C. Tổ chức hoạt động lên lớp
II. Thực hành trên lớp
1. Đề bài
Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi 2. Hướng dẫn chấm
a.Yêu cầu chung
- Học sinh khi làm bài: Xác định đúng vấn đề cần giải thích
- Trình bày sạch đẹp, diễn cảm, hình ảnh chân thực. Bố cục rõ ràng, cân đối, diễn đạt lời văn lưu loát.
b. Yêu cầu cụ thể - Mở bài:
+ Dẫn vào đề: Phong trào Học tập hiện nay.
+ Giới thiệu câu nói của Lê – Nin: Học, học nữa, học mãi.
+ Câu nói đã trở thành phương châm của nhiều người.
- Thân bài: Giải thích ý nghĩa của câu nói
+ Học là điều vô cùng cần thiết. Học trong mọi hoàn cảnh.
+ Học nữa: học thêm, nâng cao bổ sung thêm vào những điều đã học.
+ Học mãi; học không ngừng, suốt đời. Học ở mọi nơi, ở mọi người. Học không bao giờ thừa.
-> Lê – Nin khuyên chúng ta phải không ngừng học tập.
?Vì sao phải không ngừng học tập
+ Học sẽ đem lại sự hiểu biết cho con người. Giúp con người mở mang tầm hiểu biết. Học gắn với cuộc đời bất kì ai.
+ Những kiến thức học được ở trường chỉ là cơ bản. Muốn hoàn thành tốt công việc cần phải học hỏi mở rộng, nâng cao để có kiến thức sâu rộng.
+ Tri thức của nhân loại là vô hạn – Biển học mênh mông – hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để thoả mãn sự ham hiểu biết, làm cho tâm hồn, trí tuệ phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần không ngừng học tập
+ Xã hội phát triển, khoa học kĩ thuật…ngày 1 phát triển. Không học sẽ lạc hậu, sẽ ảnh hưởng đến đời sống của bản thân và xã hội.
?Làm thế nào để thực hiện lời khuyên của Lê-nin
+ Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường phải nắm vững kiến thức cơ bản để có cơ sở học nâng cao.
+ Biết lựa chọn kiến thức để học thưeo yêu cầu của công việc hoặc sở thích.
+ Có kế hoạch và ý chí thực hiện kế hoạch đó, áp dụng những điều đã học vào cuộc sống.
+ Có học mới hiểu biết. Phải có cách học sao cho phù hợp.
+ Liên hệ với một số câu tục ngữ nói về việc học hành.
- Kết bài
+ Nhấn mạnh ý nghĩa của lời khuyên
+ Mỗi chúng ta hãy coi việc học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.
c. Biểu điểm.
- Điểm 9-10: Bài viết trọng tâm ,đúng thể loại ,có liên hệ mở rộng hợp lý ,ngôn ngữ được lựa chọn chau chuốt. Bài viết trình bày đẹp sạch sẽ sáng sủa khoa học chữ viết đẹp không sai chính tả hay ngữ pháp câu.
- Điểm 7-8: Bài viết ngắn gọn có bố cục rõ ràng hình thức trình bày khoa học chữ viết đẹp không sai chính tả hay ngữ pháp câu ,kiến thức trọng tâm ,đúng thể loại
- Điểm 5-6: Biết vận dụng kiến thức văn lập luận giải thích ,song bài viết còn lan man dài dòng bố cục còn chưa rõ ràng còn sai 4-5 lỗi chính tả hoặc ngữ pháp câu.
- Điểm 3-4: Xác định được yêu cầu của đề ,song nội dung còn sơ sài chưa có bố cục cụ thể các ý xắp xếp còn lộn xộn chữ viết còn xấu sai nhiều lỗi chính tả và ngữ pháp câu.
- Điểm 1-2: Bài làm quá sơ sài, diễn đạt vụng về.
- Điểm 0: Không nộp bài, để giấy trắng.
Củng cố, dặn dò - Về nhà làm bài và nộp thứ 6 (cuối tuần)
- Soạn bài: Luyện nói: bài văn giải thích một vấn đề
Ngày soạn: 20/3/2016
Ngày giảng: 22/3/2016 Tuần 29 - Bài 27 Tiết 114:Tập làm văn
DÙNG CỤM CHỦ - VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU: LUYỆN TẬP (Tiếp )
A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức
- Nắm đuợc cách dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu . -Tác dụng của việc dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu . 2. Kỹ năng
- Mở rộng câu bằng cụm chủ -vị .
