Các tiêu chuẩn đối với mặt hàng gốm sứ nhập khẩu vào EU

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị 2 trường EU (Trang 26)

Thị trường EU hiện nay vẫn là thị trường nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ lớn nhất của Việt Nam.Tuy nhiên, thị trường này đang ngày càng thắt chặt hơn nữa các quy định về tiêu chuẩn đối với các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đến từ các nước đang phát triển như Việt Nam. Dưới đây là một số quy định về thử (test) sản phẩm:

- Các sản phẩm có sử dụng các loại keo ép thông thường đều phải xuất trình các chứng nhận về thử kiểm tra Formadehyle. Loại test này có thể được thực hiện tại nhiều phòng test nhưng phổ biến nhất là phòng test của Intertek tại Thượng Hải – Trung Quốc. Chi phí cho 1 lần test khoảng 130 USD.

- Các sản phẩm có tính chất tiếp xúc với thực phẩm như các loại bát tre, thìa tre, thớt đều phải được Test “Food Contact Test” theo tiêu chuẩn LMBG của Đức. Phòng test nên sử dụng là SGS tại Hồng Kông.

- Các sản phẩm có các yêu cầu đặc biệt như Test về kim loại nặng “Heavy metal test” hoặc TVOC test (kiểm tra các loại mùi sẽ bay hơi và ngưng tụ lại trong

môi trường đặc biệt), các yêu cầu khác giành cho kiểm tra hàng cho trẻ em được thực hiện duy nhất tại phòng test WKI của Đức nhưng chi phí khá cao, khoảng 1100Euro/sản phẩm.

Một số lưu ý khác về sử dụng hóa chất khi xuất khẩu vào thị trường EU: Thứ nhất, các nhà NK đều yêu cầu các nhà SX sử dụng các hóa chất thân thiện với môi trường, an toàn cho người lao động và người sử dụng nên nhà SX càng chứng tỏ được năng lực trong việc khống chế tình hình sử dụng hóa chất thì càng giành được sự tin cậy của nhà NK. Nhiều nhà NK hiện nay đều cố gắng dán nhãn sinh thái trên sản phẩm của mình.

Thứ hai, việc sử dụng các loại sơn gốc nước sẽ là một yếu tố bắt buộc trong thời gian tới do những mặt tích cực của sơn gốc nước. Điển hình như IKEA, Ekobo…hiện đang có những động thái tích cực trong việc yêu cầu các nhà sản xuất chuyển đổi sang dùng sơn gốc nước.

Thứ bà là bộ luật REACH (Registration, Evaluation, Authorisation of Chemicals) đây là bộ luật mới day hơn 800 trang của EU được biên soạn công phu suốt hàng chục năm qua, nó bao gồm các quy định chặt chẽ nhất đối với hàng hóa nhập khẩu vào EU, được áp dụng từ năm 2011. Theo đó kể từ năm 2011 tất cả các hàng hóa, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ khi nhập khẩu vào EU phải thảo mãn các tiêu chuẩn REACH. Nếu sản phẩm sử dụng bất kì loại hóa chất nào được cung cấp bởi những nhà sản xuất không nằm trong danh mục của REACH thì đều không được nhập khẩu vào EU.

1.4. Sự cần thiết phải tăng cƣờng hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2012-2020 1.4.1. Giúp tăng cƣờng mối quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt Nam – EU

Việc Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 28/11/1990 và ngày 17/07/1995 đã đánh dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU với việc ký kết Hiệp định khung về hợp tác, thiết lập các nguyên tắc cơ bản nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế thương mai giữa hai bên.

Việt Nam là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á chủ động có chiến lược tổng thể về hợp tác với EU, khẳng định vị thế của EU trong hoạt động đối ngoại của

mình nhằm xây dựng quan hệ Việt Nam - EU thành quan hệ đối tác bình đẳng, hợp tác toàn diện, lâu dài, vì hòa bình và phát triển. Đại sứ Phái đoàn EU tại Việt Nam Sean Doyle cũng đã khẳng định: Việt Nam luôn đóng vai trò chiến lược trong khu vực và là đối tác quan trọng của EU. Các nước EU nhìn chung đều coi trọng, đánh giá cao tiềm năng, vai trò, vị thế khu vực và quốc tế của Việt Nam, muốn phát triển hơn nữa mối quan hệ với Việt Nam trong những năm tới.

Trong 20 năm vừa qua, EU là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại hai chiều tăng nhanh từ 1,5 tỉ USD năm 1995 lên mức kỷ lục 16,2 tỉ USD vào năm 2008, vượt mức định hướng 15 tỉ USD đặt ra cho năm 2010 trong đề án tổng thể về phát triển quan hệ Việt Nam – EU đến năm 2010 và định hướng cho năm 2015, nghĩa là đã hoàn thành kế hoạch định hướng trước 2 năm.

EU là thị trường lớn cho một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như may mặc, hải sản, giày dép, gốm sứ, đồ gỗ. Đối với mặt hàng gốm sứ, EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất, trong đó, Đức, Pháp, Anh, Hà Lan là những nước nhập khẩu gốm sứ Việt Nam nhiều nhất. Hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ EU là máy móc thiết bị, tân dược, sắt thép các loại, sản phẩm hóa chất, dụng cụ quang học và phương tiện vận tải.

EU còn là nhà đầu tư hàng đầu cho nền kinh tế Việt Nam. Tính đến ngày 20/10/2010, với 1.036 dự án, tổng vốn đăng ký xấp xỉ 16 tỉ USD, các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam nhưng tập trung nhiều nhất vào ngành công nghiệp và xây dựng (chiếm 52% số dự án và khoảng 59% tổng số vốn đầu tư), trong đó công nghiệp nặng khoảng 40% số dự án, tổng vốn đầu tư 6 tỉ USD, tiếp theo là khai thác dầu khí với gần 20 dự án và 2,4 tỉ USD vốn đầu tư.

Hiện tại, các tập đoàn lớn của EU đều đã có mặt tại Việt Nam và đang hoạt động hiệu quả như Shell (Anh), Siemens (Đức), Alcatel (Pháp), BP (Anh), Total Elf Fina (Pháp), Daimler (Đức)… Thời gian gần đây, dù vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao nhưng các nhà đầu tư từ EU đã có xu hướng quan tâm hơn tới các ngành dịch vụ như viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ…

những nhà tài trợ lớn nhất về hỗ trợ phát triển cho Việt Nam với các lĩnh vực chủ yếu như y tế, giáo dục, văn hóa, bảo vệ môi trường, chuyển đổi nền kinh tế, cải cách hành chính và xóa đói giảm nghèo.

Từ năm 1993 đến năm 2009, tổng cam kết ODA của Ủy ban châu Âu và các nước thành viên EU dành cho Việt Nam đạt xấp xỉ 10 tỉ USD, trong đó giải ngân được gần 5 tỉ USD. Năm 2010, tổng ODA cam kết của EU là 1,05 tỉ USD. (MUTRAP - Dự án hỗ trợ thương mại đa biên, 2010)

Thâm nhập sâu vào thị trường EU cũng là một thách thức lớn đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam vì đây thực sự là một thị trường khó tính và nhiều đối thủ cạnh tranh, trong khi chất lượng gốm sứ và hệ thống quản lý xuất khẩu của nước ta thì lại chưa được đánh giá cao. Ngoài ra, EU là một khối thống nhất nhưng đặc điểm thị trường của từng nước thành viên trong khối lại khác nhau cũng là một trong những bài toán khó cho doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ.

1.4.2. Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nƣớc

Trên tiến trình hoàn thành mục tiêu trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, vốn là nguồn lực lớn mà nước ta cần để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, học hỏi trình độ quản lý của nước ngoài, đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế. Trong đó, nguồn vốn quan trọng nhất là nguồn vốn thu hút từ nội bộ nền kinh tế, và vốn ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu đóng vai trò là nguồn vốn bền vững nhất.

Với đặc thù là ngành xuất khẩu tới 90% sản phẩm, trong khi tình hình tại các thị trường nhập khẩu chính của ngành không hề khả quan, nhưng năm vừa qua, ngành thủ công mỹ nghệ vẫn đạt mức tăng trưởng 10% so với năm 2011, đạt 1,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu.

Gốm sứ và mây, tre, cói, thảm là hai nhóm hàng đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu của ngành thủ công mỹ nghệ trong năm qua. Theo đó, mặt hàng gốm sứ giữ vị trí số 1 khi đạt 431 triệu USD kim ngạch, tăng 12% so với cùng kỳ. Mặt hàng mây, tre, cói, thảm đứng ở vị trí thứ 2 với 211 triệu USD kim ngạch xuất khẩu, tăng 10,5% so với cùng kỳ.

Không chỉ năm 2012 mặt hàng gốm sứ mới là điểm nhấn về kim ngạch xuất khẩu của ngành mà đây là truyền thống, là thế mạnh của ngành thủ công mỹ nghệ

Việt Nam khi gốm sứ luôn chiếm khoảng 40% tỷ trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước. Và “đây sẽ tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam trong năm 2013”, theo ông Lê Bá Ngọc Tổng thư ký Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam

1.4.3. Giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập dân cƣ

Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê, tổng dân số Việt Nam đến năm 2010 là gần 87 triệu người, trong đó dân số nông thôn chiếm 68,97%. Như vậy, lực lượng lao động trong nông nghiệp của nước ta khá dồi dào. Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp ở nước ta vẫn còn chiếm 2,88% (năm 2010), trong đó, tỉ lệ thất nghiệp ở nông thôn là 2,27% (tăng 0,02% so với năm 2009). Tình trạng thất nghiệp vừa mang lại gánh nặng cho nền kinh tế, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, lại vừa phung phí sức lao động của cả nước. Vì thế, giải quyết thất nghiệp là một trong những vấn đề cần giải quyết hàng đầu để đảm bảo phát triển bền vững.

Ngành gốm sứ Việt Nam có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, tạo việc làm và thu nhập cho số đông lao động ở một số địa phương trên cả nước. Hiện nay sản phẩm gốm sứ gia dụng mới đáp ứng được gần 90% nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Mỗi năm giá trị xuất khẩu của ngành đạt trên 260 triệu USD, chiếm 0,5% giá trị GDP. (Bộ Công nghiệp, 2003)

Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong việc việc nâng cao đời sống dân cư và giảm tỉ lệ đói nghèo từ 88% vào đầu những năm 90 đến 24% vào năm 2005 và chỉ còn 15% vào năm 2011, thu nhập bình quân đầu người cũng tăng bình quân 10%/năm. Đây là những kết quả khá khả quan cho sự phát triển của nền kinh tế, xã hội Việt Nam.

1.4.4. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế công nghiệp

Phát triển nghề gốm sứ sẽ thúc đẩy quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa , hiện đại hóa nông thôn bằng việc thúc đẩy hoạt động dịch vụ ở nông thôn do phải thường xuyên cung ứng nguyên phụ liệu sản xuất, chuyên chở hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm. Cùng với việc phát triển nông nghiệp thì việc phát triển làng nghề gốm sứ đem lại hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lức nông thôn như đất đai, nguyên vật liệu, đặc biệt là lao động nông thôn. Vì vậy, phát triển làng nghề có vai trò là động lực cho phát triển các ngành nghề khác thật sự là điều cần thiết. Tại nhiều vùng có

ngành nghề phát triển với các trung tâm mua bán, trao đổi hàng hóa đã tạo nên một sự đổi mới hoàn toàn, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thổi một làn gió mới vào nông thôn Việt Nam.

1.4.5. Khai thác triệt để lợi thế so sánh của nƣớc ta so với các nƣớc khác

Lợi thế lớn nhất của ngành gốm sứ Việt Nam là chủ động được nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân công giá rẻ và là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO nên thị trường giao thương được mở rộng. Cho nên các doanh nghiệp nên song song đẩy mạnh với việc tận dụng những lợi thế và kết hợp với cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu.

Tiểu kết chƣơng 1

Chương 1 nêu lên các cơ sở lý luận về marketing và sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gốm sứ của Việt Nam sang thị trường EU. Ngoài ra, chương 1 còn cung cấp các thông tin tổng quát về thị trường EU và những rào cản khi xuất khẩu gốm sứ vào thị trường này. Những cơ sở lý luận và thông tin được đề cập đến ở chương 1 sẽ là nền tảng và cơ sở để tổng hợp, đánh giá thực trạng hoạt động marketing trong hoạt động xuất khẩu gốm sứ Việt Nam vào thị trường EU ở chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MẶT

HÀNG GỐM SỨ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU GIAI ĐOẠN 2007-2012

2.1. Thực trạng hoạt động marketing đối với việc xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trƣờng EU của Việt Nam sang thị trƣờng EU

2.1.1. Nghiên cứu thị trƣờng xuất khẩu:

Nghiên cứu thị trường đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Tuy nhiên,công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp gốm sứ Việt Nam vẫn còn rất rời rạc và thiếu tính chuyên nghiệp. Mức chi cho nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp hiện nay chỉ chiếm 5% và chỉ bằng 3,6% so với mức chi quảng cáo (theo báo cáo của Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG, 2011). Vì thế, am hiểu thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ còn thấp, chủ yếu dựa vào sự am hiểu của các nhà nhập khẩu để đưa sản phẩm vào kênh phân phối. Do đó, các nhà xuất khẩu gốm sứ Việt Nam rất phụ thuộc vào các nhà nhập khẩu EU. Các công ty xuất khẩu gốm sứ Việt Nam chủ yếu tìm hiểu thị trường qua các kênh như: Internet (thông qua các cổng thông tin về thị trường nước ngoài, các công cụ tìm kiếm..), nhận thông tin từ các cơ quan (Phòng Thương mại và Công nghiệp châu Âu – Eurocham, Vụ Thị trường châu Âu thuộc Bộ Công Thương, Thương vụ Việt Nam tại EU và Bỉ…), tham gia hội chợ triển lãm…

Hiện tại, chỉ có một vài các doanh nghiệp lớn có đủ tiềm lực tài chính mới có đủ khả năng khảo sát trực tiếp thị trường thông qua những chuyến đi ra nước ngoài làm việc cùng các tổ chức của chính phủ hoặc phi chính phủ. Việc nghiên cứu tại hiện trường do chi phí quá cao và chưa phối hợp được với các đơn vị liên quan ở nước sở tại nên vẫn còn nhiều hạn chế. Nhà nước và VIETCRAFT cũng chưa có một cơ quan chuyên trách về nghiên cứu thị trường gốm sứ một cách chính thức và chuyên nghiệp.

Nguyên nhân chính lí giải cho việc này vẫn là hạn chế về nguồn lực tài chính và nhân lực khiến cho công ty không thể đầu tư nhiều. Mặt khác, ngành gốm sứ Việt Nam có sự phân tán cao, các doanh nghiệp thường là vừa và nhỏ và hoạt động theo cách cầm chừng, không có chiến lược phát triển rõ ràng. Nếu thấy làm ăn có lãi

họ sẽ tiếp tục thực hiện, không thì họ mới nghĩ tới việc nghiên cứu và mở rộng thị trường cũng như tái cơ cấu mặt hàng.

Có thể thấy đây là một thiếu sót khá lớn bởi nếu không tìm hiểu thông tin một cách rõ ràng về thị trường, chúng ta sẽ bỏ qua những cơ hội tiếp cận sâu vào kênh phân phối để cung cấp những sản phẩm có giá trị gia tăng cao và mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

2.1.2. Lựa chọn thị trƣờng xuất khẩu:

Bảng 2.1. Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ Việt Nam vào các nƣớc thành viên EU giai đoạn 2007-2012 ĐVT: Triệu EUR Thị trường 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Đức 31,38 31,46 22,18 29,77 28,45 27,76 Pháp 18,28 18,13 14,49 13,72 10,66 9,56 Anh 19,18 15,07 10,17 9,98 8,39 7,87 Hà Lan 13,63 17,01 9,98 12,21 11,68 10,85 Bỉ 9,8 8,89 5,61 5,51 5,59 5,29 Tây Ban Nha 8,90 6,41 3,62 4,07 4,05 3,89

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị 2 trường EU (Trang 26)