1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài soạn môn Ngữ văn lớp 9 cấp THCS học kỳ II năm học 20117 2018

230 160 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 230
Dung lượng 2,07 MB

Nội dung

Ngày soạn:29122017. Tuần 19 – Bài 19. Ngày giảng:02012018. Tiết 91+92 văn bản. BÀN VỀ ĐỌC SÁCH ( Trích) Chu Quang Tiềm I. Mục tiêu cần đạt. 1. Kiến thức:Giúp Hs hiểu: ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả. 2. Kĩ năng: Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ). Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận. Rèn thêm cách viết một bài văn nghị luận. 3. T¬ư tư¬ởng: Giáo dục cho Hs ý thức tự giác trong học tập và giá trị của việc đọc sách. II. Chuẩn bị. 1. Thầy: Soạn giảng. 2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu. III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra đầu giờ: 3. Bài mới: Giới thiệu bài. Sách mở ra cho ta kho tàng kiến thức nhân loại. Sách đưa ta đến chân trời rộng mở của tri thức. Đọc sách giúp ta trau rồi kiến thức cho bản thân. Nhưng đọc sách ntn cho có hiệu quả tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài....

Trang 1

Ngày soạn:29/12/2017 Tuần 19 – Bài 19.

1 Kiến thức:Giúp Hs hiểu:

- ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả

2 Kĩ năng:

- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ)

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận

-Rèn thêm cách viết một bài văn nghị luận.

3 Tư tưởng:

-Giáo dục cho Hs ý thức tự giác trong học tập và giá trị của việc đọc sách.

II Chuẩn bị.

1 Thầy: Soạn- giảng.

2 Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

III Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1 Ổn định tổ chức:

2 Kiểm tra đầu giờ:

3 Bài mới:

Giới thiệu bài.

Sách mở ra cho ta kho tàng kiến thức nhân loại Sách đưa ta đến chân trời rộng mởcủa tri thức Đọc sách giúp ta trau rồi kiến thức cho bản thân Nhưng đọc sách ntn cho cóhiệu quả tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu bài

? Hãy cho biết vài nét về tác giả, tác phẩm.

Gv Chu Quang Tiềm( 1897- 1986) là nhà mĩ học

và lý luận văn học nổi tiếng ở Trung Quốc

- Ông nhiều lần bàn về đọc sách, phương pháp đọc

sách Ông muốn truyền lại cho thế hệ sau những

suy nghĩ sâu sắc và kinh nghiệm phong phú của

bản thân Bàn về đọc sách trích trong cuốn" Danh

nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của

Trang 2

giọng tâm tình, nhẹ nhàng như lời trò chuyện Chú

ý các hình ảnh so sánh trong bài

Gv đọc mẫu một đoạn, Hs đọc đến hết

? Nhận xét về cách đọc của bạn.

? Văn bản sử dụng phương thức biểu đạt chính

nào? Hãy cho biết thể loại.

? Nghị luận về vấn đề gì.

Gv Lập luận giải thích về một vấn đề xã hội: Bàn

về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách

? Văn bản trên có bố cục mấy phần Nêu nội dung

từng phần.

Gv: Đây là một đoạn trích nên không đầy đủ các

phần mở, thân, kết Thực chất ở đây chỉ có phần

thân- giải quyết vấn đề, cho nên tìm hiểu bố cục

của đoạn trích thực chất là đi tìm hệ thống các luận

? Dựa vào bố cục em hãy tóm tắt các luận điểm

của tác giả khi triển khai vấn đề ấy.

Hs Lđ1 ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đọc

? Từ vần đề học vấn tác giả đã lí giải tầm quan

trọng và ý nghĩa của việc đọc sách qua chi tiết

nào.

Hs: là con đường quan trọng của học vấn, nhưng

không phải là duy nhất Nhưng muốn có học vấn

thì không thể không đọc sách

Gv học vấn không chỉ là việc của 1 cá nhân mà là

của toàn nhân loại

II Đọc hiểu văn bản.

1, ý nghĩa của sách trên con đường phát triển.

Trang 3

? Mỗi loại học vấn có được hôm nay là do đâu mà

có.

Hs: là thành quả do nhân loại tìm tòi, nghiên cứu,

khám phá trong quá trình lao động sáng tạo qua

các thời đại

Gv -Học vấn được tích luỹ từ mọi mặt trong hoạt

động học tập của con người Trong đó đọc sách chỉ

là một mặt, nhưng là mặt quan trọng Muốn có học

vấn không thể không đọc sách

? Thời gian có thể vùi lấp mọi thứ nhưng những

thành quả đó vẫn được cất giữ và lưu truyền do

đâu.

Hs Do sách vở ghi chép và lưu truyền lại

? Từ đó tác giả khẳng định sách có giá trị ntn.

Hs Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh

thần nhân loại, là cột mốc trên con đường tiến hoá

học thuật của nhân loại

Gv: Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản

tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm xuốt

mấy nghìn năm nay Một nhà văn Nga đã nói

“Sách là ngọn đèn bất diệt không bao giờ tắt”

? Vậy những cuốn sách giáo khoa em đang học tập

có phải là di sản tinh thần đó không? Vì sao?

? Tác giả khẳng định “muốn tiến lên từ văn hoá

học thuật nhất định phải lấy thành quả trong quá

khứ làm điểm xuất phát” Em hiểu ý kiến đó ntn.

Gv Vì sách lưu giữ hết thảy các thành tựu học vấn

của nhân loại Muốn nâng cao học vấn cần kế thừa

thành tựu này Nếu không chỉ là đi giật lùi lạc

hậu

? Qua đó em có nhận xét ntn về giá trị của sách

trên con đường phát triển của mỗi con người và

mỗi dân tộc.

? Tại sao phải đọc sách và đọc sách để làm gì.

Hs Đọc sách là thừa hưởng những giá trị quí báu

này Nhưng học vấn luôn rộng mở ở phía trước Để

tiến lên con người phải dựa vào di sản học vấn này

- Sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng trên con đường phát triển của nhân loại bởi nó chính là kho tàng kiến thức quý báu, là di sản tinh thần

mà loài người đúc kết được trong hàng nghìn năm

2 Tầm quan trọng của việc đọc sách.

Trang 4

- Để khám phá tri thức và sử dụng kho tàng tri

Gv: Là con đường tích luỹ nâng cao vốn tri thức kế

thừa thành tựu của các thời đại đã qua, đồng thời

phát triển mở rộng nâng cao tri thức hơn để cho

đời sau

? Em có nhận xét gì về cách trình bày của đoạn

văn Qua đó tác giả làm nổi bật tầm quan trọng

của việc đọc sách ntn

Gv trên con đường trau rồi học vấn của con người

thì đọc sách Đọc sách là tự học khi vắng mặt

thầy Bên cạnh con đường đọc sách ngày nay

chúng ta còn có các phương tiện thông tin như

nghe nhìn Nhưng đọc sách vẫn là quan trọng

Tiết 2.

Hs đọc phần 2 và cho biết nội dung chính

Hs: Bàn về cách đọc sách trong tình hình hiện nay

? Theo em đọc sách có rễ không Tại sao.

Hs đọc thì dễ nhưng đọc để hiểu mới là khó Vì

phải đọc ntn hơn nữa ngày nay sách lại quá nhiều

Vì thế đọc được sách cũng phải lựa chọn sách để

đọc mới có hiệu quả

? Vì sao sách nhiều lại khiến người ta không

chuyên sâu Tác giả làm sáng tỏ điều đó qua chi

tiết nào.

Hs - Sách nhiều- Người ta không chuyên sâu, dễ xa

vào lối" Ăn tươi nuốt sống" không nghiền ngẫm

Xưa sách ít khó kiếm

- Sách nhiều- Khó lựa chọn, lãng phí thời gian và

sức lực với những cuốn sách không có ích mà bỏ

lỡ quyển quan trọng

? Để làm nổi bật ý sách nhiều tác giả dùng biện

pháp nào.

Gv sách nhiều là điều tốt đối với những người biết

lựa chọn để đọc tuy nhiên nó cũng có cái hại lớn

như tác giả đã đưa ra Vì thế phải biết chọn sách

? Theo ý kiến của tác giả cần lựa chọn sách đọc

như thế nào ( chú ý đọc đoạn 3).

- Lập luận chặt chẽ, dùng nhiều cặp quan hệ nếu thì -> đọc sách là con đường quan trọng để tích luỹ và nâng cao tri thức cho bản thân

Trang 5

Hs: Không tham nhiều, phải chọn cho tinh cho kĩ.

