Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống,.... Liên hệ với một đô thị mà anh chị quan tâm Phát triển
Trang 1Đề cương Văn hóa đô thị Câu 1: Hãy nêu hiểu biết của anh chị về đô thị hóa và các vấn đề của đô thị hóa? Cho ví dụ và phân tích
a Khái niệm:
Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian Đô thị hóa là quá trình phát triển rộng rãi lối sống thị thành thể hiện qua các mặt dân số, mật độ dân số, chất lượng cuộc sống, Các nước phát triển (như tại châu Âu, Mĩ hay Úc) thường có mức độ đô thị hóa cao (trên 80%) hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam) (khoảng ~35%) Đô thị các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tốc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với trường hợp các nước đang phát triển
b Các vấn đề của đô thị hóa
- Nguyên nhân:
+ Sự mở rộng tự nhiên của dân cư hiện có Thông thường quá trình này không phải là tác nhân mạnh vì mức độ tăng trưởng dân cư tự nhiên của thành phố thường thấp hơn nông thôn
+ Sự chuyển dịch dân cư từ nông thôn ra thành thị hoặc như là sự nhập cư đến đô thị + Ngoài ra còn có sự ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao dẫn tới sự mở rộng các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới)
- Ảnh hưởng:
+ Tích cực: Đô thị hóa góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, thay đổi sự phân bố dân cư Các đô thị không chỉ là nơi tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động mà còn là nơi tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng lực lượng lao động có chất lượng cao, cơ sở kĩ thuật hạ tầng cơ sở hiện đại có sức hút đầu tư mạnh trong nước và nước ngoài
+ Tiêu cực: Đô thị hóa làm sản xuất ở nông thôn bị đình trệ do lao động chuyển đến thành phố Thành thị phải chịu áp lực thất nghiệp, quá tải cho cơ sở hạ tầng, ô nhiễm môi trường sống, an ninh xã hội không đảm bảo, các tệ nạn xã hội ví dụ như thiếu việc làm sẽ nảy sinh ra nhiều vấn đè như nghèo đói lạc hậu,mù chữ,tệ nạn như trộm cắp
Trang 2Câu 2: Anh chị nhận xét gì về phát triển đô thị bền vững Liên hệ với một đô thị mà anh chị quan tâm
Phát triển đô thị bền vững dựa trên 3 nội dung (Liên Hiệp Quốc năm 1990 đưa ra khái niệm phát triển bền vững):
- Tăng trưởng kinh tế bền vững
- Đảm bảo chất lượng sống cho mọi người dân gồm 5 tiêu chí:
+ Có lao động: kỉ luật lao động, năng suất lao động, tính tích cực lao động, điều kiện lao động (cơ sở vật chất, cơ chế, chính sách)
+ Cơ sở hạ tầng: giao thông, điện nước, bệnh viện, trường học tạo tiện ích đô thị, an sinh
đô thị
+ Môi trường: môi trường tự nhiên, môi trường xã hội
+ Văn hóa giáo dục
+ Chính trị xã hội: dân chủ, tự do, bình đẳng
- Đảm bảo bảo tồn, phát huy, gìn giữ văn hóa truyền thống
Câu 3: Hãy nêu hiểu biết về vai trò của đô thị trong quá trình phát triển kinh tế xã hội
a Khái niệm: Đô là lớn, thị là chợ hay nơi dân cư sinh sống, buôn bán Đô thị là nơi tập trung đông đúc dân cư, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, sống và làm theo phong cách và lối sống khác với lối sống nông thôn Lối sống đô thị được đặc trưng bởi những đặc điểm: có nhu cầu về tinh thần cao, tiếp thu nền văn minh nhân loại nhanh chóng, có đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đầy đủ thuận tiện
b Vai trò:
- Là các trung tâm kinh tế chính trị thương mại văn hóa của xã hội, là động lực của tiến bộ xã hội
- Có vai trò thúc đẩy nông thôn phát triển
- Quá trình đô thi hóa, di dân từ nông thôn vào đô thị là một quá trình tiến bộ vì nó đưa con người ra khỏi những nơi xa xôi hẻo lánh, đến với xã hội hiện đại, nâng cao trình độ văn hóa, ý thức của con người
- Các nền văn minh cổ đại, hiện đại đều mang dấu ấn văn minh, văn hóa đô thi rõ nét (Hy Lạp, La Mã cổ đại, văn hóa thời Phục Hưng…)
Trang 3Câu 4: Anh chị nhận xét gì về các tiêu chí của một đô thị hiện nay? Cho ví dụ và phân tích.
- Là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế
xã hội trong phạm vi cả nước, một miền lãnh thổ, một tỉnh, một huyện, một vùng
- Có quy mô dân số (nội thị) nhỏ nhất là 4000 người trở lên (vùng núi có thể ít hơn)
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 60% trở lên trong tổng số lao động của nội thị, là nơi sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hóa phát triển
- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị từng phần, hoặc đồng bộ
- Mật độ dân cư cao hơn vùng nông thôn và được xác định theo từng loại đô thị, loại nhỏ nhất có mật độ 6000 người trên 1 km2
Ví dụ: Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến Việt trước đây Hà Nội là thành phố lớn nhất Việt Nam về diện tích, đồng thời cũng là địa phương đứng thứ nhì về dân số với 7.242.200 người (năm 2017), sau Thành phố Hồ Chí Minh.Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký thì dân số thực tế của thành phố này năm 2017 là hơn 10 triệu người Hiện nay, thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là đô thị loại đặc biệt của Việt Nam Đô thị loại đặc biệt là các đô thị: Giữ vai trò "trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế
-xã hội của cả nước, có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Châu Á"
Câu 5: Hãy nêu hiểu biết về văn hóa đô thị và cấu trúc của văn hóa đô thị
a Văn hóa đô thị:
- Văn hóa đô thị góp phần nhận thức các quy luật, khái quát các điều kiện, đặc điểm, tác nhân của quá trình đô thị hóa để tạo lập môi trường sống nhân văn cho con người ở thành thị
- Đối tượng nghiên cứu của văn hóa đô thị là tìm hiểu cái nôi nơi con người trưởng thành, tách dần khỏi môi trường sống phụ thuộc vào môi trường tự nhiên để tự tạo lập môi trường sống của chính mình; nghiên cứu quá trình đô thị hóa ở các điểm tiếp giao trên trục tọa độ không gian và thời gian, nơi biểu hiện các mối quan hệ
xã hội và phương tiện của đời sống qua từng thời kì
- Mỗi thời kì có các hình thái kinh tế xã hội khác nhau gắn với hình thái đô thị khác nhau: văn hóa hang động, văn hóa nhà dài, văn hóa làng, văn hòa chợ, văn hóa thành thị
Trang 4- Văn hóa đô thị là tổng thể các tri thức, kinh nghiệm và giá trị vật chất, tinh thần và các hoạt động văn hóa để tôn vinh, sản sinh, truyền bá và thực hành các giá trị chân, thiện, mỹ nhằm làm giàu tính người hơn trong đời sống đô thị Văn hóa đô thị là một thực thể phức hợp có tính biến đổi cao, nhất là ở đô thị hiện đại
- Văn hóa đô thị có nhiều chức năng:
+ Nhận thức: cung cấp kiến thức về VHDT => có hiểu biết; nhận thức xu hướng biến đổi của VHDT hiện nay; nhìn nhận đánh giá các vấn đề liên quan 1 cách khoa học, có quy luật và k vội vàng hấp tấp
+ Thực tiễn: giúp ta có cơ sở khách quan về VHDT từ đó đưa ra giải pháp
+ Tư tưởng: định hướng để thực hiện các hoạt động khoa học, chống lại các loại hình phản khoa học, phong tục tập quán bảo thủ
b Cấu trúc VHDT
- Là chỉnh thể thống nhất mà trong đó bao gồm các bộ phận và mối liên hệ giữa chúng
- 3 thành tố quan trọng
+ Văn hóa nghệ thuật ( đời sống tinh thần):
Vai trò văn hóa nghệ thuật với đời sống tinh thần: nhận thức, giải trí, định hướng giá trị, thẩm mỹ
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần tập trung các thiết chế: gia đình, nhà trường, pháp luật
Công chúng nghệ thuật được chia theo tiêu chí: học vấn, nghề nghiệp, độ tuổi, giới tính, mức sống, nơi cư trú
Nhu cầu văn hóa nghệ thuật: nhu cầu giải trí (tại nhà như xem tv, nơi công cộng như rạp phim, bảo tàng, khu vui chơi); nhu cầu giao tiếp (tại nhà như tổ chức sinh nhật, nơi công cộng như quán café); nhu cầu nâng cao nhận thức ( tham gia các hoạt động CLB); nhu cầu thể dục thể thao; nhu cầu picnic, du lịch, dã ngoại
Ảnh hưởng: tích cực, tiêu cực (đánh nhau, say rượu…)
+ Lối sống:
Hiểu nghĩa rộng: là toàn bộ các hoạt động sống, phương thức sống của các nhóm
xã hội, tầng lớp Xh gắn với từng thời kỳ cụ thể (gồm có: hđ lao động sx, giao tiếp, chính trị xã hội, văn hóa giáo dục, vui chơi giải trí); Hiểu nghĩa hẹp: là khuôn mẫu
có tính ổn định được xã hội thừa nhận về hành động, hành vi ứng xử (bao gồm: nếp sống, mức sống, lẽ sống, cách sống, chất lượng sống)
Trang 5 Nếp sống: Các khuôn mẫu hành vi ứng xử hành động có tính ổn định đc XH thừa nhận có ý nghĩa XH Những vđ đặt ra: xd gđ Văn hóa, tổ dân phố vh; xd VH nơi công cộng; xóa bỏ ptuc tập quán lạc hậu
Mức sống: Là thu nhập, điều kiện sinh hoạt, tiêu dùng về vật chất và tinh thần VĐề: phân hóa giàu nghèo, giáo dục, chăm sóc skhoe
Lẽ sống: Cốt lõi của lối sống, tính chất định hướng, quan điểm của lối sống Vđề:
tệ nạn XH, xuống cấp đạo đức
Cách sống: sự lựa chọn của cá nhân gắn với sự phát triển của đô thị: lối sống độc thân, hiphop,…
Chất lg sống: như câu 2
+ Biểu tượng:
Những điều chúng ta k tri giác được, dùng 1 vật trung gian để tri giác: tình yêu – hoa hồng; chim bồ câu – hòa bình
Biểu tượng của 1 đô thị là bất cứ 1 đồ vật hay 1 hiện tượng nào có ý nghĩa XH: Hà Nội – Chùa Một Cột, Khuê Văn Các; Sài Gòn – chợ Bến Thành; Đã Nẵng – Cầu Rồng
Có các loại như: biểu trưng; biểu hiệu ( quốc kỳ, quốc ca, nhãn hiệu, dấu hiệu giao thông); ngôn ngữ (ngôn ngữ nói, viết, động thể)
Câu 6: Anh chị nhận xét gì về lối sống đô thị hiện nay? Cho ví dụ và phân tích
(Liệt kê lại phần lối sống đô thị trước, sau đó liên hệ)
- Nền kinh tế thị trường ảnh hưởng lớn tới nghề nghiệp xã hội của cư dân đô thị
- Lối sống mang tính chất thị dân, những ng k làm nông mà buôn bán, công nhân viên chức nên tư duy tính toán cao về hiệu quả, trao đổi sòng phẳng trong các quan hệ, ít nhiều mang tính vị kỉ
- Lối sống mang tính cạnh tranh cao: cạnh tranh về cùng buôn bán 1 loại sản phẩm trong cùng 1 khu vực
- Cư dân đô thị có ít thời gian rảnh rỗi do làm việc trong các nhà máy cơ quan Nhà Nước, thời gian còn lại sau khi làm việc sử dụng cho việc tiêu dùng các giá trị văn hóa nghệ thuật
- Do tiếp thu nhanh các giá trị văn hóa nhân loại nên cư dân đô thị tiếp nhận thành tựu văn hóa kĩ thuật thế giới, các mốt thời trang, tiêu dùng, kĩ thuật,…
- Lối sống đa dạng, phong phú, nhất là về nhu cầu văn hóa giáo dục, tiếp nhận thông tin nhạy bén do phụ thuộc dịch vụ công cộng, tư nhân như: nhà đất, hộ khẩu, bưu
Trang 6điện, vui chơi giải trí Phạm vi giao tiếp rất rộng thông qua các thiết bị báo chí truyền thông, mạng xã hội
- Lối sống phát triển kinh tế, mục đích là tạo lợi nhuận, sự phát triển của đô thị tạo
ra quan hệ sản xuất tư bản, làm giàu bằng thị trường
Câu 7: Đặc trưng văn hóa đô thị
a Văn hóa đô thị, nhất là đô thị hiện đại, mọi sinh hoạt gia đình và cá nhân (từ nhà ở,
ăn uống, đi lại) đều chủ yếu phụ thuộc vào các dịch vụ công
Nông thôn nặng tính tự cung tự cấp Nhu cầu đô thị cao và đa dạng nên các dịch vụ trở nên quan trọng
b Ở đô thị, hệ số sử dụng phương tiện giao thông lớn và tăng cùng với quá trình hiện đại hóa: Do k gian đô thị rộng lớn, phức tạp nên ng dân sử dụng xe đạp, xe máy, ô
tô Văn hóa ứng xử nơi công cộng cũng quan trọng k kém gia đình
c Văn hóa đô thị có tính phân hóa cao, rõ nét: Do đô thị càng lớn càng tụ cư nhiều thành phần xã hội nên có sự phân hóa thu nhập, địa vị kinh tế xã hội ngay trong phân hóa cách sống, sinh hoạt: Ng giàu thường mua thực phẩm tại siêu thị, đi xe máy đắt tiền hoặc oto; ng nghèo mua tại chợ cóc, đi xe đạp, xe máy rẻ tiền Sự phân hóa tạo tính 2 mặt: tích cực (con ng phát hiện nhiều năng lực ứng xử xã hội, thúc đẩy phát triển vh đô thị) và tiêu cực (cờ bạc, nghiện hút, mại dâm)
d Ứng xử của cư dân đô thị hay nông thôn đều thể hiện trong quan hệ với thiên nhiên, xã hội và bản thân, Tuy nhiên tại đô thị, các quan hệ ứng xử đa phương đa dạng hơn theo hướng ngày càng rộng mở
Ngoài quan hệ gia đình làng xóm, cư dân đô thị có quan hệ đồng nghiệp, đồng hương, đồng sở thích, quan hệ qua các loại dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu vào các ngày nghỉ Tính chất thiên về pháp luật, thị trường, phát triển hơn nông thôn, Do đó văn hóa ứng
xử cư dân đô thị mang tính ẩn danh và lạnh lung hơn
e Văn hóa đô thị là phức hợp văn hóa bác học (hàn lâm, chuyên nghiệp) và văn hóa đại chúng ( bán chuyên nghiệp)
Tại đô thị tập trung các cơ quan văn hóa chuyên nghiệp, giới trí thức vì thế vh bác học phát triển (khoa học, giáo dục, nghệ thuật) Đô thị tập trung các cộng đồng văn hóa khác nhau sẽ có vh dân gian khác nhau, sau đó giao lưu văn hóa nhờ các ptien thông tin đại chúng Dễ xảy ra tình trạng các văn hóa xô bồ, va đập giữa các giá trị
Câu 8: Nhận xét về đặc trưng văn hóa đô thị Hà Nội? Cho ví dụ và phân tích
Trang 71 Quốc tế hoá trong hình thái kiến trúc với việc hình thành văn hóa đô thị mới
Trong quá trình toàn cầu hóa, ba vấn đề chính mang tính quốc tế là Vốn, Con người và Kiến thức trực tiếp tạo ra ba quá trình chuyển đổi trong thành phố, theo đó là văn hóa Đó là: Thay đổi phương thức di chuyển, từ đi bộ và xe đạp đến xe máy, ôtô; Thay đổi điều kiện sống từ thấp tới cao và thay đổi các chức năng đô thị theo hướng chuyên môn hoá và toàn cầu hóa Trong quá trình chuyển đổi hình thái kiến trúc đô thị ở Hà Nội, có thể xác định 8 loại công trình có chức năng mới, tiêu biểu đã tạo ra văn hoá đô thị mới, gồm: Khu đô thị mới; Nhà ở; Công trình thương mại; Tổ hợp đa năng; Cửa hiệu; Khách sạn, nhà hàng và quán bar; Trung tâm tổ chức sự kiện và di sản kiến trúc đô thị
Qua phân tích những công trình tiêu biểu được chọn, có thể nhận thấy : Hình thái kiến trúc đô thị mới góp phần tạo ra một văn hoá đô thị mới Đồng thời cho thấy rõ sự tách biệt xã hội đang gia tăng thông qua nhiều lối sống khác nhau
2 Những thay đổi thể hiện qua công trình kiến trúc
a Theo hướng thương mại hoá và tư nhân hoá
Đây là những thay đổi dễ nhìn thấy nhất, khi quyền sử dụng đất và sở hữu nhà được thừa nhận Đất và nhà trở thành phương tiện để sinh lợi và từ đó bắt đầu một quá trình tư nhân hóa trong xây dựng Kết quả là hai tầng lớp mới trong xã hội Việt Nam được hình thành nhanh chóng, đó là tầng lớp trung và thượng lưu mới (gọi chung là người mới giầu lên) Theo dó là những loại công trình mới xuất hiện, như nhà ở và trung tâm thương mại cao cấp, dạng Ciputra, Pacific Place; Vincom Tràng Tiền Plaza,…Những công trình này đại diện cho một quá trình thay đổi mới trong thành phố
Thương mại hoá về nhà ở thực sự bắt đầu với chính sách mở rộng thành phố của nhà nước, theo đó là sự xuất hiện của những khu đô thị mới Doanh nghiệp nhà nước bắt đầu phát triển nhà ở thương mại, Ví dụ: Khu đô thị mới Linh Đàm (HUD), Trung Hoà Nhân Chính (VINACONEX), Ciputra (UDIC), Mỹ Đình hay khu đô thị mới An Khánh (Sông Đà),… Mặt khác, nhiều nhà cũ, nhất là biệt thự có giá trị, do quản lý kém bị dỡ bỏ hay chuyển đổi chức năng thành thương mại, dịch vụ
b Với vai trò của nhiều tác nhân tham gia
Có nhiều tác nhân tham gia đầu tư, nhưng dễ nhận thấy sự thay đổi khi có các tác nhân nước ngoài Chẳng hạn, người Pháp (Toulouse) làm mới và thay đổi chức năng những ngôi nhà ống, kiểu nhà ở kết hợp cửa hàng ở 87 Mã Mây, hay 34 Hàng Đào hay văn hóa Indonesia qua trường hợp khu đô thị mới Ciputra, văn hóa Yamaha Nhật với xu hướng
Trang 8phát triển quán bar mới – ChicoMambo, hoặc có sự đóng góp của những người Việt Nam
ở nước ngoài trở về
Nhưng vai trò của nhà nước là quan trọng trong các dự án lớn, ở đó nhiều nhà đầu tư và nhà phát triển phối hợp với doanh nghiệp nhà nước, bởi nhà nước có nhiều thuận lợi trong việc chọn địa điểm và trong kinh doanh Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đầu
tư, vấn đề đền bù, giải phóng mặt bằng diễn ra rất phức tạp Và đây là một trong những khó khăn khi triển khai dự án Hiện tại, vai trò tham dự của người dân nhất là lớp công dân mới tích cực hơn và có hiệu quả hơn Trường hợp, không xây dựng khách sạn trong Công viên Thống nhất hay trung tâm thương mại 19/12 là những ví dụ tiêu biểu ở Hà Nội
Trong hội nhập Việt Nam chịu ảnh hưởng của những thiết chế quyền lực quốc tế Trên thực tế có những khó khăn nhất định trong việc kiểm soát của nhà nước, có thể dẫn tới một số phát triển không như mong đợi Cụ thể, cuộc khủng hoảng châu Á (1997), khi các nhà đầu tư rút lui, nhiều dự án ở Hà Nội bị bỏ hoang nhiều năm, như Ciputra, Pacific Place (chậm gần 10 năm) hay Tràng Tiền Plaza thay đổi chủ đầu tư nhiều lần Đó là những ảnh hưởng trực tiếp, bất lợi từ hội nhập kinh tế toàn cầu
c Thay đổi trong kiến trúc đô thị
Thay đổi lớn, dễ thấy trong cảnh quan kiến trúc đô thị Hà Nội là các công trình cao tầng
và khu đô thị mới Trong phát triển đô thị, nhà nước đã đề cao vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong phát triển các khu đô thị mới có sự kết hợp với các tổ chức quốc tế Ví dụ đầu tiên là dự án nhà ở khu Trung Hoà – Nhân Chính của Vinaconex Tiếp theo là sự hợp tác với nước ngoài trong xây dựng các công trình thương mại, dịch vụ
Đáng chú ý là sự thay đổi từ không gian thương mại, dịch vụ cho các hoạt động kinh tế không chính thức sang không gian kinh tế chính thức trong thành phố Ở Hà nội, trên vỉa
hè và đường phố, đặc biệt là ở các chợ truyền thống luôn diễn ra các hoạt động kinh tế không chính thức cùng các sinh hoạt công cộng đa dạng khác như là một đặc trưng của
Hà Nội Hiện tại, chính quuyền hạn chế các hoạt động kinh tế không chính thức này ở một số không gian đô thị chính, tiêu biểu, đồng thời đang diễn ra xu hướng phá bỏ những khu chợ truyền thống thấp tầng để xây dựng các trung tâm thuơng mại nhiều tầng hiện đại Chợ Cửa Nam, chợ Hàng Da và chợ Mơ là những ví dụ điển hình Rõ ràng các không gian (thương mại) không chính thức đang được thay bằng các không gian (thương mại) chính thức Đây là một vấn đề đòi hỏi phải được chú ý xem xét về các phương diện kinh
tế, xã hội và văn hóa Nên nhớ rằng, các không gian không chính thức đó đem lại lợi nhuận cho số đông người nghèo, mà thay vào đó là những những không gian mới, nhưng
Trang 9cho số ít những người khá giả, giàu có trong xã hội Đó là chưa nói đến khía cạnh đặc trưng văn hóa của hiện tượng
d Thay đổi trong cách làm kiến trúc
Trong xu thế toàn cầu hóa, cách tốt nhất để học tập và phát triển kỹ năng nghề nghiệp là làm việc trực tiếp với các nhà tư vấn nước ngoài Thực tế đã có những ảnh hưởng tích cực Ví dụ, trường hợp Trung tâm hội nghị Quốc gia, một bộ phận của VNCC đã thay đổi cách làm việc từ khi hợp tác với các kiến trúc sư Đức (công ty GMP) Hay cải tạo ngôi nhà ống số 87 phố Mã Mây – kết quả hợp tác giữa thành phố Hà Nội với thành phố và Trường ĐH Toulouse, Pháp là một bài học thực tế có giá trị Ngoài ra, sự trao đổi đào tạo
và NCKH với nhiều trường nước ngoài khác, cần phải được quan tâm như là sự phát triển kiến thức cho chuyên gia của ta
3 Những thay đổi về lối sống của cư dân
a Phân cực và phát triển phân tán
Những hình thái kiến trúc đô thị mới ở Hà Nội trở thành phương tiện để người mới giầu lên phân biệt bản thân họ với những tầng lớp khác Họ thường mua sắm ở các trung tâm thương mại cao cấp như Vincom, Pakson hay đến cà phê Highland để được phục vụ tốt nhất Tương tự, trong nhà ở, những người có tiền sống và sở hữu để kinh doanh những căn hộ và biệt thự cao cấp Trong khi những người thu nhập thấp khó có thể sở hữu nhà
ở Hầu hết nhà ở mới được xây dựng vào thời điểm này, như dành cho tầng lớp mới giàu lên Khoảng cách giữa giàu và nghèo vì thế ngày càng lớn
Hiện tại, về hình ảnh đô thị, khu đô thị mới với những hình thái đô thị mới, khép kín có khu còn biệt lập đang được xây dựng rải rác trong thành phố, dẫn đến bức tranh đô thị phân tán, thiếu tính thống nhất tổng thể
Một cộng đồng dân cư mới hình thành trong các khu đô thị mới cao cấp Phần lớn trong
số họ là những người giàu, họ có cùng một mối quan tâm Khu Ciputra là một ví dụ điển hình, ở đó mọi người cảm thấy tương tự nhau về thu nhập cao, có sự tương đồng về thẩm
mỹ Ciputra như một “thành phố nhỏ” tách biệt với bên ngoài Sự tách biệt càng rõ hơn bởi những bức tường bao quanh khu ở với các cổng, luôn có người gác Những người sống ở đó đều cảm thấy như ở một “nơi khác” không thuộc về “Hà nội”
b.Đa dạng thành phần dân cư
Trang 10Quá trình phát triển làm xuất hiện nhiều nhóm xã hội khác nhau Đó là hệ quả tất yếu của phát triển đô thị theo xu hướng toàn cầu hóa Có thể nhận dạng sơ bộ các nhóm có văn hoá khác nhau ở Hà Nội Cụ thể:
Tầng lớp thượng lưu giàu có mới
Tầng lớp này sống trong các khu như Ciputra hay Pacific Place Họ hướng theo kiểu sống của nước ngoài Con cái của họ học ở nước ngoài, hoặc ở trong nước thì tại các trường phổ thông và đại học Quốc tế Vẫn duy trì những sinh hoạt truyền thống, có bàn thờ gia đình,…nhưng họ hướng tới tự do cá nhân hơn nên các thế hệ ít sống trong một nhà Hầu hết họ có người giữ trẻ, người giúp việc và một số có lái xe riêng và người làm vườn
Do cách tổ chức không gian kiến trúc, quy hoạch khép kín, nên nhóm người sống tách biệt với “những phần còn lại của thành phố” và có cái nhìn khác đối với những “người khác” Thậm chí, một số có nhận xét không thiện cảm về thành phố, Hà Nội như là một thành phố hỗn độn, đông đúc và chật chội Và theo họ thành phố đang thiếu sự quản lý đô thị một cách hiệu quả
Tầng lớp trung lưu mới
Nhóm này sống trong những ngôi nhà tự xây ở trong thành phố và trong các khu đô thị mới như Trung Hoà Nhân Chính Họ đi lại chủ yếu bằng xe máy, tuy nhiên cũng đang có
sự thay đổi là sở hữu xe ô tô riêng Nhóm người này yêu thích mọi thứ từ nước ngoài nhưng họ vẫn giữ mối liên hệ mật thiết với truyền thống: sống chung nhiều thế hệ và thờ cúng tổ tiên Hầu hết những gia đình này có người giúp việc Con cái của họ học tại các trường phổ thông và đại học trong nước Tuy nhiên họ có ý thức dành tiền để cho con tiếp tục du học nước ngoài Nhóm này đánh giá Hà Nội như một thành phố thiếu trật tự
và đồng thời thừa nhận là một phần của thành phố, quan tâm tới tương lai của thành phố
Họ chính là lớp công dân hiện đại mới của thành phố, đánh giá thành phố hiện tại vừa có tính truyền thống lẫn hiện đại
Thanh niên đô thị mới
Trong nhóm này, phần lớn là sinh viên từ các tỉnh về Hà nội học tập và sống trong những phòng trọ nhỏ Họ đi lại chủ yếu bằng xe đạp và xe buýt Họ không có nhiều tiền nhưng rất thích đồ ngoại và họ thường xuyên lui tới những không gian bán công cộng giống như Big-C Tuy nhiên, có một đặc điểm chung, đặc điểm văn hoá đô thị mới, tích cực đang hình thành trong một bộ phận giới trẻ được giáo dục cẩn thận, là mối quan tâm tới văn hoá và môi trường đô thị Họ quan tâm tới âm nhạc và nghệ thuật hiện đại đồng thời với văn hóa truyền thống