- Phân tích tác dụng của việc dùng cụm chủ -vị để mở câu . 3. Tư tưởng
- Có ý thức rèn luyên và tự giác học tập . B. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Bảng phụ. Nghiên cứu bài 2. Học sinh
- Học bài cũ. Chuẩn bị bài.
C. Tổ chức hoạt động lên lớp 1. Ổn định
2. Kiểm tra đầu giờ
? Thế nào là dùng cụm C-V để mở rộng câu ? Nêu các trường hợp để mở rộng câu. Lấy ví dụ.
3. Bài mới
Chúng ta đã nắm được thế nào là dùng cụm C- V để mở rộng câu và các cách dùng cụm C- V để mở rộng câu. Gìơ này, chúng ta sẽ vận dụng vào giải 1 số bài tập.
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức cần đạt Treo bảng phụ
Đọc bài tập trên bảng phụ .
?Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây
? Cho biết trong mỗi câu cụm C-V làm thành phần gì ?
1. Bài tập 1 (sgk-tr96).
a- Khí hậu nư ớc ta ấm áp/ cho phép ta CN VN CN quanh năm trồng trọt, thu hoạch bốn mùa VN
- Cụm C-V làm chủ ngữ.
- Cụm C-V làm phụ ngữ cho cụm ĐT: cho phép.
b- Từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ,
- Thảo luận nhóm 3 – 5 ’ - Trình bày, nhận xét.
Kết luận .
Đọc yêu cầu bài tập 2.
?Hãy gộp các câu cùng cặp thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ mà không thay đổi nghĩa chính.
- Thảo luận nhóm 3’
- Trình bày, nhận xét.
Kết luận .
Gộp mỗi cặp câu hoặc vế câu thành 1 câu có cụm
C V DT PN
- Cụm C-V làm phụ ngữ cho danh từ: Khi -Từ khi có ngư ời lấy tiếng chim kêu, tiếng suối.
C V DT PN
- Cụm C-V làm phụ ngữ cho danh từ: Khi c- Thật đáng tiếc khi chúng ta thấy những ĐT
tục lệ tốt đẹp ấy mất dần.
C V PN
- Cụm C-V làm phụ ngữ cho động từ: Thấy - Thấy… những thứ bóng bẩy hào nhoáng và ĐT CN
thô kệch / bắt chư ớc ng ười nư ớc ngoài.
VN
- Cụm C-V làm phụ ngữ cho ĐT: Thấy.
2. Bài tập 2 (sgk -tr97)
a) Chúng em học giỏi /khiến cha mẹ rất vui lòng.
C V C V
b) Nhà văn Hoài Thanh khẳng định rằng cái đẹp là cái có ích.
c) Tiếng Việt rất giầu thanh điệu khiến cho lời nói của người Việt Nam chúng ta du dương trầm bổng như một bản nhạc.
d) Cách mạng tháng Tám thành công khiến cho Tiếng Việt có một bước phát triển mới một số phận mới.
3 . Bài tập 3 (sgk - tr97).
a- Anh em hoà thuận / khiến hai thân vui vầy.
C V ĐT C V
b- Đây… rừng thông /ngày ngày biết bao nhiêu ng ười
C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ.
Hs: Lên bảng làm / nhận xét / bổ sung .
Gv: Kết luận , khái quát bài .
qua lại.
DT C V c- Hàng loạt vở kịch nh ư “Tay ng ười đàn bà”… ra đời / CN đã suởi ấm cho ánh đèn.
VN
4. Củng cố và dặn dò - Về xem lại các bài tập đã làm.
- Làm bài tập 4
- Học bài, chuẩn bị bài: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề
=================================
Ngày soạn: 20/3/2016
Ngày giảng: 23/3/2016 Tuần 29 - Bài 27 Tiết 115: Tập làm văn
LUYỆN NÓI: BÀI VĂN GIẢI THÍCH MỘT VẤN ĐỀ A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Các cách biểu cảm trực tiếp và gián tiếp trong việc trình bày văn nói giải thích một vấn đề .
- Những yêu cầu khi trình bày vă nói giải thích một vấn đề . 2. Kỹ năng
-Tìm ý, lập dàn ý bài văn giải thích một vấn đề . - Biết cách giải thích một vấn đề trước tập thể .
- Biết diễn đạt mạch lạc, rõ ràng một vấn đề mà người nghe chưa biết bằng ngôn ngữ nói .
