ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ NAM BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
PHẠM THỊ NAM
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên Ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60140114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS PHAN MINH TIẾN
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Luận văn “Biện pháp quản lý công tác giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội
cho học sinh các trường Trung học cơ sở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”
đƣợc thực hiện từ tháng 7/2017 đến tháng 6/2018 Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc, số liệu đã đƣợc tổng hợp và xử lí
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chƣa đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Thừa Thiên Huế, tháng 6 năm 2018
Tác giả
Phạm Thị Nam
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Minh Tiến đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để hoàn thành luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học, các thầy giáo, cô giáo Khoa Tâm
lý - Giáo dục; Phòng đào tạo Sau Đại học thuộc trường Đại học Sư phạm Huế, Đại học Huế; Các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và tham gia quản lý trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp
Xin cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ, giáo viên, học sinh trường THCS Trảng Dài, THCS Hòa Bình, THCS Quyết Thắng, THCS Phước Tân 1, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể thành phố Biên Hòa, phòng Giáo dục Đài tạo thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cùng bạn bè đã giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện tốt nhất và đóng góp những ý kiến quý báu cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp
Luận văn không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được sự quan tâm chỉ dẫn của các thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp để kết quả nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn
Tác giả
Phạm Thị Nam
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 4MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM ƠN iii
MỤC LỤC 1
DANH MỤC TỪ - CỤM TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG 6
MỞ ĐẦU 7
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 7
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 8
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 8
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 8
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 8
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 9
8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN 9
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS 11
1.1 KHÁI QUÁT LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 11
1.2 TỆ NẠN XÃ HỘI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỆ NẠN XÃ HỘI ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA HỌC SINH THCS 13
1.2.1 Tệ nạn xã hội 13
1.2.2 TNXH trong nhà trường 16
1.2.3 Tác động xấu của TNXH đối với sự phát triển nhân cách của HS THCS 16
1.3 LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 21
1.3.1 Ý nghĩa của công tác giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho HS trường Trung học cơ sở 21
1.3.2 Mục tiêu của công tác giáo dục phòng, chông TNXH cho HS trường THCS 22
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 51.3.3 Nội dung của công tác giáo dục phòng, chông tệ nạn xã hội cho HS
trường Trung học cơ sở 22
1.3.4 Phương thức, hình thức giáo dục phòng, chông TNXH cho HS trường THCS 23
1.4 LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG, CHÔNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HS TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 23
1.4.1 Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học, quản lý công tác giáo dục phòng, chông tệ nạn xã hội cho HS trường Trung học cơ sở 23
1.4.2 Hiệu trưởng trường THCS và quản lý công tác giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinh ở trường THCS 28
1.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG, CHÔNG TNXH CHO HS TRƯỜNG THCS 35
1.5.1.Yếu tố khách quan 35
1.5.2.Yếu tố chủ quan 35
Tiểu kết chương 1 37
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG TNXH CHO HS CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI 39
2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI 39
2.1.1 Khái quát chung về thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 39
2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục của thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 40 2.2 KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT 42
2.2.1.Mục đích khảo sát 42
2.2.2 Mục đích khảo sát 42
2.2.3 Đối tượng, địa bàn khảo sát 42
2.2.4 Phương pháp khảo sát 43
2.3 THỰC TRẠNG TNXH TRONG HS Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI 43
2.3.1 TNXH trên địa bàn thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 43
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 62.3.2 TNXH trong các trường Trung học cơ sở thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai 44
2.3.3 Nguyên nhân của TNXH trong HS ở các trường THCS thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 44
2.4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI 49
2.4.1 Thực trạng về nhận thức của CBQL, GV, PHHS đối với công tác giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THCS 49
2.4.2 Thực trạng về hình thức giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinh 51
2.5 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI 53
2.5.1 Thực trạng công tác kế hoạch hóa việc giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh 53
2.5.2 Thực trạng việc quản lý tổ chức thực hiện công tác giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinh các trường THCS thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai 54 2.5.3 Thực trạng việc kiểm tra, giám sát, chỉ đạo, đánh giá công tác giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh 56
2.5.4 Thực trạng quản lý các điều kiện hỗ trợ công tác giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh 58
2.6 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG 59
2.6.1 Những ưu điểm 59
2.6.2 Những hạn chế, tồn tại 60
2.6.3 Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại 61
Tiểu kết chương 2 62
Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI 63
3.1 CƠ SỞ VÀ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 63
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 73.1.1 Cơ sở pháp lý, định hướng của Ngành, của địa phương về công tác giáo
dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường Trung học cơ sở 63
3.1.2 Nguyên tắc xác lập biện pháp quản lý công tác giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinh các trường THCS 64
3.2 CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ 66
3.2.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, gia đình trong công tác phòng, chống TNXH cho học sinh 66
3.2.2 Kế hoạch hóa công tác quản lý giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh 68
3.2.3 Tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh 71
3.2.4 Nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh 74
3.2.5 Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh 79
3.2.6 Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh 80
3.2.7 Tăng cường phối hợp các lực lượng ngoài xã hội tham gia công tác phòng, chống TNXH cho HS 81
3.2.8 Tổ chức các điều kiện hỗ trợ công tác phòng, chống TNXH cho HS 83
3.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC BIỆN PHÁP 84
3.4 KHẢO NGHIỆM NHẬN THỨC VỀ TÍNH CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT 84
Tiểu kết chương 3 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 88
1 KẾT LUẬN 88
2 KHUYẾN NGHỊ 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 8DANH MỤC TỪ - CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Ngữ đầy đủ
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đối tượng khảo sát 42 Bảng 2.2: Quy mô trường lớp, cán bộ giáo viên, số HS các trường khảo sát 43 Bảng 2.3: Những nguyên nhân dẫn đến TNXH ở học sinh THCS theo đánh giá của HS 45 Bảng 2.4: Nguyên nhân dẫn đến TNXH trong HS ở trường THCS theo đánh giá của
PHHS 47 Bảng 2.5: Nguyên nhân dẫn đến TNXH ở học sinh THCS theo đánh giá của CBQL
và GV 48 Bảng 2.6: Nhận thức của CBQL, GV về mục đích, ý nghĩa của công tác giáo dục,
phòng, chống TNXH cho HS 49 Bảng 2.7: Mức độ thực hiện các hình thức giáo dục phòng, chống TNXH cho HS 51 Bảng 2.8: Kế hoạch hóa công tác giáo dục phòng, chống TNXH cho HS 54 Bảng 2.9: Mức độ thực hiện các nội dung quản lý thực hiện giáo dục nhằm phòng,
chống TNXH cho HS 55 Bảng 2.10: Quản lý việc kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục phòng, chống TNXH
cho học sinh 57 Bảng 2.11: Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác 58 phòng chống TNXH cho HS 58 Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản
lý công tác giáo dục phòng, chống TNXH cho HS 85
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 10MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vấn đề trẻ em và người chưa thành niên vi phạm pháp luật tham gia vào các tệ nạn xã hội dẫn đến phạm tội đang là vấn đề cả nước rất quan tâm Người chưa thành niên tham gia vào tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội và đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển toàn diện của người chưa thành niên Trong những năm gần đây, trên địa bàn toàn quốc các vụ án do người chưa thành niên tham gia vào các tệ nạn như: tệ nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, trộm cướp… dẫn đến phạm tội đã tăng lên một cách nhanh chóng và có chiều hướng diễn biến phức tạp và chủ yếu tập trung tại các Tỉnh thành lớn trong đó có Đồng Nai
Với dân số gần 3 triệu người, thuộc miền Đông Nam Bộ, với diện tích gần 5,9 ngàn km2, gồm 09 huyện, 01 thị xã và một Thành phố thuộc đô thị loại I Tỉnh Đồng Nai nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam, có nhiều tuyến giao thông huyết mạch đi qua như : Quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51, quốc lộ 56 Đồng Nai có 31 khu công nghiệp đã được chính phủ cấp giấy phép thành lập, trong đó có 22 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động Do nhu cầu nguồn lao động nên tình hình dân cư ở các tỉnh thành trong cả nước đến cư trú làm ăn, sinh sống, tìm việc làm hàng năm tăng cao Các ngành dịch vụ phát triển mạnh kéo theo các mặt trái như tội phạm đến ẩn náu, hoạt động.Theo thống kê 5 năm ( 2009 -2013 ) trên địa bàn Tỉnh xảy ra 1.601 vụ phạm pháp hình sự do 2.249 người chưa thành niên gây ra Trung bình chiếm 18,76% tổng số vụ phạm pháp hình sự xảy ra.Đặc biệt nghiêm trọng là phân tích độ tuổi số vụ phạm pháp hình sự có: dưới 12 tuổi : chiếm 1,06 % Từ 12 đến 14 tuổi chiếm 8,49%,
từ 14 đến 16 tuối chiếm 31,3% Đây chính là độ tuổi đang ở giai đoạn học sinh THCS, đây là giai đoạn trẻ có tâm lý thiếu ổn định, chưa hoàn thiện về thể chất và tinh thần, thích nổi loạn và luôn muốn chứng minh tự khẳng định mình, chính sự thay đổi quá nhanh của xã hội cùng với sự bùng nổ thông tin trong đó các nguồn thông tin không lành mạnh cộng với các em thiếu kỹ năng ứng xử, ứng phó dẫn đến các hành vi lệch lạc thiếu kiểm soát và tham gia vào các TNXH
Hiện nay, ở các trường THCS thuộc địa bàn nghiên cứu, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương chưa đồng bộ; công tác quản
lí thực hiện giáo dục pháp luật chưa chú trọng và còn mang tính hình thức; việc học
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 11nặng về lý thuyết thiếu các trải nghiệm thực tế nên việc trang bị các kiến thức pháp luật cho các em học sinh còn hạn chế nên các em chưa có đầy đủ các kiến thức pháp luật và chưa nhận biết đầy đủ về các TNXH
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Biện pháp quản lý công tác
giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinh các trường THCS thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai" làm đề tài luận văn cao học của mình
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng về quản lý công tác giáo dục phòng, chống TNXH cho HS các trường THCS ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả trong công tác giáo dục phòng,
chống TNXH cho HS các trường thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
3 KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinh trường THCS
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý công tác giáo dục phòng, chống TNXH cho HS các trường THCS ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
3.3 Khách thể điều tra
CBQL các trường THCS ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
GV, HS, PHHS các trường THCS thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng và thực hiện đồng bộ các quản lý đối với công tác giáo dục phòng,
chống TNXH cho HS các trường THCS ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai một cách
khoa học, phù hợp với thực tế của các nhà trường, đặc điểm của địa phương, tận dụng và phát huy được sức mạnh của các tổ chức trong nhà trường và ngoài xã hội thì hiệu quả
giáo dục công tác, phòng, chống TNXH cho HS các trường THCS sẽ được nâng cao
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội cho học sinh trường THCS
5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác giáo dục phòng, chống TNXH và quản lý công tác giáo dục phòng, chống TNXH cho HS ở các trường THCS ở thành
phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Demo Version - Select.Pdf SDK
Trang 125.3 Đề xuất các biện pháp quản lý đối với công tác giáo dục phòng, chống tệ
nạn xã hội cho học sinh các trường THCS ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp; phân loại các tài liệu… nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
Nghiên cứu các văn bản pháp quy, những quy định của ngành giáo dục – Đào tạo có liên quan đến công tác quản lí giáo dục, quản lí nhà trường, quản lí hoạt động giáo dục pháp luật và giáo dục phòng, chống TNXH cho học sinh THCS, chọn lọc thông tin cần thiết nhằm xây dựng cơ sở nghiên cứu cho đề tài
6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động giáo dục tuyên truyền phòng, chống TNXH các trường THCS ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
- Phương pháp điều tra giáo dục: bằng phiếu câu hỏi (điều tra) dành cho CBQL, GVCN, giáo viên là tổng phụ trách đội,học sinh và phụ huynh học sinh
- Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện: phỏng vấn, trò chuyện với CBQL, GVCN ,giáo viên là tổng phụ trách đội và HS về thực trạng, nguyên nhân và kiểm chứng tính khả thi; hiệu quả của các biện pháp quản lý đã đề xuất
- Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia: tham khảo ý kiến các chuyên gia
về vấn đề nghiên cứu
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Dùng phương pháp thống kê nhằm xử lý các số liệu qua điều tra và khảo nghiệm
7 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý đối với công tác giáo dục phòng, chống TNXH cho HS các trường THCS ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
Đối tượng khảo sát gồm: cán bộ quản lý, cán bộ phụ trách Đoàn, giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh (12 cán bộ quản lý, 12 giáo viên phụ trách Đoàn, Đội và 150 giáo viên, 200 học sinh khối 6,7,8,9 và 40 PHHS)
8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Luận văn gồm 3 phần
PHẦN MỞ ĐẦU
Demo Version - Select.Pdf SDK