Định hƣớng cho hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị 2 trường EU (Trang 59 - 60)

1.2.3 .Cạnh tranh trên “sân chơi” quốc tế

3.2. Định hƣớng cho hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt

sứ của Việt Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2012-2020

3.2.1. Định hƣớng phát triển chiến lƣợc cho ngành

Theo Hiệp hội Gốm sứ Việt Nam, ngành gốm sứ Việt Nam chủ trương đổi mới phương hướng sản xuất gốm sứ theo bốn hướng:

Định hướng 1: cấu trúc lại nguồn nguyên liệu sản xuất gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sử dụng nguyên liệu có chất lượng tại Việt Nam, hạn chế các nguồn nguyên liệu nhập khẩu, sáng tạo trong cách thức phối hợp các nguồn nguyên liệu với nhau.

Định hướng 2: tổ chức lại cách thức sản xuất hàng gốm sứ mỹ nghệ theo hướng tăng quy mô tổ chức sản xuất của các cơ sở, gia tăng liên kết giữa các cơ sở với nhau.

Định hướng 3: đầu tư chuyển đổi công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Định hướng 4: tập trung đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sản xuất, kinh doanh xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ theo hướng nâng cao cả số lượng lẫn chất lượng lao động, tập trung đào tạo các nhà thiết kế mẫu có tài và óc sáng tạo, xây dựng và quảng bá thương hiệu.

Để phát triển ngành nghề gốm sứ mỹ nghệ thì cần kết hợp các biện pháp từ doanh nghiệp,làng nghề đến các biện pháp của chính phủ. Chính sách phát triển của các cơ sở sản xuất là tiềm lực thì bên cạnh đó các chính sách của Chính phủ là động lực để cho quá trình phát triển vận hành thuận lợi hơn.Vì vậy, Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn đến các thành phần kinh tế, đặc biệt là các cơ sở sản xuất gôm sứ quy mô vừa và nhỏ vì thành phần này chiếm đại đa số tại Việt Nam hiện nay. Các giải pháp của Chính phủ như hỗ trợ xúc tiến thương mại, hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động, giải quyết ô nhiễm môi trường là động lực rất lớn giúp ngành gốm sứ Việt Nam phát triển bền vững.

3.2.2. Phát triển một ngành gốm sứ bền vững

Đối với mỗi cơ sở sản xuất gốm sứ, khắc phụ ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường xanh, sạch là nhiệm vụ cấp bách, vì sức khỏe của lao động làng nghề và vì sự phát triển bền vững của làng nghề.

Thực hiện các giải pháp sản xuất sạch hơn, tạo ra các sản phẩm hoặc phụ phẩm không gây hại tới môi trường; có tính hợp lý về mặt sinh thái: giảm thiểu mức phát thải; cách sử dụng công nghệ ít tạo ra chất thải hơn các thiết bị truyền thống. Cấp bách nhất là sớm khắc phục ô nhiễm nhiệt phát sinh từ quá trình sấy, nung sản phẩm, chuyển dần lò nung bằng than sang các dạng năng lượng khác như dầu hoặc khí gas.

Các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ gặp nhiều khó khăn về sự tăng giá gas và chi phí để chuyển sang dùng lò nung bằng gas hiện nay rất lớn nên họ vẫn sản xuất bằng lò đốt than, củi gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường cho các cơ sở này là khuyến khích họ chuyển sang sử dụng nhiên liệu tái sinh như: củi trầu, mùn cưa vừa giảm chi phí lại vừa giảm ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị 2 trường EU (Trang 59 - 60)