1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lý LUẬN của QUẢN lý HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG

65 445 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 99,11 KB

Nội dung

CƠ sở lý LUẬN của QUẢN lý HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CƠ sở lý LUẬN của QUẢN lý HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG CƠ sở lý LUẬN của QUẢN lý HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Trang 2

Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Những nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới tư tưởng giáo dục về học qua thực hành,trải nghiệm thực tiễn đã manh nha xuất hiện từ thời cổ đại, đãđược thể hiện trong các quan điểm giáo dục của các triết giaphương Đông và phương Tây Ngày nay, trong hệ thống giáodục ở các nước trên thế giới, quản lý các “Hoạt động ngoạikhóa”, “Hoạt động sau giờ học hoặc bên ngoài lớp học”,

“Cuộc sống bên ngoài lớp học” được gọi chung là HĐTNđang được các nhà QLGD quan tâm vì được đánh giá là cáchoạt động mang tính toàn diện và đạt hiệu quả giáo dục cao.Các nhà tâm lí học, giáo dục học, triết học đã nghiên cứu vềvai trò của hoạt động trải nghiệm đối với giáo dục ở những góc

độ khác nhau

Trang 3

J A Kômenxki (1592 - 1670), người đặt nền móng cho

sự ra đời của nhà trường hiện nay, lại xem quản lý việc họctập của học sinh kết hợp với các hoạt động ngoài giờ học nhưmột cách giải phóng học tập ra khỏi sự “giam hãm trong bốnbức tường” của trường học thời trung cổ và cho rằng “Học tậpkhông phải là lĩnh hội kiến thức trong sách vở mà lĩnh hộikiến thức từ bầu trời, mặt đất, cây sồi,…” [31]

John Locke (1632 - 1704), nhà triết học Anh thế kỉXVII đã đánh giá rất cao ảnh hưởng của môi trường đối với

sự phát triển nhân cách của trẻ; vì vậy quản lý các hoạt độngbên ngoài lớp học là hết sức cần thiết để định hướng trẻ trongquá trình trải nghiệm thực tiễn của chúng với môi trườngxung quanh [30]

C Mác (1818 - 1883) và Ph Ăng-ghen (1820 - 1895)

đã xác định mục đích của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa làđào tạo ra “con người phát triển toàn diện” Muốn vậy, phảiquản lý được phương thức giáo dục hiện đại là quản lý cácHĐGD kết hợp với lao động sản xuất” [31]

Trang 4

X Macarenco (1888 - 1939) đã chứng minh được: mộttrong những logic của quá trình sư phạm là quá trình quản lý,

tổ chức hợp lý các hoạt động tham gia vào cách mạng xã hội,lao động sản xuất, các hoạt động tập thể như vui chơi, thể dụcthể thao (TDTT), tham quan du lịch, văn hoá nghệ thuật chohọc sinh [31]

T A Ilina, nhà giáo dục Xô Viết ở thế kỷ XX đã chorằng quản lý các HĐGD ngoài giờ học với mục đích bổ sung

và làm sâu hơn công tác giáo dục nội khóa; trước tiên, nó làphương tiện để phát hiện đầy đủ năng lực học sinh, làm thứctỉnh hứng thú và thiên hướng của các em đối với hoạt độngnào đó và cũng là hình thức tổ chức giải trí cho các em, là cơ

sở để quản lý việc thực tập về hành vi đạo đức để xây dựngkinh nghiệm của hành vi này [30]

Trang 5

Năm 1971, lý thuyết “Học tập trải nghiệm”

(experiential learning) của D Kolb chính thức được công bố

lần đầu tiên với tư cách là một lý thuyết tương đối toàn diện vềmột phương thức học tập tích lũy, chuyển hóa kinh nghiệm Từ

đó đến nay, “Học tập trải nghiệm” đã được ứng dụng rộng rãitrên nhiều lĩnh vực ở nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiếntrên thế giới, đồng thời được coi như triết lí giáo dục của nhiềuquốc gia và đang tiếp tục phát triển trong thời đại hiện nay [34]

Những nghiên cứu trong nước

Trang 6

Ở Việt Nam, từ thời kì đầu của nền giáo dục nước nhà,Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương pháp để đào tạo nênnhững người tài đức là: “Học đi đôi với hành, giáo dục kếthợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội!”Bác đã từng nói: “Giáo dục phải theo hoàn cảnh và điều kiện”

và “Một chương trình nhỏ mà được thực hành hẳn hoi cònhơn một trăm chương trình lớn mà không làm được” [9].Trong bài báo “1- 6” ký tên C.B đăng trên báo Nhân dân số rangày 01 - 6 - 1955, Bác đã đề ra nội dung giáo dục toàn diệnđối với học sinh bao gồm: thể dục, trí dục, mỹ dục, đức dục.Bác đã đưa ra quan điểm giáo dục thiếu nhi đó là: “Trong quátrình giáo dục thiếu nhi phải giữ toàn vẹn cái tính vui vẻ, hoạtbát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng Và trong lúc học,cũng cần làm cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm chochúng học” Bác yêu cầu: “Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui

vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn”

Trang 7

Mục tiêu của giáo dục phổ thông đã được quy định tại

điều 27 - Luật Giáo dục 2005 như sau: “Mục tiêu của giáo

dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc” [22]

Trong Dự thảo chương trình tổng thể GDPT sau năm

2015 có đề cập: “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST)

là hoạt động giáo dục trong đó từng học sinh được trực tiếphoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới

sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triểntình cảm, đạo đức, các kỹ năng và tích luỹ kinh nghiệm riêngcủa cá nhân Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động được coi trọngtrong từng môn học; đồng thời trong kế hoạch giáo dục cũng

bố trí các hoạt động trải nghiệm sáng tạo riêng, mỗi hoạt độngnày mang tính tổng hợp của nhiều lĩnh vực giáo dục, kiếnthức, kỹ năng khác nhau” [3]

Trang 8

Đã có nhiều nghiên cứu trong nước đề cập đếnHĐTNST nói chung và HĐTN trong nhà trường nói riêng

như: Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - kinh nghiệm quốc tế

và vấn đề của Việt Nam của tác giả Đỗ Ngọc Thống [30], Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - Góc nhìn từ lý thuyết “học

từ trải nghiệm” của tác giả Đinh Thị Kim Thoa [27], Một số vấn đề về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới - tác giả Lê Huy Hoàng [15], Tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo giải pháp phát huy năng lực người học - tác giả Nguyễn Thị Thu Hoài [16].

Trong bài nghiên cứu có nhan đề Mục tiêu năng lực, nội dung

chương trình, cách đánh giá trong hoạt động trải nghiệm sáng tạo tác giả Đinh Thị Kim Thoa [28] đã chỉ ra để phát

triển chương trình hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạocần phải xác định và xây dựng được khung năng lực, từ đóthiết kế nội dung để đạt được mục tiêu đặt ra

Trang 9

Tác giả Bùi Ngọc Diệp đã gợi ý các hình thức tổ chứcHĐTNST có thể tổ chức được nhiều nhất, hiệu quả nhất đáp

ứng nhu cầu và mục tiêu giáo dục trong bài Hình thức tổ chức

các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông [9] Ngoài ra còn có những nghiên cứu khác như: Thiết

kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo gắn với dạy học phát triển năng lực cho học sinh tác giả Đặng Văn Nghĩa [20], Chuyển

từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực: vấn đề dạy học

và tổ chức dạy học tác giả Trần Ngọc Giao, Đặng Thị Thanh

Huyền, Nguyễn Thị Mai Phương [14]

Những năm gần đây đã có một số Luận văn thạc sỹchuyên ngành Quản lý giáo dục nghiên cứu về đề tài hoạtđộng trải nghiệm như:

Luận văn “Quản lý HĐTNST tại các trường THCSthuộc quận Lê Chân, TP Hải Phòng”, tác giả Bùi Tố Nhân,năm 2015

Luận văn “Quản lý HĐTNST ở trường phổ thông dântộc nội trú tỉnh Điện Biên”, tác giả Tẩn Thị Thu Hà, năm2017

Trang 10

Luận văn “Quản lý HĐGDNGLL theo hướng TNST ởcác trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, tác giảTrần Thanh Liêm, năm 2017.

Như vậy, HĐTN đã có nhiều tác giả nghiên cứu ở nhiềukhía cạnh khác nhau, song vẫn chưa có tác giả nào đi sâu,phân tích đưa giải pháp quản lý thực hiện HĐTN ở bậc THPTtheo chương trình mới Xuất phát từ các yêu cầu đổi mới củagiáo dục, chúng tôi nhận thức được việc nghiên cứu về quản

lý HĐTN cho HS các trường THPT huyện Di Linh, tỉnh LâmĐồng là rất cần thiết, từ đó đề xuất một số biện pháp quản lýHĐTN

Khái niệm và thuật ngữ liên quan

Quản lý và quản lý giáo dục

- Quản lý

Quản lý tồn tại như một tất yếu khách quan từ khi loàingười xuất hiện và ngày nay đã trở thành một khoa học, cóvai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại ở mọi lĩnhvực như chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục, ; vì vậy, quản

lý được thể hiện ở các cách tiếp cận khác nhau như:

Trang 11

Harold Koontz: “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nóđảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được cácmục đích của nhóm Với tư cách thực hành thì quản lý là mộtnghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lý là một khoa học”[11]

Theo Trần Kiểm “Quản lý là những tác động của chủthể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng,điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực)trong và ngoài tổ chức với hiệu quả cao nhất” [10]

Theo Phan Văn Kha “Quản lý là quá trình lập kế hoạch,

tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của các thành viênthuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phùhợp để đạt được các mục đích đã định” hay “Quản lý là sự tácđộng có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đốitượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” [8]

Trang 12

Theo quan điểm hành vi (thuyết quan hệ con người) củaMary Parker Follett, quản lý là một quá trình động, liên tục,

kế tiếp nhau; trong đó sự “phối hợp (coordination)” là điềukiện sống còn của sự quản lý hiệu quả qua hoạt động củangười quản lý Nhà quản lý cần phải xây dựng mối quan hệtốt đẹp với người thuộc cấp (tiếp xúc trực tiếp, thẳng thắn,chân tình) để lôi cuốn họ tham gia quá trình ra quyết địnhnhất là khi họ sẽ chịu ảnh hưởng của chính những quyết định

đó [13]

Như vậy, có thể hiểu: “Quản lý là một quá trình tác

động có tổ chức, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản

lý lên khách thể quản lý (đối tượng quản lý) nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra”; được thể hiện khái quát qua Sơ đồ 1.1

Trang 13

- Mô hình về quản lý

Chức năng quản lý là một phạm trù then chốt trong cácphạm trù cơ bản của khoa học quản lý, biểu hiện bản chấtquản lý, đã được tách biệt, chuyên môn hóa, được thể hiệnbằng các quan điểm sau [8]:

Henry Fayol là người chỉ ra chức năng và những yếu tốcủa quản lý: “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch,

tổ chức điều khiển, phối hợp và kiểm tra”

Harold Koontz và Cyrlodonnell cho rằng có 4 chứcnăng cơ bản của quản lý được kết hợp biện chứng và mật thiếtvới nhau, tạo thành một chu trình khép kín là: lập kế hoạch, tổchức, lãnh đạo và kiểm tra [11]; trong đó, chức năng tổ chức

là quan trọng nhất, thể hiện ở Sơ đồ 1.2 như sau:

Trang 14

Theo Trần Kiểm, QLGD có thể chia hai cấp độ là vĩ mô

và vi mô QLGD ở cấp vĩ mô là quản lý nền giáo dục hoặc hệthống giáo dục; ở cấp vi mô là QLGD tại các cơ sở giáo dục,

các trường học [10].

Trang 15

Theo Nguyễn Minh Đường, QLGD với nghĩa rộng: “Làhoạt động, điều hành, phối hợp các LLXH nhằm đẩy mạnhhoạt động đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu xã hội hiện nay”;với nghĩa hẹp: “QLGD, quản lý trường học cụ thể là mộtchuỗi tác động hợp lý (có mục đích tự giác, có kế hoạch, có

hệ thống) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đếntập thể giáo viên và học sinh, đến những LLGD trong vàngoài trường, nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợptham gia vào hoạt động của nhà trường, làm cho quy trình nàyvận hành tới việc hoàn thành những mục đích dự kiến” [4]

Dù hiểu theo nghĩa nào đặc trưng chủ yếu của QLGDlà: Sản phẩm giáo dục có tính đặc thù, là nhân cách nênQLGD phải ngăn ngừa sự dập khuôn, máy móc trong việc tạo

ra sản phẩm cũng như không cho phép tạo ra phế phẩm Như

vậy, QLGD có thể hiểu khái quát như sau: “Quản lý giáo dục

là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra”.

Hoạt động và hoạt động trải nghiệm ở trường THPT

Trang 16

Hoạt động

Có thể hiểu hoạt động là quá trình tác động qua lại giữacon người với thế giới xung quanh để tạo ra sản phẩm về phíathế giới và sản phẩm về phía con người Trong quá trình tácđộng qua lại đó, có hai chiều tác động diễn ra đồng thời, nhấtquán và bổ sung cho nhau:

Chiều thứ nhất là quá trình tác động của con người với

tư cách là chủ thể vào thế giới (thế giới đồ vật) Quá trình nàytạo ra sản phẩm mà trong đó chứa đựng các đặc điểm tâm lýcủa người tạo ra nó Hay nói khác đi, con người đã chuyểnnhững đặc điểm tâm lý của mình vào trong sản phẩm Sảnphẩm là nơi tâm lý của con người được bộc lộ Quá trình nàyđược gọi là quá trình xuất tâm hay quá trình đối tượng hoá

Trang 17

Chiều thứ hai là quá trình con người chuyển những cái

chứa đựng trong thế giới vào bản thân mình Là quá trình conngười có thêm kinh nghiệm về thế giới, những thuộc tính,những quy luật của thế giới được con người lĩnh hội, nhậpvào vốn hiểu biết của mình Đồng thời con người cũng cóthêm kinh nghiệm tác động vào thế giới, rèn luyện cho bảnthân những phẩm chất cần thiết để tác động có hiệu quả vàothế giới Quá trình này là quá trình hình thành tâm lý ở chủthể hay còn gọi là quá trình chủ thể hoá hay quá trình nhậptâm

Như vậy trong hoạt động, con người vừa tạo ra sảnphẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của chính mình Cóthể nói tâm lý của con người chỉ có thể được bộc lộ, hìnhthành trong hoạt động và thông qua hoạt động

Trang 18

Con người sống là con người hoạt động Hoạt động làphương thức tồn tại của con người Theo tâm lý học Mácxit,cuộc sống con người là một dòng hoạt động, con người là chủthể của các hoạt động thay thế nhau Hoạt động là quá trìnhcon người thực hiện các quan hệ giữa con người với thế giới

tự nhiên, xã hội Đó là quá trình chuyển hóa năng lực laođộng và các phẩm chất tâm lý khác của bản thân thành sự vật,thành thực tế và quá trình ngược lại là quá trình tách nhữngthuộc tính của sự vật, của thực tế quay trở về với chủ thể, biếnthành vốn liếng tinh thần của chủ thể

Trang 19

Theo nghĩa rộng: HĐGD là loại hình giáo dục đặc thù

của xã hội loài người nhằm tái sản xuất những nhu cầu vànăng lực của con người để duy trì phát triển xã hội, để hoànthiện các mối quan hệ xã hội thông qua các hình thức, nộidung, biện pháp tác động có hệ thống, có phương pháp, cóchủ định đến đối tượng nhằm hình thành, phát triển, hoànthiện nhân cách trên tất cả các mặt đức, trí, thể, mĩ

Theo nghĩa hẹp: HĐGD của nhà giáo dục được tổ chức

theo kế hoạch chương trình nhằm hình thành nhân sinh quan,phẩm chất đạo đức, đồng thời bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ vàphát triển thể chất của học sinh thông qua hệ thống tác động

sư phạm tới tư tưởng, tình cảm, lối sống kết hợp với các biệnpháp giáo dục gia đình và xã hội/cộng đồng, phát huy mặt tốt,khắc phục mặt hạn chế, tiêu cực trong suy nghĩ và hành độngcủa học sinh

