GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II NĂM HỌC 20115 16

174 290 0
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II NĂM HỌC 20115 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

+ Ngày soạn:20122015. Ngày giảng:221215. Tuần 19 Bài 19. Tiết 73+74: Văn bản. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ. Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật( Kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) của những câu tục ngữ trong bài học. 2. Kĩ năng: Đọc – hiểu tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất, Bước đầu hình thành kĩ năng phân tích các giá trị của tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất. Vận dụng được ở mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất vào đời sống. Thấy được những bài học kinh nghiệm về thiên nhiên, lao động sản xuất. 3. Tư tưởng: Giáo dục học sinh biết trân trọng những kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đọc bài, nghiên cứu tài liệu. Soạn giáo án. 2. Học sinh: Xem trước nội dung bài, soạn bài. C. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Gv đọc một vài câu tục ngữ và yêu cầu hs xác định nội dung. 3. Bài mới: giới thiệu bài: Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian. Nó được ví như là kho báu kinh nghiệm trí tuệ dân gian, là “Túi khôn dân gian vô tận”. Tục ngữ có nhiều chủ đề. Tiết học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những câu tục ngữ có chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất. Hoạt động của thầy, trò Kiến thức cần đạt ? Em hiểu như thế nào về tục ngữ? Hs Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần điệu và hình ảnh của người bình dân để đúc kết kinh nghiệm cuộc sống. Gv Hình thức ngắn gọn, kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu> dễ thuộc và dễ nhớ. Nội dung : diễn đạt những kinh nghiệm và cách nhìn nhận của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội.... Gv yêu cầu đọc to, rõ ràng mạch lạc. Gv đọc mẫu, Hs đọc lại. Hs nhận xét cách đọc của bạn. Hs đọc các chú thích . ? Có thể chia 8 câu trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Hs Câu 1,2,3,4: nói về thiên nhiên. Câu 5,6,7,8: nói về lao động sản xuất. Hs đọc câu 1. ? Câu tục ngữ gồm mấy vế? Mỗi vế nêu lên những nhận xét gì về thời gian? Hs Hai vế. Tháng 5 đêm ngắn ngày dài, tháng 10 ngày ngắn đêm dài. Gv điểm khác giữa âm lịch với dương lịch ? Nhận xét đó được nêu rõ thông qua những hình ảnh nào? Hs chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. ? Tác giả dân gian đã sử dụngbiện pháp? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó? Hs Nói quá:chưa nằm chưa cười> Nhấn mạnh đặc điểm của đêm tháng 5 và ngày tháng 10 rất ngắn. Đồng thời gây ấn tượng độc đáo, khó quên. Phép đối:đêmngày, sángtối, tháng 5tháng 10> Làm nổi bật sự trái ngược tính chất đêm và ngày giữa mùa hạ với mùa đông. ? Tại sao dân gian lại chọn tháng 5 và tháng 10 để nhận xét về thời gian? Gv Vì tháng 510 là thời kì cao điểm của nghề trồng lúa ở VN. Từ quan sát thực tế thời gian tháng 5 ngày dài đêm ngắn và ngược lại tháng 10 đêm dài ngày ngắn lặp đi lặp lại từ đó dân gian đã đúc rút kinh nghiệm. ? Câu tục ngữ này khuyên nhủ ta điều gì? Gv Lịch làm việc mùa hạ khác mùa đông. Chủ động trong giao thông đi lại nhất là đi xa. GV: Trước đây nhân dân ta chưa có máy móc đo thời tiết nhưng bằng kinh nghiệm, trực giác và vốn sống họ đã nói một cách hồn nhiên, hóm hỉnh những nhận xét đúng về độ ngắn của đêm tháng 5 và ngày tháng 10 Hs đọc câu 2. ? Hãy giải nghĩa từ “mau” và “vắng Mau: dày, nhiều. Vắng: ít hoặc không có. ”?Vậy mau sao thì nắng nghĩa là gì? Kinh nghiệm được đúc kết trong câu tục ngữ này là gì. Đêm nhiều sao thì ngày hôm sau nắng ? Tìm phép tu từ được sử dụng ở câu tục ngữ này và nêu tác dụng của nó? Hs Phép đối: đối giữa vế câu >Nhấn mạnh sự khác biệt về sao sẽ dẫn đến sự khác biệt về mưa và nắng. ? Vậy câu tục ngữ này nhắc nhở ta điều gì Gv Sao dày thì nắng, sao thưa thì mưa. GV: Do tục ngữ dựa trên kinh nghiệm nên không phải lúc nào cũng đúng vì có hôm ít sao nhưng trời không mưa. Đấy là kinh nghiệm dự báo thời tiết mùa hè còn mùa đông “nhiều sao thì mưa, thưa sao thì nắng” Hs đọc Câu 3: ? Ráng mỡ gà? Có nhà thì giữ nghĩa là gì? Hs ráng: sắc màu phía chân trời do mặt trời chiếu vào mây mà thành. Ráng mỡ gà: sắc vàng màu mỡ gà xuất hiện ở phía chân trời. Giữ nhà: trông coi bảo vệ nhà ở của mình. ? Nếu diễn đạt đầy đủ, câu tục ngữ này có nội dung như thế nào? Gv Cơ sở thực tiễn : khi trời sắp có bão , lượng hơi nước trong không khí tăng lên.Lớp nước ấy lọc ánh sáng mặt trời tạo nên những ráng mây màu vàng như mỡ gà> sắp có bão lớn. ? Câu tục ngữ đã bị lược bỏ một số thành phần của câu để rút gọn. Điều đó có tác dụng gì? Hs Câu rút gọn. Nhấn mạnh vào nội dung chính, thông tin nhanh, dễ nhớ. Kinh nghiệm được đúc rút từ hiện tượng này sẽ mang ý nghĩa chung cho mọi người. ? Còn câu tục ngữ nào được đúc kết kinh nghiệm này? Hs Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão. Hs đọc câu 4. ? Câu tục ngữ kể ra hiện tượng nào? Hiện tượng đó báo hiệu điều gì xảy ra? Hs Dựa vào sự di chuyển của kiến để biết thời tiết mưa gió và lũ lụt ? Tìm câu tục ngữ cũng được đúc rút từ kinh nghiệm này. Gv Tháng bảy kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ. Thấy kiến ra nhiều vào tháng 7 thì sẽ còn lụt. ? Qua hai câu tục ngữ này dân gian muốn bày tỏ kinh nghiệm nào. Gv Bình: Nhân dân ta đã dày công quan sát các sự vật, hiện tượng thiên nhiên và đúc rút thành kho báu kinh ngiệm để vận dụng vào trong lao động sản xuất qua đó đã phòng chống lũ bão tránh thiên tai địch hoạ. Hết tiết 1 chuyển tiết 2. Hs đọc câu 5. ? Câu tục ngữ có mấy vế? Đó là những vế nào? Hs 2 vế: tấc đất tấc vàng ? Hãy giải nghĩa tấc đất, tấc vàng? Hs Tấc là đơn vị đo lường trong dân gian bằng 110 thước mộc(0,0425m) Đất: đất đai trồng trọt, chăn nuôi> tấc đất mảnh đất rất nhỏ. Vàng: kim loại quý thường được đo bằng cân tiểu li Tấc vàng: một lượng vàng rất lớn. Đất quý hơn vàng. ? Em có nhận xét ntn về kiểu câu, biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu tục ngữ này.Tác dụng. Hs Câu rút gọn. Nêu bật giá trị của đất, thông tin nhanh tới người đọc, người nghe. ? Qua