dung quan trọng như chương trình, kế hoạch báo cáo công tác, đề án công tác, những văn bản gửi lên cấp trên và những văn bản có nội dung quan trọng gửi cấp dưới, những giấy giới thiệu cấp cho các cán bộ giữ chức vụ quan trọng như trưởng, phó các đơn vị và những giấy giới thiệu cấp cho những cán bộ, nhân viên đi giải quyết những việc quan trọng, khẩn cấp. 1.4.2. Trách nhiệm của Chánh văn phòng hoặc trưởng phòng hành chính ở cơ quan không có văn phòng: Chánh văn phòng hoặc trưởng phòng hành chính ở cơ quan không có văn phòng là người trực tiếp giúp thủ trưởng cơ quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác văn thư trong phạm vi cơ quan mình và chỉ đạo trực tiếp nghiệp vụ công tác văn thư ở cơ quan cấp dưới và các đơn vị trực thuộc. Chánh văn phòng hoặc trưởng phòng hành chính ở cơ quan không có văn phòng phải trực tiếp làm các công việc sau: Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp ĐHLT QTVP1 – K1 9 Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường Đại họcThànhĐô - Ký thừa lệnh thủ trưởng cơ quan một số văn bản được thủ trưởng giao và ký những văn bản do văn phòng trực tiếp ban hành. - Tham gia xây dựng văn bản theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan. - Xem xét về mặt thủ tục, thể thức đối với tất cả các văn bản trước khi đưa ký và đưa gửi. - Trong những điều kiện cụ thể, có thể được thủ trưởng giao làm một số việc thuộc nhiệm vụ của văn thư chuyên trách. - Chánh văn phòng hoặc trưởng phòng hành chính ở cơ quan không có văn phòng có thể giao cho cấp phó hoặc cấp dưới của mình thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể trong phạm vi quyền hạn của mình. 1.4.3. Trách nhiệm của văn thư chuyên trách: * Đối với việc tổ chức quản lý và giải quyết văn bản đến: - Nhận văn bản đến. - Phân loại, bóc bì, đóng dấu đến. - Trình văn bản đến. - Chuyển giao văn bản đến. - Giúp chánh văn phòng theo dõi việc giải quyết các văn bản đến. * Đối với việc tổ chức quản lý văn bản đi: - Xem lại thể thức, ghi số, ghi ngày, tháng, đóng dấu vào bản đi. - Đăng ký văn bản đi. - Viết bì và làm thủ tục gửi văn bản đi. - Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc sử dụng bản lưu văn bản đi. - Quản lý và cấp giấy giới thiệu, giấy đường. - Làm và bảo quản sổ sách của cơ quan như sổ đăng ký văn bản đi, sổ đăng ký văn bản đến, sổ chuyển văn bản. * Đối với việc tổ chức lập hồ sơ và nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan. - Giúp chánh văn phòng hoặc trưởng phòng hành chính ở cơ quan không có văn phòng làm danh mục hồ sơ và hướng dẫn lập hồ sơ theo danh mục. - Giúp chánh văn phòng kiểm tra, đôn đốc việc lập hồ sơ, nộp hồ sơ và lưu trữ cơ quan. Nguyễn Thị Thanh Nhàn Lớp ĐHLT QTVP1 – K1 10 . Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công văn thư tại bộ phận văn phòng tại Công ty Cổ phần Dotexco ” cho bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.. đổi mới công tác văn thư :...............................................34 3.2. Một số giải pháp nhằm đổi mới công tác văn thư tại công ty cổ phần Dotexco. ...........34