1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích và đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại ngân hàng BIDV

15 818 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,34 MB

Nội dung

- Về trình độ nhân viên khai thác công nghệ thông tin và các ứng dụng: toàn bộ các nhân viên ngân hàng được đào tạo đảm bảo: + Khai thác tốt các chương trình ứng dụng đặc thù của ngân hà

Trang 1

PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NGÂN HÀNG BIDV

MỤC LỤC

Trang 2

Lời mở đầu 3

1 Giới thiệu doanh nghiệp 3

2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại BIDV 4

2.1Ứng dụng công nghệ thông tin 4

2.2Ứng dụng thương mại điện tử 5

3 Một số phân tích SWOT 7

4 Một số so sánh các đối thủ cạnh tranh 7

5 Phân tích kinh nghiệm, bài học từ các ngân hàng khác 9

6 Tìm hiểu các giải pháp ứng dụng CNTT trong ngành ngân hàng 9

7 Chiến lược ứng dụng CNTT và TM ĐT đến 2012, 2020 10

7.1Chiến lược kinh doanh và tầm nhìn của BIDV đến 2012-2020 10

7.2Chiến lược ứng dụng CNTT và TM ĐT đến 2020 10

8 Kế hoạch hành động và các chỉ tiêu cụ thể 11

8.1Quản lý tập trung các chương trình ứng dụng nội bộ 11

8.2 Tăng cường ứng dụng CNTT và thương mại điện tử 11

8.3Dự trù nguồn nhân lực 12

8.4Dự trù ngân sách 12

8.5Dự kiến thời gian 13

8.6Một số chỉ tiêu đến năm 2020 13

Lời kết 14

Tài liệu tham khảo 14

Trang 3

Trong vài thập kỷ gần đây, công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ và lan tỏa đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội hiện nay, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và kinh doanh trở thành một nhu cầu tất yếu của mỗi doanh nghiệp Đặc biệt với đặc thù của ngành ngân hàng, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động là một yêu cầu bắt buộc Để chuẩn bị các điều kiện cho việc mở rộng và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kinh doanh và thực hiện chỉ đạo của Ban Giám đốc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tôi, với tư cách là cán bộ phụ trách về ứng dụng công nghệ thông tin, đã lập “ Báo cáo hiện trạng

và kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và kinh doanh” nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và quản lý trong giai đoạn 5 năm từ 2012-2016 và tầm nhìn 2020 Báo cáo bao gồm các nội dung được trình bày dưới đây

1 Giới thiệu về doanh nghiệp

- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

- Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Điện thoại: 04.2220.5544 Fax: 04 2220.0399

- Website: http://www.bidv.com.vn Email: Info@bidv.com.vn

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 26/4/1957, là ngân hàng thương mại lâu đời nhất Việt Nam Đến nay BIDV là một trong

ba ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam tính trên tổng tài sản, với hệ thống trên 500 điểm mạng lưới, hệ thống ATM/POS phủ khắp toàn quốc, tổng số lượng cán bộ nhân viên trên 16.000 người

- Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: hiện tại, BIDV hoạt động trên 4 lĩnh vực kinh doanh chính: Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính

- Khách hàng:

+ Khách hàng doanh nghiệp: có nền khách hàng doanh nghiệp lớn nhất trong hệ thống các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam bao gồm các tập đoàn, tổng công ty lớn; các doanh nghiệp nhỏ và vừa Khách hàng cá nhân: trên 3 triệu khách hàng cá nhân

+ Định chế tài chính: BIDV phục vụ các định chế lớn như World Bank, ADB, JBIC, NIB…

Trang 4

- Ứng dụng công nghệ thông tin: Luôn đổi mới và ứng dụng công nghệ phục vụ công tác quản trị điều hành và phát triển dịch vụ ngân hàng tiên tiến Liên tục từ năm

2007 đến nay, BIDV giữ vị trí hàng đầu Vietnam ICT Index (chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng cộng nghệ thông tin) và nằm trong TOP 10 CIO (lãnh đạo Công nghệ Thông tin) tiêu biểu của Khu vực Đông Dương năm 2009 và Khu vực Đông Nam Á năm 2010

