+ Phân biệt được tập tính bẩm sinh với tập tính học được.. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Khái niệm, cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh, tập tính học được.. GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời
Trang 1Giáo án sinh 11 Giáo viên: Đoàn Thế Hạnh
Bài 31 TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT
I MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Kiến thức: Sau khi học xong bài này học sinh cần:
+ Nêu được định nghĩa tập tính
+ Phân biệt được tập tính bẩm sinh với tập tính học được
+ Nêu được cơ sở thần kinh của tập tính
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.
- Thái độ: Yêu thích môn học, tích cực thảo luận, phát biểu xây dựng bài.
- Tư duy: Tư duy logic, liên kết kiến thức.
II CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, hình 31.1, 31.2 SGK phóng to.
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Khái niệm, cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh, tập
tính học được
IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY-HỌC :
1.Ổn định tổ chức lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số
2 Kiểm tra bài cũ:
- Vẽ sơ đồ cấu tạo xináp lên bảng
- Quá trình truyền tin qua xináp được diễn ra như thế nào? Vai trò của chất trung gian hóa học trong truyền tin qua xináp
3 Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức cơ bản
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tập tính là gì?
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời
câu hỏi
+ Tập tính là gì?
HS: nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu
hỏi
GV: GV nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phân loại tập
tính
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời
câu hỏi
+ Có mấy loại tập tính, là những loại
nào?
I TẬP TÍNH LÀ GÌ?
- Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể để động tồn tại và phát triển
- Ví dụ : Chim làm tổ, kiến sống thành đàn
II PHÂN LOẠI TẬP TÍNH
- Có 2 loại tập tính: tập tính bẩm sinh và tập tính học được
1 Tập tính bẩm sinh:
- Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài
Trang 2Giáo án sinh 11 Giáo viên: Đoàn Thế Hạnh
+ Thế nào là tập tính bẩm sinh Lấy Vd
minh họa
HS: nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời.
GV: nhận xét, bổ sung → kết luận
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời
câu hỏi
+ Thế nào là tập tính học được Lấy Vd
minh họa
+ Phân biệt tập tính bẩm sinh với tập
tính học được
HS: nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu
hỏi
GV: nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ sở thần kinh
của tập tính.
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan
sát hình 31.2 trả lời câu hỏi
+ Cơ sở thần kinh của tập tính là gì?
+ Sự hình thành tập tính học được ở
động vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
HS: nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo
luận trả lời câu hỏi
GV: nhận xét, bổ sung → kết luận.
- Ví dụ: Nhên chăng tơ, thú con bú sữa mẹ
2 Tập tính học được:
- Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
- Vd: Khi nhìn thấy đèn giao thông màu
đỏ, những người qua đường dừng lại, động vật chạy trốn khi bị đuổi bắt, mèo bắt chuột …
III CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH.
- Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản
xạ không điều kiện và có điều kiện
- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện, do kiểu gen qui định, bền vững, không thay đổi
- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện, không bền vững và có thể thay đổi
* Khi số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên thì mức độ phức tạp của tập tính cũng tăng lên Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ của chúng
4 Củng cố:
- HS đọc kết luận cuối bài
- Cho biết sự khác nhau giữa tập tính bẩm sinh với tập tính học được
5 Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc bài 32 và mục “em có biết”