Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

Một phần của tài liệu Nhân vật lịch sử trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 40 - 48)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

Bên cạnh nghệ thuật kể chuyện, một trong những phơng diện đặc biệt tạo nên sự mới lạ độc đáo trong phong cách Nguyễn Huy Thiệp chính là nghệ thuật sử dụng ngôn từ. ở phơng diện này thể hiện rõ nét tính cách sáng tạo rất riêng, khó nhầm lẫn của bản thân tác giả. Ngôn ngữ trong văn Nguyễn Huy Thiệp là thứ ngôn ngữ Việt Nam chính xác, trong sáng, tinh tế, giàu hình tợng, giản dị nhng vẫn chứa nhiều lớp nghĩa khác nhau.

Trớc hết, ta thấy một trong những đặc điểm nổi bật trong văn xuôi Nguyễn Huy Thiệp đó là việc thờng xuyên sử dụng ngôn ngữ của thơ, ta có thể thấy có tới 21/24 truyện của Nguyễn Huy Thiệp có sử dụng ngôn ngữ thơ với mức độ ít nhiều khác nhau. Ta thấy thơ xuất hiện rất nhiều trong các truyện nh: “Chảy đi sông ơi”, “Tớng về hu”, “Huyền thoại phố

phờng”, “Không có vua”, “Chút thoáng Xuân Hơng”, “Trơng Chi”, “Đời thế mà vui”... Đặc biệt hơn nữa các bài ca ấy cũng xuất hiện và có vai trò

quan trọng cả trong truyện lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp nh trong “Kiếm sắc”, “Phẩm tiết”, “Vàng lửa”. Hầu nh mở đầu truyện ngắn nào cũng đề thơ, nó nh là một sự gợi ý sáng tạo của nhà văn:

- “ Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

(Kiếm sắc)

- “Rầu lòng vậy... Cầm lòng vậy...”

(Vàng lửa)

- “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng...” “Chữ trinh còn một chút này”

“Chữ trinh kia cũng có ba bảy đờng”

(Phẩm tiết)

Đi sâu hơn nữa vào nội dung tác phẩm ta thấy trong “Kiếm sắc”

hai bài hát do nàng Vinh Hoa hát, còn một bài do cô con gái chủ quán hát. Đồng thời, bài thứ nhất của Vinh Hoa lại đồng vọng về nội dung, đôi chỗ còn trùng về văn bản, với bài của cô con gái chủ quán. Theo lời cô gái, bài ca đó chính do Nguyễn Du soạn cho cô, điều này hoàn toàn

có vẻ đúng thật, bởi vì đề tài của bài ca cũng là đề tài “Truyện Kiều” nổi

tiếng của Nguyễn Du - nói về số phận bất hạnh của ngời tài. Trong “Truyện Kiều”:

“Trăm năm trong cõi ngời ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau” Trong bài ca con gái chủ quán:

“ Kìa trăm năm Tài mệnh là gì Chỉ thấy đớn đau”

ở truyện “Phẩm tiết”, Vinh Hoa hát lời một bài ca dao cho vua Quang Trung nghe. Bài ca kết thúc bằng những câu:

“ Ngồi trên ngai cao còn biết sợ ai ? Ngọc tỉ cầm trên tay còn lo việc nớc Biết lo là đợc, thành bại ở trên trời ở nơi ngời

Ngời ngoan không nên

biện bạch có quỷ thần hay không có quỷ thần Hãy nhìn từng giọt đồng hồ rơi mà run sợ”

Tiếp đó nhà văn viết: “Tiếng đàn có khí lạnh, mọi ngời không ai dám thở. Vua Quang Trung hỏi nhỏ: Vận Tây Sơn đợc mấy đời?”. Vinh Hoa bảo: “Sao không hỏi đợc bao nhiêu ngày?”. Nh ta biết, Vinh Hoa là ngời có tài tớng số, còn triều Tây Sơn thực sự tồn tại rất ngắn ngủi.

