ĐỀ CƯƠNG ngữ văn 9 học kỳ I chuẩn

14 187 1
ĐỀ CƯƠNG ngữ văn 9 học kỳ I chuẩn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NGỮ VĂN 9 PHẦN I VĂN BẢN I. Thơ hiện đại Việt nam sau cách mạng tháng Tám năm 1945 1. Đồng chí (1948) Chính Hữu Chính Hữu(Trần Đình Đắc) sinh năm 1926. Từng là chiến sĩ trung đoàn Thủ đô. Thơ ông chủ yếu viết về người chiến sĩ. Phong cách thơ: bình dị, cảm xúc dồn nén vừa thiết tha trầm hùng vừa sâu lắng, hàm súc Bài thơ viết 1948 in trong tập “Đầu súng trăng treo”. Thể loại: thể thơ tự do Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả. Nội dung: Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng Nghệ thuật: Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ qua những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm, Bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn. 2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính (1969) Phạm Tiến Duật Tác giả.1941 2007. Là nhà thơ trưởng thành trong kc chống Mĩ. Thơ của Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ. Phong cách thơ trẻ trung, tự nhiên, ngang tàng đậm chất lính Tác phẩm: Sáng tác năm 1969 in trong tập “Vầng trăng quầng lửa”. Thể loại: thể thơ tự do Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả. Nội dung: Bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ, với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam. Nghệ thuật: Tác giả đã đưa vào bài thơ chất liệu hiện thực sinh động của cuộc sống ở chiến trường, ngôn ngữ và giọng điệu giàu chất khẩu ngữ, tự nhiên, khoẻ khoắn. 3. Đoàn thuyền đánh cá (1958) Huy Cận Tác giả: Cù Huy Cận (19192005), quê ở Hà Tĩnh. Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. Hồn thơ Huy Cận ấm áp hơi thở cuộc sống mới. Bài thơ sáng tác năm 1958, là kết quả của chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Bài thơ được đánh giá là bài thơ hay của thơ ca Việt Nam hiện đại. Thể loại: thể thơ 7 chữ(thất ngoontrwowngf thiên) Phương thức biểu đạt: : Biểu cảm kết hợp tự sự. Nội dung: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc hoạ nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. Nghệ thuật: Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khoẻ khoắn, hào hùng, lạc quan. 4. Bếp lửa (1963) Bằng Việt Bằng Việt thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ. Tác phẩm: 1963 khi tác giả đang học tập ở nước ngoài. Thể loại: thể thơ 8 chữ Phương thức biểu đạt: : Biểu cảm kết hợp tự sự và nghị luận.

... ngư i gắn liền v i từ bao đ i Nếu sống tranh thiên nhiên ngư i hai mảnh ghép tách r i Biển đẹp biển hiền hòa, biển dịu êm hay d i biển ln ngư i bạn gắn bó v i ngư dân, v i vùng quê có biển Biển... v i kỷ niệm sáng th i thơ ấu làng quê ngư i sống giản dị, cao, chân thật hòa hợp v i thiên nhiên lành H i nhỏ sống v i đồng V i sông v i biển Ánh trăng gắn bó v i kỷ niệm khơng thể quên chiến... ngư i mẹ hiền cho ngư i tôm cá, cho ngư i mu i mặn…cho ngư i khu du lịch nghỉ dưỡng sau ngày làm việc mệt nhọc Hình ảnh mặt tr i tác giả miêu tả nhiều v i nhiều trạng th i khác từ hồng t i bình

Ngày đăng: 12/09/2018, 22:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan