quốc gia khác trên thế giới. Đến năm 2012, cả nước có gần 45 triệu lao động trên tổng số 88 triệu dân, chiếm 54,1%. Dân số trẻ có truyền thống lao động cần cù, ham học hỏi, sáng tạo là đặc điểm nổi bật của nguồn nhân lực này. Nước ta là một trong số ít quốc gia có cơ cấu độ tuổi của dân số và lao động khá lý tưởng, đó là trên 50% số dân trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 60 tuổi). Hơn nữa, chúng ta có truyền thống lâu đời về ngành nghề gốm sứ nên lượng lao động có tay nghề trong lĩnh vực này không thiếu. Chính nguồn nhân lực dồi dào và luôn đáp ứng đủ số lượng này đã tạo điều kiện cho ngành sản xuất gốm sứ Việt Nam phát triển. Bên cạnh đó, mức thuê lao động khá rẻ cũng là một nhân tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ Việt Nam. Ví dụ tại Bình Dương hiện nay có 130 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gốm sứ, thu hút 25.000 lao động với mức thu nhập bình quân 1.000.000-2.000.000 đồng/người/tháng.
Bảng 2.4 cho thấy mức tiền công lao động của các thợ gốm tại làng gốm Bát Tràng. Thường tại các doanh nghiệp gốm sứ, mức tiền công được phân làm 2 loại, một là cho lao động thường xuyên, một là dành cho lao động thời vụ. Lao động thời vụ thường được trả lương cao hơn vì giai đoạn sử dụng lực lượng này doanh nghiệp đang có nhiều hợp đồng và cần nguồn lao động gấp, nên sẵn sàng trả mức giá cao hơn bình thường
Bảng 2.4. Tiền công lao động tại làng gốm Bát Tràng năm 2008
ĐVT: nghìn đồng/ngày Lao động thường xuyên Lao động thời vụ
Thợ đặc biệt 50-60 60-70
Thợ chính 23-35 40-40
Thợ phụ 12-20 20-30
Thợ học việc 10 10
Nguồn: Phạm Văn Đình, 2008
Nhìn chung, lực lượng lao động dồi dào và tay nghề thông thạo là một lợi thế rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ Việt Nam. Tuy nhiên, chi phí nhân công rẻ chỉ là lợi ích trong ngắn hạn còn về dài hạn nếu mức lương này không được tăng lên để phù hợp với mức sống của người lao động thì dần dần nguồn lao động
này sẽ chuyển sang những lĩnh vực khác với mức thu nhập tốt hơn, dẫn đến sự thiếu hụt nhân lực ngành gốm sứ.