Bài ca thứ hai, Vinh Hoa hát cho vua Gia Long khi ngời than thở là bậc đế vơng khác thờng chỉ đợc quyền cao cả, không đợc quyền đê tiện:

“ Nớc có còn không Nớc có mạnh không

Thiên tử là cái gốc lớn lên thiên hạ Cây cao, bóng cả

Trùm lên muôn dân Gió mây có biến hoá Ghi nhớ trong tâm trờng

Nhắc ai tự chủ trơng Giữ chữ “thờng” Chính đạo thuần vơng Hay khi nói về Vinh Hoa, ở Kẻ Chợ có câu:

“Biết điều thì tránh Vinh Hoa Quỵt năm cắc bạc mất nhà nh chơi” ( Phẩm tiết)

Có thể nói, việc sử dụng thơ của Nguyễn Huy Thiệp đã đợc mô típ hoá, mô típ hoá theo cốt truyện một cách vừa tự nhiên, vừa đúng lô gíc sự vật. Trong tất cả các truyện nh “Kiếm sắc”, “Vàng lửa”, “Phẩm tiết”... các bài ca này đã đóng vai trò quan trọng trong cấu thành cốt truyện.

Ta còn thấy việc sử dụng ngôn ngữ thơ cũng tạo nên một kết cấu đầu cuối tơng ứng nh trong “Phẩm tiết” : tên truyện là “Phẩm tiết” và khi truyện kết thúc cũng bằng hai câu đối chữ Hán ca ngợi Vinh Hoa, chúng đợc khắc ở cửa vào miếu thờ nàng do vua Gia Long lập nên:

“Sự nhị quân, vĩnh thủ trinh tâm Lu vạn cổ, bảo tồn phẩm tiết”

Bên cạnh việc sử dụng ngôn ngữ thơ trong sáng tác của mình, Nguyễn Huy Thiệp vận dụng thứ ngôn ngữ mang tính cách điệu, đợc mô phỏng theo ngôn ngữ lu truyền trong chính sử. Nguyễn Huệ nói về nguồn gốc của mình: “Ta xuất thân áo vải, cờ đào...”. Đây là câu nói đợc trích từ Chiếu lên ngôi. Hay với câu mắng Ngô Khải: “Mày nhờ phúc tổ, có ít của chìm, nh cái đuôi khô, tháng ba ngày tám mang ra gặm, tởng xênh xang ?”. Còn ngôn ngữ của Gia Long là thứ ngôn ngữ dã sử. Khi miêu tả về hai nhà vua trong cơn tức giận, cơn giận của Gia Long đợc chuẩn bị bằng những câu đối thoại thuộc loại sắc sảo nhất trong “Phẩm

tiết” giữa nhà Vua và Trơng Viết Thi, trong đó các nhân vật đều trút sạch

mọi mĩ từ ớc lệ mà nói toạc ra các động cơ, các dục vọng của mình (Thi: “Nay ta nghiệp đã thành, muốn hởng lạc riêng, thế gọi là trả giá đời sống...”, Gia Long: “...Trò chơi nào chẳng vô công... Binh đao là trò chơi của trời...Ta...Chơi trò đế vơng...”) hay câu nói sau này của Gia Long với Nguyễn Văn Thành “Bậc đế vơng giữ nớc là ở tinh thần, còn giữ mình là ở thể xác”. Có thể nói đây là câu tổng kết cho trí tuệ cầm quyền cho sự thông thái bất thành văn vốn là động lực thầm kín của thế giới. Sự tiếp

xúc của Gia Long với Vinh Hoa sẽ làm xuất hiện một biến cố: ở đó các gia bối t tởng này của vơng quyền (với toàn bộ sự đắc thắng bên trong của nó) sẽ đợc bộc lộ nh là sự đối cực đạo đức giữa một bên là nguyên lý của tinh thần, nguyên lý tiết dục và bên kia là sự giải toả các ấm ức bằng những cơn thác loạn. Vị quân chủ đứng trên đỉnh cao quyền lực, đẩy vạn con ngời vào cuộc binh đao nhân danh trời đồng thời cũng là ngời đàn ông, là con đực muốn sở hữu Vinh Hoa nh nuôi con gà, con vịt: “Ta muốn sở hữu nàng nh nuôi con gà, con vịt trong nhà” (Phẩm tiết).

