Nhận thức về vị trí, ý nghĩa, vai trò của công tác văn thư

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công văn thư tại bộ phận văn phòng tại công ty cổ phần dotexco (Trang 34 - 35)

không nhỏ cán bộ, công chức vẫn chưa có nhận thức đầy đủ về công tác này, còn tầm thường hoá công tác văn thư, coi công tác văn thư là công việc sự vụ đơn giản, ai cũng có thể làm được thậm chí không cần phải học hành. Để có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về vị trí, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác văn thư cần phải không ngừng thông tin, tuyên truyền về công tác này. Hình thức thông tin, tuyên truyền cụ thể là tổ chức các Hội nghị, hội thảo hoặc mở các lớp tập huấn về công tác văn thư. Trước mắt cần tập trung phổ biến một số văn bản đó được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành về công tác văn thư như: Nghị định số 110; Thông tư số 55 và các văn bản hướng dẫn việc quản lý văn bản đi, văn bản đến và việc lập hồ sơ, nộp lưu hồ sơ vào lưu trữ cơ quan của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. Ngoài ra, có thể mở rộng hình thức thông tin, tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh, truyền hình hoặc qua báo, tạp chí. Đối tượng để thông tin, tuyên truyền không chỉ bó hẹp trong số cán bộ văn thư chuyên trách, kiêm nhiệm hay Trưởng, Phó phòng Hành chính phụ trách công tác văn thư mà cần mở rộng đến cán bộ lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan, tổ chức. Đối tượng tuyên truyền được mở rộng phạm vi đến đâu còn tuỳ thuộc vào từng hình thức tổ chức và vào từng chuyên đề được lựa chọn để tuyên truyền.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công văn thư tại bộ phận văn phòng tại công ty cổ phần dotexco (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w