Sách có kiến thức phổ thông, sách chuyên môn

? Từ đó tác giả muốn nói lên điều gì.

? Tác giả đã chỉ ra lối đọc sách của mọi người

hiện nay ntn.

Hs đọc để khoe khoang lướt qua nhiều như ăn

uống đọc để trang trí bộ mặt như kẻ trọc

phú đọc nhiều như cưỡi ngựa xem chợ mắt hoa ý

loạn tay ko mà về

? Tác giả chỉ ra tác hại của lối đọc đó ntn.

Hs lừa mình đối người, thể hiện phẩm chất tầm

thường lãng phí thời gian, sức lực

? Từ đó tác giả nêu ra cách đọc sách ntn.

Hs không cốt nhiều mà phải đọc kĩ, miệng đọc tâm

ghi nghiền ngẫm thấm vào xương tuỷ

? Bên cạnh việc đọc sách chuyên môn còn phải

đọc những sách nào.

Hs sách chuyên môn với sách phổ thông

Gv: Đọc thêm sách thường thức, kế cận với chuyên

môn của mình vì vậy mà tác giả đã khẳng định"

Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời

các học vấn khác" và "Không biết rộng thì không

thể chuyên sâu, không thông thái thì không thể

nắm gọn", có thể nói ý kiến này chứng tỏ kinh

nghiệm, sự từng trải của một học giả lớn

? Từ đây tác giả muốn nhắc nhở người đọc điều

gì.

GV: Sách nhiều khi phải biết lựa chọn sách mà

đọc, đọc ít mà chắc còn hơn đọc nhiều mà rỗng,

lẫn kết hợp đọc rộng và đọc sâu, sách thường thức

với chuyên môn

? Khi bàn về việc chọn và đọc sách, tác giả đã

dùng những biện pháp nào Tác dụng của những

biện pháp đó ra sao.

Hs so sánh đọc với ăn uống và đánh trận với cưỡi

ngựa xem chợ,

- Đối chiếu giữa cách đọc của người xưa với nay

đọc chuyên sâu với đọc để khoe mẽ

? Qua đó tác giả làm nổi bật phương pháp đọc

sách ntn.

-> Phải biết lựa chọn sách có giá trị

và phù hợp với chuyên môn

* Phương pháp đọc đúng đắn.

- Hình ảnh so sánh, đối chiếu thú vị,hấp dẫn giàu sắc thái biểu cảm, trìnhbày bằng việc phân tích cụ thể

=> Đọc sách phải có kế hoạch, vừađọc vừa suy ngẫm, miệng đọc tâmghi có hệ thống Kết hợp giữa đọc

Trang 6

Gv: Đọc sách cũng là một nghệ thuật đọc kĩ nhiều

lần đến thuộc lòng và hiểu, đọc có sự say mê hứng

thú nghiền ngẫm tích luỹ có kế hoạch hệ thống

Đọc sách còn là công việc rèn luyện đạo đức làm

người

- Đối với người nuôi chí lập nghiệp trong một môn

học thì đọc sách là một công việc rèn luyện, một

cuộc chuẩn bị âm thầm và gian khổ

? Nghệ thuật tiêu biểu của bài nghị luận là gì.

? Theo em bài viết hấp dẫn người đọc không chỉ ở

hình ảnh so sánh giàu sức thuyết phục, ở bố cục

chặt chẽ , dẫn dắt tự nhiên mà còn xuất phát từ

những nguyên nhân nào nữa.

Gv: Từ cách dẫn dắt tự nhiên, những lí lẽ nhận xét

xác đáng, bằng giọng chuyện trò tâm tình của một

học giả đã từng trải qua nghiên cứu, tích luỹ có uy

tín đã làm tăng tính thuyết phục

? Tác giả đã trình bày ý kiến của mình về việc đọc

sách như thế nào.

Hs đọc ghi nhớ SGK

? Qua văn bản này em rút ra cho bản thân được

những kinh nghiệm nào trong việc đọc sách.

Hs đọc sách, chọn sách

Gv kinh nghiệm viết văn nghị luận

rộng với đọc sâu giữa sách chuyênmôn với sách thường thức

III Tổng kết.

