khẩu mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2012-2020 3.3.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và lựa chọn thị trƣờng xuất khẩu
3.3.1.1. Nghiên cứu thị trƣờng xuất khẩu
Nghiên cứu thị trường là hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành công của chiến lược marketing ứng với thị trường mục tiêu của doanh nghiệp xuất khẩu.Qua nghiên cứu thị trường có thể đánh giá được quy mô và tiềm năng thị trường, từ đó xác lập được chiến lược marketing nhằm đáp ứng thị hiếu và nhu cầu khác nhau của từng thị trường và phân khúc thị trường.
Đối với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam, vì những hạn chế về khả năng tài chính và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường, phương pháp chính được sử dụng vẫn là nghiên cứu tài liệu.Phương pháp này khá tiết kiệm và phù hợp với khả năng thực hiện của doanh nghiệp, tuy nhiên, độ tin cậy của nó không cao bằng các phương pháp khác. Để vận dụng phương pháp nghiên cứu này một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần tìm được các nguồn thông tin thứ cấp thích hợp và đáng tin cậy, có thể tham khảo một số nguồn sau:
- Nguồn thông tin từ đại diện hệ thống thương mại Việt Nam tại các nước EU. Cơ quan này được Chính phủ giao trách nhiệm tìm kiếm, thăm dò thị trường và cung cấp thông tin nhanh nhạy kịp thời cho các doanh nghiệp. Vì vậy đây là nguồn
cung cấp thông tin vô cùng hữu ích, đảm bảo tính trung thực, chính xác.
- Nguồn thông tin từ các hãng cung cấp thông tin có uy tín của thế giới, châu Âu và EU như:
+ Trang thông tin điện tử của Vụ Ngoại thương, Ủy ban châu Âu: http://exporthelp.europa.eu – “Hỗ trợ xuất khẩu – Export Helpdesk” là một dịch vụ trực tuyến của ủy ban châu Âu nhằm tạo thuận lợi cho việc tiếp cận thị trường EU đối với các nước đang phát triển. Đây là một dịch vụ trực tuyến miễn phí và thân thiện với các tiện ích:
Thông tin về các yêu cầu nhập khẩu của EU và các nước thành viên, các loại thuế nội địa áp dụng cho sản phẩm.
Thông tin về các chính sách nhập khẩu ưu đãi của EU dành cho các nước đang phát triển.
Dữ liệu thương mại của EU và các nước thành viên.
Các nguồn thông tin điện tử kết nối với các cơ quan thẩm quyền khác và các tổ chức quốc tế khác liên quan đến các hoạt động thương mại và xúc tiến thương mại.
Địa chỉ thường trực để các nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển có thể thiết lập quan hệ với các nhà nhập khẩu ở EU.
Khả năng gửi các yêu cầu với thông tin chi tiết về các tình huống thực tế mà các nhà xuất khẩu có thể gặp.
+ Nguồn thông tin từ các phòng thương mại của các quốc gia trong khối EU. Phần lớn các phòng thương mại tại các nước EU đều cung cấp thông tin rất đa dạng, ví dụ như các quy định pháp luật và các xu hướng chủ đạo trong ngành công nghiệp.Các doanh nghiệp cũng có thể tìm thấy thông tin về hội chợ triển lãm, văn hóa kinh doanh của địa phương cũng như địa chỉ kết nối với các tổ chức có liên quan.
+ Thông tin từ các tổ chức phi Chính phủ như ITC, Ceramic-Unie, OECD (tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), World Bank (Ngân hàng Thế giới)… Các tổ chức này thường cung cấp các chương trình cho các nước xuất khẩu ở các nước phát triển.
sứ châu Âu), Vietcraft (Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam)… - Các nguồn thông tin từ đại sứ quán, các cơ quan đại diện của nước nhập khẩu tại Việt Nam.
- Nguồn thông tin từ mạng internet: nguồn thông tin từ đây gần như vô tận, là một công cụ tìm kiếm thiết yếu và hữu ích.
