Nghệ thuật kể chuyện

Một phần của tài liệu Nhân vật lịch sử trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 32 - 40)

5. Cấu trúc luận văn

2.3.1.Nghệ thuật kể chuyện

Vai ngời kể chuyện "trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào câu chuyện đợc kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tợng của tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất tác giả với ngoài đời; có thể là một nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra; có thể là một ngời biết một câu chuyện nào đó. Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều ngời kể chuyện. Hình tợng ngời kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp hay lập trờng xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày, tái tạo con ngời và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú, nhiều phối cảnh” [2; 221].

ở ba tác phẩm “Kiếm sắc”, “Vàng lửa”, “Phẩm tiết” của Nguyễn Huy Thiệp chúng ta thấy nổi lên vai ngời kể chuyện rất rõ, đó là nhân vật xng Tôi, nhng chỉ với t cách là ngời dẫn chuyện. Còn câu chuyện đợc kể lại dới góc độ nhìn nhận, đánh giá của nhân vật trong câu chuyện. Nó nh đợc h cấu với ngời Mờng Quách Ngọc Minh, ngời mà theo chuyện có liên quan xa xôi về mặt dòng họ, tổ tiên họ Quách với Đặng Phú Lân, Ngô Thị Vinh Hoa là các nhân vật có trong cốt truyện. Xung quanh vấn đề này có nhiều chỗ không ăn khớp nhau. Nó chỉ có nghĩa độc lập, chính xác tuyên đối trong từng truyện và không có độ tin cậy về t liệu thực. Việc lặp đi lặp lại trong khung cảnh các truyện mô típ trên không có ý nghĩa gì ngoài ý đồ nghệ thuật gây sự chú ý về chủ thể kể chuyện. Nếu tác giả thật sự muốn ngời đọc phân định rõ ràng quan hệ này là có thật thì những đoạn đề dẫn đó nên đợc đặt ở ngoài đầu đề của truyện. Tuy nhiên, ngoài điểm này ra không có yếu tố gì đặc biệt để thấy rõ không phải là ngời kể, tức là ngời đại diện cho tác giả. Nh vậy, ngay ở đây chủ thể hiện thân cũng nh một ảo giác, nh một sự phân thân của tác giả.

Đây là một chủ thể khách quan, trung tính, quan sát, kể chuyện với con mắt lạnh lùng, thiếu những đoạn trữ tình ngoại đề, lời bàn luận, đánh giá xen giữa các sự kiện. Nội dung mà ngời kể kể ra đó là những điều phi chính sử, với những mặt khác biệt hoặc có khi trái ngợc. Đây là cách cấu tạo tác phẩm mang tính chất mâu thuẫn nhằm tạo nên hiệu quả thẩm mĩ ở ngời đọc. Theo Vygoski, trong phản ứng thẩm mĩ, tính chất

mâu thuẫn trong cấu trúc tác phẩm là cơ sở để tháo thoát những cảm xúc đối lập và dẫn đến thanh lọc cảm xúc. Chỉ có điều Nguyễn Huy Thiệp không giúp cụ thể cho sự tháo thoát này mà ngời đọc phải chủ động nhiều hơn. Những chỗ kết mở trong “Vàng lửa” hay câu kết ngắn ngủi ở các truyện góp một phần làm cân bằng những cảm xúc đối lập.

Ta thấy, ngời kể chuyện trong ba tác phẩm xuất hiện không rõ ràng, nhng đọc truyện ngời đọc lại hớng tới anh ta. Nh vậy, vai ngời kể chuyện - chủ thể ở đây khác xa với cái tôi trữ tình trong thơ. Nhng chính cách kể này lại đa ngời đọc đến gần với đặc điểm tiếp cận của thơ ca, nhất là thơ ca cổ, ở đó sự tác động vào ngời thởng thức chủ yếu bằng sợi dây rung động của tình cảm hơn là sự phân tích tỉnh táo của chủ thể. Tuy sức mạnh của văn xuôi là cốt truyện, nhng trong trờng hợp này, thởng thức còn phải cảm nhận cả ý vị, tình điệu và cách thức của ngời kể chuyện nh ở loại nghệ thuật biểu hiện. Cơ sở của quá trình này chính là tạo ra một ngời kể chuyện bằng phơng pháp biểu hiện, kết hợp thái độ bên ngoài khách quan của anh ta với một thế giới hiện thực trần trụi, kết cấu đầy tính biểu hiện. Bình diện quan hệ giao cảm ngời kể, ngời đọc có vai trò quan trọng.