Trang 20

Có thể nói, các HĐGD trong nhà trường được xác địnhtheo mục tiêu giáo dục; do đó, trong nhà trường có bao nhiêumặt giáo dục thì sẽ có bấy nhiêu HĐGD và được dựa trên nềntảng dạy học, bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp vàHĐGDNGLL nhằm tạo môi trường cho hoạt động của họcsinh và chính những hoạt động này quyết định sự phát triểnnhân cách của mỗi cá nhân; giúp học sinh phát triển toàn diện

về đức, trí, thể, mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực

cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tư cách vàtrách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lênhoặc đi vào cuộc sống lao động

Trang 21

Vì vậy, HĐGD phải được tổ chức thuận lợi phù hợp vàkhông đi quá xa so với hoạt động cơ bản của học sinh thì mớimang lại hiệu quả cao Hoạt động của học sinh có thể chia

làm hai loại: hoạt động cơ bản và không cơ bản Những hoạt

động cơ bản của học sinh bao gồm các hoạt động gắn liền với

đời sống học đường do học sinh tiến hành; trong đó sẽ có hoạtđộng được xác định là hoạt động chủ đạo; còn lại là hoạt độngkhông cơ bản Tuy nhiên, hoạt động của học sinh không chỉđịnh hướng bởi các HĐGD và không thể thay thế cho nhauđược Do vậy, các HĐGD trong nhà trường và các hoạt độngcủa học sinh cần phải hoạch định để ưu tiên phát huy tốt nhấtvai trò chủ động, sáng tạo của học sinh [21]

Trải nghiệm

Trang 22

Theo quan điểm của triết học, sự trải nghiệm được hiểu

là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách

quan Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các

hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kỹ thuật và kỹ

năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giớikhách quan Nhà triết học vĩ đại người Nga Solovyev V.S.quan niệm rằng trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế;

là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kỹ năng Trải nghiệm

là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, đượctruyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

Trong các nghiên cứu tâm lý học, trải nghiệm thườngđược coi là năng lực của cá nhân, ví dụ Platon K.K nhận địnhtrải nghiệm cũng như sự tích lũy của hiểu biết và năng lực (cánhân, nhóm) hình thành trong quá trình hoạt động, đào tạo vàgiáo dục, trong đó năng lực được hiểu là tổng hợp những kiếnthức, kỹ năng, khả năng và thói quen Dưới góc độ của tâm lýhọc giáo dục, A N Leontiev đã giải quyết được vấn đề trảinghiệm của nhân loại: Trong cuộc đời mình, con người đãđồng hóa kinh nghiệm của nhân loại, kinh nghiệm của nhữngthế hệ trước Nó diễn ra dưới hình thức nắm vững kiến thức

và ở mức độ làm chủ kiến thức [ ]

Trang 23

Trong các tài liệu sư phạm học, lý thuyết về trải nghiệmtrở thành đối tượng nghiên cứu Trải nghiệm dưới góc nhìn sưphạm được hiểu theo một số ý nghĩa sau [ ]:

Trải nghiệm qua giáo dục, đào tạo là một hệ thống kiếnthức và kỹ năng có được trong quá trình giáo dục và đào tạochính quy

Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà trẻ nhận được bênngoài các cơ sở giáo dục: thông qua sự giao tiếp với nhau, vớingười lớn, hay qua những tài liệu tham khảo không đượcgiảng dạy trong nhà trường…

Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là mộttrong những phương pháp giáo dục, đào tạo, trong điều kiệnthực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh họa chomột quan điểm lý luận cụ thể

Kinh nghiệm giảng dạy là hệ thống các phương phápđào tạo được giáo viên đúc kết và cải thiện dần trong quátrình làm việc thực tế của mình

Trang 24

Theo quan điểm của nhóm tác giả Nguyễn Thị Liên,Nguyễn Thị Hằng, Tưởng Duy Hải, Đào Thị Ngọc Minh(2016), nói đến trải nghiệm là nói đến hoạt động của conngười Con người từng trải, biết đời, hiểu đời học từ sách vở,nhà trường, từ thực tế cuộc đời, có nhiều kinh nghiệm sống,biết gắn liền tri thức lý luận với thực tiễn đời sống, học đi đôivới hành” [18].

Hoạt động trải nghiệm

HĐTN xuất hiện như một nội dung mới trong chươngtrình giáo dục phổ thông tổng thể đã dành được sự quan tâmcũng như ý kiến từ dư luận

Trang 25

Theo Đinh Thị Kim Thoa [ ], Tổng chủ biên chươngtrình HĐTN thì đây không gọi là môn học mà là hoạt độnggiáo dục Môn học được tạo nên bởi một hoặc một vài lĩnhvực khoa học nên nội dung của nó được cấu trúc chặt chẽ cònhoạt động giáo dục sử dụng tích hợp kiến thức, kỹ năng củanhiều lĩnh vực để thực hiện mục tiêu hoạt động của mình.Chương trình giáo dục của bất kỳ quốc gia nào cũng bao gồmnội dung dạy học (các môn học) và nội dung giáo dục (cáchoạt động giáo dục) Các môn học thực hiện giảng dạy nhữnglĩnh vực có tính khoa học, chủ yếu nhằm phát triển năng lựctrí tuệ cho học sinh Bên cạnh đó, còn có hoạt động giáo dục,

là hoạt động nhằm phát triển những phẩm chất nhân cách, kỹnăng sống hay là năng lực tâm lý xã hội giúp con người có thểthích nghi, thích ứng với xã hội, làm chủ bản thân, biết sốngtích cực và hạnh phúc Đây là những mặt vô cùng quan trọng

để tạo nên cuộc sống có ý nghĩa của mỗi cá nhân

Theo cách hiểu đó, hoạt động giáo dục trong chươngtrình phổ thông mới có tên gọi là HĐTN Trong chương trìnhhiện hành, cũng có loại hoạt động này với tên gọi là hoạt độngngoài giờ lên lớp hoặc hoạt động ngoài giờ chính khóa

Trang 26

Thực ra việc thay đổi tên gọi của hoạt động này là cómục đích: với hoạt động ngoài giờ lên lớp hiện nay đã cónhiều trường làm khá tốt nhưng cũng còn nhiều trường chưaquan tâm thoả đáng tới vấn đề này Điều này có nghĩa, vì hoạtđộng này được gọi là “ngoài giờ lên lớp” hay “ngoài giờchính khóa” nên nhiều trường quan niệm rằng, làm được thìtốt không làm được cũng không sao, không có ai đánh giá,không có yếu tố bắt buộc Đối với học sinh thì các em khôngtham gia cũng không sao vì nó không phải là hoạt động bắtbuộc Vì vậy, đó cũng là lý do vì sao trong nhiều năm qua,chú trọng nhiều hơn cho “dạy chữ” mà chưa tập trung thíchđáng cho “dạy người”

Do cách ứng xử với hoạt động ngoài giờ chính khóanhư vậy nên nếu như sử dụng tên cũ thì sẽ kéo theo thói quen

cũ, phương thức làm cũ Do vậy, cần phải cho nó một cái tênmới chứa đựng nhiệm vụ mới, chức năng mới và phương thứcmới

Trang 27

Như vậy, HĐTN trong nhà trường cần được hiểu là hoạt

động có động cơ, có đối tượng để chiếm lĩnh, được tổ chứcbằng các việc làm cụ thể của học sinh, được thực hiện trongthực tế, được sự định hướng, hướng dẫn của nhà trường Đốitượng để trải nghiệm nằm trong thực tiễn Qua trải nghiệmthực tiễn, học sinh có được kiến thức, kĩ năng, tình cảm và ýchí nhất định

Năng lực sáng tạo sẽ hình thành khi phải giải quyết cácnhiệm vụ thực tiễn phải vận dụng kiến thức, kĩ năng đã đượchọc để giải quyết vấn đề, ứng dụng trong tình huống mới,không theo chuẩn đã có; hoặc nhận biết được vấn đề trong cáctình huống tương tự, độc lập nhận ra chức năng mới của đốitượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượngtrong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giảipháp thay thế và kết hợp được các phương pháp đã biết đểđưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn đề

Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường trung học phổ thông

Trang 28

Khái quát, quản lý HĐTN là quá trình tác động của chủ

thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh được tiến hànhngoài giờ lên lớp theo chương trình kế hoạch đã đề ra nhằmđạt mục tiêu giáo dục học sinh một cách toàn diện

Quản lý HĐTN cần quan tâm đến việc phát huy vai tròcủa đội ngũ cán bộ, giáo viên trực tiếp tham gia tổ chứcHĐTN Việc huy động các nguồn lực trong và ngoài nhàtrường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo tổchức thành công các HĐTN Đối với công tác chỉ đạo, quản

lý, cần chia ra thành các bộ phận thực hiện chính bao gồm: bộphận tham gia xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kếhoạch; bộ phận cán bộ giáo viên trực tiếp phụ trách tổ chứcthực hiện; bộ phận phục vụ cho HĐTN Các bộ phận này cóliên quan mật thiết với nhau, đan xen vào nhau trong quá trìnhphối hợp tổ chức các HĐTN

Như vậy, bản chất của quản lý HĐTN là quản lý về

mục tiêu giáo dục, quản lý về kế hoạch, đội ngũ, các điều kiệnđảm bảo và quản lý công tác kiểm tra đánh giá, quản lý côngtác phối hợp các lực lượng giáo dục tham gia vào HĐTNtrong nhà trường

Trang 29

Quản lý HĐTN ở trường phổ thông cũng chính là các

biện pháp tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý

và khách thể quản lý nhằm thực hiện các HĐTN ở trường phổthông Các biện pháp quản lý HĐTN được thực hiện cùng vớicác hoạt động giáo dục ở trên lớp là sự bổ trợ, củng cố nhữngtri thức học sinh đã được học trên lớp và rèn luyện các kĩnăng nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho họcsinh

Chương trình hoạt động trải nghiệm ở trường

Trang 30

Trên cơ sở phân tích bối cảnh trong nước và quốc tế,xác định nhu cầu phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầucủa sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc

tế, ngày 4/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trungương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghịquyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐTđáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hộinhập quốc tế Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Nghịquyết là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang

bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chấtngười học Học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáodục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xãhội.” Tư tưởng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triểngiáo dục trên thế giới hiện nay

Trang 31

Để thực hiện Nghị quyết 29 của Trung ương, ngày28/11/2014, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số88/2014/QH13 về đổi mới CT, SGK GDPT Căn cứ Nghịquyết này, ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hànhQuyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới CT,SGK GDPT (gọi tắt là Quyết định 404) Nghị quyết 88 củaQuốc hội và Quyết định 404 của Thủ tướng Chính phủ quyđịnh mục tiêu đổi mới, các nguyên tắc, yêu cầu, định hướng,nội dung và lộ trình đổi mới, trách nhiệm của các Bộ, Ngành,

cơ quan nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó cónhững điểm chính liên quan đến HĐTN như sau:

GDPT 12 năm, gồm hai giai đoạn giáo dục: giai đoạngiáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp trung học cơ

sở 4 năm) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấptrung học phổ thông 3 năm) Giáo dục cơ bản bảo đảm trang

bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầuphân luồng mạnh sau THCS Giáo dục định hướng nghềnghiệp bảo đảm học sinh tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị chogiai đoạn học sau phổ thông có chất lượng;

Trang 32

Đổi mới nội dung GDPT theo hướng tinh giản, hiệnđại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và định hướngnghề nghiệp; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thựctiễn; tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hoá dần ở cáclớp học trên;

Thực hiện một CT GDPT thống nhất nhưng mềm dẻo,linh hoạt; Bộ GD và ĐT chủ trì xây dựng, thẩm định và banhành CT GDPT; Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trựcthuộc trung ương tổ chức biên soạn bổ sung những nội dung

về đặc điểm lịch sử, văn hoá và kinh tế - xã hội của địaphương; đồng thời dành thời lượng cho cơ sở giáo dục chủđộng vận dụng để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạchgiáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường;

CT GDPT phải phù hợp với điều kiện thực tiễn về độingũ giáo viên, cơ sở vật chất, kỹ thuật của nhà trường và khảnăng tiếp thu của học sinh;

Ngày đăng: 03/12/2018, 20:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w