câu tục ngữ này dân gian muốn giáo dục chúng ta điều gì. ? Câu tục ngữ còn phê phán hiện tượng nào? Gv bình người đẻ chứ đất không đẻ điều này ai cũng dễ dàng nhận thấy, hơn nữa con người sống nhờ đất, còn vàng ăn mãi sẽ hết..... Hs đọc Câu 6: ? Dựa vào chú thích em hãy chuyển lời câu tục ngữ sang từ thuần Việt? Hs Thứ nhất nuôi cá, thứ nhì làm vườn, thứ ba làm ruộng. ? Ở câu tục ngữ này các từ nhất, nhị, tam có tác dụng gì? Hs Xác định thứ tự lợi ích của các nghề: Cá, vườn, ruộng. ? Câu tục ngữ có thể áp dụng mọi nơi được không? Hs Không, chỉ đúng với nơi nào làm tốt cả ba nghề. ? Câu tục ngữ muốn khuyên chúng ta điều gì? Gv đọc Câu 7: ? Câu tục ngữ đề cập đến vấn đề nào? Hs Nước, phân, cần, giống. ? Các yếu tố đó có vai trò được sắp xếp theo thứ tự ra sao? Gv Nghề trồng lúa cần đủ 4 yếu tố nước, phân, cần, giống trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là nước. ? Tìm những câu tục ngữ gần gũi với kinh nghiệmnày? Hs Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân ? Bài học kinh nghiệm được rút ra qua câu tục ngữ này là gì.? Gv tầm quan trọng của các yếu tố và mối quan hệ của chúng..... Câu 8: ? Thì và thục nghĩa là gì? Hs Thì: thời vụ thích hợp cho việc trồng trọt từng loại cây. Thục: cày đi bừa lại để có đất tốt, thuận lợi cho sự phát triển của các loại cây trồng. ?Vậy ý nghĩa của câu tục ngữ ntn? Hs Thứ nhất là thời vụ, thứ nhì là đất canh tác. ? Em có nhận xét gì về hình thức của câu tục ngữ? Tác dụng? Gv Câu rút gọn, các vế đối xứng. Nhấn mạnh 2 yếu tố thì và thục, dễ nói, dễ nghe, dễ nhớ. ? Qua đó câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm gì? ? Kinh nghiệm này đi vào thực tế nông nghiệp nước ta như thế nào? Gv Lịch gieo cấy đúng thời vụ, cải tạo đất sau mỗi vụ( cày, bừa, bón phân, giữ nước) ? Các câu tục ngữ trên có đặc điểm chung nào về nghệ thuật? Hs Ngắn gọn, có vần. Các vế thường đối xứng. Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. ? Thông qua hình thức đó, các câu tục ngữ đó mang ý nghĩa gì? Gv khái quát nội dung bài. Hs đọc ghi nhớ sgk. Đọc phần đọc thêm I. Đọc tìm hiểu chung 1. Thể loại.(sgk) Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn đúc kết kinh nghiệm trong cuộc sống lao động. 2. Đọc, hiểu chú thích. Đọc. Từ khó. 3. Cấu trúc. Chia làm 2 nhóm. II.Đọc hiểu văn bản. 1. Tục ngữ về thiên nhiên: Câu 1: Đối và nói quá> đêm tháng 5 ngày tháng 10 ngắn. > Có ý thức chủ động sắp xếp công việc, sử dụng thời gian hợp lí vào những thời điểm khác nhau trong một năm. Câu 2: Nhìn trăng sao để dự đoán thời tiết Phép đối. > Giúp con người biết quan sát hiện tượng thiên nhiên chủ động sắp xếp công việc cho phù hợp với thời tiết. Câu 3, 4: > Dựa vào sự vật, hiện tượng để chủ động phòng chống lũ bão tránh được những rủi ro trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. 2. Tục ngữ nói về lao động sản xuất Câu 5: So sánh. > Đất đai có giá trị rất lớn trong đời sống lao động nên phải biết quý trọng và sử dụng có hiệu quả. Câu 6: Biết khai thác tốt hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. Câu 7: Nghề làm ruộng cần đủ 4 yếu tố: nước, phân, cần, giống thì lúa tốt, mùa màng bội thu. Câu 8: => Trồng trọt phải đảm bảo 2 yếu tố: thời vụ và đất đai, trong đó thời vụ là quan trọng hàng đầu. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật. 2. Nội dung. Ghi nhớ: SGK IV. Luyện tập: HS đọc Củng cố Dặn dò. Củng cố: Học thuộc lòng các câu tục ngữ. ? Nhắc lại nội dung bài Dặn dò: Sưu tầm các câu tục ngữ. Chuẩn bị: Tìm hiểu chung về văn nghị luận. ======================================= Ngày soạn: 21122015 Ngày giảng: 23122015 Tuần 19 Bài 19. Tiết 75+ 76: Tập làm văn. TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống và đặc điểm chung của văn bản nghị luận. 2. Kĩ năng: Bước đầu nắm được thế nào là văn nghị luận. 3. Tư tưởng: Rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng, trình bày một vấn đề B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đọc bài, nghiên cứu tài liệu. Soạn giáo án. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK C. Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Kể tên các phương thức biểu đạt Hs kể: tự sự, miêu tả, biểu cảm.... 3. Bài mới:Giới thiệu bài Gv mỗi phương thức ứng với một kiểu văn bản Văn bản nghị luận là một trong những văn bản quan trọng nhất trong đời sống xã hội con người. Để giúp các em bước đầu hiểu thế nào là văn bản nghị luận ta đi nghiên cứu bài hôm nay. Hoạt động của thầy, trò Kiến thức cần đạt (12’) ? Em hiểu nhu cầu nghĩa là gì ? Hs; Nhu: cần phải có được…. Cầu: mong muốn. > Là mong muốn được bày tỏ. ? Trong đời sống em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi như thế này không? ? Vì sao em đi học? Hoặc em đi học để làm gì? Vì sao con người cần phải có bạn bè? Theo em thế nào là sống đẹp? Trẻ em hút thuốc lá tốt hay xấu, lợi hay hại? + GV: Đó là những vấn đề phát sinh trong cuộc sống khiến ta phải bận tâm và cần giải quyết. ? Gặp các vấn đề và loại câu hỏi đó em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản đã học như kể chuyện, miêu tả, biểu cảm không? Vì sao? HS trả lời. Không thể kể, tả hay biểu cảm mà phải đưa ra ý kiến bằng các lí lẽ, dẫn chứng sử dụng khái niệm thì mới trả lời được đó chính là nghị luận. Ví dụ: nói hút thuốc có hại, rồi kể một câu chuyện một người bị ho lao… thì không thuyết phục được những người đang hút, vì có rất nhiều người vẫn đang hút. Cái hại không thấy ngay trước mắt, cho nên phải phân tích, cung cấp số liệu….thì người ta mới hiểu và tin được ? Vậy nhu cầu nghị luận là gì. Gv Là nhu cầu bộc lộ quan điểm tư tưởng và những suy nghĩ những nhận xét đánh giá... ? Trên thông tin đại chúng như đài báo, ti vi có những chương trình nào cũng sử dụng loại văn nghị luận này? Kể tên một vài văn bản nghị luận mà em biết? Gv Ví dụ tinh thần yêu nước của nhần dân ta (Hồ Chí Minh). Sự giàu đẹp của tiếng việt (Đặng Thai Mai). Các bài xã luận , bình luận, phát biểu ý kiến trên báo chí, truyền hình. (30’) Đọc văn bản. ? Bác Hồ viết văn bản này nhằm mục đích gì?