1 Nghệ thuật.

- Lập luận chặt chẽ

- ý kiến xác đáng, lý lẽ và dẫn chứngsinh động

Dặn dò: Học bài, nắm nội dung bài.

- Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài

- Ôn lại phương pháp nghị luận đã học ở lớp 7

Chuẩn bị bài mới: “ Tiếng nói của văn nghệ ”.

======================================================

Trang 7

Ngày soạn:01/01/2018 Tuần 19 - Bài 20

1 Kiến thức: Giúp Hs nắm được

- Nội dung và sức mạnh của văn nghệ trong cuộc sống con người

- Nghệ thuật lập luận của nhà văn Nguyễn Đình Thi trong văn bản

2 Kĩ năng:

- Rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận

- Thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ

3 Tư tưởng:

- Kiến thức của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người qua đoạn trích nghị luận ngắn, chặt chẽ, giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi

II Chuẩn bị.

1 Thầy: Soạn – giảng.

2 Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

III Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1 Ổn định tổ chức:

2 Kiểm tra đầu giờ: ? Nêu nội dung ý nghĩa của việc đọc sách.

3 Bài mới:

* Giới thiệu bài.

Nguyễn Đình Thi bước vào con đường sáng tác hoạt động văn nghệ từ trước cách mạng, không chỉ sáng tác thơ văn, kịch, nhạc mà còn là một cây lý luận phê bình có tiếng Ông còn giữ nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực văn nghệ Đã từng được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

? Em hãy tóm tắt vài nét về tác giả tác phẩm.

Hs Tham gia cách mạng 1943 đã từng giữ chức

tổng thơ kí hội nhà văn Việt Nam trong xuốt 30

năm ( 1958 - 1989)

- Tác phẩm được viết 1948 thời kì đầu của cuộc

kháng chiến chống Pháp Những năm ấy chúng

ta đang xây dựng nền văn hoá nghệ thuật đậm đà

tính dân tộc gắn bó với cuộc kháng chiến vĩ đại

I Đọc tìm hiểu chung.

1 Tác giả, văn bản.

a, Tác giả.

- Nguyễn Đình Thi (1924- 2003)

Trang 8

của nhân dân Bởi vậy nội dung và sức mạnh kì

diệu của văn nghệ thường được Nguyễn Đình Thi

gắn bó với đời sống phong phú sôi nổi của quần

chúng nhân dân đang sản xuất và chiến đấu

Gv: Nêu yêu cầu đọc

- Đọc rõ ràng, mạch lạc, ngắt nghỉ đúng dấu câu

Gv đọc một đoạn, 2Hs đọc đến hết

? Em hãy nhận xét cách đọc của bạn.

? Văn bản thuộc thể loại gì.

? Em hiểu thế nào là "Tri thức hoá, lý luận, bác

ái".

? Nội dung của bài nghị luận này là gì.

- Phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn

nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với

đời sống con người

? Văn bản có mấy luận điểm, hãy tóm tắt hệ

thống các luận điểm đó.

Hs: Có 3 luận điểm.

- Lđ 1: Nội dung của văn nghệ Cùng với thực tại

khách quan, nội dung của văn nghệ còn là nhận

thức mới mẻ, là tất cả tư tưởng tình cảm của cá

nhân nghệ sĩ Mỗi tác phẩm văn nghệ lớn là một

cách sống của tâm hồn từ đó làm" Thay đổi hẳn,

mắt ta nhìn, óc ta nghĩ"

- Lđ2: Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với

cuộc sống con người nhất là trong sản xuất và

trong chiến đấu của dân tộc ta trong những năm

đàu của cuộc kháng chiến

- Lđ 3: Văn nghệ có khả năng cảm hoá, sức mạnh

lôi cuốn của nó thật là kì diệu bởi đó là tình cảm

tác động tới mỗi con người qua những rung cảm

sâu xa tự trái tim

? Qua việc tóm tắt các luận điểm em hãy nhận

xét về bố cục của văn bản.

Gv: Các luận điểm trong bài tiểu luận vừa có sự

giải thích cho nhau vừa được nối tiếp tự nhiên

theo hướng ngày càng phân tích sâu sắc mang đặc

trưng của văn nghệ Có tính liên kết, chặt chẽ

mạch lạc

- Vì vậy mà nhan đề bài viết vừa có tính khách

quan lí luận vừa gợi sự gần gũi thân mật

Trang 9

Hs đọc

? Ngay từ đầu bài tiểu luận tác giả cho ta thấy

tác phẩm nghệ thuật lấy chất liệu từ đâu Tuy

nhiên nó còn có sự khác biệt như thế nào.