Các thông tin mà doanh nghiệp cần thu thập là: tổng mức cầu tiêu thụ gốm sứ, mức tiêu thụ bình quân đầu người, các sở thích, thói quen, mong muốn của người tiêu dùng gốm sứ. Đây là các thông tin hết sức quan trọng và liên quan đến nhu cầu về nhập khẩu gốm sứ của từng nước đối với từng loại sản phẩm.
Các yếu tố cần nghiên cứu về môi trường vĩ mô: môi trường nhân khẩu học (quy mô và cơ cấu dân số, tốc độ tăng dân số liên quan đến quy mô và cơ cấu cầu của thị trường, sự thay đổi nhu cầu, xu hướng tiêu dùng gốm sứ theo độ tuổi).
Ngoài ra, còn một số các yếu tố khác mà doanh nghiệp cần nghiên cứu, tìm hiểu là:
- Môi trường kinh tế: mức thu nhập bình quân, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ giá hối đoái, tỉ lệ thất nghiệp ảnh hưởng đến sự phân bổ ngân sách trong chi tiêu, mua sắm của người tiêu dùng, khả năng chi trả, thanh toán của khách hàng.
- Môi trường cạnh tranh: các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, vị trí của họ trên thị trường, điểm mạnh và yếu, điều kiện và năng lực kinh doanh, các phản ứng có thể có trước hoạt động của đối thủ…, sự đe dọa của sản phẩm thay thế, hàng rào cản nhập, xuất của thị trường.
- Môi trường văn hóa: yếu tố ngôn ngữ, các phong tục, tập quán trong kinh doanh, thói quen sử dụng đồ uống trong sinh hoạt hàng ngày…
- Môi trường chính trị luật pháp: chính sách thuế, các quy định về xuất nhập khẩu, sự ổn định về chính trị…
3.3.1.2. Lựa chọn thị trƣờng xuất khẩu
Hoạt động lựa chọn thị trường xuất khẩu hiện nay của doanh nghiệp mang tính thụ động khá cao, theo phương thức phản ứng lại với thị trường.Hầu hết các thị trường xuất khẩu được phân đoạn chủ yếu theo yếu tố địa lý với ranh giới là từng quốc gia. Các thị trường này cần được đánh giá để lựa chọn cho phù hợp với mục tiêu và khả năng của từng doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí: quy mô và mức tăng
trưởng của thị trường, tình hình cạnh tranh trên thị trường mục tiêu và nguồn lực của từng doanh nghiệp.Các doanh nghiệp cũng phải biết căn cứ vào điều kiện nguồn lực của bản thân và khả năng chấp nhận của thị trường để thực hiện chiếm lĩnh các phân đoạn thị trường. Kế hoạch này phải được hoạch định theo cả mục tiêu dài hạn và ngắn hạn.
Thị trường EU được chia thành hai nhóm nước: các nước nhập khẩu gốm sứ Việt Nam nhiều nhất (nhóm 1) và các nước thuộc thị trường tiềm năng cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại và thâm nhập (nhóm 2). Để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu, các doanh nghiệp nên áp dụng chiến lược kết hợp tập trung thị trường và mở rộng thị trường.
Chiến lƣợc tập trung thị trƣờng:
Duy trì các thị trường hiện tại, tiếp tục thâm nhập sâu hơn vào thị trường và củng cố mối quan hệ với khách hàng. Chiến lược này nên áp dụng với các nước nhập khẩu gốm sứ Việt Nam nhiều nhất, đặc biệt các thị trường lớn như Đức, Pháp,...
Chiến lƣợc mở rộng và thâm nhập thị trƣờng:
Tìm kiếm, thiết lập xây dựng mối quan hệ với khách hàng tại các thị trường thuộc nhóm 2, đặc biệt là các nước Trung và Đông Âu, là các bạn hàng cũ của Việt Nam. Các nước này tiêu thụ gốm sứ bình quân đầu người khá cao, cộng với tốc độ tăng trưởng kinh tế dần ổn định trong vài năm gần đây, đây là nguyên nhân khiến cho doanh nghiệp Việt Nam nên nghiên cứu và khai phá lại thị trường tiềm năng này.