1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương địa chí văn hóa VN, ĐH Văn Hóa Hà Nội

22 728 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 57,81 KB

Nội dung

- Sách địa chí có giá trị thực tiễn và tính khách quan, khoa học, mang giá trị tư tưởng, văn hóa - lịch sử của từng vùng đất và con người nơi đây.. Bao gồm pp nc chung cùng với các ngành

Trang 1

Đề cương địa chí văn hóa VNCâu 1: Trình bày khái niệm địa chí, địa chí văn hóa, địa chí văn hóa dân gian Mối quan hệ giữa các khái niệm trên?

a Địa chí

- Là 1 từ Hán - Việt, “địa” là đất, vùng đất, địa phương; “chí” là ghi chép, khảo tả về vùng đất Địa chí là công trình KH ghi chép, khảo tả, điều tra cơ bản theo một bút pháp riêng, cô đọng, khách quan, đúng sự thật về một vùng đất ở những nét tổng thể nhất, trong thời gian lịch sử nhất định, bằng bất cứ ngôn ngữ nào Vùng đất đó có thể là làng

xã, huyện tỉnh, thành phố Theo “Giản yếu Hán Việt từ điển”, GS Đào Duy Anh quan niệm: địa là đất, 1 khu vực trên mặt đất, miền, nơi chốn, địa phương Chí là ghi lấy, bài văn chép, sách biên chép của sự vật, ghi chép Địa chí là sách biên chép dân phong, sản vật, địa thế các địa phương Theo GS Đinh Gia Khánh, thuật ngữ địa chí của ta tiếp cận

từ góc độ quốc tế, nó tương ứng với thuật ngữ Chorography Theo GS Trần Quốc

Vượng, địa chí là một loại chuyên khảo về 1 vùng có lãnh thổ và bản sắc văn hóa xác định

- Nội dung ghi chép của địa chí chứa đựng vốn hiểu biết khá toàn diện, có hệ thống và tối thiểu về một vùng đất, phản ánh đầy đủ các yếu tố Thiên - Địa – Nhân trong đó địa đóng vai trò quan trọng nhất

- Sách địa chí có giá trị thực tiễn và tính khách quan, khoa học, mang giá trị tư tưởng, văn hóa - lịch sử của từng vùng đất và con người nơi đây Nó cung cấp tri thức, nhận thức, tra cứu phục vụ thực tiến và công cụ giáo dục

b Địa chí văn hóa

- Là loại địa chí chuyên ngành, là một bộ phận của địa chí tổng hợp, trong đó ghi chép,điều tra về văn hóa của 1 địa phương nhất định Địa chí văn hóa đã văn bản hóa các giátrị văn hóa, khắc họa nên diện mạo, đặc trưng, sắc thái độc đáo, sự phong phú trong vănhóa của từng vùng đất Nó phản ánh các:

+ Di sản văn hóa vật thể: sản vật vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học do con

người nhận thức và sáng tạo nhầm đáp ứng nhu cầu vật chất ăn, mặc, ở, đi lại… nhưđình, đền, chùa, miếu, tháp, lăng mộ, các cổ vật…

+ Di sản văn hóa phi vật thể: sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học

được lưu giữ, lưu truyền bằng nhiều hình thức bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn

Trang 2

học, nghệ thuật, diễn xướng dân gian, tri thức y, dược cổ truyền, văn hóa ẩm thực, lốisống, nếp sống, phong tục, lễ hội…

+ Danh nhân văn hóa: những người đã từng sống một thời gian hoặc cả đời ở địa

phương; có quan hệ sáng tạo, đóng góp những công trình nghiên cứu khoa học, văn họcnghệ thuật cho vùng đất Họ là những tấm gương sáng, chuẩn mực văn hóa cho từngvùng đất, địa phương, để lại những di sản văn hóa cho đời sau noi gương và học tập.Giúp chúng ta hiểu và giải mã những biểu tượng, biểu trưng văn hóa nằm trong kí ức củangười dân địa phương

b Địa chí văn hóa dân gian

- Ghi chép và phản ánh về văn hóa dân gian (folklore) địa phương VHDG ở địa phươngbao gồm các sáng tác, hoạt động như: ngôn ngữ, lễ hội dân gian, các trò chơi, lễ nghi,phong tục, loại hình văn học nghệ thuật dân gian… Đặc trưng của VHDG là tính dị bản,tính truyền miệng, tính cộng đồng, là sản phẩm do công chúng sáng tác chuyển tải, phổbiến và hưởng thụ

c Mối quan hệ giữa các khái niệm: Chúng có liên quan mật thiết với nhau, cùng bổ

sung và hỗ trợ cho nhau Giữa địa chí và địa chí văn hóa có quan hệ ràng buộc cũng nhưgiữa tài liệu địa chí và ấn phẩm địa phương