2 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại BIDV

2.1 Ứng dụng công nghệ thông tin

Hiện nay, công nghệ thông tin đang được ứng dụng mạnh mẽ và sâu rộng trong toàn Ngân hàng BIDV đã xây dựng được một nền tảng công nghệ thông tin vững chắc phục vụ cho công tác quản lý và kinh doanh:

- Về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: đã xây dựng Trung tâm dữ liệu, trang bị các hệ thống máy chủ AS400, hệ thống lưu trữ, mạng truyền thông, các hệ thống máy tính và các thiết bị công nghệ liên quan khác đã được trang bị đầy đủ và hàng năm đều

có đánh giá hiện trạng, xác định nhu cầu và có kế hoạch bổ sung kịp thời

- Về nhân sự công nghệ thông tin: đã thành lập ban Công nghệ chuyên trách và Trung tâm Công nghệ thông tin, đáp ứng các yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động của Ngân hàng

- Về trình độ nhân viên khai thác công nghệ thông tin và các ứng dụng: toàn bộ các nhân viên ngân hàng được đào tạo đảm bảo:

+ Khai thác tốt các chương trình ứng dụng đặc thù của ngân hàng: chương trình phân phối sản phẩm ngân hàng, thẻ, thanh toán liên ngân hàng, giao dịch ngoại tệ …

+ Làm chủ các chương trình tin học văn phòng, email, internet …., các qui định

và hướng dẫn thực hành về đảm bảo an toàn thông tin…

- Về các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin: BIDV

đã ứng dụng tương đối đầy đủ một số hệ thống thông tin tập trung và các ứng dụng phân tán, tiêu biểu là:

Trang 5

+ Hệ thống corebanking SIBS của hãng Silverlake, đưa toàn bộ các hoạt động kinh doanh, bán các sản phẩm ngân hàng, giao dịch ngân hàng được vi tính hóa và nối mạng trực tuyến liên tục, tự động hóa công tác xử lý giao dịch và hạch toán kế toán

+ Hệ thống thanh toán điện tử: kết nối trực tiếp với NHNN, các tổ chức tín dụng trong nước và quốc tế… đáp ứng các yêu cầu dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế

+ Hệ thống quản lý nội bộ: tập hợp các ứng dụng và các module về kế toán nội

bộ, quản trị nguồn nhân lực, quản lý tài sản, báo cáo số liệu kinh doanh và quản trị nội bộ…

+ Chương trình ứng dụng quản lý văn bản nội bộ

+ Chương trình Định hạng tín dụng nội bộ

+ Chương trình phân loại và đánh giá hiệu quả khách hàng

+ Hệ thống xác thực thông tin khách hàng online: xác thực mẫu dấu, chữ ký, thông tin và thẩm quyền của khách hàng trên mạng nội bộ

+ Cổng thông tin nội bộ của BIDV

+ Hệ thống Mobile Banking: các ứng dụng dành cho giao dịch ngân hàng qua các mạng điện thoại di động

+ Trang Web của BIDV: trang tin giới thiệu thông tin ngân hàng, giới thiệu và quảng bá sản phẩm Đồng thời, trang Web của BIDV được tích hợp hệ thống giao dịch ngân hàng điện tử - BIDV Online, giúp cho các khách hàng cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng qua mạng internet

2.2 Ứng dụng thương mại điện tử: hiện tại, hai hệ thống ứng dụng thương mại điện tử tiêu biểu của ngân hàng là hệ thống Mobile banking và Internet Banking

- Hệ thống mobile banking cho phép ngân hàng cung cấp các dịch vụ như: chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, truy vấn thông tin sản phẩm và dịch vụ cũng như các giao dịch của khách hàng, bán các sản phẩm huy động vốn, phát hành thẻ ghi nợ, hướng dẫn và hỗ trợ khách hàng… thông qua điện thoại đi động sử dụng dịch vụ di động của các mạng di động Viettel, Mobiphone, Vinaphone

Trang 6

- Hệ thống Internet Banking: được tích hợp tại trang Web của BIDV: http://www.bidv.com.vn Ứng dụng BIDV Online cho phép ngân hàng quảng bá sản phẩm, cung cấp các dịch vụ: thanh toán hóa đơn, chuyển tiền (nội bộ, liên ngân hàng), phát hành thẻ, đầu tư tiền gửi có kỳ hạn, thông tin các tài khoản (tài khoản thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn, tín dụng), liên hệ phản hồi, hỗ trợ khách hàng…Một số hình ảnh website BIDV như sau:

Hình 1 – Website BIDV

Hình 2 – BIDV Online

Trang 7

3 Một số phân tích SWOT

- Có thương hiệu mạnh, uy tín trong

nước và quốc tế

- Có nguồn nhân lực chất lượng cao,

nhiều kinh nghiệm, nhiệt huyết

- Có hệ thống công nghệ thông tin đồng

bộ, hiện đại, hệ thống các chương trình

ứng dụng tiên tiến Có khả năng làm

chủ và ứng dụng CNTT

- Có khả năng thiết kế sản phẩm dịch vụ

ngân hàng sáng tạo, mang tính cạnh

tranh cao

- Đã có kinh nghiệm triển khai hoạt

động thương mại điện tử và đang có

định hướng phát triển mạnh thương mại

điện tử

- Cơ chế nội bộ về việc ra quyết định

và tổ chức thực hiện các quyết sách về công nghệ thông tin và ứng dụng cho thương mại điện tử chưa linh hoạt và nhanh chóng

- Hệ thống thông tin quản trị nội bộ chưa được hoàn thiện Khả năng ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin chưa sâu

- Chưa khai thác được thế mạnh thương hiệu, khả năng mở rộng nền khách hàng tiềm năng chưa xứng với tiềm lực sẵn có nên nền khách hàng sẵn sàng tham gia thương mại điện tử chưa tốt

Trang 8

- Khả năng quản trị rủi ro chưa đáp ứng được tối đa yêu cầu an toàn trong hoạt động thương mại điện tử

- Thị trường tiềm năng cho hoạt động

ngân hàng còn rất lớn, nhu cầu các sản

phẩm ngân hàng ngày càng tăng cao,

đa dạng

- Ngày càng nhiều khách hàng có kiến

thức và ý thức sử dụng các dịch vụ của

ngân hàng, đặc biệt là các sản phẩm

dịch vụ mới trên nền công nghệ cao

- Chính phủ có các chính sách ủng hộ

việc ứng dụng, phát triển công nghệ

thông tin, hoạt động thương mại điện

tử

- Cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong nước và quốc tế

- Yêu cầu về chất lượng dịch vụ của khách hàng ngày càng cao

- Tình trạng gian lận trong hoạt động ngân hàng ngày càng phổ biến Nhiều yếu tố rủi ro mới phát sinh, đặc biệt trong những hoạt động mới như ngân hàng điện tử

- Yêu cầu quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn thông tin và yêu cầu an toàn trong thương mại điện tử ngày càng cao

4 Một số so sánh các đối thủ cạnh tranh

Trong số các ngân hàng hiện nay, NH TMCP ngoại thương Việt Nam và NH TMCP Kỹ thương là hai đơn vị ứng dụng công nghệ thông tin sớm và mạnh mẽ Thể hiện rõ nhất mức độ ứng dụng CNTT vào hoạt động chính là các trang Web và các ứng dụng đi kèm, khả năng đem lại các giá trị gia tăng cho khách hàng từ các trang web này Sau đây là một số so sánh, đánh giá cụ thể:

NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank

Trang 9

NH TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank

Nhìn chung, các Ngân hàng xây dựng web site có giao diện đẹp thân thiện với các tính năng tương tự như nhau: cung cấp thông tin, giới thiệu, quảng cáo sản phẩm, dịch

vụ, tích hợp các chức năng ngân hàng trực tuyến giúp khách hàng giao dịch cũng như ngân hàng bán các sản phẩm, dịch vụ của mình qua kênh này… Các trang web đều có

Trang 10

những phương thức giao tiếp với người dùng qua các hòm thư điện tử, các tính năng hỏi-đáp tích hợp trên web, Như vậy có thể thấy, mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, kinh doanh của các ngân hàng đã rất cao và cũng không còn nhiều sự chênh lệch

5 Phân tích kinh nghiệm, bài học từ các ngân hàng khác

Ứng dụng công nghệ thông tin đem lại lợi thế rất lớn cho hoạt động của mỗi ngân hàng, tuy nhiên nó cũng đem lại nhiều rủi ro: thông tin của khách hàng bị lấy cắp, thẻ bị làm giả, giao dịch qua mạng Internet bị giả mạo, tên người dùng và mật khẩu của các nhân viên và kiểm soát viên giao dịch bị đánh cắp và lợi dụng…

Các trường hợp bị lợi dụng thẻ VISA của Vietcombank, Techcombank đã xảy ra tương đối nhiều trong những năm trước Thông tin cá nhân của khách hàng bị lấy cắp để làm thẻ giả, rút tiền hoặc mua hàng trên mạng, gây thiệt hại cho khách hàng vẫn khá phổ biến Tình trạng nhân viên ngân hàng lấy tên và mật khẩu giao dịch viên, kiểm soát viên

để thực hiện các giao dịch khống gây thiệt hại cho ngân hàng, khách hàng hiện nay vẫn còn tồn tại

Để khắc phục những tình trạng này, BIDV cũng như các ngân hàng khác đã và đang áp dụng hàng loạt các biện pháp nâng cao tính an toàn trong giao dịch: thực hiện xác thực khách hàng và giao dịch qua mã số cá nhân, mật khẩu và Token; tự động thông báo các giao dịch qua tin nhắn tới khách hàng để khách hàng chủ động kiểm soát; thiết

kế các hệ thống bảo mật nhằm ngăn chặn việc đánh cắp thông tin của khách hàng…

6 Tìm hiểu các giải pháp ứng dụng CNTT trong ngành ngân hàng

Các giải pháp ứng dụng CNTT trong ngành ngân hàng hiện nay hướng mạnh đến việc xây dựng hệ thống tập trung hóa các ứng dụng, đảm bảo an toàn và hỗ trợ giao dịch phi truyền thống như internet banking, mobile banking

Hiện tại, cơ sở pháp lý cho các hoạt động thương mại điện tử đã tương đối đầy

đủ, các ngân hàng cần tự lựa chọn các giải pháp, tổ chức ứng dụng sao cho phù hợp với qui mô, đặc thù, chiến lược và tầm nhìn của mỗi đơn vị Một số các giải pháp đang được các ngân hàng lựa chọn như: xây dựng hệ thống đảm bảo an toàn thông tin và giao dịch theo các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế; xây dựng và liên tục nâng cấp các ứng dụng giao dịch qua mạng internet và mạng điện thoại di động; xây dựng hệ thống quản trị rủi ro nội

Trang 11

Bên cạnh việc tổ chức triển khai các giải pháp CNTT là công tác đào tạo đội ngũ vận hành, quản lý các hệ thống CNTT và đội ngũ nhân viên ở tất cả các mảng nghiệp vụ ứng dụng các công nghệ mới được triển khai Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông, hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng nhằm nâng cao khả năng khai thác các tiện ích của các chương trình ứng dụng, đem lại nhiều giá trị gia tăng hơn cho khách hàng, qua đó nâng cao hiệu quả phát triển thị trường theo chiều sâu

7 Chiến lược ứng dụng CNTT và TM ĐT đến 2012, 2020

7.1 Chiến lược kinh doanh và tầm nhìn của BIDV đến 2012-2020

Định hướng chiến lược hoạt động kinh doanh đến năm 2020 của BIDV là sẽ duy trì vị trí là một trong ba ngân hàng lớn và hiệu quả nhất Việt Nam về mọi mặt: mạng lưới phủ toàn bộ các tỉnh, thành phố; nền khách hàng; hiệu quả hoạt động; danh mục và chất lượng sản phẩm, dịch vụ; khả năng đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử

7.2 Chiến lược ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử đến 2020 Trên cơ sở chiến lược kinh doanh và tầm nhìn của BIDV đến 2020, ứng dụng công nghệ thông tin và thương mại điện tử là một trong những nội dung cốt lõi, là cơ sở

để hệ thống BIDV thực hiện những mục tiêu đã định Hai nội dung chiến lược lớn như sau:

- Hệ thống hóa và nâng cấp toàn bộ các ứng dụng quản lý nội bộ theo hướng tập trung, trên nền tảng mạng truyền thông nội bộ (tất cả các cấu phần kế toán tài chính, quản lý tài sản, quản lý nguồn nhân lực, đào tạo, quản lý hồ sơ, quản lý kế hoạch, tự động hóa văn phòng …) Hoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro và đảm bảo an toàn thông tin, an toàn giao dịch khi triển khai đẩy mạnh ứng dụng CNTT và thương mại điện tử

- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và thương mại điện tử nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, mở rộng nền khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và hiệu quả hoạt động:

+ Ứng dụng mạnh mẽ các chương trình hỗ trợ giao dịch qua internet (internet banking), qua mạng điện thoại di động (mobile banking)

+ Đẩy mạnh phát triển giao dịch qua thẻ, thiết lập hệ thống mạng lưới các máy ATM, các điểm giao dịch tự động (Autobank)…

+ Xây dựng hệ thống quản trị quan hệ khách hàng tập trung

8 Kế hoạch hành động và các chỉ tiêu cụ thể

Trang 12

8.1 Quản lý tập trung các chương trình ứng dụng nội bộ:

Nâng cấp, tích hợp và chuyển nền tảng hoạt động sang nền mạng nội bộ các chương trình sau:

- Hệ thống các chương trình quản lý nội bộ: kế toán, quản trị nguồn nhân lực, quản lý tài sản, báo cáo số liệu kinh doanh và quản trị nội bộ, quản lý văn bản nội bộ

- Chương trình Định hạng tín dụng nội bộ: nâng cấp, triển khai thêm cấu phần định hạng khách hàng cá nhân

- Nâng cấp chương trình phân loại và đánh giá hiệu quả khách hàng Xây dựng và triển khai chương trình quản trị quan hệ khách hàng tập trung

- Triển khai chương trình quản lý hồ sơ khách hàng tập trung, kết nối với các phân hệ liên quan trên chương trình core banking SIBS (phân hệ hồ sơ thông tin khách hàng, tín dụng, bảo lãnh, tiền gửi …)

- Triển khai chương trình phân bổ thu nhập, chi phí nhằm quản lý, đánh giá hiệu quả từng sản phẩm, dịch vụ cũng như các điểm mạng lưới, đơn vị thành viên

- Hệ thống xác thực thông tin khách hàng online – nâng cấp và kết nối với các phân hệ liên quan trên chương trình core banking SIBS

- Cổng thông tin nội bộ của BIDV: nâng cấp, bổ sung một số tính năng như tìm kiếm thông tin, tài liệu theo một phần nội dung; thiết lập hệ thống thư mục tài liệu nghiệp vụ, các diễn đàn chuyên môn và cơ chế hỏi/đáp với người dùng

8.2 Tăng cường ứng dụng CNTT và thương mại điện tử

- Mobile Banking system: liên kết với toàn bộ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động để triển khai các ứng dụng dành cho giao dịch ngân hàng qua các mạng điện thoại di động, ngoài các dịch vụ sẵn có như truy vấn tài khoản, vấn tin giao dịch, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, tra cứu các thông tin lãi suất, tỷ giá…, phát triển thêm các dịch vụ khác như cung cấp thông tin tư vấn tài chính, đầu tư tiền gửi…

- Hệ thống Internet Banking (được tích hợp trên tràn Web của BIDV): ngoài các dịch vụ có sẵn như truy vấn tài khoản, vấn tin giao dịch, chuyển tiền, thanh toán hóa

Ngày đăng: 27/12/2018, 10:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w