Tách trạng ngữ thành câu riêng:(10’)

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II NĂM HỌC 20115 16 (Trang 48 - 53)

C. Tiến trình dạy học

II. Tách trạng ngữ thành câu riêng:(10’)

1. Ví dụ:

* Nhận xét.

-Chỉ có thành phần trạng ngữ tách thành câu đb

?So sánh sự giống và khác nhau giữa trạng ngữ ở câu 1 và câu 2..

- Giống: về ý nghĩa cả 2 trạng ngữ đều có quan hệ với chủ và vị ngữ.

- Khác: về hình thức ở câu 1 trạng ngữ chỉ là một thành phần trong câu, Trạng ngữ ở câu 2 tách thành một câu riêng.

? Có thể gộp cả hai câu vào làm một câu để cho câu 1 trở thành câu có hai trạng ngữ được không?

Gv Có thể gộp cả hai câu thành một câu có hai trạng ngữ

? Việc tách trạng ngữ trên thành câu riêng như vậy nhằm mục đích gì.

Hs nhấn mạnh và khẳng định giá trị của tiếng Việt trong tương lai...

Gv Trong một số trường hợp để nhấn mạnh ý, chuyển ý hoặc thể hiện những tình huống, cảm xúc nhất định, nguời ta có thể tách trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu thành những câu riêng.

? Như vậy trạng ngữ khi tách thành câu riêng có tác dụng như thế nào?

Hs đọc ghi nhớ, Gv chuyển ý.

Hs đọc bài tập 1.

? Tìm trạng ngữ ở ví dụ ? Xác định công dụng của nó?

Hs thảo luận 4’ Trình bày Hs nhận xét, bổ sung Gv kết luận và cho điểm.

Hs đọc bài 2.

? Chỉ ra những trường hợp thêm trạng ngữ được tách thành câu riêng? Nêu tác dụng?

3. Bài 3:

GV hướng dẫn.

-> Nhấn mạnh ý nghĩa của trạng ngữ. Tạo nhịp điệu cho câu văn, tạo cách nói nghệ thuật( Giá trị tu từ)

2. Ghi nhớ (gkt47) III. Luyện tập:(15’) 1. Bài 1:

b. Lần đầu tiên... biết đi( thời gian) - Lần đầu tiên tập bơi( Thời gian) - Lần đầu tiên chơi bóng bàn( thời gian)

- Lúc còn học phổ thông( Thời gian)

- Về môn hóa( nơi chốn)

-> Liên kết các câu, các đoạn với nhau

2. Bài 2:

a. Năm 72( Nhấn mạnh thời gian hi sinh)

b. Trong lúc tiếng đờn… bồn chồn( Nhấn mạnh nội dung trong câu)

Củng cố – Dặn dò.

Củng cố; Nhắc lại nội dung bài Dặn dò; Học bài, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài: Các bài tiếng Việt đã học.

=======================================

Ngày soạn: 21/01/2016

Ngày giảng: 26/01/2016 Tuần 23 – Bài 23.

Tiết 90:Tiếng Việt.

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:Giúp học sinh:

- Giúp học sinh củng cố, câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ để làm bài kiểm tra 2. Kĩ năng:

- Biết vận dụng câu rút gọn, câu đặc biệt, trạng ngữ để làm bài kiểm tra.

3. Tư tưởng:

- Bồi dưỡng tinh thần tự giác khi làm bài kiểm tra của Hs.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu nội dung bài - Soạn giáo án.

2. Học sinh:

- Học bài cũ - Chuẩn bị nội dung bài mới.

C. Tiến trình dạy học:

1. ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:(5’)

Hãy nêu đặc điểm của trạng ngữ trong câu?Đọc và tìm trạng ngữ trong đoạn văn sau.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài:

1. Rút gọn câu

a. Thế nào là câu rút gọn: Khi nói hoặc viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu tạo thành câu rút gọn

Ví dụ : _ Ăn cơm chưa?

_ Rồi !

Ví dụ: - Ngày mai có học không?

- Có - Việc rút gọn câu nhằm mục đích gì:

* Công dụng: + Làm cho câu gọn hơn, thông tin nhanh, tránh lặp từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.

+ Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ) b. Cách dùng câu rút gọn: - Khi rút gọn câu cần lưu ý điều gì:

+ Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung câu nói.

+ Không biến câu nói thành một câu cộc lốc, khiếm nhã.

c. Bài tập:1: Câu tục ngữ nào là câu rút gọn?Thành phần nào của câu được rút gọn?

Rút gọn như vậy để làm gì?

a. Người ta là hoa đất.

b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

c. Nuôi lợn ăn cơm nằm nuôi tằm ăn cơm đứng d. Tấc đất tấc vàng.

- Câu rút gọn: là câu b, c ; hai câu này đã rút gọn thành phần chủ ngữ

- Những câu tục ngữ nêu lên một kinh nghiệm ứng xử, 1 kinh nghiệm lao động sản xuất chung cho mọi người. Rút gọn như vậy làm cho câu trở nên ngắn gọn, dễ nhớ.

Bài 2 Tìm câu rút gọn trong bài thơ Qua đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan(GV chép bài thơ)? Khôi phục thành phần đã rút gọn? Vì sao trong thơ, ca dao thường ó nhiều câu rút gọn.

Trả lời: Câu rút gọn: Câu 1: Bước..., câu 7 Dừng chân-> Rút gọn chủ ngữ=> Vì thơ, ca dao có đặc điểm ngắn gọn xúc tích và có quy định số chữ trong dòng thơ.