Câu 2: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu địa chí học.

a Đối tượng

- Địa chí học là môn khoa học mà đối tượng nghiên cứu của nó là vùng, địa phương nhấtđịnh trong một quốc gia, hành chính lãnh thổ Mục đích nghiên cứu để hiểu biết và khaithác các tiềm năng ở địa phương, phát triển KT - VH - XH, bảo vệ tài nguyên thiênnhiên, môi trường, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Phạm vi nghiên cứu là:Không gian: 1 phần của đất nước, phân chia trên cơ sở hành chính - lãnh thổ như: tỉnh,thành phố, quận, huyện, xã, phường…); Thời gian: Quá trình lịch sử lâu dài, từ khi hìnhthành, suy thoái và phát triển đến nay

b Nhiệm vụ

Xác định các địa danh trong các thời kỳ lịch sử; triển khai thực tế kiểm kê di sản văn hóa;

sự phân bố, mật độ tập trung; phân loại, xếp hạng và phát huy, bảo tồn các giá trị văn hóamới như nếp sống, thiết chế

Trang 3

c Phương pháp nghiên cứu

Môn khoa học này có pp nc nhất định Bao gồm pp nc chung cùng với các ngành khoahọc khác như liên ngành (liên hệ với các ngành lịch sử, văn học, địa lý, xã hội học, vănhóa học, các bộ môn về khoa học môi trường, khoa học kỹ thuật nông nghiệp), lịch sử, sosánh, đồng thời có pp nc riêng trong lĩnh vực của mình như thu thập tư liệu, điều tra điền

dã, thống kê, phân loại,…

Câu 3: Phân tích các đặc trưng cơ bản của địa chí văn hóa

a Tính địa vực

Đây là đặc trưng tiêu biểu nhất của địa chí văn hóa Với bất kỳ công trình địa chí nàocũng gắn với 1 địa danh nhất định của không gian như làng, xã, huyện, tỉnh, vùng, miền.Trong không gian nhất định như thế mới thể hiện được đầy đủ các đặc trưng của địaphương Các công trình địa chí thường xuất hiện dưới dạng: “địa chí tỉnh”, “chuyên khảo

về tỉnh”, “…xưa và nay”, “… đất nước con người”

b Tính tổng hợp

Đây là đặc trưng cơ bản và vốn có của địa chí và địa chí văn hóa Đây là bộ sưu tập thôngtin đầy đủ nhất về địa phương nói chung cũng như văn hóa của nó Nội dung ghi chépbao gồm cả quá khứ, hiện tại về thiên nhiên, địa lý, kinh tế, văn hóa, đời sống vật chất vàtinh thần của con người Nhờ tính tổng hợp trong sự p/ánh nên các sách địa chí thường cóliên quan đến nhiều ngành KH khác như: lịch sử, địa lý, kinh tế, XHH, DT học, VHH.Địa chí được gọi là “sách báu vật” hay loại “bách khoa toàn thư” của một vùng đất

c Tính cô đọng, cơ bản, khách quan

Địa chí là 1 thể loại đặc biệt, ghi chép bằng bút pháp đặc biệt Các vấn đề về đphương,văn hóa vùng được trình bày ở những nét tổng thể, cô đọng, mang tính khách quan, ítbình luận và theo chủ quan đánh giá của tác giả, ghi chép đúng như sự thật, thuật lại màkhông sáng tác, không ngụ ý khen chê, có sự lựa chọn Theo các nhà KH địa chí tỉnhQuảng Tây (TQ) thì: viết theo ngôi thứ ba; viết không có bình luận mà chỉ thể hiện sựthật lịch sử; nêu đặc điểm nổi bật của đphương, của thời đại; văn phong gọn ghẽ, chữgiản thể; nghiêm cấm viết bừa, tư liệu chính xác

d Tính tư liệu

Địa chí là loại sách công cụ, được ghi chép một cách khách quan, do đó mang tính chất tưliệu, chứa đựng vốn hiểu biết toàn diện và tối thiểu về một nước hay 1 đơn vị hành chínhlãnh thổ như làng, xã, huyện, tỉnh