( Nói với ai? Nói về cái gì?) Hs Mục đích: Xác lập cho mọi người tư tưởng chống nạn thất học từ đó kêu gọi mọi người tích cực đóng góp vào phong trào “Diệt giặc dốt” ( học tập để năng cao trình độ dân trí) (Mục đích này được nói rõ ở nhan đề) ? Để thực hiện được mục đích ấy bài viết đã đưa ra ý kiến nào Gv Những ý kiến ấy được diễn đạt thành những luận điểm ? Trong những câu văn nào? Gv Đó là 2 câu văn mang luận điểm, có ý nghĩa khẳng định ý kiến, khẳng định tư tưởng của người viết. ? Em có nhận xét ntn về quan điểm tư tưởng mà người viết đưa ra trong bài văn. Hs quan điểm tư tưởng rõ ràng có sức thuyết phục. ? Vậy luận điểm là gì. ? Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng nào? Hãy liệt kê những lí lẽ ấy? Hs Tình trạng thất học, lạc hậu trước CMT8 của nhân dân ta.: + Pháp cai trị, thi hành chính sách ngu dân… + Số người Việt Nam thất học : 95%... ? Bác chú ý đến phụ nữ là người cần phải học thể hiện ở luận điểm:”phụ nữ lại càng phải học “ Để thuyết phục vì sao dân ta ai cũng phải biết đọc,biết viết,bài viết đã nêu lí lẽ: Biết đọc , biết viết là quyền lợi là bổn phận của người dân. ? Người dân phải có điều kiện gì để tham gia xây dựng nước nhà? Mọi người Việt Nam phải hiểu biết, phải có kiến thức, phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. ? Những việc làm nào để xóa nạn thất học: + Người biết chữ dạy cho người chưa biết. + Chưa biết gắng sức học. + Mọi người đều có khả năng tham gia, tích cực. ? Tác giả có thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được không? Vì sao? Hs Không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Vì sẽ kém sức thuyết phục. ? Em hiểu thế nào là văn nghị luận? ? Luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng trong văn nghị luận phải đảm bảo yêu cầu nào? ? Nếu tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận đề cập tới điều viển vông, xa rời thực tế thì bài văn nghị luận đó có ý nghiã gì không? Gv Những tư tưởng, quan điểm trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong đời sống thì mới có ý nghĩa. Hs đọc ghi nhớ(sgk). Gv khái quát nội dung bài. Hs Đọc ? Đây có phải là bài văn nghị luận không? Vì sao? Hs Mở bài và kết bài có dùng lối văn kể kết hợp với miêu tả, nhưng mục đích chính là trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ. ? Cho biết tác giả đề xuất ý kiến gì? ? ý kiến đó thể hiện như thế nào? Gv ý kiến đó được thể hiện qua những dòng văn, câu văn sau: ? Để thuyết phục người đọc, người nghe tác giả đưa ra những dẫn chứng, lí lẽ nào? ? Vấn đề đặt ra trong bài có ý nghĩa ntn trong cuộc sống hiện đại của chúng ta. Gv khái quát.... 2. Bài 2: (8’) ? Hãy cho biết bố cục cuả bài văn trên? + Mở bài( 2 câu đầu) (Khái quát về thói quen và giới thiệu một vài thói quen tốt). + Thân bài: Tiếp theo… nguy hiểm. (Trình bày những thói quen xấu cần loại bỏ) + Kết bài: Còn lại (Đề ra hướng phấn đấu của mỗi người, mỗi gia đình) 3. Bài 3:(5’) Gv đọc bài xã luận cho Hs nghe. Hs về nhà sưu tầm thêm các bài văn nghị luận. 4. Baì 4:(8’) Hs Đọc bài văn “Hai biển hồ” ? Bài văn trên là tự sự hay nghị luận? I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận: 1. Nhu cầu nghị luận: Phải trả lời bằng các lí lẽ, dẫn chứng để minh hoạ. > Bộc lộ ý kiến, quan điểm tư tưởng, suy nghĩ, những nhận xét đánh giá về một vấn đề nào đó bằng các lí lẽ và dẫn chứng. 2. Thế nào là văn bản nghị luận Văn bản: Chống nạn thất học Các luận điểm: + Luận điểm 1: Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí. + Luận điểm 2: “Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi, bổn phận của mình. Phải có kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ” > Luận điểm: quan điểm, tư tưởng của tác giả. Lí lẽ, dẫn chứng. => Văn nghị luận là văn viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Đưa ra những luận điểm khẳng định một ý kiến hoặc một quan điểm Vấn đề trong văn nghị luận đưa ra phải đề cập tới cuộc sống, xã hội Ghi nhớ(sgk) II. Luyện tập: 1. Bài 1: a. Đây là một văn bản nghị luận bởi vì: Nhan đề bài viết nêu lên một ý kiến, một luận điểm. Cần loại bỏ những thói xấu và tạo những thói quen tốt trong đời sống xã hội. + ý kiến: Cần tạo ra một thói quen tốt trong đời sống xã hội. + Tạo ra thói quen tốt… văn minh xã hội. Tác giả đưa ra những lí lẽ sau: + Có thói quen tốt và thói quen xấu. + Có người phân biệt được tốt và xấu… khó sửa. + Tác hại của thói quen xấu. + Khả năng tạo thói quen tốt và nhiễm thói quen xấu. Dẫn chứng: + Thói quen tốt: Luôn dậy sớm… + Thói quen xấu: hút thuốc lá… 2. Bài 2: Bố cục bài văn: 3 phần. + Mở bài. + Thân bài. + Kết bài. 3. Bài 3: 4. Baì 4 Bài văn: Hai biển hồ là một văn bản nghị luận. Bài văn kể chuyện để nghị luận. Hai biển hồ có ý nghĩa tượng trưng cho 2 cách sống của con người: ích kỉ và chan hoà. Bài văn nêu lên một chân lí cuộc đời: Con người phải biết chan hoà, chia sẻ với mọi người thì mới thực sự có hạnh phúc Củng cố – Dặn dò. Củng cố: ? Em hiểu ntn về văn nghị luận. ? Đặc điểm chung của văn nghị luận là gì, Dặn dò: Học bài phần ghi nhớ sgk. Chuẩn bị bài Tục ngữ về con người và xã hội. Ngày soạn:22122015 Ngày giảng:04012016 Tuần 20 Bài 19. Tiết 77:Văn bản. TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của các câu tục ngữ về con người và xã hội. Đặc điểm hình thức diễn đạt của tục ngữ như( so sánh, ẩn dụ…) 2. Tư tưởng: Giáo dục Hs biết quý trọng và học tập những kinh nghiệm được đúc kết trong tục ngữ 3. Kĩ năng: Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ. Đọc hiểu, phân tích nội dung và nghệ thuật của tục ngữ về con người và xã hội trong đời sống. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đọc bài, nghiên cứu tài liệu. Soạn giáo án. 2. Học sinh: Học bài cũ. Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK C. Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ:(4’) ? Thế nào là tục ngữ? Lấy ví dụ về tục ngữ? 3. Bài mới: Giới thiệu bài:(1’) Ngoài những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất. Tục ngữ còn là kho báu những kinh nghiệm dân gian về cách ứng xử giữa con người với con người trong xã hội. Vậy để hiểu được nội dung những câu tục ngữ này tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu tiết 77. Hoạt động của thầy, trò Kiến thức cần đạt Hướng dẫn đọc ? Nhắc lại nội dung tục ngữ về thiên nhiên lao động sản xuất Gv yêu cầu đọc to, rõ ràng mạch lạc. Gv đọc mẫu, Hs đọc lại. Hs nhận xét cách đọc của bạn. Hs đọc các chú thích . ? Có thể phân chia các câu tục ngữ? Câu 1,2,3: Tục ngữ về phẩm chất con người. Câu 4,5,6: Tu dưỡng, học tập. Câu 7,8,9: Quan hệ ứng xử. Hs đọc 3 câu tục ngữ đầu. Hs đọc câu 1,2,3 ? Hình ảnh mà câu tục ngữ đưa ra là gì. Hs mặt người mặt của. ? Mặt người mặt của ở đây có ý nghĩa tượng trưng cho ai cái gì. Hs Mặt người: chỉ con người. Mặt của: chỉ của cải vật chất. ? Biện pháp nghệ thuật được dùng trong câu tục ngữ là gì. Gv Nhân hoá “của” để so sánh với người. Cách nói mặt người mặt của là để tương ứng hình thức và ý nghĩa> Đề cao giá trị của con người so với của cải vật chất Nghệ thuật: So sánh: 1 mặt người – 10 mặt của ? Đây là kiểu so sánh gì? Cách so sánh đó khẳng định điều gì? So sánh kngang bằng, kết hợp với số từ 1 – 10 ? Tìm câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự? Người sống hơn đống vàng. Người làm ra của chứ của không làm ra người. Còn người còn của... Gv đọc câu 2. Cái răng cái tóc là góc con người. Gv Cây tục ngữ thứ 2 nói đến “răng” và “tóc”. ? Theo em đó là những phương diện sức khỏe hay vẻ đẹp của con người? Răng, tóc là những bộ phận rất nhỏ trên cơ thể con người nhưng đồng thời là yếu tố quan trọng tạo nên vẻ đẹp của con người ? Vậy góc con người nghĩa là gì. Hs là sức khoẻ và tính cách con người thể hiện ra ngoài. ?Câu tục ngữ có mấy nghĩa.đó là những nghĩa nào. 2 nghĩa: + Biểu lộ tình trạng sức khoẻ của con người. + Biểu lộ tính cách con người. ?Câu tục ngữ này giúp ta có kinh nghiệm nhìn nhận con người ntn. GvQua câu tục ngữ dân gian khuyên nhủ mỗi người đều phải biết chú ý đến vẻ bề ngoài của bản thân sao cho sạch sẽ gọn gàng. Vẻ bề ngoài đó thể hiện tình trạng sức khoẻ và cá tính của bạn. ? Tìm những câu tục ngữ, ca dao có ý nghĩa tương tự? Một yêu tóc bỏ đuôi gà Hai yêu răng trắng như ngà dễ thương Hs đọc câu 3. Đói cho sạch, rách cho thơm. ? Câu tục ngữ này dã nhắc đến hiện tượng nào. Hs đói, rách và sạch thơm. ? Đói, rách chỉ hiện tượng gì ở con người? Sạch, thơm có ý nghĩa gì Hs Chỉ sự thiếu thốn về cái ăn, cái mặc> Nghèo đói. Sạch, thơm: Phẩm chất trong sáng bên trong của con người. ? Hình thức của câu tục ngữ này ntn. Tác dụng của cách sử dụng hình thức ấy. Gv Đối. Nhấn mạnh sạch thơm> dễ nghe, dễ nhớ. Dù nghèo đói vẫn phải sống trong sạch, dù áo quần có rách vẫn phải sạch sẽ thơm tho ? Qua đó dân gian muốn khuyên nhủ ta điều gì. ? Câu tục ngữ đồng nghĩa? Gv Chết trong còn hơn sống đục. Hs đọc câu 4. Học ăn học nói… ? Từ nào được lặp lại nhiều lần?Tác dụng? Hs Từ học. Nhấn mạnh học toàn diện, tỉ mỉ. ? Ăn, nói, gói, mở tượng trưng cho điều gì. Hs cho công việc, cho cuộc sống..... ? Em hiểu “Học ăn học nói” như thế nào? Hs Học cách ăn, cách nói năng giao tiếp ứng xử.... ở Hà Nội, một số gia đình giàu sang gói nước chấm bằng lá chuối… Học để biết làm, biết giữ mình, giao tiếp với người khác. ? Tại sao phải học nhiều như vậy? Gv Phải học để học mọi hành vi, ứng xử chứng tỏ mình là người lịch sự. ? Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì? Gv Mọi việc trên đời đều phải học, có học mới thành thạo dù bằng hình thức nào cũng được coi là học như quan sát để ý người khác để thu nhận kiến thức.... ? Tìm câu tục ngữ tương tự? Hs Ăn trông nồi, ngồi trông hướng… Hs đọc câu 5. ? Giải nghĩa từ thầy, mày, làm nên? Hs Thầy: Truyền bá kiến thức. Mày: Hs người tiếp nhận kiến thức mà thầy truyền đạt. ? Câu tục ngữ khẳng định điều gì? Gv đọc câu 6. Học thầy không tày học bạn. ? Tày nghĩa là gì. ? Chỉ ra thủ pháp nghệ thuật?So sánh như thế nhằm mục đích gì? Hs Đề cao ý nghĩa vai trò của việc học bạn. Nhấn mạnh sự học hỏi với một số đối tượng khác, phạm vi học được mở rộng ở mọi đối tượng. ? Phải chăng câu tục ngữ hạ thấp vai trò của người thầy? ? Theo em câu (5) và (6) là trái ngược hay bổ sung cho nhau? Gv mới đọc qua hai câu tục ngữ này có vẻ mâu thuẫn nhưng đọc kĩ lại không như vậy mà hai câu bổ sung cho nhau nghĩ là việc học không chỉ ở thầy mà ta phải học ở mọi đối tượng, mọi nơi mọi lúc. Học ở thầy chỉ một thời gian nhất định, còn học ở bạn thì học suốt đời... Gv đọc câu 7. Thương người như thể thương thân. ? “Thương người”, “Thương thân” có gì khác nhau? Hs Thương người: Tình thương dành cho người khác. Thương thân: thương mình. ? Taị sao lại đặt thương người lên trước thương thân? Hs Để nhấn mạnh đối tượng cần đồng cảm, thương yêu. ? Câu tục ngữ khuyên chúng ta điều gì? Gv đọc Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. ? Ăn quả, kẻ trồng cây là ai. Hs Ăn quả: người hưởng thụ thành quả. Kẻ trồng cây: Người lao động, người giúp đỡ, người sinh thành dạy dỗ..... ? Vậy nghệ thuật sử dụng trong câu tục ngữ này là gì. Hs Hình ảnh ẩn dụ. ? Qua câu tục ngữ này dân gian muốn nhắc nhở chúng ta điều gì ? Trái với ăn quả nhớ kẻ trồng cây là gì tìm câu tục ngữ có nghĩa trái ngược đó. Gv Ăn cháo đá bát, vô ơn bạc nghĩa..... ? Là Hs em thể hiện tình cảm với thầy ntn. Hs.... ? Các từ “Một cây”, “Hai cây” có ý nghĩa như thế nào? Hs Một cây: ít, đơn lẻ. Ba cây: sự liên kết, nhiều. ? Tại sao cây lại thành núi cao? ý nghĩa của cả câu? Gv Nghĩa đen… Nghĩa bóng: Một người lẻ loi không làm được việc lớn> Hợp sức sẽ làm được. ? Câu tục ngữ khẳng định điều gì? ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật và nội dung của những câu tục ngữ? Gv so sánh đối chiếu.... Hs nhắc lại nội dung bài. GV khái quát lại. I. Đọc – tìm hiểu chung:(6’) 1. Thể loại: 2. Đọc hiểu chú thích: a. Đọc b. Chú thích c. Cấu trúc II. Đọc – hiểu văn bản. 1. Tục ngữ về phẩm chất con người:(7’) Câu 1 Dùng biện pháp so sánh => Khẳng định và đề cao tư tưởng coi trọng giá trị của con người hơn mọi của cải vật chất. Câu 2: Răng, tóc: bộ phận trên cơ thể người => Xem xét tư cách con người từ những biểu hiện nhỏ của chính người đó. Câu 3: Đối: đóisạch, ráchthơm => Làm người điều cần giữ nhất là phẩm giá trong sạch, không nên vì nghèo đói mà làm điều xấu xa. 2. Tục ngữ về học tập, tu dưỡng(8’) Câu 4: => Con người phải học nhiều thứ, học toàn diện, tỉ mỉ. Câu 5: Không thầy đố mày làm nên. => Khẳng định vai trò, công ơn của người thầy nên phải biết kính trọng thầy. Câu 6: So sánh. >Nội dung hai câu tục ngữ bổ sung ý nghĩa cho nhau làm hoàn chỉnh quá trình học tập ở con người và từ đó khẳng định vai trò của thầy