Ta còn thấy ngôn ngữ của nhà vua nhiều khi rất dân dã, suồng sã.. rất đời thờng. Khi nghe Lân nói về Huệ, ánh liền “nghiến răng” nói: “Khi nào ta thành nghiệp lớn, ta phanh thây nó, ta chôn ba họ nó” hay khi bàn kế hoạch đánh Thăng Long, ánh bảo “... Ta uỷ mệnh trời, cần gì mua chuộc ai? Ta đi đến đâu, đào hố đến đấy, chôn chúng nó xuống, dân chúng không theo không đợc”. Khi ánh chê ngời dân của quân Tây Sơn “...Chữ nghĩa chúng nó thối lắm, nguỵ biện xảo trá tinh vi... Toàn lũ ốm o, nh dòi chồ, hèn mọn cả”, khi nói về Nguyễn Du đó là một cách nói rất dân dã: “Trẫm có biết ngời ấy. Cha nó là Nguyễn Nghiễm. Anh nó là Nguyễn Khản”. Hay khi nhận xét về Nguyễn Huệ: “Huệ...lời lẽ bẩn thỉu lắm. Ta với Huệ không đội trời chung. Nó chết, ta cời cũng không đợc ”. Còn vua Quang Trung khi tức giận với Khải (bởi đem dâng vua các lễ vật toàn đồ giả): “Thằng Khải kia, tài bằng cái đấu, khinh ta quá chừng! Trời cho mày sống, cớp không biết bao nhiêu lộc thiên hạ, ăn ngon miệng không biết đậy mồm còn chê là lợm. Mày nhờ phúc tổ, có ít của chìm, nh cái đuôi khô, tháng ba ngày tám mang ra gặm, tởng xênh xang ?” (Phẩm tiết). Hay khi nói với Trần Văn Kỷ: “...Cái lũ nhà giàu khốn nạn, chỉ biết mỗi thân mình, Khải bị hại sao không đứa nào kêu hộ một tiếng?”. Ngoài ra vua Gia Long khi tức giận lên cũng có thể văng tục: “Thằng khốn nạn theo voi ăn bã mía kia, đểu cáng quá chừng. Mày mợn danh ta để đi ăn cớp với chơi gái à?”, “Thằng mặt xanh kia! Kề miệng lỗ còn dê ? Ta cho cắt dái mày! Ta cho mày ăn cứt”. “Khanh biết không, cái lũ chó ấy, chúng nó chuẩn bị cả rồi, chỗ nào Trẫm đi qua thì chúng thả thú ra”. Hoặc Vũ Văn Hoàn nói với Gia Long về quân Tây Sơn khi thất thế “Tây Sơn làm gì có của, chỉ có chuột”, còn các phi tần của quân Tây Sơn cũng đợc nhận xét “Đàn bà trơn mà nhanh nh rắn, động ổ là chuồn, biết đâu mà lần?”.

Trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ta còn thấy những câu triết lý sắc ngọt mang nhiều tầng nghĩa hiển ngôn, ẩn ngôn giàu tính triết lý ở đời. Ta thấy khi ánh nhận xét về Đặng Phú Lân: “Lân là ngời có văn, có võ, lại cơng trực, trung thành với chủ... Những ngời gần ta không phải là kẻ tầm thờng đâu”, hay trong cách xử thế của Lân “Nghiệp chúa công cha thành, thế mà đã có kẻ dâng lễ vật nhiều, dâng lễ vật ít... Biết lễ vật của từng ngời, chúa công sau này dùng họ khó” hoặc “Chúa công đ- ợc lòng trời đất, chỉ cần chúa công thành tâm”, “ở bậc cao nhân làm gì còn chuyện vô đạo, hữu đạo?”. Khi Lân nhận xét về Nguyễn Huệ: “Huệ không có tội gì, chỉ là một ngời tài bị trời hành, cũng nh chúa công vậy”. Lúc khuyên Nguyễn ánh không nên vì Vinh Hoa mà quên nghiệp lớn, Lân nói: “Chúa công còn nhiều cơ hội nghe hát, nhng cơ hội dẹp Tây Sơn chỉ có một”.

Tất cả những phân tích trên đây đã chứng minh đợc tài năng của Nguyễn Huy Thiệp trong sự nghiệp sáng tác. Phong cách nghệ thuật của nhà văn đợc hình thành và phát triển trong bối cảnh của một thời kỳ lịch sử đặc biệt. Đó là thời kỳ đầu của giai đoạn đổi mới; nó vừa thuận lợi nhng cũng có những khó khăn riêng. Nguyễn Huy Thiệp đã cảm nhận đ- ợc rất sớm, rất sâu về cuộc sống. Nhà văn cứ lặng lẽ khiêm nhờng mà cực kỳ dũng cảm, kiên định đi vào con đờng đầy chông gai và nguy hiểm đó. Trăn trở và kiếm tìm, thể nghiệm trong điều kiện mới, yêu cầu mới mà văn học đa ra. Nguyễn Huy Thiệp đã trở thành một trong số những ngời đầu tiên có sáng tác tiêu biểu và ngày càng ổn định trong thời kỳ văn học đổi mới.

Với sự khát khao vơn tác phẩm tới đỉnh cao của cái đẹp, một cái Đẹp chỉ có thể ra đời trên cơ sở gắn bó cái Chân - Thiện - Mỹ. Nguyễn Huy Thiệp đã tạo cho mình một thế giới nghệ thuật riêng. Ông quan niệm con ngời là đối tợng sáng tạo của ngời nghệ sĩ. Với t tởng nghệ thuật này, ông đã thực sự xây dựng cho mình đợc những nhân vật chân thực, sống động.

Kết luận

1. Viết về các nhân vật lịch sử không phải là một đề tài mới mẻ trong văn học nhng bao giờ đó cũng là vấn đề “nhạy cảm” đụng tới tính chân thực lịch sử và tâm thức tình cảm của dân tộc, là đề tài vừa hấp dẫn, vừa là một thử thách lớn đối với quá trình sáng tạo của mỗi nhà văn.

Nguyễn Huy Thiệp trên con đờng sáng tác của mình đã nhanh chóng tạo ra một thế giới nhân vật đa dạng và phong phú. Trong đó viết về các nhân vật lịch sử là đề tài của ông đợc bạn đọc và giới nghiên cứu phê bình quan tâm nhiều nhất. Viết về họ, với cái nhìn thế sự, ông đã để cho các nhân vật lịch sử sống một cuộc sống bình thờng, rất ngời, có phần hạn chế, có phần tích cực. Không nh cách viết của nhiều ngời lâu nay về họ, viết theo quan điểm, theo mục đích chính trị, nhân vật hoàn toàn đợc ngợi ca vì có công với đất nớc hoặc bị phê phán đến tận cùng vì làm hại đến lợi ích lịch sử dân tộc. Đó là cách viết phiến diện, một chiều. Phản ánh nhân vật lịch sử dới góc độ t cách là một con ngời, điều đó đã tạo cho Nguyễn Huy Thiệp một phong cách viết độc đáo không giống ai, tạo nên cái mới lạ về cả nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của nhà văn.

2. Qua tác phẩm “Phẩm tiết”, “Kiếm sắc”, “Vàng lửa”, nhà văn đã khắc họa rõ nét về các nhân vật lịch sử với tính hai mặt của nó. Một mặt, họ là những con ngời sống, hành động vì dân, vì nớc, vì nghĩa, sẵn sàng hy sinh tình riêng vì Tổ quốc, con ngời tài cao trí lớn... Mặt khác, họ cũng là những con ngời rất ngời, với mọi nhu cầu của cuộc sống bình th- ờng, có yêu ghét, có giận hờn, có cả văng tục, xổ bậy... Từ đó, Nguyễn

Huy Thiệp thể hiện quan niệm của mình về các nhân vật lịch sử. Đó là con ngời gắn liền với các sự kiện lịch sử cụ thể, có những phẩm chất gần gũi với những vị anh hùng trong sử sách. Đồng thời, họ cũng là con ngời với những nhu cầu cá nhân rất đỗi bình thờng nh bao con ngời khác. Họ không phải là thánh thần, họ là ngời.

3. Qua việc thể hiện nhân vật lịch sử trong mảng truyện của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã in đậm dấu ấn riêng của phong cách nghệ thuật độc đáo, mới lạ không lẫn với phong cách bất cứ nhà văn nào. Tác phẩm của ông dờng nh đợc kể lại bởi một nhân vật xng “Tôi”, nội dung tác phẩm này nối tiếp tác phẩm kia một cách lôgíc, có liên quan với nhau, đọc tác phẩm sau sẽ hiểu rõ hơn tác phẩm trớc.

Nhân vật lịch sử đợc Nguyễn Huy Thiệp quan tâm từ đủ mọi ph- ơng diện, từ hành động, ngoại hình đến lời thoại và đặc biệt là ngôn ngữ của nhân vật. Đó là một thứ ngôn ngữ chính xác, sâu sắc và giàu hình ảnh, đôi lúc còn là thứ ngôn ngữ rất dân dã, bặm tợn, thông tục, đời th- ờng. Bên cạnh đó, lời đối thoại giữa các nhân vật còn có cả ngôn ngữ của thơ. Đó cũng là một nét phong cách rất mới của nhà văn.

Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp còn rất hay dùng những câu triết lý. Những câu triết lý đó không có gì cao siêu, lạ lẫm, song nó lại là những vấn đề đợc thử nghiệm qua đời sống. Nhà văn đã khéo léo lồng ghép nó vào trong truyện thông qua hệ thống nhân vật, làm cho tác phẩm của ông đi vào chiều sâu khi khai thác điểm yếu của con ngời.

4. Nguyễn Huy Thiệp đợc xem là “hiện tợng” văn học. “Hiện t- ợng” Nguyễn Huy Thiệp vẫn đang còn nhiều ý kiến nghi ngờ, thậm chí phủ nhận cái tâm của ngời cầm bút (đặc biệt là ở mảng truyện này). Qua khảo sát mảng truyện lịch sử, chúng tôi cho đó là những nhận xét vội vàng bị chi phối bởi thói quen, cách nhìn, cảm quan lịch sử một chiều tr- ớc đây. Viết về nhân vật lịch sử là một thành công, một đóng góp, trớc hết là sự dũng cảm của Nguyễn Huy Thiệp. Nếu không thật sự có tâm và vì sự tiến bộ của xã hội loài ngời, chắc chắn nhà văn sẽ không đối diện với những gì xảy ra trong quá khứ, trong lịch sử, không phơi bày những vấn đề lịch sử ra dới ánh sáng yêu cầu đổi mới của cuộc sống. Với Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật lịch sử không còn là những bài vị khô cứng, mốc meo với một quan niệm thiên lệch về họ mà thực sự đã đợc sống lại trong đời sống của văn học, trong cuộc sống thờng nhật của

chúng ta. Dẫu rằng, câu văn đôi chỗ có sắc lạnh, thô tục hay tàn nhẫn nhng đúng nh nhà văn đã viết : “Tâm càng lớn càng nhục” vì thấy rằng đời mình đã phủ phàng bỏ đi rất nhiều thứ quý giá. Có nhận ra mình, có thấy “nhục” trong cuộc sống thì mới có một chữ “tâm” trong sáng và cao thợng.

Nguyễn Huy Thiệp hoàn toàn xứng đáng với những gì ông đã đóng góp cho sự phát triển của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Dù khen hay chê, Nguyễn Huy Thiệp vẫn sừng sững hiên ngang giữa cuộc đời,

Một phần của tài liệu Nhân vật lịch sử trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 40 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w