Mục đích và phương pháp chứng minh:(22’)

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II NĂM HỌC 20115 16 (Trang 44 - 48)

C. Tiến trình dạy học

I. Mục đích và phương pháp chứng minh:(22’)

1. Trong đời sống.

- Là đưa ra bằng chứng, chứng cứ, nhân chứng để khẳng định, chứng tỏ một điều gì đó là đúng sự thật.

2. Chứng minh trong văn nghị luận:

* Đọc bài: Đừng sợ vấp ngã

- Luận điểm: Đừng sợ vấp ngã.

Hs Câu: Đã bao lần vấp ngã mà không hề nhớ.

? Để khuyên người ta không sợ vấp ngã bài văn đã lập luận ntn. Hãy tìm luận cứ, luận chứng trong bài viết đó.

Hs Luận cứ: Lần đầu tiên chập chững....không.

Luận chứng: Không sao đâu vì: Oan đi – xnây.., Lu-i Pa- xtơ..., Lép Tôn-xtôi..Hen-ri Pho, Ca sĩ Ô- pê- ra.., En-ri-cô...

? Câu cuối bài văn khẳng định điều gì.

Hs khẳng định lại luận điểm “Đừng sợ vấp ngã”

? Em có nhận xét ntn về các chứng cứ tác giả đưa ra.

Hs Là những dẫn chứng chính xác, tiêu biểu đáng tin cậy và đã được mọi người thừa nhận và biết đến.

? Qua bài văn em hiểu ntn là chứng minh trong văn nghị luận.

Gv Chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới( cần được chứng minh) là đáng tin cậy.

? Lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải đạt yêu cầu nào?

=> Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải đựơc lựa chọn

Hs đọc ghi nhớ, Gv khái quát toàn bài.

Tiết 2 Hs đọc lại bài văn.

? Hãy chỉ ra trình tự lập luận của tác giả?

+ Trước tư tưởng “Đừng...” người đọc sẽ từng thắc mắc. Tại sao? Và bài văn phải trả lời. Tức là chứng minh chân lí vừa nêu cho sáng tỏ: Vì sao mà không sợ vấp ngã?

Bài viết nêu ra mấy ý: Trong đời người vấp ngã là chuyện bình thường(dẫn chứng). Những người nổi tiếng cũng vấp ngã-> Không cản trở họ trở thành nổi tiếng.

Kết bài: Nêu ra cái đáng sợ hơn vấp ngã là sự thiếu cố gắng.

- Bài văn dùng toàn sự thật mà ai cũng phải công nhận.

- Chứng minh từ gần đến xa, từ bản thân đến

- Dùng lí lẽ, dẫn chứng.

+ Luận cứ: Lần đầu tiên...

+ Luận chứng(dẫn chứng): các nhân vật nổi tiếng.

-> Dẫn chứng chính xác, tiêu biểu, trung thực tin cậy.

=> Dùng lí lẽ, dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm đó là đúng là đáng tin cậy.

3. Ghi nhớ(t42) II. Luyện tập.

Tìm cách lập luận của bài “Đừng sợ vấp ngã”:

người khác-> lập luận.

Hs đọc bài “ Không sợ sai lầm”

? Tìm luận điểm của bài văn Không sợ sai lầm.

? Những câu nào mang luận điểm đó.

? Để chứng minh cho luận điểm của mình người viết đã nêu ra những luận cứ nào.

? Em có nhận xét gì về các luận cứ được đưa ra trong bài văn?

? Hãy đọc lại bài và cho biết cách lập luận của bài này so với bài “Đừng sợ vấp ngã”

Hs thảo luận 5’

Hs trình bày, Gv kết luận:

- Trong bài đừng sợ vấp ngã người viết dùng lí lẽ và dẫn chứng( chủ yếu là dẫn chứng) để chứng minh cho luận điểm của mình.

- Trong bài không sợ sai lầm người viết chỉ dùng lí lẽ và phân tích các lí lẽ để chứng minh cho luận điểm. Đó là những lí lẽ đã được thừa nhận.

Gv hướng dẫn Hs về nhà làm.

1. Bài văn: Không sợ sai lầm

a. Luận điểm chính: Không sợ sai lầm

- Những câu văn mang luận điểm đó:

+ Tiêu đề bài văn.

+ Nếu muốn sống một đời....hèn nhát.

+ Không sợ sai lầm mới làm chủ số phận.

+ Thất bại là mẹ thành công.

b. Các luận cứ:

- Người sợ thất bại thì không thể tự lập được.

- Bạn sợ sặc nước thì không biết bơi.

- Không chịu mất gì thì không làm được gì cả.

- Khi tiến bước vào tương lai không thể tránh được sai lầm.

- Có người sai lầm thì chán nản, có người thì cố gắng vươn lên..

-> Luận cứ thực tế hiển nhiên, có sức thuyết phục.

c. So sánh cách lập luận:

- Trong bài đừng sợ vấp ngã: dùng lí lẽ và dẫn chứng( chủ yếu là dẫn chứng)

- Trong bài không sợ sai lầm: chỉ dùng lí lẽ và phân tích các lí lẽ để chứng minh cho luận điểm.

2. Bài đọc thêm: Có hiểu đời mới hiểu mình.

Củng cố- Dặn dò.

Củng cố; Nhắc lại Lập luận chứng minh là gì.

Dặn dò; - Nắm chắc nội dung bài.Làm bài tập còn lại.

- Chuẩn bị: Tiết sau: Thêm trạng ngữ cho câu.

Ngày soạn:19/01/2016 Ngày giảng: 25/01/2016 Tuần 23 – Bài 22.

Tiết 89:Tiếng Việt.

THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU (Tiếp) A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nắm được công dụng của trạng ngữ.

2. Kĩ năng:

- Sử dụng trạng ngữ và kĩ năng tách trạng ngữ.

- Phân tích tác dụng của thành phần trạng ngữ của câu; tách trạng ngữ thành câu riêng.

3. Tư tưởng:

- Nắm được tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng( Nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc bộc lộ cảm xúc).

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu nội dung bài - Soạn giáo án.

2. Học sinh:

- Học bài cũ - Chuẩn bị nội dung bài mới.

C. Tiến trình dạy học:

1. ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:(5’)

Hãy nêu đặc điểm của trạng ngữ trong câu?Đọc và tìm trạng ngữ trong đoạn văn sau.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài:(1’)Để giúp các em biết công dụng của trạng ngữ, khi tách trạng ngữ ra thành một câu riêng ntn tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu tiếp tiết trạng ngữ...

Hoạt động của thầy, trò Kiến thức cần đạt Gv MC.

Hs Đọc ví dụ..

? Xác định các thành phần trạng ngữ trong đoạn văn

Hs Thường thường vào những khoảng đó (Chỉ thời gian)

a.- Sáng dậy (Thời gian) - Nằm dài… trời (Cách thức) - Trên giàn hoa lí (Nơi chốn) - Chỉ độ 8,9 giờ sáng (Thời gian) - Trên nền … trong (Nơi chốn) b. Về mùa đông.(thời gian)

? Những trạng ngữ đó được thêm vào câu để bổ sung những nội dung gì cho nòng cốt câu?

Gv Trạng ngữ không phải là thành phần chính, mà là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa về thời gian nơi

I.Công dụng của trạng ngữ:(13’) 1. Ví dụ

* Nhận xét:

- Bổ sung thời gian, nơi chốn, cách thức...

chốn, cách thức... không bắt buộc phải có nên bình thường ta có thể lược bỏ bớt trạng ngữ.

Gv lược bỏ các trạng ngữ trong câu.

? Theo em có thể lược bỏ như vậy được không? Vì sao?

Gv- VD a: Trạng ngữ bổ sung ý nghĩa cho nòng cốt câu những ý nghĩa về thời gian, cách thức…

-> Nội dung đầy đủ, chính xác hơn nên không bỏ.

VD b: Nếu bỏ trạng ngữ: “Về mùa đông” thì nội dung câu: “ lá bàng đỏ...” thiếu chính xác.

Gv đưa ví dụ c.

* Dân ta có một lòng nồng…của ta. Từ xưa đến nay, ...

Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại...

Ngày nay ..

?Trong văn bản nghị luận, trạng ngữ có vai trò gi?

 Vai trò: Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, nối kết các câu với nhau Bài-> Sắp xếp các luận cứ theo trình tự thời gian, suy luận.

? Qua ví dụ trong văn nghị luận, trạng ngữ có vai trò gì trong việc thể hiện trình tự lập luận.

? Như vậy trạng ngữ có những công dụng gì.

Hs đọc ghi nhớ, Gv khái quát nội dung.

MC Bài tập 1 phần a.

? Tìm trạng ngữ và cho biết công dụng của các trạng ngữ đó.

a. Trạng ngữ:

- Kết hợp những bài này lại( cách thức) + ở loại bài thứ 1

+ ở loại bài thứ 2-> Nơi chốn.

Kết nối các câu, các đoạn với nhau làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc

?Em hãy rút ra công dụng của trạng ngữ khi thêm vào câu?

Gv MC ví dụ câu tách và câu đã gộp.

Hs Đọc.

? Xác định các trạng ngữ trong đoạn văn?

(1) …. để tự hào với … TR

(2) Và để tin tưởng ...nó.

? Câu hai có gì đặc biệt

-> Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

-> Nối kết các câu, các đoạn với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

2. Ghi nhớ (sgkt46)

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II NĂM HỌC 20115 16 (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(174 trang)
w