và bạn. c. Tục ngữ về quan hệ ứng xử:(8’) Câu 7: => Biết thương yêu, quý trọng đồng loại như chính bản thân mình. Câu 8: => Khi được hưởng thành quả phải nhớ đến người có công gây dựng, biết ơn người có công giúp mình. Câu 9: Một cây làm chẳng nên non… => Khẳng định sức mạnh đoàn kết của con người trong đời sống laô độn III. Tổng kết:(5’) 1. Nghệ thuật 2. Nội dung. Ghi nhớ. IV. Luyện tập:(4’) Đọc thêm. Củng cố – Dặn dò. Củng cố: ? Nhắc lại nội dung bài. Dặn dò: Học thuộc lòng các câu tục ngữ. Chuẩn bị: Tiết sau: Rút gọn câu. ====================================== Ngày soạn:02012016 Ngày giảng:05012016 Tuần 20 Bài 20. Tiết 78: văn bản. RÚT GỌN CÂU A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Nắm được cách rút gọn câu, hiểu được tác dụng của câu rút gọn. 2 Kĩ năng: Nhận biết và phân tích câu rút gọn. Rèn luyện kĩ năng rút gọn câu, sử dụng câu rút gọn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. 3. Tư tưởng: Hs thấy được sự đa dạng của các kiểu câu. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đọc bài, nghiên cứu tài liệu. Soạn giáo án. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK C. Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Hs đặt một câu và xác định CN VN. 3. Bài mới: Giới thiệu bài:(1’) câu hoàn chỉnh phải có đủ hai bộ phận: CN – VN làm nòng cốt câu. Thế nhưng lúc nói, viết ta lại thấy có hiện tượng câu thì thiếu chủ ngữ, câu lại thiếu vị ngữ. Tại sao lại có hiện tượng đó. Những câu đó là kiểu câu gì ta đi tìm hiểu tiết học hôm nay. Hoạt động của thầy, trò Kiến thức cần đạt Treo bảng phụ.Vd 1ª,b,c(Bao giờ cậu đi Hà Nội? Ngày mai. ? Cho biết nội dung cảu 3 ví dụ trên. Hs Câu ab nói về việc học, câu c hỏi về thời gian đi HN. ? Tìm chủ ngữ trong từng câu. Hs Câu a thiếu chủ ngữ, câu b chủ ngữ là “chúng ta” Câu c1 chủ ngữ là “cậu”, câu c2 thiếu cả chủ lẫn vị ngữ. ?Việc lược bỏ một số thành phần như trên có làm ảnh hưởng đến nội dung câu không. Hs mặc dù thiếu chủ ngữ, hoặc thiếu cả chủ lẫn vị nhưng nội dung vẫn đảm bảo và rõ ràng Gv khi nói…..lược bỏ thành phần của câu tạo thành Việc lược bỏ thành phần như vậy nhằm mục đích gì... Câu b:hoạt động học của chúng ta. ? Hãy tìm những từ ngữ có thể làm chủ ngữ trong câu a? Hs Chúng tôi, chúng ta, chúng em, người Việt Nam, em. ? Chủ ngữ trong câu a được lược bỏ ngụ ý điều gì? Vì sao? Gv Hoạt động nói đến trong câu là của chung mọi người không của riêng ai. Vì đây là câu tục ngữ đưa ra lời khuyên cho mọi người được rút ra từ kinh nghiệm chung, cũng có thể nêu lên một nhận xét chung về người Việt Nam ta. Hs đọc ví dụ c ? Trong câu in đậm ví dụ c thành phần nào của câu bị lược bỏ? Hs lược bỏ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ. ? Theo em đúng ra phải trả lời ntn? ?Em nhận xét ntn về cách trả lời trên Hs ngắn gọn, thông tin nhanh và không bị lặp từ ngữ ở câu trước. ? Vậy lược bỏ thành phần như trên nhằm mục đích gì ?Em hiểu thế nào là câu rút gọn? Mục đích của việc rút gọn? Gv => Câu rút gọn là câu vốn đầy đủ cả chủ ngữ lẫn vị ngữ nhưng trong một ngữ cảnh nhất định ta có thể rút gọn một số thành phần câu mà người đọc người nghe vẫn hiểu. Hs đọc ghi nhớ, lấy ví dụ và chỉ ra thành phần đã bị lược bỏ. Hs đọc ví dụ 2. ? Đoạn văn có mấy câu? Xác định CV trong từng câu ? Câu nào là câu rút gọn, rút gọn thành phần nào. Hs(Rồi ba bốn người, sáu, bảy người.....rút gọn vị ngữ. ?Thêm từ ngữ thích hợp để trở thành câu được đầy đủ Hs(Rồi ba bốn người đuổi theo nó, sáu, bảy người đuổi theo nó).....rút gọn vị ngữ. ? Rút gọn như vậy nhằm mục đích gì? Làm câu gọn hơn..... Gv khái quát và chuyển ý. Gv treo bảng phụ. Hs đọc ví dụ. ? Xác định câu rút gọn, những câu đó rút gọn thành phần nào. ? Có nên rút gọn như thế không? Vì sao? Hs Không. Dễ hiểu lầm là sân trường chạy loăng quăng. ? Nên sửa như thế nào để tránh hiểu lầm như vậy? Thêm cụm từ “chúng em; học sinh; các bạn…” và ba câu đó hợp lại thành một câu. ? Trong đoạn đối thoại có câu nào là câu rút gọn? Hs Bài kiểm tra toán. ? Câu trả lời của con đã lễ phép chưa? ? Trong hai trường hợp này có nên sử dụng câu rút gọn như trên không? Vì sao? Gv Không nên. Vì trả lời như vậy sẽ trở thành thiếu lễ phép đối với mẹ. => làm cho người đọc, người nghe hiểu sai, không biến câu nói thành một câu cộc lốc. ? Qua 2 ví dụ em thấy khi rút gọn câu cần chú ý điều gì? GV: Rút gọn câu để tránh trùng lặp từ ngữ không cần thiết, tuy nhiên cũng tuỳ hoàn cảnh, từng trường hợp mà sử dụng kiểu rút gọn câu. Hs đọc ghi nhớ, Gv khái quát nội dung. Hs đọc bài tập 1. ? Trong các câu tục ngữ, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào được rút gọn? ? Rút gọn câu như vậy để làm gì? Hs đọc bài tập 2. ? Tìm câu rút gọn?Khôi phục những thành phần được rút gọn? b. Câu rút gọn: Đồn rằng…( CN: Mọi người, người ta) Ban khen...( CN: Vua) Đánh giặc thì chạy...( CN: Quan tướng) Trở về gọi mẹ…( CN: Quan tướng) ? Vì sao trong thơ, ca dao thường có câu rút gọn như vậy? ? Vì sao cậu bé và người khách lại hiểu lầm nhau? Chi tiết nào trong truyện gây cười và đáng phê phán? GV Hướng dẫn HS tìm hiểu. I. Thế nào là rút gọn câu: (15’) 1. Ví dụ Ví dụ 1 a: lược bỏ thành phần chủ ngữ c. Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ. Tạo thành câu rút gọn. Mục đích: + Ngụ ý hành động là của chung mọi người. Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước. 2. Ghi nhớ(sgk) II. Cách dùng câu rút gọn.10 1 Ví dụ VD1: Câu rút gọn: Chạy loăng quăng. Nhảy dây. Chơi kéo co. >Thiếu chủ ngữ VD2: > Không nên rút gọn. 2. Ghi nhớ(sgk) III. Luỵên tập:(17’) 1. Bài 1 Câu b, c Thành phần chủ ngữ Những câu tục ngữ nêu lên một kinh nghiệm ứng xử, 1 kinh nghiệm lao động sản xuất chung cho mọi người. Lược bỏ chủ ngủ làm cho câu trở nên ngắn gọn, dễ nhớ. 2. Bài 2 a. Câu rút gọn: Câu 1: Bước... Câu 7: Dừng chân... > Chủ ngữ: Ta > Chuộng lối diễn đạt xúc tích vả lại số chữ trong mỗi dòng thường được quy định rất hạn chế. 3. Bài 3 Củng cố Dặn dò. Củng cố; ? Thế nào là rút gọn câu, cách rút gọn câu. Dặn dò; Nắm chắc bài, làm bài tập còn lại. Chuẩn bị Tiết sau: Đặc điểm của văn bản nghị luận. ==================================== Ngày soạn: 03012016 Ngày giảng:06012016 Tuần 20 Bài 20. Tiết 79:Tiếng Việt. ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN BẢN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức Giúp học sinh: Nắm được các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau. 2. Kĩ năng Rèn kĩ năng đưa ra luận điểm, luận cứ trong văn nghị luận. 3. Tư tưởng Giáo dục HS tư tưởng độc lập tự chủ, biết suy luận, bàn luận về một vấn đề. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đọc bài, nghiên cứu tài liệu. Soạn giáo án. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn SGK C. Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ:(5’) Thế nào là nghị luận 3. Bài mới: Giới thiệu bài:(1’)Văn nghị luận phải đảm bảo những yếu tố nào? Vai trò của các yếu tố đó trong văn nghị luận ra sao? Tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. Hoạt động của thầy, trò Kiến thức cần đạt Gv Văn NL phải có luận điểm, luận cứ và lập luận ?Em hiểu thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận? Hs đọc bài “Chống nạn thất học” ? Vậy luận điểm chính của bài văn này là gì? Hs Chống nạn thất học ?Luận điểm được nêu lên dưới dạng nào Dưới dạng một khẩu hiệu Gv được nêu đầy đủ trong câu “Mọi người thấy được sự cần thiết của việc học để nâng cao dân trí” đây vừa là quyền lợi nhưng cũng là nghĩa vụ ?Luận điểm đó được cụ thể hoá thành những câu văn như thế nào? Hs Người biết dạy người chưa biết Người chưa biết hãy gắng mà học Phụ nữ càng cần phải học. ? Luận điểm đóng vai trò như thế nào trong bài văn bài viết này? Luận điểm phải đạt yêu cầu gì. Hs Luận điểm đó phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục. Gv vấn đề tác giả đặt ra trong bài viết là chống nạn thất học có ý nghĩa thiết thực và đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội trong mọi thời kì của đất nước. ?Từ ý kiến trên tác giả cho biết tại sao phải chống nạn thất học? Hs Do chính sách ngu dân của... tiến bộ được( Quan hệ nhân quả) Nay nước nhà độc lập....nâng cao dân trí(Qh điều kiện) Gv Và đây chính là những luận cứ trong bài “Chống nạn thất học” ? Vậy luận cứ là gì. Tác giả đề ra chống nạn thất học. Vậy làm thế nào để chống nạn thất học? Hs Những người biết... Những người chưa biết…vợ chưa biết thì chồng bảo.... > Đó chính là những lí lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm “Chống nạn thất học” ? Luận cứ bài văn đã trả lời cho những câu hỏi nào? Gv Trả lời cho câu hỏi “ Căn cứ vào đâu đưa ra chống nạn thất học, Muốn chống nạn thất học phải làm như thế nào...” để thuyết phục người đọc. ? Luận cứ đưa ra trong bài viết có sức thuyết phục không? Vì sao? ? Vậy em hiểu thế nào là luận cứ? ? Hãy chỉ ra trình tự lập luận của văn bản chống nạn thất học? Gv Trước hết tác giả nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học; Chống nạn thất học để làm gì? Chống nạn thất học bằng cách nào? Phần tiếp theo của bài sẽ giải quyết việc, đó là cách lập luận củ thể của bài viết Chống nạn thất học. ?Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong bài viết? Gv lập luận chặt chẽ theo trình tự cụ thể có sức thuyết phục mạnh mẽ tới người đọc ? Vậy lập luận là gì? Qua 3 phần em thấy bài văn nghị luận có yếu tố cơ bản nào? Đặc điểm cơ bản của các yếu tố đó? Hs đọc ghi nhớ, Gv khái quát nội dung bài học Hs đọc bài tập(sgk) ?Luận điểm được đưa ra trong văn bản là gì? ? Hãy chỉ ra luận cứ trong bài văn? Hs người viết đi giải thích thế nào là thói quen tốt, xấu.. ? Cách lập luận của tác giả? Gv Khái quát về thói quen. Sau đó mới nêu ví dụ về thói quen tốt, xấu ? Nhận xét về sức thuyết phục của bài văn? I. Luận điểm, luận cứ và lập luận:(22’) 1. Luận điểm: Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. + Luận điểm nêu ra dưới hình thức câu khẳng định, diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu. + Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. 2. Luận cứ: Là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ làm cho bài văn hết sức thuyết phục. Người ta thấy chống nạn thất học là cần kíp và đó là việc có thể làm được. Vì luận cứ đưa ra tiêu biểu, đúng dắn. => Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. 3. Lập luận: Lập luận chặt chẽ, hợp lí có sức thuyết phục. => Là cách lựa chọn, sắp xếp trình bày luận cứ sao cho chúng làm cơ sở vững chắc cho luận điểm. Ghi nhớ: SGK II. Luyện tập:(15’) Bài tập: Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội.. Luận điểm: Cần loại bỏ những thói quen xấu và tạo ra những thói quen tốt trong đời sống xã hội. Luận cứ: Có thói quen tốt và thói quen xấu.( Dẫn chứng: Thói quen tốt…) > Đề ra hướng phấn đấu của mỗi người, mỗi gia đình. => Luận điểm đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế. Luận cứ đúng đắn, tiêu biểu. Lập luận chặt chẽ, hợp lí> Có sức thuyết phục. Củng cố Dặn dò. Củng cố; ? Em hiểu ntn về luận điểm, luận cứ, lập luận. Dặn dò: Nắm chắc nội dung bài. Làm bài tập còn lại. Chuẩn bị: Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận ==================================== Ngày soạn: 04012016 Ngày giảng: 06012016 Tuần 20 – Bài 20. Tiết 80:tập làm văn. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập ý. 3. Tư tưởng: Giáo dục học sinh ý thức độc lập, tự chủ khi trình bày một vấn đề. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đọc bài Soạn giáo án. 2. Học sinh: Học bài cũ Chuẩn bị nội dung bài mới. C. Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Cho biết đặc điểm của văn nghị luận. 3. Bài mới: Giới thiệu bài:(1’)Tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu về đặc điểm của văn nghị luận. Vậy đề văn nghị luận thường làm thế nào để nhận biết được đó là đề văn nghị luận? Khi lập ý cho bài văn nghị luận phải lưu ý điều gì? Tiết học hôm nay… Hoạt động của thầy, trò Kiến thức cần đạt Hs đọc các đề bài sgk. ?Các đề văn trên có thể xem là đề bài, đầu đề được không? Hs Các đề này có thể làm đề bài, đầu bài cho bài văn. ?Nếu dùng làm đề bài cho bài văn sắp viết có được không?Vì sao. Hs được vì mỗi đề đều nêu lên một ý kiến một quan điểm một tư tưởng rõ ràng cụ thể. ? Căn cứ vào đâu để có thể nhận ra các đề văn trên là đề văn nghị luận? Gv Thông thường đề bài của một bài văn nghị luận thể hiện chủ đề của nó> Làm đề bài cho bài văn sẽ viết. Ví dụ? Lối sống giản dị phải dùng lí lẽ, dẫn chứng giải thích thế nào là lối sống giản dị? Sống