2. Câu đặc biệt

-Thế nào là câu đặc biệt ? Là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

VD: Tùng, tùng, tùng!

- Tác dụng của câu đặc biệt: + Nêu thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn

+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng: VD: - Tiếng reo. Tiếng vỗ tay vang lên.

+ Bộc lộ cảm xúcVd: Trời ơi! Chao ôi! Đau quá! Ái chà!

+ Gọi đáp: Vd: Hoa ơi! Hoa!

-Bài tập:Tìm câu đặc biệt và câu rút gọn? Cho biết tác dụng của câu đặc biệt câu rút gọn đó?

+ Chim sâu hỏi chiếc lá: - Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!

-Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

Trả lời: Câu đặc biệt: + Lá ơi!-> gọi đáp

- Câu rút gọn:+ Hãy kể… nghe đi. + Bình thường... đâu (hai câu rút gọn chủ ngữ làm câu gọn hơn)

3. Trạng ngữ.

a. Đặc điểm: Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu, Về hình thức: + Trạng ngữ có thể đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu

+ Giữa trạng ngữ và chủ ngữ, vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc dấu phẩy khi viết.

b. Về công dụng: Xác định hoàn cảnh, điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

+ Nối kết các câu, các đoạn lại với nhau, góp phần làm cho đoạn văn, bài văn được mạch lạc.

c. Tách trạng ngữ thành câu riêng: Trong một số trường hợp, để nhấn mạnh ý, chuyển ý, hoặc thể hiện những tình huống, càm xúc nhất định, người ta có thể tách riêng trạng ngữ, đặc biệt là trạng ngữ đứng cuối câu, thành những câu riêng.

d. Bài tập: Bốn cụm từ “mùa xuân” trong các câu sau. Cụm từ nào là trạng ngữ?Cụm từ còn lại đóng vai trò gì?

a. Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bác Việt, mùa xuân của Hà Nội có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh...

b. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.

c. Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.

d. Mùa xuân! Mỗi khi họa mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi

thay kì diệu.

Trả lời: Câu b: Cụm từ “Mùa xuân” là Trạng ngữ chỉ thời gian.

- Câu a( Mùa xuân...Hà Nội làm Chủ ngữ, là mùa xuân làm vị ngữ) - Câu c. Phụ ngữ trong cụm động từ

- Câu d. Câu đặc biệt

Củng cố – Dặn dò.

Củng cố; Nhắc lại nội dung bài Dặn dò; Học bài, làm bài tập còn lại.

Ôn lại các bài đã học, Chuẩn bị bài “Cách làm bài văn lập luận chứng minh.”

====================================

Ngày soạn: 23/01/2016

Ngày giảng: 27/01/2016 Tuần 23 – Bài 23.

Tiết 91+ 92:Tập làm văn.

CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN CHỨNG MINH A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:Giúp học sinh:

- Ôn lại những kiến thức cần thiết( về tạo lập văn bản, về văn bản lập luận chứng minh) để việc học cách làm bài có cơ sở vững chắc hơn.

2. Kĩ năng:

- Bước đầu nắm được cách thức cụ thể trong việc làm một bài văn lập luận chứng minh.

Những điều cần lưu ý và những lỗi cần tránh trong lúc làm bài.

Tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý và viết các phần, đoạn trong bài văn chứng minh.

3. Tư tưởng:

- Bồi dưỡng cho Hs cách làm văn nghị luận.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Nghiên cứu nội dung bài.

- Soạn giáo án.

2. Học sinh:

- Học bài cũ.

- Chuẩn bị nội dung bài mới.

C. Tiến trình dạy học:

1. ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:(5’)

? Em hiểu ntn về văn nghị luận chứng minh.

3. Bài mới:

Giới thiệu bài Các em đã hiểu thế nào là văn nghị luận chứng minh. Vậy để làm tốt bài văn chứng minh ta phải làm gì, làm ntn? Tiết học hôm nay cô hướng dẫn các em tìm hiểu cách làm văn chứng minh.

Hoạt động của thầy, trò Kiến thức cần đạt

Hs Đọc đề văn.

? Trước khi làm văn cần trải qua các bước nào.

? Cho biết yêu cầu chung của đề là gì?

- Thể loại nghị luận.

- Nội dung: Chứng minh tư tưởng thể hiện trong câu tục ngữ: “Có chí thì nên” là đúng đắn.

- Phạm vi kiến thức: vốn sống thực tế của bản thân, văn nghị luận

? Muốn chứng minh tư tưởng… trước hết ta phải làm gì.

- Chí? Nên?

Hs- Muốn chứng minh được trước hết ta phải giải thích câu tục ngữ. Chí: hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. Nên: sự thành công trong sự nghiệp.

? Câu tục ngữ khẳng định điều gì?

Hs-> Khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn ý trí nghị lực kiên trì của con người trong cuộc sống. Ai có ý chí nghị lực và sự kiên trì thì sẽ thành công trong sự nghiệp.

? Muốn chứng minh được tư tưởng nêu trong câu tục ngữ thì có mấy cách lập luận?

- Có 2 cách:

+ Dùng lí lẽ + Nêu dẫn chứng

? Có thể kết hợp cả hai cách trên trong bài làm được không? Hãy xác định lí lẽ đưa ra để chứng minh?

- Có thể kết hợp được cả hai cách trên

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II NĂM HỌC 20115 16 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(174 trang)
w