Trang 4

e Tính kế thừa

Các sự kiện của đphương và văn hóa luôn luôn sống động và thay đổi Trong những thờiđiểm lịch sử khác nhau của đất nước có thể xuất hiện nhiều công trình địa chí khác nhau,công trình sau tiếp thu giá trị nội dung, phương pháp biên soạn của công trình đi trước,tạo thành một dòng chảy liên tục mang tính kế thừa

Câu 4: Phân loại địa chí văn hóa theo các tiêu chí chủ yếu

* Theo địa dư:

Phân loại theo địa dư bao gồm địa chí mang tính quốc chí và địa phương chí

- Quốc chí (địa chí quốc gia) là loại sách có nội dung ghi chép và phản ánh toàn diện,mang tính khái quát và tổng hợp về các vùng miền của 1 đất nước Do vậy, việc tổ chứcbiên soạn thường được chuẩn bị chu đáo mang tầm cỡ quốc gia (Quốc sử quán) Ở ViệtNam trong các thời kỳ lịch sử, trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm nghiên cứu và biênsoạn địa chí Trung Quốc, các bậc tiền bối đã biên soạn các quốc chí có giá trị, mở đầu là

Dư địa chí - Nguyễn Trãi (1435), Đại Nam nhất thống chí - Quốc sử quán triều Nguyễn,Đại Việt địa dư toàn biên - Nguyễn Văn Siêu & Bùi Quỹ, Hoàng Việt dư địa chí - PhanHuy Chú…

- Địa phương chí : loại sách này có số lượng nhiều, đa dạng hơn quốc chí, có điều kiệnghi chép tỉ mỉ, chuyên sâu về từng địa phương như tỉnh, huyện, làng, xã Ở nước ta, cuốnđịa phương chí được biên soạn đầu tiên là Ô châu cận lục - Dương Văn An (1553) vàothời nhà Mạc nói về vùng Thuận Hóa ngày nay Hiện nay, địa chí tỉnh, thành phố đượcbiên soạn có 3 dạng: Dạng viết toàn diện như Địa chí Bắc Hà (1982), Địa chí Bến Tre(1991), Địa chí Lạng Sơn (1999)… ; Dạng viết về một phần như Địa chí văn hóa dângian Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội (1991), Địa chí văn hóa dân gian Nghệ Tĩnh(1995)…Nhiều tỉnh viết về đất nước và con người như Quảng Ngãi đất nước và conngười, Huế và cố đô Huế… Địa chí huyện có dạng p/ánh và ghi chép khá đa dạng: tươngđối toàn diện như Địa chí huyện Hậu Lộc (1990)…; Dạng viết một phần chuyên về vănhóa như Khảo sát văn hóa truyền thống huyện Đông Sơn Thanh Hóa hoặc dạng địa chíhuyện kiêm làng, xã như Tân Kỳ truyền thống và làng xã hay nhiều huyện viết về lịch sửhuyện mình có đôi nét địa chí như Lich sử Đảng bộ huyện Cát Hải…

* Theo thời kỳ lịch sử:

- Địa chí văn hóa trước cách mạng tháng Tám Gồm các tiểu giai đoạn như: địa chí vănhóa thời Lê - Nguyễn; địa chí văn hóa thời thực dân Pháp xâm lược và chống Pháp xâmlược

Trang 5

- Địa chí văn hóa từ sau cách mạng tháng Tám - nhất là khi đất nước được thống nhất(1975) đến nay Địa chí văn hóa được biên soạn thời VN dân chủ cộng hòa và xã hội chủnghĩa có thể chia thành các tiểu giai đoạn: địa chí từ 1945 - 1975; địa chí từ 1975 - 1986;địa chí trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến nay Sách địa chí xưa được biên soạn chủ yếudựa trên quan điểm Nho giáo và chủ nghĩa thực dân sau đó; mục đích là phục vụ trực tiếphoặc gián tiếp nhằm duy trì các chế độ quân chủ trước đây, cũng như thực dân nửa phongkiến sau này Địa chí văn hóa Việt Nam ngày nay dựa trên quan điểm biên soạn mới, đó

