Các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị 2 trường EU (Trang 71)

1.2.3 .Cạnh tranh trên “sân chơi” quốc tế

3.3. Một số giải pháp tăng cƣờng hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất

3.3.3. Các giải pháp hỗ trợ khác

3.3.3.1. Về phía Vietcraft

- Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, mở rộng thêm thị phần tại EU, hướng dẫn doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu và xây

dựng thương hiệu gốm sứ Việt Nam.

- Hoàn thiện và mở rộng hệ thống thông tin của ngành, tình hình gốm sứ trên thế giới về sản lượng, giá cả, thị trường, các đối thủ cạnh tranh…

- Xây dựng và thực hiện các chương trình công tác ngành, đề xuất chủ trương, giải pháp mới trình lên Chính phủ, Bộ, Ngành để chỉ đạo và hỗ trợ cho ngành gốm sứ nước ta phát triển bền vững, ổn định và hiệu quả.

- Vietcraft cũng cần phải tự trang bị thêm cho mình kiến thức vững vàng về luật quốc tế, các kinh nghiệm và hiểu biết về thị trường quốc tế, đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ thương xuyên. Ngoài ra, Hiệp hội cũng cần là người chủ động liên minh các doanh nghiệp trong nước lại để tận dụng tối đa nguồn hợp lực của các doanh nghiệp, củng cố một thương hiệu gốm sứ Việt vững mạnh.

- Loại hình du lịch gốm sứ hiện nay đang là một trong những điểm mới mà ngành gốm sứ Việt Nam nên lấy làm một trong những điểm độc đáo của gốm sứ Việt Nam, tập trung marketing cho loại hình du lịch này để gốm sứ Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn với người dân thế giới nói chung và EU nói riêng. Vietcraft cần đóng vai trò hoạch định đường lối, tiến hành liên minh các doanh nghiệp và hỗ trợ quảng bá loại hình du lịch này.

3.3.3.2. Về phía Bộ Công thƣơng

Bộ Công thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công nghiệp và thương mại, xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm soát độc quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ. Đối với ngành gốm sứ, Bộ Công thương cũng phải đảm bảo các chính sách hỗ trợ phù hợp với quy định của WTO và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ Việt Nam có thể khai thác, tiếp cận, mở rộng thị trường xuất khẩu tại EU trong thời gian tới, từng bước thâm nhập vào những thị trường tiềm năng.

Cải thiện chính sách đầu tƣ và hỗ trợ tài chính xuất khẩu

sứ: xây dựng hệ thống thủy lợi, hệ thống giao thông, các cơ sở chế biến có trình độ công nghệ cao, hệ thống kho bảo quản và dự trữ sản phẩm.

Áp dụng chính sách cho vay dài hạn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gốm sứ vừa và nhỏ mở rộng diện tích nhà xưởng, và có đủ khả năng dự trữ gốm sứ chờ đến lúc giá cao để xuất khẩu. Bên cạnh đó là một số chính sách khác như:

+ Lãi suất ưu đãi cho các loại tín dụng thương mại; + Cho vay với lãi suất ưu đãi;

+ Ưu đãi về thuê mặt bằng và vốn cho sản xuất.

Tạo lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu

Thông qua Vietcraft, Bộ Công thương nên thành lập quỹ bảo hiểm xuất khẩu với mục đích giúp ổn định, đẩy mạnh sản xuất, chế biến, nâng cao chất lượng gốm sứ; hạn chế các rủi ro trong xuất khẩu; hỗ trợ xúc tiến thương mại, thông tin thị trường. Đồng thời, phần lớn số tiền của quỹ sẽ dùng để hỗ trợ tạo ra các sản phẩm gốm sứ với thiết kế vượt trội, đánh vào thị hiếu người tiêu dùng.

Xây dựng hệ thống quản lý sản xuất và xuất khẩu

Sản lượng và cơ cấu chủng loại gốm sứ hàng năm nên được quy hoạch ngay từ đầu để từ đó có kế hoạch sản xuất, xuất khẩu phù hợp, chẳng hạn như gia tăng khối lượng gốm sứ gia dụng, đa dạng hóa chủng loại gốm sứ và nâng cao chất lượng đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường EU.

Bên cạnh đó, việc xây dựng được sự liên minh và đồng thuận trong nội bộ các doanh nghiệp sản xuất gốm sứ trong nước và các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ sang nước ngoài cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng trong việc tận dụng tối đa tiềm lực của các doanh nghiệp, sự hỗ trợ lẫn nhau trong việc xây dựng thương hiệu cho gốm sứ Việt Nam ở thị trường nước ngoài, giải quyết rủi ro và kiện tụng

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ sang thị trƣờng EU

Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động ngoại giao với EU, nâng cao vai trò chuyên môn của các cơ quan đại diện Việt Nam tại EU để nắm bắt tình hình thị trường hiệu quả hơn.

Bộ Công thương nên kết hợp cùng các cơ quan Nhà nước thiết lập các trung tâm kỹ thuật, hỗ trợ thông tin pháp lý, thị trường cho các doanh nghiệp, viện nghiên

cứu kinh tế xã hội nhằm dự báo, cung cấp thông tin thị trường thế giới và EU; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm hoặc hội thảo chuyên đề về gốm sứ tổ chức tại các nước EU.

Ngoài ra, Bộ Công thương cũng nên mở rộng trang web, công bố các thông tin về luật pháp, cơ chế, chính sách thương mại của Việt Nam về nhu cầu thị trường; xây dựng các trung tâm thương mại và kho ngoại quan ở một số nước nhập khẩu gốm sứ lớn của Việt Nam tại EU nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng và cung ứng nhu cầu thị trường.

3.3.3.3 Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Cần khuyến khích các trƣờng đại học, trƣờng cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế đƣa vào chƣơng trình giảng dạy môn học Marketing

Trong tình hình hiện nay, hoạt động marketing thương mại là vô cùng cần thiết, những chiến lược này luôn giữ vai trò quan trọng trong tất cả các bước đi của doanh nghiệp. Ngoài ra, các trường đại học, cao đẳng và các trung tâm giảng dạy phân ngành kinh tế cũng nên mở những khóa học ngắn hạn về Marketing để giới thiệu và nâng cao kiến thức chuyên môn. Làm như vầy vừa tác động tích cực đến nhận thức của doanh nghiệp về ý nghĩa của hoạt động marketing, vừa có thể giúp các công ty xuất khẩu gốm sứ Viêt Nam tiến hành hoạt động marketing có chiều sâu hơn, chuyên nghiệp hơn và đem lại hiệu quả cao hơn

Xây dựng chƣơng trình đào tạo thiết kế mẫu mã gốm sứ gắn liền với thực tiễn doanh nghiệp

Tổng cục dạy nghề cần tiến hành song song hai chiến lược là đào tạo nghề trình độ cao đáp ứng nhu cầu cao của chuyên ngành thiết kế mẫu mã sản phẩm gốm sứ. Bên cạnh đó, chúng ta cần mở thêm nhiều lớp đào tạo thợ giỏi, có tay nghề chuyên môn cao và khả năng nắm bắt được những xu hướng thị trường thông qua việc liên kết với các doanh nghiệp trong ngành gốm sứ tạo điều kiện cho học viên trao dồi kĩ năng và nâng cao tính ứng dụng vào thực tiễn.

3.3.3.4. Về phía doanh nghiệp:

Chuyên nghiệp hóa hoạt động xúc tiến thƣơng mại

Trong điều kiện tiềm lực tài chính còn hạn chế, doanh nghiệp phải tranh thủ tất cả các nguồn lực, sử dụng nhiều phương thức có thể thực hiện các hoạt động xúc

tiến thương mại nhưng phải đảm bảo tính hiệu quả đến tất cả các nước trong khối EU thông qua việc liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại của Việt Nam, cục Xúc tiến Thương mại tỉnh thành trong nước. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tích cực đưa các sản phẩm tham gia các kỳ hội chợ, triển lãm về gốm sứ được tổ chức tại EU. Để chuẩn bị cho việc tham gia các hội chợ này một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần:

+ Tìm hiểu trên internet về thông tin của các doanh nghiệp gốm sứ EU tham gia triển lãm để thông báo về sự tham gia của doanh nghiệp mình, chương trình làm việc tại hội chợ và bày tỏ mong muốn được tiếp xúc với họ tại triển lãm, hội chợ.

+ Chuẩn bị thiết kế gian hàng sao cho gây được ấn tượng tốt nhất với mức chi phí hợp lý.

+ Chuẩn bị hàng để vừa trưng bày, vừa làm quà tặng, vừa bán trực tiếp. + Chuẩn bị các catalogue, brochure, hình ảnh, thông tin để phát tại triển lãm. Bên cạnh đó, việc quảng cáo làng gốm Bát Tràng và chương trình du lịch gốm sứ cũng nên được đẩy mạnh quảng bá đến người tiêu dùng EU thông qua những hội chợ, triển lãm này.

Nâng cao chất lƣợng hoạt động logistics phục vụ cho hoạt động xuất khẩu gốm sứ sang thị trƣờng EU

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai logistics, trước tiên doanh nghiệp cần tăng cường nhận thức về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của logistics trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và tiến hành sắp xếp lại cơ cấu tổ chức thông qua việc thành lập bộ phận logistics hoạt động như là một bộ phận chức năng hoặc đóng vai trò hỗ trợ ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc điều phối các hoạt động của các phòng ban. Tuy nhiên, logistics là hoạt động phức tạp, muốn ứng dụng logistics một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần phải có hiểu biết đầy đủ và kinh nghiệm trong lĩnh vực này về thương mại, vận tải giao nhận quốc tế và các lĩnh vực khác có liên quan. Do đó, đào tạo đội ngũ nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng, doanh nghiệp có thể hỗ trợ cho nhân viên học tập, nghiên cứu, hoặc liên kết với các trường đào tạo.

Các doanh nghiệp cũng nên xem xét điều kiện và khả năng của mình, cũng như các khâu trong chuỗi logistics có thể thuê ngoài để nâng cao chất lượng dịch vụ

khách hàng như dịch vụ vận tải, dịch vụ chứng từ và khai thuê hải quan. Đồng thời, doanh nghiệp cũng phải tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động của người cung ứng dịch vụ logistics về chất lượng và thời gian theo những điểm ghi trong hợp đồng.

Ngoài ra, doanh nghiệp nên tạo dựng mối quan hệ với các công ty cung ứng dịch vụ logistics.Khó có doanh nghiệp xuất khẩu nào có thể tự mình thực hiện hết tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh, vì thế, xu hướng hợp tác kinh doanh ngày càng trở nên phổ biến. Việc tăng cường hợp tác mang lại lợi ích cho cả hai bên, đặc biệt là giúp cho doanh nghiệp giải quyết được các khó khăn về cơ sở vật chất như phương tiện vận tải, kho bãi, đóng gói…, khắc phục được thiếu sót về kinh nghiệm và điều phối hàng hóa, giảm thiểu chi phí.

Tiểu kết chƣơng 3

Dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1, đánh giá về hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gốm sứ sang thị trường EU ở chương 2, chương 3 nêu lên triển vọng xuất khẩu gốm sứ Việt Nam sang thị trường này và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị cho Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam, Bộ Công Thương và doanh nghiệp. Trên thị trường EU hiện nay, sản phẩm gốm sứ rất đa dạng và phong phú được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Vì thế, muốn nâng cao sức cạnh tranh của gốm sứ Việt Nam trên thị trường này, các doanh nghiệp cần nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động marketing xuất khẩu để có thể xây dựng được một thương hiệu gôm sứ Việt Nam nổi bật lên trong một rừng các sản phẩm gốm sứ tại thị trường EU.