Hs: Lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan

nhưng không phải là sự sao chép giản đơn chụp

ảnh nguyên xi thực tại đời sống đó

? Trong văn bản" Bàn về đọc sách" Tác giả Chu

Quang Tiềm gửi vào tác phẩm điều gì.

Hs: Về cách đọc sách, lựa chọn sách có mục đích,

điều đó được rút ra từ thực tế cuộc sống và từ sự

trải nghiệm của chính tác giả

? Vì thế ở bài tiểu luận này tác giả Nguyễn Đình

Thi đã cho ta thấy quan điểm sáng tác của người

nghệ sĩ như thế nào.

Hs: Khi sáng tạo một tác phẩm nghệ sĩ gửi vào đó

một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình

Gv: Vì vậy nội dung của tác phẩm văn nghệ đâu

chỉ là một câu chuyện, là một con người như ở

ngoài đời mà quan trọng hơn là tư tưởng, tấm

lòng của người nghệ sĩ gửi vào trong đó

? Từ đó tác giả đưa ra dẫn chứng cụ thể nào.

Hs: 2 câu thơ của Nguyễn Du làm ta rung động

với cái đẹp lạ lùng mà tác giả nhìn thấy trong

cảnh vật mùa xuân tràn đầy sức sống

- 2 câu thơ mở và kết thúc của Truyện Kiều rút ra

bài học luân lý hay một triết lý về đời người

? Em hiểu tác phẩm văn nghệ đã mang đến cho

người đọc điều gì.

Gv: Bao rung động ngỡ ngàng trước những điều

tưởng chừng đã rất quen thuộc trong cuộc sống

đời thường

- Vì vậy tác phẩm văn nghệ không cất lên những

lời thuyết lý khô khan mà chứa đựng tất cả những

say xưa vui buồn, yêu ghét mơ mộng của nghệ sĩ

Có những tác phẩm sống mãi trong lòng người

đọc vì ở đó người nghệ sĩ đã mang lại cho ta

những rung cảm đặc biệt

? Theo em nội dung của văn nghệ còn là sự rung

cảm của ai Vì sao.

II Đọc hiểu văn bản.

1, Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ.

- Chứa đựng tất cả những say xưa, vuibuồn yêu ghét, mơ mộng của ngườinghệ sĩ

- Còn là rung cảm nhận thức củangười tiếp nhận

Trang 10

Hs: Là sự rung cảm nhận thức của người tiếp

nhận Nó được mở rộng, phát huy vô tận qua từng

thế hệ người đọc

? Để làm sáng tỏ luận điểm này tác giả dùng biện

pháp nào Tác dụng.

? Em hãy so sánh nội dung của tác phẩm văn

nghệ với nội dung của bộ môn khoa học khác.

Gv: Bộ môn khoa học đi sâu vào khám phá thể

hiện chiều sâu bộ mặt tự nhiên xã hội

- Văn nghệ tập trung khám phá thể hiện chiều sâu

tính cách số phận con người là đời sống tình

cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có

tính cá nhân của người nghệ sĩ

Hết tiết1 chuyển Tiết 2.

? Văn nghệ đã tác động đến đời sống con người

- Những người đàn bà lam lũ khi ru con

- Những người bị tù chung thân trong cuộc đời u

tối thì tiếng nói của văn nghệ là sợi dây buộc

chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài, với tất cả

những sự sống, hoạt động, những vui buồn gần

gũi

? Nếu không có văn nghệ đời sống của con người

sẽ ra sao.

Hs: Cuộc sống trở nên tẻ nhạt và khô khan

? Đối với cuộc sống tác giả cho ta thấy văn nghệ

có ý nghĩa như thế nào Vì sao.

Hs: Rất quan trọng vì văn nghệ không thể sống xa

lìa cuộc sống

? Vì thế mà chỗ đứng của văn nghệ là gì.

Hs: ở tình yêu ghét, niềm vui buồn, ý đẹp xấu

trong đời sống thiên nhiên và đời sống xã hội

? Cho nên con người cần đến văn nghệ còn vì lẽ

gì nữa.