là CN Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ

về xây dựng, phát triển KT - VH của đất nước nói chung và từng vùng, từng địa phương,

vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh

* Theo nội dung phản ánh

- Địa chí tổng hợp: phản ánh đầy đủ các yếu tố như thiên nhiên, đất nước con người vàvăn hóa của tỉnh, thành phố, huyện, làng , xã hay một vùng địa lý - văn hóa rộng hơn Nộidung ghi chép của loại hình địa chí này rất phong phú, đa dạng: Ức Trai dư địa chí chú ýnhiều đến sản vật, tài nguyên các địa phương, tới việc thống kê số lộ, phủ, huyện, xãcùng một số nhân khẩu; Hoàng Việt nhất thống dư địa chí - Lê Quang Định tập trung

mô tả các tuyến đường xã, lộ trình trong nước, còn sản vật trong nước thì chỉ nói sơ lược;Cao Bằng thực lục - Nguyễn Hựu Cung đầu thế kỷ XIX có nội dung thiên về khảo sátlịch sử và dân tộc học

- Địa chí chuyên ngành, chuyên đề: ghi chép sâu về từng ngành, từng vấn đề của địaphương: tự nhiên, kinh tế, lịch sử, địa lý, danh lam thắng cảnh, VH - XH hoặc nhữngchuyên ngành hẹp hơn như VHDG, từng loại hình của VHDG như tục ngữ, ca dao,truyền thuyết… hay văn hóa từng tộc người trong phạm vi 1 tỉnh, huyện hoặc ghi chép vềdanh nhân địa phương Trước đây do khoa học địa chí chưa phát triển nên các tác giảkhông có điều kiện biên soạn loại sách địa chí chuyên ngành, chuyên đề mà các vấn đềthường đc p/ánh trong các cuốn địa chí tổng hợp Ngày nay mới xuất hiện nhiều các sáchđịa chí chuyên ngành, chuyên đề như: Góp phần tìm hiểu tỉnh Hòa Bình (1972) nặng vềphần lịch sử; cuốn Quảng Ninh - Thi Sách (1982) là sách mang tính chất địa chí về danhlam thắng cảnh…

* Theo mục đích sử dụng và đối tượng độc giả

- Sách địa chí phục vụ nghiên cứu không chỉ nhằm giới thiệu phổ cập mà còn có sự tìmtòi nghiên cứu quan trọng, có sự tập hợp cứ liệu đầy đủ, các số liệu được trình bày khoahọc, chứng minh bằng các biểu đồ, có sự phân tích tổng hợp đề ra các kết luận chung

Trang 6

- Sách địa chí phổ thông viết đơn giản, phổ cập với những thông tin đặc thù nhất, dễ hiểunhất, khái quát sơ lược về địa phương, con người và văn hóa nơi ấy; công việc biên soạnkhông phức tạp, có thể giao cho 1 tác giả viết và hoàn thành trong 1 thời gian ngắn

* Ngoài ra, còn phân loại theo một số tiêu chí khác như tác giả, ngôn ngữ, hình thức

xuất bản và lưu trữ thông tin Phương pháp phân loại tài liệu địa chí tạo điều kiện đểchúng ta tiếp cận toàn diện, trực tiếp đến tài liệu địa chí Nó đặt cơ sở để khai thác tài liệuchính xác, khoa học hơn đồng thời nâng cao hiệu quả phục vụ từng nhóm độc giả Điềuquan trọng hơn cả là dù có phân loại theo tiêu chí nào cũng phải đặc biệt chú trọng đếngiá trị lịch sử, văn hóa, khoa học và tra cứu thông tin của địa chí văn hóa

Câu 5: Phân tích các giá trị tiêu biểu của địa chí văn hóa

a Giá trị nhận thức

Địa chí là loại bách khoa thư của từng vùng đất, ghi lại và phản ánh tri thức chung nhất

về vùng đất, cung cấp cho m.ng thông tin tổng hợp về địa phương từ mọi mặt mooitrường, kinh tế, văn hóa, tri thức dân gian, kinh nghiệm, lối ứng xử giữa con người vớithiên nhiên và giữa con người với nhau