KẾT LUẬN

Xu hướng toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, khiến cho thương mại quốc tế trở nên sôi nổi hơn bao giờ hết và mức độ cạnh tranh của thi trường cũng ngày càng trở nên gay gắt hơn. Sản phẩm gốm sứ xuất khẩu của nước ta rõ ràng đang được đặt dưới sức ép cạnh tranh về giá và chất lượng với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường nhập khẩu EU. Vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam là phải làm sao định vị được giá trị thương hiệu của mình và có chiến lược marketing phù hợp, hiệu quả để tiến hành đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa mặt hàng gốm sứ của nước ta vào thị trường EU tiềm năng và dành thế chủ động trong việc trở thành nguồn cung gốm sứ chất lượng cao của thị trường này.

Với tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nhân công rẻ, giàu kinh nghiệm, khả năng sản xuất cao, đã đến lúc các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ nước ta phải có chiến lược đầu tư đúng đắn và xứng đáng cho hoạt động marketing, tận dụng tối đa tiềm lực về gốm sứ của Việt Nam để định vị được thương hiệu gốm sứ nước ta trên thị trường với chất lượng cao, giá thành mang lại nhiều giá trị xuất khẩu và nguồn cung dồi dào.

Nhận thấy vai trò quan trọng của việc đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu gốm sứ Việt Nam sang thị trường EU, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài này, đi sâu nghiên cứu vấn đề này và đạt được một số kết quả về:

- Tổng hợp và nghiên cứu để đưa ra một số lý luận cơ bản về marketing. - Phân tích, đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng hoạt động marketing của các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ Việt Nam trong những năm hoạt động từ 2002-2010, từ đó rút ra những đánh giá về tình hình hoat động và áp dụng marketing của doanh nghiệp.

- Đề xuất các giải pháp marketing cho doanh nghiệp, Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam và Bộ Công Thương nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của nước ta sang thị trường EU.

Liên minh châu Âu (EU) luôn là một thị trường đầy tiềm năng cho mặt hàng gốm sứ của Việt Nam, tuy vậy đây cũng là khu vực luôn đặt ra những quy định nghiêm ngặt về hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, môi trường. Tuy nhiên

đây là những quy định hợp lý và phù hợp với xu thế hiện nay, và cũng là điều kiện để Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm và phương thức xuất khẩu, marketing vào thị trường này.

Mặc dù tình hoạt động marketing ở các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ nước ta còn một số hạn chế như đã đề cập trong chương 2 của đề tài nghiên cứu, những giải pháp đề xuất ở trên có thể phần nào giải quyết những khó khăn, định hướng cho doanh nghiệp trong việc chú trọng hơn vào hoạt động marketing và đưa ra giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động marketing trong việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ nước ta sang thị trường EU.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ SÁCH, BÁO, TẠP CHÍ

1. Genald Abboun, 1994, International Marketing and Export Management,

Addison_Wesley Publisher Ltd.

2. TS Nguyễn Thanh Bình, 2005, Thị trường EU và các quy định pháp lý liên quan

đến chính sách sản phẩm trong marketing xuất khẩu, Nhà xuất bản Lao Động – Xã

hội.

3. EU Ceramic Industry Brief, 15/11/2012, EU Ceramic table – and kitchenware industry supports the provisional duties on ceramics table – and kitchenware from China

4. Phạm Vân Đình, 2008, Làng gốm Bát Tràng, Nhà xuất bản Hà Nội.

5. Dương Hữu Hạnh, 2005, Các chiến lược và kế hoạch marketing xuất khẩu, Nhà

xuất bản Thống kê.

6. Mai Thế Hiển, 2003, Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.

7. Bùi Huy Khoát, 2005, Từ thị trường chung đến thống nhất, Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, Nhà xuất bản Trẻ.

8. Philip Kotler, 2008, Marketing Management.

9. Philip Kotler, 1994, Những nguyên lý của marketing, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh.

10. V.H.Kripalini, 1993, International marketing.

11. PGS.TS Vũ Chí Lộc, 2004, Giải pháp đẩy mạnh hàng hóa của Việt Nam sang

thị trường châu Âu, Nhà xuất bản Lý luận chính trị.

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị 2 trường EU (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)