Hs: Làm cho con người vui lên biết rung cảm và

- Chứng minh và giải thích

-> Tác phẩm văn nghệ là hiện thựcmang tính cụ thể, sinh động là đờisống tình cảm của con người qua cáinhìn của người nghệ sĩ

2, Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ.

Trang 11

ước mơ trong cuộc đời còn nhiều vất vả cực nhọc.

Gv: Tác giả đã đưa ra câu nói vắn tắt của đại thi

hào Tôn- Xtôi: Nghệ thuật là tiếng nói của tình

cảm

? Đoạn văn này tác giả dùng phép lập luận nào.

? Qua đó tác giả muốn khẳng định vai trò của

văn nghệ đối với đời sống con người như thế nào.

Gv: Làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp quên đi cái

cực nhọc, khổ đau thấy yêu đời hơn Biết yêu cái

đẹp ghét và lên án cái ác tránh xa cái ác, thông

cảm với những người có hoàn cảnh éo le Giúp

cho chúng ta được sống đầy đủ hơn, phong phú

hơn với cuộc đời và với chính mình

? Vậy con đường đến với người đọc của văn nghệ

được bắt nguồn từ nguyên nhân nào.

Hs: Từ nội dung phản ánh của nó đã đem đến cho

người đọc khả năng kì diệu

? Tại sao tác giả cho rằng nghệ thuật là tiếng nói

của tình cảm.

Hs: Chứa đựng tình yêu ghét

- Nghệ thuật không khô khan mà lắng sâu thấm

đẫm vào tâm hồn người đọc qua những rung cảm

tinh tế của người nghệ sĩ được thể hiện trong tác

phẩm

- Ví dụ như khi đọc một bài thơ hay" Đồng chí",

khi đọc " Làng"

? Đã bao giờ em đọc một bài thơ hoặc một tác

phẩm mà thấy muốn đọc nhiều lần không Vì sao.

Hs vì nội dung của nó khiến ta phải suy nghĩ

? Tác giả cho rằng văn nghệ có một khả năng kì

diệu điều đó được thể hiện như thế nào.

Hs: Mở rộng khả năng của tâm hồn làm cho con

người buồn vui được nhiều hơn, yêu thương và

căm hờn được nhiều hơn Vì nó có khả năng

tuyên truyền rất cao

? Từ việc phân tích nội dung được phản ánh,

cũng như vai trò của văn nghệ đối với đời sống

con người và tiếng nói của văn nghệ đối với

người đọc Tác giả đã lập luận như thế nào Vì

sao.

Gv: Lập luận chặt chẽ, nêu dẫn chứng, các luận

- Phép lập luận phân tích và tổng hợp.-> Góp phần làm cho đời sống thêmtươi mát và thú vị

3, Con đường văn nghệ đến với người đọc và khả năng kì diệu của nó.

- Được bắt nguồn từ nội dung thểhiện

+ Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm

+ Là tiếng nói của tư tưởng

- Có khả năng kì diệu tác động sâusắc đến tâm hồn tình cảm của ngườiđọc giúp ta tự hoàn thiện bản thân

- Bố cục chặt chẽ thể hiện phương

Trang 12

điểm kết hợp với cách viết giàu hình ảnh hấp dẫn

người đọc

? Phương pháp thể hiện của văn bản này là gì.

? Em có nhận xét gì về bố cục của bài tiểu luận

cũng như cách viết của tác giả.

? Bài tiểu luận thể hiện nội dung gì.

? Nêu một số tác phẩm văn nghệ mà em yêu thích

và phân tích ý nghĩa tác độngh của tác phẩm ấy

Củng cố: ? Nội dung phản ánh thể hiện của văn nghệ là gì.

? Vậy con đường đến với người đọc của văn nghệ được bắt nguồn từ nguyên nhân nào

Dặn dò: Hs học nội dung bài.

Chuẩn bị bài mới" Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten"

2 Kĩ năng:

Trang 13

- Tìm phân tích luận điểm, luận chứng trong văn nghị luận, so sánh cách viết của nhà văn

và nhà khoa học về cùng một đối tượng

3.Tư tưởng :

- Hiểu rõ về thơ ngụ ngôn của La Phông Ten

II Chuẩn bị.

