1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương ôn tập môn Chính Sách Công cuối kỳ_ Chính Sách Công_Đề cương ôn tập

4 59 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 18,49 KB

Nội dung

Đề cương ôn tập môn CHÍNH SÁCH CÔNG Môn Chính sách công Đề cương ôn tập Câu hỏi ôn tập Trắc nghiệm Ôn tập thi kết thúc học phần 123456789123456789 Đề cương ôn tập môn CHÍNH SÁCH CÔNG Môn Chính sách công Đề cương ôn tập Câu hỏi ôn tập Trắc nghiệm Ôn tập thi kết thúc học phần 123456789123456789

Trang 1

I.TỰ LUẬN:

Câu 1: Chính sách đối với thuế thu nhập cá nhân thuộc loại chính sách nào?

A Chính sách phân phối

B Chính sách điều tiết

C Chính sách tự điều tiết

D Chính sách tái phân phối

Câu 2: Chính sách giảm nghèo nhằm bảo đảm mức sinh hoạt tối thiểu cho cư dân ở các nước thuộc loại chính sách nào?

A Chính sách phân phối

B Chính sách điều tiết

C Chính sách tự điều tiết

D Chính sách tái phân phối

Câu 3: Chính sách kế hoạch hóa gia đình, hướng đến việc thúc đẩy mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con nhằm hạn chế tăng trường dân số trong điều kiện phúc lợi xã hội chưa đảm bảo Chính sách này thể hiện chức năng nào của chính sách?

A Định hướng

B Điều phối

C Chức năng điều tiết

D Điều khiển – kiểm soát

Câu 4: Chính quyền Hồng Kông áp dụng mức phí 0,05 đô Mỹ/túi nilong Chính sách này thể hiện chức năng nào của chính sách?

A Chức năng định hướng

B Chức năng điều khiển – kiểm soát

C Chức năng điều tiết

D Chức năng biểu tượng

Câu 5: Nhóm lợi ích là?

A Những người có cùng lợi ích

B Cùng bảo vệ nhau

C Mở rộng những lợi ích của họ

D Tất cả các phương án trên đều đúng

Câu 6: Đâu KHÔNG phải chủ thể chính thức hoạt động chính sách công?

A Nhóm lợi ích

B Cơ quan lập pháp

C Cơ quan hành pháp

D Đảng cầm quyền

Trang 2

Câu 7: Đâu KHÔNG phải chủ thể phi chính thức hoạt động chính sách công?

A Nhóm lợi ích

B Công chúng

C Truyền thông đại chúng

D Đảng cầm quyền

Câu 8: Các tổ chức chính trị - xã hội có vai trò như thế nào trong hoạt động chính sách?

A Tiếp nhận chính sách

B Phản biện chính sách

C Đề xuất sáng kiến chính sách

D Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 9: Vai trò của truyền thông đối với các hoạt động chính sách ở Việt Nam:

A Trao đổi các ý kiến

B Tạo niềm tin của cộng đồng đối với chính sách

C Tăng cường dân chủ

D Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Đâu không phải là tổ chức chính trị - xã hội của Việt Nam?

A Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

B Đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam

C Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam

D Các tổ chức phi chính phủ có văn phòng tại Việt Nam

Câu 11: Quá trình lấy ý kiến cộng động được chia thành các giai đoạn nào?

A Thu thập thông tin

B Phổ biến thông tin

C Tư vấn và tham gia

D Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 12: Chủ thể không chính thức tham gia vào hoạt động chính sách ở Việt Nam:

A Nhóm lợi ích

B Cộng đồng

C Truyền thông

D Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 13: Việc đưa ra các văn bản pháp quy, các quy chế như việc cấp phép, các quy định về tiêu chuẩn, giá cả chính là quá trình sử dụng công cụ gì?

A Thị trường nội bộ

B Giao dịch quyền tài sản

C Người sử dụng trả phí

D Điều tiết

Trang 3

Câu 14: Một tổ chức công tiến hành đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, lập hòm thư và số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận các ý kiến góp ý Công cụ

mà tổ chức này đã sử dụng thuộc nhóm công cụ nào?

A Nhóm công cụ thị trường

B Nhóm các kỹ thuật quản trị

C Nhóm công cụ xã hội hóa

D Tất cả các đáp án trên đều sai

Câu 15: Trong quá trình thực thi chính sách, người ta sử dụng một công cụ nhằm thúc đẩy sự chủ động và sáng tạo của các cá nhân/nhóm có liên quan thông qua một cơ chế trao đổi cởi mở, chú trọng đến cơ chế phản hồi, trao đổi về kết quả này Công cụ được sử dụng nêu trên là kỹ thuật/phương pháp nào?

A Quản trị chiến lược

B Quản trị mục tiêu

C Quản trị hiệu quả thực hiện

D Quản trị chất lượng toàn diện

Câu 16: Công cụ chính sách nào dưới đây được coi là công cụ điều tiết có tính cưỡng chế?

A Quy định trong Luật, đưa ra các tiêu chuẩn, hạn ngạch, các quy định về hành chính,

B Quản trị chất lượng toàn diện

C Hợp đồng thuê ngoài

D Hợp tác công tư

Câu 17: Một tổ chức tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của những người sử dụng dịch vụ công Tổ chức này đã áp dụng công cụ chính sách nào?

A Quản trị chất lượng toàn diện

B Định hướng theo khách hàng

C Xã hội hóa

D Khuyến khích tư nhân hóa

Câu 18: Để xử lý các vấn đề gây ô nhiễm môi trường, Chính phủ các nước thường đưa ra các quy định về Tiêu chuẩn phát thải và Thuế phát thải Công cụ được sử dụng nêu trên thuộc nhóm công cụ nào dưới đây:

A Thị trường nội bộ và giải điều tiết

B Giao dịch quyền tài sản và điều tiết

C Người sử dụng trả phí và Điều tiết

D Điều tiết và giải điều tiết

Câu 19: Người dùng trả phí được coi là công cụ khá linh hoạt Một trong những ưu điểm của công cụ này là:

Trang 4

A Giúp cho quá trình vận hành dịch vụ công trôi chảy hơn.

B Góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước

C Làm tăng thị phần người sử dụng

D Cả A và B đều đúng

Câu 20: Những nhược điểm chính của công cụ Người dùng trả phí là:

A Khó xác định tiêu chuẩn thu phí và mức thu phí;

B Không khuyến khích tiêu dùng

C Kém linh hoạt

D Cả A và C đều đúng

Câu 21: Hình thức nào dưới đây không phải hình thức của công cụ giải điều tiết?

A Nới nỏng kiểm soát hoặc xóa bỏ giá trần, giá sàn;

B Thu hẹp dần phạm vi hàng hóa bị điều tiết giá;

C Mở rộng phạm vi kiểm soát nội bộ

D Giảm thiểu các can thiệp không cần thiết

Câu 22: Ưu điểm nào dưới đây không phải ưu điểm của công cụ giải điều tiết?

A Tăng sự đa dạng hóa trong dịch vụ

B Giảm thiểu chi phí hành chính

C Kích thích

Ngày đăng: 26/02/2021, 09:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w