- Nêu được một số tập tính phổ biến ở động vật qua các ví dụ liên quan đến tập tính đó.. - Một số tranh, hình vẽ về các tập tính ở động vật.. - Xem trước bài mới, tìm hiểu một số hình th
Trang 1Bài 31: TẬP TÍNH ĐỘNG VẬT
I Mục tiêu bài học
1 Kiến thức
* Cơ bản
- Trình bày tập tĩnh chính ở động vật
- Nêu được một số tập tính phổ biến ở động vật qua các ví dụ liên quan đến tập tính đó
2 Kỹ năng
- Kỹ năng quan sát và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên
- Vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống
3 Thái độ
- Xây dựng thói quen trong nếp sống ở thời đại văn minh của con người
- Có ý thức bảo vệ động vật quý hiếm bằng cách tạo điều kiện sống thật tốt để chúng sinh sản và tăng nhanh về số lượng, bảo vệ nguồn gen quý hiếm, bảo vệ độ đa dạng sinh học
- Lên án hành động săn bắt động vật hoang dã quý hiếm
II Chuẩn bị dạy và học
1 Giáo viên
- Chuẩn bị dĩa hình về tập tính động vật (nếu có)
- Phiếu học tập để chô HS thảo luận nhóm
- Một số tranh, hình vẽ về các tập tính ở động vật
2 Học sinh
- Phiếu học tập của nhóm để thảo luận nhóm
- Xem trước bài mới, tìm hiểu một số hình thức học tập và tập tính phổ biến ở động vật
III Tiến trình tổ chức dạy và học
1 Ổn định tổ chức lớp
2 Kiểm tra bài cũ: (10’)
Nêu cấu tạo xi náp và cách truyền tin qua xi náp?
3 Hoạt động dạy và học
a Mở bài
Chúng ta đã hiểu tập tính là gì, trong bài này chúng ta tiếp tục tìm hiểu một số hình
thức học tập và một số tập tính phổ biến ở động vật
b Bài mới
* Hoạt động 1: Tìm hiểu tập tính là gì?
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu
hỏi
+ Tập tính là gì?
HS: nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi.
GV: Tóm tắt lại nêu ví dụ cụ thể
GV nhận xét, bổ sung → kết luận
I TẬP TÍNH
Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
II PHÂN LOẠI TẬP TÍNH
Tiết: 31
Trang 2Ví dụ: - Nhện thực hiện rất nhiều động tác
nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ thành một
tấm lưới
-Tập tính phóng lưỡi bắt mồi của cóc
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phân loại tập
tính
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời
câu hỏi
+ Có mấy loại tập tính, là những loại nào?
+ Thế nào là tập tính bẩm sinh Lấy Vd
minh họa
- Tập tính sinh sản ở động vật, tập tính
di cư
- Tập tính ve sầu kêu vào ngày hè oi ả
HS: nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời
câu hỏi
+ Thế nào là tập tính học được Lấy Vd
minh họa
+ Phân biệt tập tính bẩm sinh với tập tính
học được
Ví dụ:
GV: Tóm tắt lại nêu ví dụ cụ thể
- Một số động vật vốn không sợ người
nhưng nếu bị đuổi bắt, chúng sẽ học được
kinh nghiệm chạy trốn thật nhanh khi nhìn
thấy người, chuột nghe tiếng mèo kêu là bỏ
chạy
HS: nghiên cứu SGK, thảo luận trả lời câu
hỏi
GV: nhận xét, bổ sung → kết luận
* Hoạt động 3: Tìm hiểu cơ sở thần kinh
của tập tính.
GV: yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát
hình 31.2 trả lời câu hỏi
+ Cơ sở thần kinh của tập tính là gì?
+ Sự hình thành tập tính học được ở động
vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
1 Tập tính bẩm sinh
Là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố
mẹ và đặc trưng cho loài
Ví dụ:
2 Tập tính học được
Là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
Ví dụ:
Có một số tập tính vừa là học được vừa có nguồn gốc bẩm sinh
Ví dụ:
III CƠ SỞ THẦN KINH CỦA TẬP TÍNH
Cơ sở thần kinh của tập tính là các phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện
- Tập tính bẩm sinh là chuỗi phản xạ không điều kiện mà trình tự của chúng trong hệ thần kinh đã được gen qui định sẵn từ khi sinh ra Tập tính bẩm sinh thường bền vững và không thay đổi
- Tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện Quá trình hình thành tập tính là sự hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron Tập tính học được
có thể thay đổi
- Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hóa của hệ thần kinh và tuổi thọ
- Tập tính sinh sản, ngủ đông là kết quả phối hợp hoạt động của hệ thần kinh và hệ nội tiết
Trang 3HS: nghiên cứu SGK, quan sát hình thảo
luận trả lời câu hỏi
GV: nhận xét, bổ sung → kết luận.1 số loài
chim?
GV: Tóm tắt lại nêu ví dụ cụ thể
HS: Do điều kiện môi trường sống như thời
tiết, thức ăn … chim di cư
4 Củng cố
- Sử dụng phần kết luận chung ở cuối bài
- Cho HS hệ thống lại các kiến thức đã học và tìm thêm các ví dụ khác để thấy rõ hơn về các tập tính ở động vật
- Nêu rõ nguyên nhân dẫn đến tập tính di cư của một số loài chim
5 Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK
- Xem trước bài mới, tìm hiểu tập tính ở người và việc ứng dụng các tập tính vào trong chăn nuôi và huấn luyện thú