1 Thầy: Soạn – giảng.

2 Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

III Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1 Ổn định tổ chức:

2 Kiểm tra bài cũ:

? Tại sao chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới lại phải chuẩn bị con người

3 Bài mới:

Giới thiệu bài

- Lớp 8 các em đã học văn bản “ Đi bộ ngao du” đó là một văn bản nghị luận xã hội của nhà văn Pháp Ru

xô Hôm nay các em tiếp tục làm quen với một triết gia, một nhà sử học, nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng người Pháp Hi pô H ten qua một văn bản nghị luận văn chương bàn về hiện tượng chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông ten Vậy nội dung vấn đề nghị luận này ntn tiết học hôm nay cô cùng các em tìm hiểu tiết 107.

? Cho biết vài nét khái quát về tác giả, tác phẩm.

GV: Là nhà văn Pháp nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực

Tiêu biểu như công trình nghiên cứu thơ Ngụ ngôn

của La – phông – ten(1853) Công trình nghiên cứu

này được chia làm nhiều phần, mỗi phần có nhiều

chương Đoạn trích học hôm nay thuộc chương II

phần II của công trình đó

Gv khái quát: chúng ta vừa tìm hiểu vài nét tiêu biểu

về tác giả Hi – pô -lít ten và tác phẩm “Chó sói và

Cừu trong thơ ngụ ngôn của la – phông – ten” Để

hiểu rõ nội dung của văn bản này chúng ta chuyển

tiếp sang phần thứ 2

GV: Nêu yêu cầu đọc: Đây là một văn bản nghị luận

văn chương tuy nhiên đoạn đầu tác giả Hi – pô- lít

ten đã trích dẫn một đoạn thơ bài Chó sói và cừu của

La phông ten vì thế cô yêu cầu đọc rõ ràng, mạch lạc,

chú ý ngắt, nghỉ đúng nhịp điệu và dấu câu

- Cụ thể đây là thơ song thất lục bát các em chú ý

Hai câu thất với nhịp 2/3/2 còn hai câu lục bát đọc

với nhịp 4/2 và 4/4

- Lời dẫn đoạn văn của nhà khoa học Buy phông

giọng đọc to, rõ ràng, khúc triết, mạch lạc

- Lời dẫn đoạn văn của nhà thơ La phông ten giọng

Trang 14

nhẹ nhàng thương cảm

Gv đọc mẫu từ đầu – tốt bụng như thế,

Hs đọc đến hết

Hs nhận xét cách đọc của bạn Gv nhận xét

Gv về nhà các em đọc kĩ lại văn bản để hiểu và nắm

bắt kĩ hơn cái thần thái trong từng ý, từng lời của văn

bản

? Em hiểu gì về La phông ten và Buy phông.

Hs trả lời theo chú thích 1 và 4

Gv La phông ten là nhà thơ ngụ ngôn : Lão nông và

các con Còn Buy phông là nhà khoa học nổi tiếng

? ở lớp 6 các em đã học thể loại truyện ngụ ngôn vậy

em hãy nhắc lại khái niệm truyện ngụ ngôn.

Hs Là thể loại văn học dân gian, thường mượn

truyện loài vật để nói truyện con người Các câu

chuyện ngụ ngôn luôn có ý nghĩa xã hội và ý nghĩa

giáo dục sâu sắc

? Cho biết văn bản này viết theo thể loại nào.

? Đối tượng nghị luận của văn bản là gì.

Hs Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của la phông

ten

Gv Tức là bàn về đặc điểm sáng tạo nghệ thuật của

La phông ten Như vậy có thể nói đây là bài nghị luận

tác phẩm văn học

? Văn bản có bố cục như thế nào Nêu nội dung cụ

thể của mỗi phần.

Gv: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu => tốt bụng như thế-> Hình tượng

con cừu trong cách nhìn của La Phông Ten và Buy

phông

- Phần 2: Còn lại Hình tượng con chó sói trong cách

nhìn của nhà thơ và nhà khoa học

? Hãy đối chiếu giữa hai phần để tìm ra biện pháp

lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau

không lặp lại.