Bắt đầu bằng truyện “Kiếm sắc” vai ngời kể chuyện tỏ ra rất khách quan, kể về xuất thân của Đặng Phú Lân - ngời hầu cận trung thành của Nguyễn ánh “trong số ngời gần gụi với thế tổ Nguyễn Phúc ánh những năm nhằm mu phục lại cơ đồ nhà Nguyễn có một hào kiệt mà không sử sách nào nhắc đến. Ngời đó là Đặng Phú Lân. Lân quê ở Hng Hoá, cha là Đặng Phú Bình, trớc là tớng của Trịnh Bồng. Bình tính ngang tàng, võ công thâm hậu, thấy chúa Trịnh mà cách xử thế keo kiệt, không xứng với bậc vơng giả nên bỏ Trịnh Bồng vào Đàng trong. Khi Tây Sơn nổi lên, Bình theo Nguyễn Nhạc, Nguyễn Nhạc không tin Bình, cho Bình là dân Bắc Hà trí xảo, không trung tín. Nhạc chỉ cho Bình làm một chức quan võ nhỏ ở vùng sơn cớc mãi tây Bình Thuận, Bình bất đắc chí suốt ngày uống rợu... khóc hu hu”. Sau này Bình chết, dặn con hãy tìm Nguyễn Phúc ánh mà theo. Tiếp đó lại kể về ánh, về mối quan hệ giữa ánh với các cận thần và với Nguyễn Huệ cùng ngời đẹp Vinh Hoa. Tất cả những điều tác giả kể đến đây không nằm ngoài việc cung cấp cho độc giả một bản lý lịch của nhân vật, tạo tiền đề cho sự phát triển cốt truyện nhân vật sau này. Kiểu kể chuyện này rất phổ biến trong các sử

sách thông sử, sử ký. Lê Quý Đôn giới thiệu về Lê Lai : “Ông ngời Dâng Tú, sách Đức Giang, huyện Lơng Giang, cha tên là Thiều, nối đời làm phụ đạo, sinh hai con trai, con trởng tên là Lạn, con thứ tên là Lai...”

Lê Lai tính cơng trực, dung mạo khác thờng, chí khí cao cả lẫm liệt, lo việc hậu cần cho vua Thái Tổ rất chu đáo, công lao rõ rệt.

Sau khi giới thiệu lai lịch nhân vật, các sử gia thờng kể về cuộc đời họ. Trong khi kể, các tác giả thờng cố ý nêu những sự kiện nổi bật bằng cách tả các chi tiết quan trọng qua bút pháp thuật sự - thống kê. Với Nguyễn Huy Thiệp, trong các truyện tiếp theo bút pháp sử ký, ông cũng triệt để sử dụng lối viết này. Trong “Kiếm sắc”: Đặng Phú Lân xuất thân thế nào, chiến đấu, phò tá Nguyễn Phúc ánh và chết ra sao. Đoạn kết của “Kiếm sắc” dờng nh mở ra cho “Vàng lửa” xuất hiện.

“Vàng lửa” thì bất ngờ hoàn toàn trớc cách vào truyện, dẫn truyện thiên biến vạn hoá, thật nh bịa, bịa nh thật và lối kết cục “lật ngửa ván bài” với ba đoạn kết khác nhau mà cách nào cũng có lý. Qua lời tự thuật của Phăng, qua lời kể của ngời Bồ Đào Nha vô danh tham gia đoàn tìm vàng và ngôn ngữ kể chuyện của chính tác giả. Điều lý thú đáng chú ý ở đây là cả ba lời kể trên đều từ ngôi thứ nhất, nghĩa là đều mang sắc thái chủ quan muốn hiểu đầy đủ về Phăng phải có nhãn quan xuyên suốt, bao quát cả ba góc nhìn. Nếu nh trong lời thuật, Phăng muốn chứng tỏ mình là ngời am hiểu lịch sử và văn hoá Việt Nam, trải đời ghê gớm: “Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhợc tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng”. Hay khi viết về Nguyễn Du “Nguyễn Du là con của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cỡng hiếp mẹ mình... Ngời mẹ của Nguyễn Du giấu diếm con mình sự ê chề chịu đựng với tinh thần cao cả, kiềm chế. Phải 300 năm sau ngời ta mới thấy điều này...” (Vàng lửa). Tuy vậy, trong quá trình trích dẫn bút ký của ông ta, Nguyễn Huy Thiệp đã thỉnh thoảng xen lời dẫn của mình vào, dờng nh để bạn đọc giữ khoảng cách cần thiết với ông ta, và càng đọc càng thấy rõ Nguyễn Huy Thiệp muốn xây dựng Phăng thành “ngời kể chuyện không đáng tin cậy”. Qua con mắt của ngời Bồ Đào Nha ta hiểu rõ Phăng hơn “Y là một ngời tàn bạo” với những chứng cớ cụ thể (bỏ mặc

ngời Hà Lan ốm dọc đờng, ném xác ngời đó xuống sông, nổ súng giết thổ dân) và tham lam - “vàng đã làm y loá mắt và mụ mị đi” (không chịu quay về, bất chấp ý muốn của ngời cùng đoàn). Còn chính tác giả dù hết sức khách quan theo lối viết vốn có của mình cũng bộc lộ thái độ tối thiểu nhng đồng thời tối đa bằng cách gọi Phăng bằng “Y”.