giản dị là sống như thế nào? Xác định đề: SGK ? Vậy đề văn nghị luận có tính chất ntn?Theo em tính chất đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn? Hs đọc lại đề. ? Đề bài nêu ra vấn đề gì Hs Chớ nên tự phụ. ? Đối tượng và phạm vi nghị luận ở đây là gì? Hs Mọi người không loại trừ một ai. Tự phụ là một tính cần phải loại bỏ. ? Khuynh hướng của đề là khẳng định hay phủ định? Hs Khuynh hướng của đề là phủ định. ? Với đề này người viết phải làm gì? Hs Người viết phải phân tích cái xấu, cái hại của tính tự phụ và khuyên mọi người không nên tự phụ. Phải giải quyết các vấn đề nhỏ hơn. ? Qua phần tìm hiểu trên cho biết muốn làm tốt bài văn nghị luận người viết phải làm gì. I. Tìm hiểu đề văn nghị luận23’ 1. Nội dung và tính chất đề văn nghị luận: Đề văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề đó. => Tính chất: như lời khuyên nhủ, tranh luận, giải thích có tính định hướng cho bài viết. Vận dụng các phương pháp phù hợp. 2. Đề văn nghị luận: Đề: Chớ nên tự phụ => Xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận. Củng cố – Dặn dò. Củng cố; Em hiểu ntn về đề văn nghị luận. Dặn dò; Học bài, nắm nội dung bài. Chuẩn bị bài “ phần còn lại” Ngày soạn: 05012016 Ngày giảng: 11012016. Tuần 21 – Bài 20. Tiết 81: tập làm văn. ĐỀ VĂN NGHỊ LUẬN VÀ VIỆC LẬP Ý CHO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN (TT) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Làm quen với các đề văn nghị luận, biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập ý. 3. Tư tưởng: Giáo dục học sinh ý thức độc lập, tự chủ khi trình bày một vấn đề. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đọc bài. Soạn giáo án. 2. Học sinh: Học bài cũ. Chuẩn bị nội dung bài mới. C. Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ? Cho biết đặc điểm của văn nghị luận. 3. Bài mới: Giới thiệu bài…. Hoạt động của thầy, trò Kiến thức cần đạt Hs ? Đề văn nghị luận có tính chất ntn?Theo em tính chất đề văn có ý nghĩa gì đối với việc làm văn? ? Em hiểu thế nào về đề văn nghị luận. Hs đọc bài “Chớ nên tự phụ” ? Cho biết luận điểm chính trong bài văn( Vấn đề) ? Hãy tìm các luận cứ trong bài làm sáng tỏ luận điểm đã nêu. Hs tự phụ là gì? Tự phụ có tác hại ntn?..... ? Để thể hiện một tư tưởng, thái độ với thói tự phụ? ý kiến của em? Hs Liệt kê điều có hại ? Bài viết lập lụân theo trình tự nào? Gv Người viết bắt đầu bằng việc định nghĩa tự phụ là gì, sau đó trình bày tác hại của thói tự phụ..... ? Lập ý cho bài văn nghị luận cần chú ý gì? Hs đọc ghi nhớ, Gv khái quát nội dung bài. Hs đọc bài tham khảo. ? Xác định luận điểm? ? Luận điểm nhỏ là gì? I. Tìm hiểu đề văn nghị luận23’ 1. Nội dung và tính chất đề văn nghị luận: 2. Đề văn nghị luận: II. Lập ý cho bài văn nghị luận 10’ Luận điểm: Chớ nên tự phụ.( Vấn đề) Tìm luận cứ: + Nếu tự cao, tự đại, không khiêm tốn.. Xây dựng lập luận: => Xác lập luận điểm, cụ thể hoá luận điểm chính thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn nghị luận. Ghi nhớ(sgk) III. Luyện tập:(10’) Đề: ích lợi của việc đọc sách. Chính là đề bài. Luận điểm nhỏ: + Giúp học tập, rèn luyện hàng ngày. + Mở mang trí tuệ. + Nối liền quá khứ,hiện tại, tương lai. + Thư giãn thưởng thức. + Chọn sách, quí sách và biết đọc sách. Củng cố – Dặn dò. Củng cố; Em hiểu ntn về đề văn nghị luận. Dặn dò; Học bài, nắm nội dung bài. Chuẩn bị bài “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ================================= Ngày soạn: 10012016 Ngày giảng: 12012016. Tuần 21 – Bài 20. Tiết 82: Văn bản TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA ( Hồ Chí Minh) (đọc thêm)SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: Giúp học sinh: Hiểu được tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một truyền thống quí báu. Nắm được đặc điểm nghệ thuật nghị luận chặt chẽ, trong sáng, có tính mẫu mực. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản nghị luận Kĩ năng tìm hiểu, phân tích văn bản nghị luận. Rèn kĩ năng tự đọc, nắm nội dung văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” 3. Tư tưởng: Giáo dục học sinh tinh thần yêu nước, tự hào về truyên thống yêu nước của dân tộc ta. B. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Nghiên cứu nội dung bài. Soạn giáo án. 2. Học sinh: Học bài cũ. Chuẩn bị nội dung bài mới. C. Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ:(5’) Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới Giới thiệu bài:(1’)Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó… Hoạt động của thầy, trò Kiến thức cần đạt ? Nêu vài nét khái quát về tác giả, Hs Hồ Chí Minh 18901969 Người chiến sĩ cách mạng, anh hùng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại. Là nhà văn, nhà thơ lớn của Việt Nam. Là danh nhân văn hóa thế giới. ? Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta có xuất xứ như thế nào? Hs trích trong Báo cáo chính trị của Bác Hồ tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam, họp tại Việt Bắc vào tháng 2 năm 1951. Gv nêu yêu cầu đọc. To rõ ràng chú ý các câu phức. Gv đọc mẫu một đoạn. Hs đọc tiếp, Hs nhạn xét, Gv bổ sung. ? Em hiểu ntn về kiều bào, vùng tạm chiếm, hậu phương, chủ điền. ? Bài văn viết theo thể văn nào. ? Bài văn nghị luận về vấn đề gì ? Hãy tìm ở phần mở đầu câu chốt thâu tóm nội dung đó Vấn đề “tinh…ta”. Dân ta có một lòng… của ta.. ?Nội dung chính của bài được trình bày theo mấy phần? Nêu ý chính của từng phần? Hs+ P1: Từ đầu> lũ cướp nước( Nhận định chung về lòng yêu nước) + P2: Tiếp> Yêu nước( Những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước) +P3: Còn lại( Nhiệm vụ của chúng ta) Gv mỗi phần trên ứng với các phần Đặt vấn đề, Giải quyết vấn đề, Kết thúc vấn đề. ? Mở đầu văn bản, tác giả khẳng định như thế nào về lòng yêu nước của dân ta? Hs Dân ta ... nồng nàn yêu nước... truyền thống... ? Em hiểu như thế nào là tình cảm nồng nàn yêu nước? Hs Nồng nàn: Trạng thái tình cảm sôi nổi, mãnh liệt, chân thành. ? Truyền thống là gì? Hs Nề nếp, thói quen tốt lâu đời. ? Theo tác giả thì truyền thống yêu nước của dân ta được bộc lộ rõ nhất khi nào? Tại sao? Hs Mỗi khi tổ quốc… Tinh thần ấy sôi nổi… ? Tác giả dùng những từ ngữ nào để diễn tả nổi bật hình ảnh của lòng yêu nước? Hs kết thành nàn sóng, nó nhấn chìm.... ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ của tác giả? Tác dụng của thủ pháp nghệ thuật trên? Gv Dùng nhiều động từ mạnh biểu thị sức mạnh quật cường và tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong bất kĩ khó khăn nguy hiểm nào.....Từ đó tác giả ca ngợi.... Hs đọc phần 2. ?Để chứng minh cho tinh thần yêu nước tác giả đã đưa ra dẫn chứng cụ thể nào? Đoạn văn nào? Hs Lịch sử có nhiều cuộc kc vẻ vang(quá khứ) Bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.... Gv Lòng yêu nước trong thời quá khứ được xác nhận bằng chứng cứ xác thực.... ? Tại sao tác giả lại khẳng định “Chúng ta có ... vẻ vang” đó? Hs Vì đây là các thời đại gắn liền với những chiến công hiển hách trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. ? Em có nhận xét ntn về dẫn chứng mà tác giả đưa ra. Tác giả nêu ra một loạt các anh hùng dân tộc như Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung ... à ? Trong đoạn văn này tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào. Tác dụng của biện pháp đó. Hs Giúp người đọc liên tưởng tới trang lịch sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc. ? Đưa ra một loạt dẫn chứng về lòng yêu nước của dân tộc để nhắc nhở chúng ta điều gì? Hs Phải ghi nhớ công lao to lớn của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. ? Em có nhận xét gì về cảm xúc, về lí lẽ, lập luận của tác giả trong đoạn văn trên? ? Với các lí lẽ và lập luận của mình, trong đoạn văn vừa phân tích, tác giả nhằm khẳng định điều gì? Gv tác giả viết bài với cảm xúc dạt dào niềm tự hào bằng những lí lẽ hùng hồn, lập luận đanh thép nhằm khẳng định quá khứ hào hùng của dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Hs chú ý đoạn “ Ngày nay......” ? Từ “Ngày nay” mà tác giả dùng để chỉ thời kì nào của dân tộc ta? Hs Thời kì chống thực dân pháp xâm lược ? Truyền thống yêu nước trong hiện tại được tác giả nêu ra những dẫn chứng nào. Từ cụ già tóc bạc nhi đồng. Từ kiều bào nước ngoài đồng bào vùng tạm chiếm. Từ nhân dân miền ngược nhân dân miền xuôi. Từ chiến sĩ ngoài mặt trận ... đến công chức ở hậu phương … Từ những phụ nữ … đến bà mẹ … Từ nam nữ … đến đồng bào điền chủ … ? Em có nhận xét gì về kết cấu các câu văn ấy? Gv câu văn dài kết cấu trùng điệp, mô hình liên kết “Từ đến” được đặt một cách khoa học làm cho mối liên hệ trong câu chặt chẽ, hợp lí, được sắp xếp theo cùng một bình diện như lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn cư trú.....Đó chính là truyền thống..... ? Em có nhận xét ntn về những dẫn chứng trên ?Khi nêu dẫn chứng, tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào? ? Bằng các dẫn chứng đó tác giả khẳng định như thế nào về biểu hiện lòng yêu nước của dân ta trong kháng chiến chống Pháp? ? Cảm xúc của tác giả được bộc lộ trong đoạn văn này ntn? Gv Sự cảm phục, ngưỡng mộ lòng yêu nước của đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. ? Mở đầu đoạn văn tác giả viết: “Đồng bào ta... ngày trước” Cuối đoạn là câu “ Những cử ...yêu nước” Xét về bố cục của đoạn văn thì các câu vừa nêu đóng vai trò gì? Gv Câu 1: Chuyển ý đoạn trước sang đoạn sau Câu 2: Khẳng định ý chính của đoạn văn. Hs đọc khần kết thúc. ? Phần kết bài tác giả nhận xét như thế nào về lòng yêu nước? Hs Tinh thần yêu nước... kín đáo. ? Tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật nào trong câu văn trên? ? Mục đích của việc so sánh này là gì? Hình ảnh so sánh rất đặc sắc làm người đọc hình dung rõ hai trạng thái của lòng yêu nước là tiềm tàng, kín đáo và rõ ràng, dễ thấy. ? Em hiểu ntn là lòng yêu nước “Trưng bày” và lòng yêu nước “Dấu kín” trong đoạn văn? Gv Lòng yêu nước tồn tại dưới hai dạng: + Có thể nhìn thấy được + Có thể không nhìn thấy. ? Sau nhận định trên, tác giả bàn luận về vấn đề nào? Quan điểm của tác giả là gì? Gv Bổn phận của chúng ta, Phải ra sức giải thích... ? Theo quan điểm của tác giả yêu nước lúc này là phải biết làm gì? Gv Là người dân của đất nước có giặc ngoại xâm thì bổn phận của mỗi người là ra sức đánh giặc, tuyên truyền, cổ vũ, khích lệ mọi người cùng tham gia đánh đuổi kẻ xâm lược giữ gìn, bảo vệ tổ quốc. ? Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài? Gv Luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, dẫn chứng cụ thể, lập luận chặt chẽ. Liệt kê, so sánh, câu văn trùng điệp..... ? Qua đó tác giả làm nổi bật nội dung gì? Hs đọc ghi nhớ, Gv khái quát nội dung bài. Đọc thuộc một đoạn. Gv có thể đưa sơ đồ nội dung của bài cho Hs điền. Yc Hs về đọc bài Sự giàu... Nắm nội dung và nghệ thuật phần ghi nhớ I. Đọc, tìm hiểu chung:(7’) 1. Tác giả, tác phẩm: 2. Đọc, hiểu chú thích. Đọc. Chú thích. + Thể loại: Nghị luận chứng minh Bố cục: 3 phần II. Đọc hiểu văn bản. 1. Nhận định chung về lòng yêu nước:(8’) Điệp ngữ, động từ mạnh, hình ảnh cụ thể, sinh động. => Ca ngợi, tự hào và khẳng định lòng yêu nước mãnh liệt của dân ta. 2. Những biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước:(12’) Trong lịch sử: Dẫn chứng tiêu biểu. Phép liệt kê theo trình tự thời gian Cảm xúc dạt dào, lí lẽ hùng hồn, lập luận đanh

... nghĩa việc làm văn? Nội dung tính chất đề văn nghị luận: ? Em hiểu đề văn nghị luận Đề văn nghị luận: II Lập ý cho văn nghị luận Hs đọc “Chớ nên tự phụ” 10’ ? Cho biết luận điểm văn( Vấn đề) *... thực mục đích văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm khơng? Vì sao? Hs Khơng thể thực mục đích văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm Vì sức thuyết phục ? Em hiểu văn nghị luận? => Văn nghị luận văn viết nhằm... cục văn: phần + Mở + Thân + Kết Bài 3: Baì - Bài văn: Hai biển hồ văn nghị luận Bài văn kể chuyện để nghị luận Hai biển hồ có ý nghĩa tượng trưng cho cách sống người: ích kỉ chan hồ - Bài văn

Ngày đăng: 12/09/2018, 22:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Tiết 111 + 112: Tập làm văn

  • CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH

  • VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 (tại nhà)

  • C. Tổ chức hoạt động lên lớp

  • C. Tổ chức hoạt động lên lớp

  • C. Tổ chức hoạt động lên lớp

  • C. Tổ chức hoạt động lên lớp

  • C. Tổ chức hoạt động lên lớp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan