1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG ôn tập môn CHÍNH SÁCH văn hóa 1, trường ĐH Văn Hóa Hà Nội

28 772 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 815,95 KB

Nội dung

Văn hóa : Trong khái niệm Chính sách Văn hóa, cụm từ Văn hóa được hiểu là một lĩnh vực, một hoạt động của một quốc gia, dân tộc.. Từ 2 quan điểm trên, có thể rút ra định nghĩa về chính s

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN CHÍNH SÁCH VĂN HÓA I

Câu 1: Phân tích khái niệm chính sách, chính sách VH? Nêu vai trò của chính sách VH, liên hệ thực tế?

Phân tích khái niệm:

Chính sách: Là hệ thống các thể chế, các định hướng, các quy định tạo nên những thực hành của nhà nước vào một đối tượng quản lý nào đó Chính sách được xây dựng nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triển thịnh vượng, dân chủ, công bằng

và văn minh của mỗi xã hội

Văn hóa : Trong khái niệm Chính sách Văn hóa, cụm từ Văn hóa được hiểu

là một lĩnh vực, một hoạt động của một quốc gia, dân tộc Văn hóa ngang hàng với những lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, xã hội, Văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực nhỏ như sáng tạo nghệ thuật, đời sống xã hội, giải trí,… Khái niệm văn hóa ở từng quốc gia lại có phạm vi bao quát khác nhau

Từ 2 quan điểm trên, có thể rút ra định nghĩa về chính sách văn hóa :

Khái niệm: Chính sách văn hóa là một hệ thống các nguyên tắc và thực hành của Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa nhằm phát triển và quản lý đời sống theo những quan điểm phát triển và cách thức quản lý riêng, đáp ứng nhu cầu phát triển đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân trên cơ sở vận dụng các điều kiện vật chất và tinh thần sẵn có của xã hội

Vai trò của chính sách VH, liên hệ thực tế:

Trong phạm vi văn hóa, chính sách thể hiện các vai trò: (6 vai trò)

- Định hướng phát triển cho toàn bộ đời sống VH hay mỗi lĩnh vực của VH nghệ thuật cho VD

- Điều hòa các mâu thuẫn, các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển văn hóa

Trang 2

- Điều tiết sự phát triển bằng các công cụ chính sách, thể hiện qua chính sách minh bạch, công khai và hệ thống cơ quan công quyền về văn hóa hoạt động

có hiệu quả và hiệu lực

- Thể hiện các ưu tiên phát triển thông qua đầu tư ưu tiên cho mỗi lĩnh vực trong từng thời kỳ, trong chính sách tài trợ của nhà nước, chính sách thuế trong lĩnh vực văn hóa

- Tập trung các nguồn lực cho phát triển văn hóa trogn các chương trình, kế hoạch và dự án phát triển của từng giai đoạn, của mỗi lĩnh vực

- Hạn chế các xu hướng phát triển văn hóa không có lợi cho tiến trình phát triển, kiểm soát, kiểm duyệt tác phẩm văn hóa độc hại, có nội dung phản động, đồi trụy, phá hoại thuần phong mỹ tục

Câu 2: Phân tích đặc tính của chính sách VH, sự phân loại chính sách VH?

Do văn hóa có nhiều hoạt động, bao quát đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội cho nên các mục tiêu của chính sách văn hóa thường phù hợp với từng thời kỳ, trên cơ sở mục tiêu chung

Thứ nhất, chính sách văn hóa không mang nặng tính chất can thiệp một cách

“thô bạo”, “ép buộc”, “răn đe”, “trừng phạt”, mà là mang tính “bảo trợ”, “hỗ trợ”,

“thúc đẩy”, hạn chế tính chất hành chính

Thứ 2, tính nhạy cảm cũng là một đặc trưng của chính sách văn hóa, bởi lẽ

nó có tác động đến một bộ phận trí thức cao trong xã hội, những người luôn có ý thức về tính độc lập, tự do sáng tạo nghệ thuật Do đó, quá trình hoạch định và

Trang 3

thực thi chính sách cần có sự thận trọng, mang tính thuyết phục bằng tri thức hơn

là sự ép buộc

Thứ 3, chính sách văn hóa có một đặc tính nữa là “can thiệp” và phụ thuộc vào ý chí chính trị của nhà nước Một sự cân bằng giữa các yếu tố bên trên (nhà nước) và yếu tố bên dưới (xã hội dân sự) là sự cần thiết cho mỗi chính sách văn hóa

Phân loại chính sách văn hóa:

- Phân theo tính chất:

 Ở cấp độ chung nhất, chính sách là một đường lối phát triển, sự định hướng cho một lĩnh vực hay một tổ chức nào đó trong xã hội, được soạn thảo bởi Chính phủ, cơ quan Chính phủ hay một tổ chức xã hội

 Ở cấp độ nhỏ hơn, chính sách là một kế hoạch hành động có phương hướng, mục tiêu, có giải pháp can thiệp của các cơ quan và tổ chức nhằm phát triển một lĩnh vực hay một tổ chức

 Ở cấp độ nhỏ hơn nữa, chính sách được coi như một giải pháp can thiệp mang tính nhất thời

 Khác nhau về cấp độ nhưng những chính sách trên đều có điểm chung

là có các tác động, can thiệp vào đời sống xã hội, khiến cho đời sống bị biến đổi

- Phân theo phạm vi can thiệp:

 Các loại chính sách có một phổ can thiệp rộng, đi vào các vấn đề vĩ

 Các loại chính sách đi vào các vấn đề cụ thể, theo từng lĩnh vực

- Phân theo thời gian:

 Các loại chính sách dài hạn (5 năm): phần lớn ở tầm quốc gia, với các tác động hay can thiệp mang tính dài hạn, cải thiện cơ tình trạng của thực tiễn

 Các loại chính sách trung hạn (2 – 3 năm): phần lớn thuộc các cơ quan cấp bộ, tỉnh, có phạm vi triển khai hạn chế hơn

Trang 4

 Các loại chính sách ngắn hạn (1 năm): phần lớn thuộc các tổ chức văn hóa nghệ thuật, thông qua các dự án triển khai cụ thể vào một vấn đề của thực tiễn đời sống văn hóa nghệ thuật

Câu 3: Khái niệm mô hình chính sách văn hóa? Phân tích một số cơ sở cho việc hình thành các mô hình chính sách VH trên thế giới?

Khái niệm mô hình chính sách văn hóa:

Là những kiểu/ dạng chính sách văn hóa, được xác định bởi một số đặc điểm

riêng biệt, có ý nghĩa trong việc nghiên cứu, hoạch định và thực thi chính sách VH

Một số cơ sở cho việc hình thành các mô hình chính sách VH trên thế giới:

- Điều kiện lịch sử - kinh tế - chính trị - văn hóa – xã hội của quốc gia

(Việc hình thành và phát triển chính sách VH của mỗi nước đều xuất phát từ bối cảnh cụ thể về lịch sử, kinh tế, văn hóa và xã hội của quốc gia  Đây là những tiền đề quan trọng, chi phối phương thức hoạch định cũng như nội dung chính sách văn hóa của một đất nước tại mỗi thời điểm nhất định.) + Điều kiện lịch sử

 Điều kiện lịch sử của mỗi nước dẫn đến quan niệm khác nhau về các trọng tâm được ưu tiên trong lĩnh vực VH

VD: các nước có về dày lịch sử như TQ, Anh, Pháp… sẽ chú trọng việc gìn giữ và phát huy di sản VH dân tộc Trong khi các nước có lịch sử “non trẻ” như Mỹ lại quan tâm, khuyến khích đến các vấn đề về văn hóa đương đại

 Truyền thống lịch sử của mỗi dân tộc có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng và thực thi chính sách VH

VD: Pháp là nước có truyền thống lâu đời về việc Nhà nước can thiệp vào lĩnh vực VH: tài trợ và kiểm duyệt các tác phẩm VH nghệ thuật

+ Trình độ phát triển kinh tế - xã hội và dân trí

Trang 5

Sự khác biệt về trình độ phá triển kinh tế - xã hội và dân trí của mỗi nước dẫn đến những khác biệt trong chính sách VH, đặc biệt là cơ chế quản lý và phương thức đầu tư cho VH

+ Điều kiện chính trị

Mặc dù ít được đề cập tới nhưng trên thực tế vẫn có sự khác biệt trong chính sách xã hội và chính sách VH giữa các nước thuộc 2 chế độ chính trị TBCN

và XHCN

+ Mô hình tổ chức quốc gia

Các nước trên thế giới có mô hình tổ chức quốc gia khác nhau, từ đó dẫn đến mô hình khác nhau trong chính sách VH

VD: Các nước liên bang như Đức Úc Mỹ: chính sách VH thường có xu hướng phân chia quyền lực cho các tiểu bang Ngược lại, những nước có mô hình quản lý tập trung, điều hành thống nhất từ trung ương tới địa phương như TQ: chính sách VH mang tính tập trung, tập quyền

- Quan điểm lý thuyết về chính sách VH

Căn cứ quan trọng về mặt lý luận là quan điểm lý thuyết về văn hóa và chính sách VH Một số quan điểm lý thuyết cơ bản là:

+ Quan điểm gắn văn hóa với chính trị và hệ tư tưởng

 Văn hóa là một yếu tố cấu thành nên hệ thống chính trị và hệ tư tưởng

 Văn hóa có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát huy ảnh hưởng của hệ tư tưởng, hướng tới phục vụ hệ thống chính trị

 Văn hóa như một công cụ hiệu quả để tuyên truyền, phổ biến hệ tư tưởng đến đông đảo quần chúng nhân dân

VD: Các nước XHCN đã vận dụng quan điểm này, dựa trên học thuyết Mác – Lê nin khẳng định văn hóa là một yếu tố quan trọng trong kiến trúc thượng tầng, có quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với các yếu tố khác như chính trị, hệ tư tưởng

Trang 6

+ Quan điểm dân tộc chủ nghĩa: VH thể hiện đặc trưng dân tộc

 Văn hóa của mỗi quốc gia phải thể hiện bản sắc riêng của dân tộc và Nhà nước cần có chính sách gìn giữ, phát huy và quảng bá văn hóa dân tộc, đặc biệt là các giá trị truyền thống

 Quan điểm này được đặc biệt chú trọng trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay: có nguy cơ đồng nhất về VH, đe dọa sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa trên toàn cầu

 Việc duy trì và phát huy bản sắc VH dân tộc, coi đó là nền tảng quan trọng

Câu 4: Trình bày chính sách VH của thực dân Pháp ở VN giai đoạn 1858 – 1945?

- Giáo lý đạo Ki-tô du nhập vào Việt Nam Giáo lý mâu thuẫn với những tín ngưỡng đã có ở Việt Nam cả ở hình thức và nội dung

- Chữ quốc ngữ ra đời Nó được các giáo sĩ phương Tây biến đổi từ bộ chữ cái

La tinh nhằm hỗ trợ cho việc truyền giáo Dần dần nó được truyền bá rộng rãi, trở thành công cụ để tiếp thu và tuyên truyền văn hóa

- Sự biến đổi sâu sắc trong phân chia giai cấp từ 2 lực lượng chính: nông dân

và quan lại địa chủ sang xuất hiện thêm tầng lớp: công nhân, tư bản và trí thức tư sản

Chính sách VH của thực dân Pháp ở VN

- Nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa lần đầu tiên xuất hiện ở VN:

Trang 7

+ Các hình thức VH mới như thông tin báo chí, văn học nghệ thuật… có ảnh hưởng lớn đến VHVN

+ Tờ báo đầu tiên là tờ Gia Định báo được phát hành bằng chữ quốc ngữ do

người Pháp làm chánh tổng sau đó giao cho Trương Vĩnh Ký làm chủ bút

Số báo đầu tiên nêu rõ 2 mục đích:

 Một là phổ biến các văn kiện chính thức của chính quyền Pháp trong nhân dân

 Hai là truyền bá chữ viết dùng mẫu tự La tinh để ghi âm tiếng Việt

(Đại Nam đồng văn nhật báo là tờ báo tiếng Việt đầu tiên xuất hiện

+ Ngoài ra, có các hình thức triển lãm, đấu bóng, đua xe đạp, đua ngựa, câu lạc bộ, nhà hát cùng các loại hình nghệ thuật như thơ, tiểu thuyết, nhạc kịch, mỹ thuật, điêu khắc… cũng ra đời tạo một không khí sinh hoạt văn hóa cộng đồng mới trong lòng xã hội VN

- Văn hóa vật chất:

+ Từ cuối TK19, đô thị VN từ mô hình đô thì truyền thống với chức năng làm trung tâm chính trị chuyển dần sang mô hình đô thị kiểu phương Tây (đô thị công thương nghiệp) với chức năng là trung tâm kinh tế

+ Nhiều ngành công nghiệp được hình thành: khai mỏ, đồn điền, chế biến nông lâm sản Xuất hiện nhiều tầng lớp mới: tư sản dân tộc, tiểu tư sản (tiểu chủ, tiểu thương, trí thức, công chức)

Trang 8

 Sự giao lưu – tiếp biến văn hóa Việt – Pháp đã tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ

về chất trong lòng xã hội Việt Nam – đó là nền VH có yếu tố công nghiệp

Tóm lại: Thời kỳ 1858 – 1945, sự xâm lược của người Pháp đã dẫn đến cuộc tiếp xúc và giao lưu văn hóa giữa VHVN với VH phương Tây (Pháp), làm biến đổi diện mạo của VH nhân loại Đây là quá trình vừa cưỡng bức vừa tự nguyện Một

số cơ sở hạ tầng văn hóa của người Pháp ở VN như Nhà hát lớn (Hà Nội, TP HCM), Trường Viễn Đông Bác Cổ…tạo nền tảng cho các hoạt động văn hóa mới sau này

Câu 5: Phân tích 3 quan điểm lớn về văn hóa mà Đảng nêu trong đề cương văn hóa năm 1943: Dân tộc hóa, đại chúng hóa, khoa học hóa?

Đề cương Văn hóa 1943 được xem như tuyên ngôn văn hóa Mác – xít chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam Nội dung của Đề cương khẳng định vai trò của Đảng trong lĩnh vực văn hóa

Ba quan điểm lớn mà Đảng nêu trong đề cương VH 1943 là Dân tộc hóa, đại

chúng hóa và khoa học hóa

Dân tộc hóa là đề cao tinh thần dân tộc, tự cường, chống lại tư tưởng sùng

ngoại, tự ty, tự miệt thị dân tộc

- Dân tộc hóa chi phối quá trình tiếp thu các tinh hoa của thế giới Đó là quá trình chọn lọc thể nghiệm, chiêm nghiệm, khi học tập và phát huy các giá trị văn hóa nhân loại

- Dân tộc hóa còn là cuộc đấu tranh chống “phương Bắc hóa” của 1000 năm Bắc thuộc, của ách đô hộ thực dân, có ý nghĩa bảo vệ giữ gìn bản sắc dân tộc

- Dân tộc hóa là hướng đến sự tập hợp thức tỉnh tinh thần dân tộc của các tầng lớp trí thức văn nghệ sĩ tham gia vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,

từ đó tạo nên những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa

Trang 9

Nguyên tắc Đại chúng hóa là chống lại mọi hoạt động văn hóa xa rời quần

chúng nhân dân, không nhằm thức tỉnh nhân dân mà chỉ phục vụ cho tầng lớp thượng lưu

Khoa học hóa thể hiện tính thời đại của văn hóa

Câu 6: Trình bày những tiêu chí cơ bản để phân loại các mô hình chính sách văn hóa

Tiêu chí 1: Vai trò quản lý của nhà nước

Dựa theo tiêu chí này nghĩa là xem xét phạm vi, mức độ và phương thức can thiệp của nhà nước đối với đời sống văn hóa của một quốc gia Chẳng hạn ở một số

mô hình, việc hoạch định chính sách văn hóa thường có tính chất “từ trên xuống dưới” Trong khi đó, ở một số mô hình khác, việc phát triển chính sách văn hóa lại

là “từ dưới đưa lên”

Tiêu chí 2: Kế hoạch chiến lược phát triển văn hóa

Dựa theo tiêu chí này, nhà nước lập chiến lược phát triển văn hóa tổng thể cho quốc gia hay trao nhiệm vụ này cho các cấp thấp hơn như các bang và tiểu bang hay cho các cơ quan, tổ chức văn hóa nghệ thuật

Tiêu chí 3: Cơ chế tài chính

Cơ chế tài chính là yếu tố đặc biệt quan trọng trong các chính sách xã hội nói chung và chính sách văn hóa nói riêng Tiêu chí này xem xét mức độ tài chợ của nhà nước cho văn hóa, phương thức hỗ trợ và các lĩnh vực (đối tượng) được ưu tiên trong phân bổ nguồn tài chính của chính phủ

Tiêu chí 4: Hệ thống cơ quan quản lý về văn hóa

Đây là công cụ quan trọng tham gia vào quá trình xây dựng chính sách văn hóa và đưa chính sách văn hóa vào đời sống Cấu trúc của hệ thống này được xác định bởi các cơ quan/ tổ chức và các mối quan hệ qua lại giữa các cơ quan/ tổ chức

Trang 10

đó Dựa theo tiêu chí này nghĩa là xem xét việc quản lý thống nhất, đồng bộ các hoạt động văn hóa hay chỉ duy trì một số cơ quan quản lý ở cấp trung ương, hoặc một số quốc gia không có bộ phận chủ quản phụ trách lĩnh vực văn hóa

Câu 7: Trình bày khái quát nội dung và vai trò của đề cương Văn hóa năm 1943?

Nội dung của đề cương Văn hóa 1943:

- Cách đặt vấn đề

+ Phạm vi vấn đề: Văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật

+ Quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị: nền tảng kinh tế của một xã hội

và chế độ kinh tế dựng trên nền tảng ấy quyết định toàn bộ văn hóa của xã hội kia

- Lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam

Các giai đoạn trong lịch sử văn hóa Việt Nam: Thời kỳ Quang Trung trở về trước: văn hóa Việt Nam có tính chất nửa phong kiến, nửa nô lệ, phụ thuộc vào văn hóa Trung Quốc; Thời kỳ từ Quan Trung đến khi Pháp xâm chiếm, văn hóa phong kiến có xu hướng tiểu tư sản; Thời kỳ từ Pháp xâm chiếm đến nay (1943): văn hóa nửa phong kiến, nửa tư sản và hoàn toàn có tính chất thuộc địa

Tính chất văn hóa Việt Nam hiện tại: Văn hóa Việt Nam hiện nay (1943) về hình thức là thuộc địa, về nội dung là tiền tư bản

- Nguy cơ của văn hóa VN dưới ách phát xít Nhật – Pháp

Chính sách của Pháp:

+ Đàn áp các nhà văn hóa cách mạng dân chủ chống phát xít

+ Ra tài liệu, tổ chức các cơ quan và các đoàn thể VH để nhồi sọ

+ Kiểm duyệt rất ngặt những tài liệu VH

+ Tuyên truyền chủ nghĩa đầu hàng và chủ nghĩa ái quốc mù quáng

+ Làm ra vẻ săn sóc đến trí dục, thể dục và đức dục cho dân

Chính sách của Nhật:

Trang 11

+ Tuyên truyền chủ nghĩa Đại Đông Á: người Nhật là cứu tinh của giống da vàng và văn hóa Nhật Bản chiếu dọi những tia nắng văn minh tiến bộ cho giống nòi Đại Đông Á

+ tìm cách phô trương và giới thiệu văn hóa Nhật Bản (tổ chức triển lãm, diễn thuyết, báo chí tuyên truyền…)

- Vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam

+ Phải hoàn thành cách mạng VH mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội + Cách mạng VH do Đảng CS Đông Dương lãnh đạo

+ Cách mạng VH có thể hoàn thành khi nào cách mạng chính trị thành công + Nền VH mà cách mạng Đông Dương phải thực hiện là văn hóa XHCN

3 nguyên tắc vận động cuộc vận động văn hóa VN trong giai đoạn này:

 Dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho

 Tranh đấu về học thuyết, tư tưởng

 Tranh đấu về tông phái văn nghệ

+ Cách vận động: Lợi dụng tất cả khả năng công khai và bán công khai để:

 Tuyên truyền và xuất bản

 Tổ chức các nhà văn

 Tranh đấu giành quyền lợi thực tại cho các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ

 Chống nạn mù chữ

Vai trò của đề cương Văn hóa 1943:

- Đề cương VH 1943 được xem như tuyên ngôn văn hóa Mác – xít chính thức của Đảng CSVN, khẳng định vai trò VH trong sự nghiệp cách mạng, vai trò của Đảng trong lĩnh vực VH

Trang 12

- Đề cương có tác dụng lớn trong việc định hướng đấu tranh và hoạt động trên mặt trận tư tưởng cho thanh niên, trí thức đương thời

Đề cương góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc

- Đề cương VH 1943 được xem như kim chỉ nam cho các chính sách xây dựng và phát triển văn hóa sau này

Câu 8: Trình bày sơ đồ quản lý văn hóa ở Việt Nam Phân tích ưu điểm, hạn chế của mô hình quản lý văn hóa được nêu?

Bộ Văn hóa, Thể thao và

vụ lý

Trang 13

Ưu điểm:

- Đây là mô hình quản lý của ngành văn hóa dưới sự quản lý của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban Tư tưởng VH cũng được đổi thành Ban Tuyên giáo, nhưng mô hình quản lý vẫn không thay đổi nhiều

- Mô hình có ảnh hưởn lớn đến việc can thiệp đến một thị trường VH thực sự

- Có sự thống nhất đồng bộ từ cấp Trung ương đến địa phương

 Hướng tiếp cận dần từng bước cải tổ cách quản lý một chiều mang tính chỉ tiêu

áp đặt, từ trên xuống, tăng cường cơ chế phản hồi, đối thoại từ dưới lên, tăng phân cấp phân quyền cho các đơn vị

Câu 9: Phân tích các thành tố của chính sách VH?

Có 5 thành tố:

- Các thể chế

+ Luật là cấp độ cao nhất về chính sách Đặc điểm chung của các luật là sự thể chế hóa các quan hệ xã hội trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, điều chỉnh hành vi giữa các bên liên quan trên cơ sở các quy định luật pháp, có hiệu lực quản lý cao nhất

VD: Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Di sản Văn hóa, Luật Điện ảnh, Luật bản quyền…

+ Ngoài ra, có các Nghị định, Thông tư, Chỉ thị, Quyết định…

 Đây là các công cụ thể chế có hiệu lực đối với công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật

- Chính sách đầu tư

+ Thể hiện các ưu tiên chính sách của NN thông qua các khoản cấp ngân sách hàng năm, cơ quan lập pháp phê chuẩn là Quốc hội hay Nghị viện, cơ quan của Chính Phủ thi hành

Trang 14

+ Đặc điểm: mang tính thực tiễn, có tác động trực tiếp đến sự phát triển của đời sống văn hóa nghệ thuật Là loại chính sách “phi văn bản” , chịu sự dánh giá của xã hội qua các hoạt động kiểm toán và dư luận của các tầng lớp xã hội

- Chính sách hiến tặng, bảo trợ, tài trợ cho văn hóa nghệ thuật

+ Thông qua luật thuế thu nhập cá nhân để thu hút tài trợ ngoài ngân sách nhà nước

+ Các nước phát triển (Anh, Pháp, Mỹ ) áp dụng chính sách miễn trừ thuế đối với các tài sản đã được tặng cho các tổ chức văn hóa nghệ thuật Các món quà tặng là tài sản VH cũng đc miễn thuế

Tháng 5 năm 2009, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm

2020 ban hành theo Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của

Thủ tướng Chính phủ) Phạm vi của Chiến lược phát triển VH gồm các lĩnh vực

chủ yếu:

- Tư tưởng, đạo đức, lối sống, đời sống văn hóa

- Di sản văn hóa

- Văn học nghệ thuật

- Giao lưu văn hóa thế giới

- Thể chế và thiết chế văn hóa

Ngày đăng: 26/11/2018, 11:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w