C. Tiến trình dạy học
I. Cách chuyển đổi câu chủ
Gv MC - Hs Đọc ví dụ.
Ví dụ 1: Thầy giáo đã gỡ chiếc quạt trần xuống từ hôm thứ hai đầu tuần.
? Xác định chủ ngữ, vị ngữ cho câu trên.
2) Chiếc quạt trần đã được thầy giáo gỡ xuống từ hôm thứ hai đầu tuần.
3) Chiếc quạt trần đã bị gỡ xuống từ hôm thứ hai đầu tuần.
? Em có nhận xét ntn về nội dung và hình thức kết cấu của 3 câu trên.
- Nội dung giống nhau - Hình thức khác nhau:
? Chỉ ra sự khác nhau giữa các câu đó
Hs Câu 1 chủ ngữ là “ thầy giáo” là chủ thể của hoạt động
Còn câu 2,3 chủ ngữ là “chiếc quạt trần” là đối tượng của hoạt động.
? Từ điểm khác nhau đó em hãy xác định câu chủ động – câu bị động. Vì sao
Hs câu chủ động vì chủ ngữ là chủ thể của họat động gỡ xuống.
Giảng: Đó chính là điểm khác nhau của câu chủ động và câu bị động
Vậy thực hiện cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ntn....
? Chỉ rõ HĐ – CT của HĐ – ĐT của HĐ trong câu 1.
MC
Gv câu bị động có chủ ngữ là đối tượng được HĐ của người, vật khác hướng vào. Vì thế ta phải chuyển cụm từ chỉ đối tượng ...
? Qua ví dụ trên em thấy có mấy cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Mỗi cách ấy chuyển đổi được thành kiểu câu bị động nào?
=> Có 2 cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động:...
Gv MC về cách chuyển câu CĐ – câu BĐ Hs tự lấy VD về câu bị động:
Gv MC về sơ đồ chuyển đổi câu CĐ thành câu BĐ VD câu chủ động
? Hãy chuyển câu CĐ sau thành câu bị động theo câu có từ bị câu có từ được
động thành câu bị động:(22’) 1. Ví dụ:
* Nhận xét:
* Ví dụ 1:
- Câu a là câu chủ động.
- Chuyển câu a thành câu bị động
- Chuyển cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu thêm từ bị/được vào.
- Chuyển cụm từ chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu đồng thời lược bỏ cụm từ chỉ chủ thể của hoạt động.
Thầy giáo phê bình em Hs thực hiện
? Nhận xét về sắc thái ý nghĩa của câu có từ bị so với từ được.
- câu có từ bị mang ý nghĩa tiêu cực, có từ được mang ý nghĩa tích cực.
Ví dụ MC:
? Cho biết những câu này có phải là câu bị động không? Vì sao?
a) Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi.
b) Tay em bị đau.
- Cả 2 câu a và b không phải là câu bị động.
GV: như chúng ta vừa tìm hiểu từ câu bị động chúng ta có thể tìm được câu chủ động tương ứng. Còn trong 2 câu a và b không có câu chủ động tương ứng.
Câu a từ “được” là phó từ chỉ kết quả, không có hoạt động tác động vào đối tượng. Câu b trạng thái đau xuất phát từ bản thân em không phải do hoạt động của người khác hướng vào. Vì thế 2 câu trên không phải là câu bị động hay chủ động mà đó chỉ là câu bình thường.
? Qua đó em rút ra kết luận gì về câu có chứa từ bị, được.
? Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những nội dung nào.
Hs đọc ghi nhớ, Gv khái quát nội dung bài.
Gv Nhưng liệu có phải bất cứ câu chủ động nào cũng có thể chuyển thành câu bị động không chúng ta thử xét ví dụ sau:
a) Ban Hoa đã ra khỏi bến xe b) Em vào trong nhà
? Hai câu trên là câu CĐ hay câu BĐ Hs Hai câu trên là câu chủ động
? Từ câu chủ động chúng ta sẽ chuyển các câu trên thành câu bị động.
HS chuyển. Vdụ:
a) Ban Hoa đã ra khỏi bến xe->bến xe được( bị) Hoa ra khỏi
b) Em vào nhà-> Nhà được/ bị em vào
? Chuyển như thế có được không. Từ đó em rút ra lưu ý gì.
* Lưu ý: Không phải câu chủ động nào cũng có thể
* Ví dụ 2:
-> Không phải câu nào có từ bị, được cũng là câu bị động.
2. Ghi nhớ(sgk64)
chyển được thành câu bị động.
MC - Hs đọc bài tập 1.
Chia HS làm bài tập theo nhóm( 2 bàn 1 nhóm mỗi nhóm một câu) sau đó lên bảng làm.
? Chuyển đổi các câu chủ động thành 2 câu bị động theo 2 kiểu khác nhau?
Gv chữa bài tập và cho điểm.
c. Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào - Con ngựa bạch buộc bên gốc đào
MC - Hs đọc bài tập 2.
? Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? Một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị?
b. Ngôi chùa ấy bị người ta phá đi - Ngôi chùa ấy được người ta phá đi
? Cho biết sắc thái ý nghĩa của câu dùng từ được và câu dùng từ bị có gì khác nhau?
* Dùng từ bị-> Có hàm ý đánh giá tiêu cực.
Còn dùng từ được có hàm ý đánh giá tích cực về sự việc nói đến trong câu.
II. Luyện tập: (15’) 1. Bài 1:
a. Ngôi chùa ấy được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII - Ngôi chùa ấy xây từ thế kỉ XIII
b. Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim
- Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim
d. Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.
- Một lá cờ đại dựng ở giữa sân.
2. Bài 2:
a. - Nam tặng em chiếc bút này.
- Chiếc bút này em được Nam tặng.
c. Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
- Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn được trào lưu đô thị hoá thu hẹp.
Củng cố – Dặn dò.
Củng cố; MC bản đồ tư duy
?Có những cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động ntn.
Dặn dò; - Nắm chắc nội dung bài học.
- Làm bài tập 3 và ví dụ I SGK
- Chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn chứng minh.
======================================
Ngày soạn: 29/02/2016. Tuần 26– Bài 24.
Ngày giảng: 01/03/2016.
Tiết 103:Tập làm văn.
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CHỨNG MINH A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Viết đoạn văn lập luận chứng minh
2. Kĩ năng
- Củng cố chắc hơn những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận, chứng minh.
- Biết vận dụng những hiểu biết về văn chứng minh vào viết doạn văn chứng minh.
3. Tư tưởng
- Tự giác luyện tập để viết được đoạn văn chứng minh B. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Nghiên cứu nội dung bài. Soạn giáo án.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu SGK.
C. Tiến trình dạy học:
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:(5’)
- Nhắc lại yêu cầu về các bước làm văn.
3. Bài mới:
Giới thiệu bài
- Để giúp các em vận dụng kiến thức và kĩ năng về văn chứng minh ta đi tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của thầy, trò Kiến thức cần đạt
? Hãy cho biết đoạn văn có tồn tại độc lập ngoài bài văn không?
? Viết đoạn văn chứng minh có cần xem xét nó sẽ nằm ở phần nào của bài văn không?Tại sao?
? Trong đoạn văn cần phải có câu chủ đề không?
Các câu khác làm nhiệm vụ gì?
? Khi viết đoạn văn chứng minh các lí lẽ, dẫn chứng cần đảm bảo những yêu cầu gì?
* Đề bài: Chứng minh rằng Bác Hồ luôn thương yêu thiếu nhi.