Ta thấy, cần đặt cách thể hiện Phăng của tác giả vào dòng chung của cái có thể gọi là “phong cách khách quan đến tối đa” - để nhân vật trực tiếp kể và thể hiện, còn kết luận thì tự bạn đọc rút ra mà Nguyễn Huy Thiệp đã vận dụng trong khá nhiều truyện ngắn trớc đây, nhng đến với “Vàng lửa” thì thích hợp và thành công hơn cả. Nhìn nhận Phăng ở ba góc độ cũng nh đa ra ba đoạn kết để bạn đọc “tuỳ ý lựa chọn” đó là cách xử lý cao tay trớc nhân vật không kém phần phức tạp này. Bản thân lối viết “cải cách văn xuôi”, đa văn xuôi lại gần với kịch (Chữ của một nhà văn Xô Viết với hàm nghĩa mọi việc cứ tự nó diễn ra trên sân khấu và đợc nhận thức từ các nhân vật) là sản phẩm rất mới của mọi mặt những biến đổi xã hội lớn lao, mặt khác cũng là hệ quả tình trạng văn học ta nhiều năm qua đã khiến bạn đọc có quyền hoài nghi nhiều kết luận của nó, đòi hỏi nhà văn thay đổi cách viết.

Nh vậy, Phăng không phải là nhân vật đáng tin cậy để Nguyễn Huy Thiệp gửi gắm những đánh giá lịch sử của mình, mà xây dựng Phăng tác giả nhằm tạo nên sự khách quan cho nghệ thuật kể chuyện của mình.

Chính nhờ nghệ thuật kể chuyện ấy mà càng đọc kỹ ta càng nhận rõ các đoạn bút ký của Phăng đợc tổ chức thành một mệnh đề một cách chặt chẽ.

Mệnh đề 1: Phăng đa ra nhận xét của mình về Gia Long, tạo ra bức chân dung chính trị và con ngời của Gia Long. Chúng ta nghe Phăng nói về “khối cô đơn khổng lồ”, “ông biết ông đã già”, “ông biết rõ cái triều đình thiển cận ông đang dựng nên”, ý thức của Gia Long về quan hệ “vinh quang” và “nhục”, về “ngai vàng” của ông và “đời sống cộng sinh”, về “nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng đồng phải chịu đựng”, “sự trải đời ghê gớm”, cách nhìn nhận của Gia Long về Nguyễn Du, sự bất lực của nhà vua đối với “đời sống nghèo khó” và những trì trệ của dân tộc ông”...

ở đây ta thấy Phăng có một thái độ nể vì, thậm chí pha thêm cả ý vị sùng thợng. Đồng thời Phăng tỏ ra có học vấn, kinh nghiệm chính trị và cả ý thức về tính u việt của mình - một ngời ngoại quốc từ phơng Tây.

Mệnh đề 2: Cũng với một giọng điệu nớc đôi khi nói về Gia Long và “nền chính trị đơng thời”, Phăng dẫn giải các ý nghĩa của mình về Nguyễn Du, về văn hoá Việt Nam. Các t thế kẻ cả vốn có của Phăng ở đây đợc nâng lên một mức cao hơn. Sự ghi nhận dù chân thành và không kém sâu sắc về “phần u uẩn nhất”, “trữ tình nhất” và “trực giác tuyệt vời” của Nguyễn Du không thể làm át đi thái độ coi thờng ngấm ngầm, sự bác bỏ trên phơng diện nguyên tắc. “Tất cả đời sống vật chất của ông do những hoạt động cần cù mang lại... Lòng tốt của ông là thứ lòng tốt nhỏ, không cứu đợc ai...”. Đỉnh cao của mặt suy nghĩ này là câu tán d- ơng Gia Long “Điều ấy có lý, trớc hết là vật chất”, sau khi Phăng nhắc lại t tởng “Không tin học vấn có thể cải tạo nòi giống”

của ông ta.

Mệnh đề 3: Phăng không dừng lại ở các nhận xét mà còn đa ra dự đoán về một khả năng chính trị trong tơng lai. Cái bức tranh “nền chính trị thế giới giống nh món nộm suồng sã, khái niệm thanh khiết ở đấy vô nghĩa” chính là viễn cảnh nghiệt ngã Phăng vẽ ra cho số phận của dân tộc bản xứ, và điều không kém phần quan trọng là qua đó Phăng đã tự xác tín cho mình một triết lý hành động, một thiên chức đợc biện giải bởi tính tất yếu lịch sử - cái trong thực tế chỉ là “hình bóng thẩm mỹ” (Mác) của thời đại Phăng đang sống, thời đại mà sự phát hiện lẫn nhau giữa các dân tộc đợc đặt trong sự tìm kiếm thị trờng và nguyên liệu của các cờng quốc.

Cuộc đi tìm vàng trong phần thứ ba của truyện - sự tiếp tục tính “thích phiêu lu” từ nhỏ của Phăng - đợc nhân viên Bồ Đào Nha kể làm câu chuyện chuyển mạch và tạo ra một khung cảnh lịch sử “khách quan”. ở trên, ngời đọc quen Phăng là con ngời giao thiệp rộng rãi, là con ngời của suy ngẫm, nhận xét và triết luận, giờ đây Phăng thật sự lại là con ngời hành động “trần trụi” trong những hoàn cảnh quyết liệt. Nhân cách của Phăng lộ chân tớng, Phăng bị “lật tẩy” (Lại Nguyên Ân); sự tàn bạo của Phăng - sự tàn bạo đã đợc biện hộ bởi lý trí - thể hiện qua các chi tiết liên quan đến thái độ của Phăng đối với ngời Hà Lan, đoàn đi

tìm vàng và những ngời thổ dân. Tuy nhiên, do diễn biến sự việc không còn đợc truyền đạt thông qua tiếng nói bên trong của Phăng, cái triết lý hành động mà chúng ta đã đề cập đến ở trên vốn lôgíc nội tâm chi phối mọi c xử của Phăng một mặt bị “tố cáo” và “lật tẩy”, song mặt khác lại cũng dờng nh trở nên mờ đục.

ở phần kết thúc truyện, ngôn ngữ nội tâm thông qua lời kể của ngời Bồ Đào Nha đã bị làm mờ đục bởi Phăng, tiếp tục vang lên song lần này lại là trong một văn bản đặc biệt, hình thành nên từ các đoạn kết giả định của ngời kể chuyện ở ngôi thứ nhất.

Đoạn kết 1: Toàn bộ những quan niệm mà Phăng xây dựng về Gia Long, về thể chế chính trị - xã hội “nhợc tiểu” mà Gia Long đại diện bên cạnh “nền văn minh vĩ đại, vừa bỉ ổi, lại vừa nhẫn tâm” của Trung Hoa trở nên mong manh. Cái “cộng đồng mặc cảm” trong định kiến của Phăng với biến cố “Vàng lửa” đã hiện hình thông qua sự trả thù khốc liệt, mang sắc thái man rợ không hề có sự tha thứ của những ngời thổ dân, cơ cấu chính trị mà Phăng tởng đã thấu hiểu lúc bấy giờ mới thực sự bộc lộ thông qua sự hiểm ác, tính hai mặt của Gia Long. Trớc đó dù có nhận thấy sự “đê tiện khủng khiếp” bên trong nhân cách quân vơng của Gia Long, nhng đâu đó ở Phăng vẫn phảng phất cái ý niệm về sự đồng cảm và mối liên minh giữa mình và nhà vua, về một thứ luật chơi trên đấu trờng lịch sử; song với “món chim hầm bát bảo nấu rất công phu” có pha thuốc độc, Phăng đã hoàn toàn bị sự thật làm bất ngờ, cái sự thật vợt ngoài tầm triết luận thiên về duy lý của Phăng. Thái độ kẻ cả của một ngời ít nhiều đứng ngoài cuộc của Phăng không còn nữa. Những ý nghĩa cuối cùng của Phăng để lại trớc lúc chết là sự “sống vô nghĩa, nghèo khó và đau khổ trong những lý thuyết chắp vá đầy nguỵ biện” chính là lời sám hối của anh ta về bản thân mình. Đoạn bút cuối cùng của Phăng trong đoạn kết một tạo nên sự hiệu ứng “lật tẩy” theo phơng thức bi kịch. Sự đoạn tuyệt các thiên kiến, khả năng hớng thiện bộc lộ qua câu hỏi đầy đau đớn mang tính nhân bản “đến bao giờ, hỏi đến bao giờ trên mặt đất này xuất hiện tiến bộ?”. Vào thời điểm kết thúc, màu sắc “lạ hoá” ở

Một phần của tài liệu Nhân vật lịch sử trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp (Trang 32 - 40)