1.2.3 .Cạnh tranh trên “sân chơi” quốc tế
3.1. Triển vọng tăng cƣờng hoạt động marketing nhằm đẩy mạnh xuất khẩu
mặt hàng gốm sứ của Việt Nam sang thị trƣờng EU giai đoạn 2012-2020
3.1.1. Cơ hội
Thứ nhất, chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong vấn đề thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, hợp tác song phương và đa phương với các nước, các tổ chức thương mại thế giới, thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước có nền kinh tế phát triển như Hoa Kì, Nhật Bản, EU đã tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng thương mại quốc tế một cách thuận lợi. Tự do hóa thương mại toàn cầu gia tăng nhanh dần dần bãi bỏ các rào cản thuế quan đối với hàng hóa dịch vụ nói chung, hàng gốm sứ mỹ nghệ nói riêng. Hoạt động xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam cũng có nhiều chuyển biến tích cực:
- Tiếp cận và xâm nhập thị trường hàng hóa và dịch vụ các nước thành viên, được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi không phân biệt đối xử, đặc biệt đối với châu Âu, thị trường đầy tiềm năng cho xuất khẩu Việt Nam.
- Gia nhập WTO buộc Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống pháp luật theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công khai, minh bạch các quy chế quản lý để phù hợp với các quy định của WTO qua đó xây dựng môi trường kinh doanh ngày càng tự do hóa, tự do cạnh tranh một cách minh bạch hơn. Điều này tạo cơ sở để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu vốn và công nghệ, cải thiện được công nghệ sản xuất lạc hậu và hoàn thiện cơ chế quản lý tiến tiên của thế giới. Từ đây, các làng nghề truyền thống và doanh nghiệp sản xuất gốm có cơ hội nhìn nhận lại và cải cách quy trình hoạt động của ngành để hạn chế vấn đề ô nhiễm hiện nay.
- Việc ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam như: chính sách tín dụng về hỗ trợ lãi suất vay cho các cơ sở sản xuất gốm sứ, hỗ trợ lãi suất 4% cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho các khoản vay trung và dài hạn đã tạo
động lực phát triển kinh doanh, sản xuất, thúc đẩy sự gia tăng năng suất của các làng nghề và các doanh nghiệp gốm sứ.
Thứ hai, theo Tổng cục thống kê năm 2012, EU là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Dân số ở các nước EU vẫn trên đà tăng trưởng và nhìn chung, dự báo nhu cầu về gốm sứ của thị trường này vẫn tiếp tục gia tăng. Chính vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng EU vẫn là một thị trường tiềm năng cho gốm sứ Việt Nam và các hoạt động marketing đầu tư vào việc xuất khẩu sang thị trường này là hoàn toàn xứng đáng.
Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), chỉ số giá tiêu dùng tại Châu Âu đạt mức 5,8% trong tháng 3/2011. Báo cáo của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF dự báo giá tiêu dùng của châu Âu sẽ tăng lên đến 2,3% từ năm 2012 đến năm 2015, biên độ tăng trung bình của giá tiêu dùng sẽ đạt 4%. Điều này cho thấy người dân Châu Âu vẫn tăng niềm tin vào sự tăng trưởng kinh tế và có xu hướng chi tiêu nhiều hơn. Những con số trên đã cho thấy thị trường Châu Âu vẫn có sức hút cao và đầy tiềm năng trong tương lai.
Thứ ba, thương hiệu gốm sứ Bát Tràng và Minh Long của Việt Nam hiện nay đã được đăng ký và bảo hộ trên toàn thế giới, và đang được nằm trong kế hoạch quảng bá rộng rãi trên thị trường quốc tế nói chung và EU nói riêng. Đây cũng là một trong những yếu tố định vị cho thương hiệu gốm sứ Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Thương hiệu gốm sứ Bát Tràng đã có giá trị xuất xứ địa lý trên toàn thế giới từ sự kiện 1000 năm Thăng Long Hà Nội, mở ra triển vọng nâng cao giá trị so với các loại gốm sứ không có thương hiệu trên thị trường EU khó tính. Trong thời gian sắp tới, ngành gốm sứ nước ta cần bảo vệ quyết liệt thương hiệu gốm sứ Bát Tràng và các thương hiệu gốm sứ Việt Nam khác để khẳng định vững vàng hơn nữa thương hiệu gốm sứ Việt Nam.
Thứ tư, tình hình chính trị nhiều nước trên thế giới có nhiều bất ổn, xung đột. Những năm gần đây Việt Nam luôn được biết đến là điểm đến du lịch thú vị và an toàn trên thế giới. Do vậy, phát triển du lịch làng nghề là xu hướng trong thời gian tới được Nhà nước quan tâm và phát triển, đây cũng là cơ hội tốt để chúng ta giới thiệu các mặt hàng mỹ nghệ của Việt Nam, đặc biệt là gốm sứ mỹ nghệ, gia tăng hơn nữa việc xuất khẩu tại chỗ mặt hàng này
3.1.2. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội có được thì gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam phải đối mặt với những thách thức khi thâm nhập và cạnh tranh trên thị trường châu Âu
Thứ nhất, các nước châu Âu có xu hướng ban hành nhiều hơn các hệ thống rào cản phi thuế quan tinh vi theo chuẩn mực quốc tế để bảo hộ thị trường nội địa và các doanh nghiệp sản xuất trong khối. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam chưa có thói quen thực hiện theo các chuẩn mực như vậy nên còn lung túng và vấp phải nhiều khó khăn khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Châu Âu dẫn đến việc không giữ được thị phần.
Thứ hai chính sách hỗ trợ của chính phủ triển khai không hiệu quả như tinh thần của nó. Các doanh nghiệp quy mô nhỏ không thể tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi vì nhiều lí do khác nhau như phải thế chấp tài sản trong khi họ không đủ tài sản đem thế chấp, phải đưa ra được phương án kinh doanh trong khi vẫn quen kiểu kinh doanh gia truyền, sản xuất manh mún nên không có phương án rõ ràng
Thứ ba, sự cạnh tranh trên thị trường châu Âu rất cao, đặc biệt là đối trọng đến từ Trung Quốc.Thị trường châu Âu đang bị chi phối rất nhiều bởi sản phẩm gốm sứ Trung Quốc với nhiều mặt hàng đa dạng, độc đáo và giá cả phù hợp túi tiền của người tiêu dùng châu Âu. Ngoài ra sản phẩm gốm sứ Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Ai Cập đang càng ngày được ưa chuộng và chiếm ưu thế
Thứ tư, thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngôn ngữ, văn hoá kinh doanh của mỗi nước, mỗi vùng trong khối EU khác nhau, trong khi đó hàng hoá vào thị trường EU lại được lưu thông trên toàn bộ 27 nước. Như vậy, việc tạo ra một sản phẩm và đưa sản phẩm vào được một nước và phải thích ứng với 26 nước còn lại là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đòi hỏi các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn nữa vào khẩu thiết kế và hoàn thiện chất lượng sản phẩm gốm sứ.
Thứ năm, việc xây dựng các tiêu chuẩn ISO, thương hiệu, nhãn mác, bao bì tiến hành chậm chạp không đồng đều, thông tin quảng bá tiếp cận thị trường còn rất hạn chế. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm còn quá nhiều tồn tại. Đặc biệt là việc tuân thủ Hiệp định SPS, tiêu chuẩn REACH vẫn chưa được quán triệt đầy đủ tới các doanh nghiệp xuất khẩu gốm sứ. Ủy ban châu Âu (EC) cũng đang đẩy mạnh việc kiểm tra an xuất xứ hàng Việt Nam, điều tra gian lận thương mại...