3. Tư tưởng
- Có ý thức tự rèn luyện cách nói năng tự nhiên, mạch lạc rõ ràng.
B. Chuẩn bị 1. Giáo viên
- Nghiên cứu, soạn giảng . Đề luyện nói.
2. Học sinh
- Học bài cũ. Chuẩn bị bài trước ở nhà.
C. Tổ chức hoạt động lên lớp 1. Ổn định
2. Kiểm tra đầu giờ
Nêu các cách làm bài văn giải thích ? và cho biết yêu cầu của từng phần trong bài giải thích?
3. Bài mới
Ngoài việc luyện viết, trong đời sống hàng ngày ta cần phải làm sáng tỏ nhiều vấn đề bằng ngôn ngữ nói. Do vậy ngôn ngữ nói phải trôi chảy, lưu loát mới thuyết phục và cuốn hút người nghe, muốn làm tốt điều đó, chúng ta cùng đi vào bài luyện nói
Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức cần đạt - GV: chép đề lên bảng, gọi h.s đọc.
?Đọc lại đề văn và cho biết đề văn trên thuộc thể loại gì?
Giải thích vấn đề gì?
?Xác định phạm vi kiến thức của đề bài trên?
?Hãy chỉ ra những ý cơ bản của bài văn?
- Tại sao Phạm Duy Tốn lại đặt tên cho truyện ngắn của mình là “ Sống chết mặc bay”.
- Giải thích ý nghĩa của cụm từ “sống chết mặc bay”.
- Vì sao tác giả lại sử dụng cụm từ đó.
- Cách sử dụng đó có hợp lí không.
? Hãy nêu cách lập dàn ý của em.
HS: Trình bày dàn ý đại cương đã chuẩn bị ở nhà.
? Mỗi phần phải đảm bảo nội dung yêu cầu gì.
? Phần mở bài em sẽ trình bày như thế nào
?Cho biết ý nghĩa và nguồn gốc của cụm từ
“Sống chết mặc bay”
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ “Sống
* Đề bài:
Vì sao nhà văn Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề “Sống chết mặc bay” cho truyện ngắn của mình
I. Chuẩn bị ở nhà 1. Yêu cầu
- Thể loại: Giải thích một vấn đề
- Nội dung: Vì sao Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề “Sống chết mặc bay”
- Phạm vi kiến thức: Trong sách vở, qua văn bản “Sống chết mặc bay”
2. Dàn ý
a. Mở bài
- Lời chào thày cô và các bạn.
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Tại sao ông lại đặt tên cho tác phẩm là
“Sống chết mặc bay”
b. Thân bài
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ
“Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”.
chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi”: Là thái độ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của 1 số loại người trong xã hội như thầy lang, thầy cúng
…không có tài mà chỉ quen lừa bịp người khác.
- Phạm Duy Tốn đã mượn vế đầu của câu tục ngữ để đặt tên cho tác phẩm, để nói đến bọn quan lại thời Pháp thuộc cũng có bản chất như vậy.
- Cụ thể là tên quan phụ mẫu vô lương tâm, mải mê trên chiếu bạc khi mà dân chúng đang lăn lộn để cứu đê.
Giải thích vì sao tác giả có cách lựa chọn và sử dụng theo chủ ý của mình ? Cách sử dụng đó có phù hợp với nội dung truyện ngắn không
Trình bày dàn ý cho phần kết bài ?
- GV: yêu cầu h.s trình bày phần nói theo sự chuẩn bị bài ở nhà.
- Yêu cầu: Tư thế đĩnh đạc, giọng nhẹ nhàng, truyền cảm.
- Yêu cầu chung : Luyện nói trước lớp và theo nhóm là luyện văn nói.Văn nói khác văn viết ở chỗ: câu văn không dài quá, nội dung không quá nhiều chi tiết.
- Chọn những chi tiết quan trọng nhất để nói.
- Khi nói trước lớp phải có lời thưa gửi như: Thưa thầy cô, thưa các bạn! em xin trình bày ...Ngôn ngữ trong sáng, khác giọng đọc.
- Hết bài có thêm câu: Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã chú ý nghe.
- Tác phong nhanh nhẹn.
? Trình bày bằng phần mở bài ?
- Nguồn gốc của cụm từ “Sống chết mặc bay”
c. Kết bài
- Khẳng định cách chọn nhan đề cho tác phẩm Phạm Duy Tốn là sâu sắc, mang ý nghĩa mỉa mai, phê phán.