b Giá trị văn hóa, giáo dục

Địa chí tích hợp các giá trị văn hóa, gtrị thẩm mỹ, ghi chép và p/ánh những nét riêng biệt,văn hóa độc đáo của con người ở từng vùng với thuần phong mỹ tục và sắc thái văn hóariêng của từng địa phương Địa chí giáo dục ty quê hương, đất nước, niềm tự hào về quêhương, giáo dục truyền thống lịch sử văn hóa từng gia tộc, dòng họ, quê hương, làng bảncho mỗi người dân VIệt Nam

c Giá trị lịch sử

Địa chí là nguồn sử liệu quan trọng cung cấp thông tin về quá trình hình thành và pháttriển của từng vùng đất từ thưở “khai thiên lập địa” Đó là lịch sử các làng nghề truyềnthống, các dòng họ, các gia đình có công đầu tiên đến khai phá vùng đất và lập nên làngmới, lịch sử các hiện tượng văn hóa vật thể, phi vật thể từng địa phương

d Giá trị kinh tế - xã hội

Địa chí ghi chép lại những sáng tác dân gian nói về đặc điểm kinh tế của từng địaphương như đồng ruộng, vườn nương, đường xá, cầu cống, chợ quán, nghề nghiệp, laođộng… Đồng thời địa chí còn cung cấp thông tin về mọi mặt của địa phươngnhằm giúp

Trang 7

các nhà lãnh đạo quản lý hoạch định chiến lược phát triển KT-XH, góp phần biến nhữngtiềm năng của địa phương thành hiện thực.

e Giá trị an ninh quốc phòng

Tư liệu địa chí góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia, là văn bản để khẳngđịnhtoàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc

Câu 6: Hoàn cảnh lịch sử xã hội, nội dung và giá trị các tài liệu tiêu biểu mang tính chất địa chí thời Bắc thuộc

a Hoàn cảnh lịch sử xã hội

Năm 179 TCN, Triệu Đà xâm lược nước ta, nước ta rơi vào 1000 năm bị phong kiếnphương Bắc đô hộ Chữ Hán cũng từ đó xâm nhập, tiếp xúc văn hóa Việt – Hán mangmột số nét đặc biệt Người Việt vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc do đã hình thànhnền văn hóa Đông Sơn xán lạn ở thời vua Hùng, nhắc nhở ý thức tự giác dân tộc củangười Việt cổ Thời Bắc thuộc kéo dài hơn 1000 năm nhưng bị gián đoạn bởi cáccuộc khởi nghĩa của người Việt như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bí,… Sau cùng làkhởi nghĩa Ngô Quyền năm 938 đã giải phóng VN khỏi ách thống trị của Trung Quốc.Trong 1000 năm Bắc thuộc, nhiều cuộc khởi nghĩa của ta bị dìm trong bể máu Đó làdịp để ng Việt lấy thêm sức mạnh Thêm đó là một số quan lại TQ như: Sĩ Nhiếp, SĩHuy, Đỗ Viện do bất mãn triều đình TQ, muốn bản địa hóa để hòa nhập với địaphương ta, trở thành ng Nam gốc Bắc Chính quyền đô hộ nhà Hán tuy bạo lực,nhưng phạm vi ảnh hưởng chỉ bó hẹp ở tầng lớp trên, còn ng dân sống trong làng xãcấp dưới vẫn sinh hoạt theo văn hóa truyền thống VH Việt Cổ vừa giữ gìn bản sắc vh

dt, vừa tiếp thu những yếu tố tinh hoa của vh Hán

b Các tài liệu địa chí và nội dung của chúng

Trong 1000 năm Bắc thuộc xuất hiện một số sách tiêu biểu ng TQ viết về nước ta, cónội dung liên quan đến sản vật, khoáng sản, đường lối đi lại, phong tục tập quán nhằmpvu mục đích đô hộ: Quảng Châu ký (tk V); Nam Phương thảo mộc trạng (tk III);Thủy Kinh Chú (534)…

Sách Nam Phương thảo mộc trạng của Kế Hàm thời Tấn (Tk III SCN) có chép rằng;

ng Nam có con gái khi sinh bắt đầu nấu, lọc rượu, đựng trong bình hũ kín, chon ở bờ

ao Khi con sắp đi lấy chồng, ngta đào lên đãi khách, gọi là nữ tử Khi cưới xin hoặctiếp khách, trước hết phải dùng trầu cau, không mời thì sẽ oán giận nhau

Trang 8

Quảng Châu ký (tk V): 1 ptuc của ng Việt là đúc và sử dụng trống đồng Trống đúc

xong, cả làng được mời đến dự lễ mừng Ng đánh trống đầu tiên là 1 ng phụ nữ tronglàng

Thủy Kinh Chú của Lịch Đạo Nguyên (năm 534) là cuốn có ảnh hg lớn Toàn bộ sách

lấy thủy dạo làm tuyến chủ yếu, theo nước để nhận biết đất, tìm ngọn nguồn sôngnước Còn ghi chép việc đào sông ngòi để thông đg và lấy nước tưới ruộng

Câu 7: Hoàn cảnh lịch sử xã hội, nội dung và giá trị các tài liệu tiêu biểu mang tính chất địa chí thời Lý Trần

Về tư tưởng, cả 2 thời kỳ Lý Trần đều hâm mộ đạo Phật Thời kỳ nhà Lý là sự dunghòa tam giáo “Tam giáo đồng nguyên” (Phật-đạo-nho) Phật giáo đóng vai trò quantrọng trong sự nghiệp giải phóng xây dựng đất nc Nho giáo còn chưa thực sự mạnhnhưng đã cùng với chữ Hán tồn tại trong xh VN Chế độ giáo dục Nho giáo mới bắtđầu Nhà Lý bắt đầu chăm lo việc học hành thi cử Đời Trần lập Quốc học viện chocon cái quan lại, nho sĩ học; đặt 3 danh hiệu Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, thám hoa cho

3 ng đứng đầu cuộc thi Chữ viết 2 thời kỳ này là chữ Hán và chữ Nôm Các nhà tưtưởng, hoạt động chính trị pkien đều là những trí thức lớn hội tụ được tinh hoa củadân tộc và nhân loại

b Các tài liệu địa chí và nội dung của chúng

Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn (1010) Lý Công Uẩn là ng Từ Sơn, Bắc Ninh, con

nuôi Lý Khánh Văn, được sự dạy dỗ của sư Vạn Hạnh ở chùa Tiên Sơn, là ngườithông minh, lại đc nuôi dạy bởi những ng xuất chúng Năm 1010, LCU quyết định dời

đô từ Hoa Lư Ninh Bình về Đại La và đổi tên Thăng Long Văn kiện này kdinh tưtưởng độc lập dân tộc gắn với chủ quyền quốc gia, định hướng cho công cuộc dựng vàgiữ nước sau này Văn kiện có ý nghĩa địa văn hóa cao cả, nhận định về thành Thăng

Trang 9

Long là trung tâm bờ cõi đnc, thế rồng cuộn hổ ngồi, địa thế cao mà bằng phẳng,muôn vật phong phú tốt tươi, xứng đáng là nơi để vua mưu toan việc lớn Văn kiệncũng thể hiện bản sắc văn hóa dt, lối ứng xử vua và quần thần, muôn dân trước việc

hệ trọng của đnc Nhận thức chính trị sâu sắc của nhà vua lỗi lạc, giúp quản lý đnchiệu quả

Đại Việt sử ký (1172) của Lê Văn Hưu thời Trần Bộ sử chép từ thời Triệu Vũ Đế tới

Lý Chiêu Hoàng Nó đóng vai trò quan trọng trong việc ncuu lịch sửu đnc, địa lý,kinh tế, văn hóa VN khi dựng nước tới đương thời

Lĩnh Nam chích quái (46) xuất hiện từ đời Lý Trần do Trần Thế Pháp biên soạn Sách

này tập hợp 4 chuyện tiêu biểu liên quan thời kỳ Văn Lang Âu Lạc: chuyện họ HồngBàng nói về nguồn gốc dân tộc: vùng châu thổ s Hồng có ng xăm mình nhuộm răngđen, mẹ Âu Cơ và bố Lạc Long Quân sinh ran g dân Văn Lang; chuyện Thánh Gióngđánh giặc Ân tượng trưng tinh thần vì nước quên thân; chuyện thần núi Tản Viên nói

về tinh thần chống thiên tai của nhân dân ta; chyện rùa vàng giúp An Dương Vươngxây thành Cổ Loa Lĩnh Nam chích quái cũng đề cập đến khi đẻ con ng Việt lấy láchuối lót nằm, ng chết thì giã cối làm lệnh; việc cưới xin lấy gói đất hoặc gói muốilàm lễ dạm Đất tượng trưng cho cội ng, muối cho sự mặn mà thắm thiết

Câu 8: Trình bày hoàn cảnh biên soạn, nội dung và giá trị trong “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi

Dư địa chí, còn gọi là Ức Trai di tập Nam Việt dư địa chí, Đại Việt địa dư chí, An Nam

vũ cống, Nam Quốc vũ cống, Lê triều cống pháp, là một cuốn sách viết bằng chữ Hán,

ghi chép sơ lược về địa lý hành chính và tự nhiên của Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử,

do Nguyễn Trãi (hiệu Ức Trai), một danh thần của nhà Hậu Lê, biên soạn vào năm 1435.Đây chính là tác phẩm "điạ lý học lịch sử đầu tiên của Việt Nam"

1 Ra đời và thăng trầm

Chán cảnh quan trường, Nguyễn Trãi xin về hưu ở Côn Sơn (chí Linh, Hải Dương ngàynay) vào khoảng cuối những năm 30 của thế kỷ 15 Đến năm Giáp Dần (1434), ông lạiđược vua Lê Thái Tông triệu ra làm quan Sau đó, để giúp vua hiểu biết thêm về đấtnước, ông được giao cho làm một tập sách, tức cuốn Dư địa chí, và làm trong vòng 10ngày thì xong

Căn cứ mục 1 trong Dư địa chí, thì tác phẩm được làm vào năm 1435, đồng thời cũng đãxác định bờ cõi của nước Đại Việt lúc bấy giờ

Trang 10

Theo một số nhà nghiên cứu, thì cuốn này nằm trong một bộ sách lớn có tên là Quốc thưbảo huấn đại toàn, cũng do vua Lê Thái Tông sai ông soạn vào năm 1434 Bởi trên đầusách có ghi 6 chữ "Quốc thư bảo huấn đại toàn", rồi mới đến tên "Dư địa chí"

Năm Nhâm Tuất (1442), xảy ra vụ án Lệ Chi Viên, triều đình xử tội chết Nguyễn Trãicùng với ba họ của ông, đồng thời ban lệnh thiêu hủy tất cả các tác phẩm của NguyễnTrãi Đến năm Giáp Thân (1464), vua Lê Thánh Tông xuống chiếu xóa án cho NguyễnTrãi, và sau đó (1467) còn "ra lệnh tìm kiếm những di cảo thơ văn" của ông

Thi hành chỉ thị trên, khoảng 10 năm sau, Trần Khắc Kiệm mới sưu tầm được hơn trămbài thơ Phải hơn 100 năm sau nữa (khoảng đầu thế kỷ 19), các ông Nguyễn Năng Tĩnh,Ngô Thế Vinh và Dương Bá Cung mới sưu tầm được nhiều hơn, làm thành 7 quyển, gọi

là Ức Trai di tập Trong đó, quyển thứ 6 chính là Dư địa chí

Nhờ tìm được Dư địa chí, mà biết được ngoài tác giả là Nguyễn Trãi, còn có thêm lời tập

chú của Nguyễn Thiên Tích, lời cẩn án của Nguyễn Thiên Túng tập chú và lời thông luậncủa Lý Tử Tấn Những người này đều sống cùng thời với Nguyễn Trãi Ngoài ra, ở cuốisách còn có bài của Ngô Sĩ Liên trích dẫn sách Chí lược và các sách Trung Quốc nói về

vị trí các vùng trời của Việt Nam Sau nữa, còn có hai bài của Lý thị nói về việc tập sách

đã được đem khắc in, rồi đã bị hủy bỏ ra sao

2 Giới thiệu văn bản

- Tập sách Dư địa chí hiện đang lưu truyền là bản được khắc in năm Mậu Thìn (1868),

dưới triều vua Tự Đức Nội dung sách gồm 54 mục (không xếp thành chương hay phần),trình bày về vị trí địa lý, hình thế sông núi, lịch sử, thổ nhưỡng, đặc sản, một số nghề thủcông truyền thống và tập quán của cư dân các đạo Một số mục kèm theo tên gọi (địadanh) và một số đơn vị hành chính như: phủ, huyện, xã, thôn thuộc các đạo Thông qua

Dư địa chí chúng ta có thể khai thác được nhiều tư liệu quý giá phục vụ cho hoạt động

giáo dục truyền thống văn hóa, lịch sử các ngành nghề thủ công, các làng nghề cổ truyền

ở địa phương, phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc

Về cách viết, tác giả theo đúng phép chính danh của Khổng Tử, tức là dùng thật ít chữ,

mà từng chữ phải được lựa chọn, cân nhắc

- Tuy nhiên, bản sách ấy không còn đúng nguyên tác, vì đã được những người đời sausửa chữa và thêm vào nhiều lần Có thể thấy điều rõ đó ở trong sách, ví dụ như những địadanh Hải Dương, Sơn Tây, Sơn Nam, Kinh Bắc không có ở thời Nguyễn Trãi; hay cácviệc như Trịnh Tráng sai sứ sang nhà Minh cầu phong, chúa Trịnh Sâm và chúa Nguyễn

đi đánh dẹp, v.v đều xảy ra sau thời Nguyễn Trãi Ngoài ra, theo GS Hà Văn Tấn, thì

Dư địa chí có một sai lầm về việc định vị các vùng Chẳng hạn đã chép rằng trấn Hưng

Trang 11

Hóa, phía nam giáp Nghệ An; hay Nghệ An phía tây giáp Vân Nam; chỗ Mạch Hoạchđánh nhau với Khổng Minh Và cũng theo ông, thì sách còn có một số sai lầm khác, nhưcho rằng Triệu Quang Phục đóng đô ở Chu Diên, Trưng Vương đặt quốc hiệu là "HùngLạc" ; và đã chép câu chuyện "Tô Huệ dệt gấm hồi văn" của Trung Quốc lẫn với chuyện

"Tô Thị vọng phu" của Việt Nam, v.v Vì vậy, khi nghiên cứu và sử dụng cần phải thậntrọng

3 Giá trị

Dư địa chí chứa đựng ước mơ, niềm tâm đắc, sự trăn trở của dân tộc Tất cả những ý

tưởng đó của toát lên từ ngòi bút có tấm lòng của một con người thời đại là Nguyễn Trãi

Dư địa chí vừa là lời chỉ dẫn cho thế hệ mai sau, vừa là sự tổng kết kinh nghiệm viết sách

địa chí của hàng ngàn năm, vừa xác định phương pháp biên soạn loại hình địa chí có vănphong độc đáo, ngắn gọn

Mặc dù có một vài hạn chế như đã kể trên, song Dư địa chí vẫn có giá trị về mặt địa lý

học lịch sử, đã được nhiều nhà văn hóa, khoa học và sử học xưa nay khen ngợi, bởi trithức và sự kiện ở đây có ý nghĩa lịch sử và độ tin cậy cao

Câu 9: Trình bày hoàn cảnh biên soạn, nội dung và giá trị trong “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn.

a Hoàn cảnh biên soạn

Là bộ sách gồm 8 quyển được chia làm 2 phần của Lê Quý Đôn ghi chép lại hầu hết cácthông tin quan trọng về kinh tế và xã hội của xứ Đàng Trong trong gần 200 năm từ cuốithế kỷ 16 đến thời kỳ ông làm quan Hiệp trấn xứ Thuận Hóa của chính quyền Lê -Trịnh,vào khoảng năm 1776

b Nội dung

Tựa đề phủ có nghĩa là vỗ về, biên có nghĩa là vùng biên cảnh, tạp là gồm nhiều loạinhiều thứ khác nhau, và lục là ghi chép Ghép lại Phủ Biên tạp lục có nghĩa là ghi chépviệc vỗ yên dân ở vùng biên cảnh Sở dĩ có tên như vậy vì nó liên quan đến vai trò củaông đã làm sau khi quân Trịnh chiếm vùng Thuận Hóa của chúa Nguyễn và chúa TrịnhSâm trao chức Hiệp trấn vùng này Trong thời gian làm việc ở trấn Thuận Hóa, ngoàicông việc của một chức quan ông còn dành thời gian ghi lại những điều mắt thấy tainghe, ông đã cẩn trọng đối sánh, xác minh, chỉnh lý và hệ thống để rồi cuối cùng cho ratác phẩm Phủ Biên tạp lục này, bộ sách được hoàn thành vào khoảng năm 1776 Phủbiên tạp lục là bộ bách khoa thư của xứ Đàng trong về lịch sử, địa lý tự nhiên, địa lýhành chính, địa lý kinh tế, thơ văn phong tục Lê Quý Đôn đã đánh giá sự kiện, nhaan vật

Ngày đăng: 26/11/2018, 11:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w