Hs thảo luận nhóm 5’ và trình bày

Gv: Cả hai đoạn văn nhằm làm nổi bật hình tượng

con cừu và con chó sói dưới hình thức ngụ ngôn Đều

lập luận bằng cách dẫn ra những dòng viết về hai con

vật ấy của nhà khoa học để so sánh

- Đều triển khai mạch nghị luận theo trật tự ba bước

Dưới ngòi bút của La Phông Ten của Buy Phông, nên

b, Hiểu chú thích

- Từ khó

- Văn bản nghị luận

c Bố cục: 2 phần

Trang 15

bài sinh động hơn.

- Khác nhau không lặp lại ở chỗ: phần 1trích đoạn

thơ của La phông ten nghĩa là La phông ten tham gia

vào mạch nghị luận của mình

? Vì vậy em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa hai

đoạn.

GV: Gắn bó chặt chẽ lô gíc, lập luận rõ ràng, làm nổi

bật hình tượng hai con vật

Hs đọc lại phần 1.

Tác giả làm nổi bật hình tượng nào

Chúng ta tìm hiểu hình tượng con cừu trong những

dòng viết của nhà khoa học Buy phông trước

Hs theo dõi từ chỗ: Buy phông -> bị chó xua đi.

? Dưới cái nhìn của nhà khoa học, Cừu là con vật

nháo nhào co cụm lại với nhau

? Nhà khoa học còn nhấn mạnh ở loài cừu đặc điểm

nào nữa.

Hs

? Tại sao Buy phông cho rằng loài cừu còn hết sức

đần độn.

Hs Vì chúng không biết trốn tránh nỗi nguy hiểm

thậm chí chúng không cảm thấy sự bất tiện,

? Để minh hoạ cho lí lẽ trên tác giả đưa ra dẫn

chứng nào.

Hs Chúng ở đâu là cứ đứng nguyên tại chỗ ngay dưới

trời mưa hay tuyết rơi Muốn di chuyển chúng đi nơi

khác phải có con đầu đàn thậm chí con đầu đàn cũng

cứ ì ra nếu không có con chó xua đi

Gv Đó là thói quen bầy đàn Con đầu đàn có vai trò

quan trọng trong việc di chuyển

? Em nhận thấy nhà khoa học có cách viết ntn về loài

cừu.

Gv Loài cừu dưới cách nhìn của nhà khoa học nó chỉ

là một loài động vật với những đặc tính và thói quen

II Đọc- hiểu văn bản.

1, Hình tượng con Cừu.

a Trong cách nhìn nhận của Buy phông.

+ Ngu ngốc, sợ sệt, tụ tập thànhbầy

+ Đần độn

- Nêu bật đặc tính và thói quen cơbản của loài cừu một cách chính

Trang 16

cơ bản như: ngu ngốc sợ sệt, đần độn không biét trốn

tránh nguy hiểm cũng như mọi bất tiện chúng cứ ì

ra Vậy còn nhà thơ La phông ten nhìn nhận con cừu

ntn

? Khi xây dựng hình tượng con cừu La phông ten đặt

nó trong hoàn cảnh nào.

Hs Đối mặt với con sói bên dòng suối

? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của con cừu mà La

phông ten đưa ra.

Hs Hoàn cảnh nguy hiểm

? Vì sao em cho rằng đó là hoàn cảnh nguy hiểm.

Hs Vì nó phải đối mặt với một con sói hung dữ lại

đang đói dài

? Khi bị sói kiếm cớ bắt tội cừu đã thanh minh ntn.

Hs Xin bệ hạ nguôi giận

? Bệ hạ có nghĩa là gì.

? Em có nhận xét gì về giọng điệu và thái độ của cừu

khi nói với sói.

Hs Thái độ van xin, lời lẽ dịu dàng phân trần rằng

không nói xấu, không làm đục nước vì chưa ra đời

? Em có nhận xét ntn về nghệ thuật xây dựng con cừu

của La phông ten Và tác dụng của biện pháp nghệ

thuật đó.

Hs Đây là biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng

để thấy được cừu cũng có suy nghĩ nói năng và hành

động như con người Đồng thời thấy được đặc tính

hiền lành nhút nhát không bao giờ có thể làm hại ai

Hs theo dõi đoạn “ Mọi chuyện tốt bụng như thế”

? Bên cạnh bản tính hiền lành nhút nhát La phông

ten còn thấy cừu là con vật ntn.

Hs Thân thương và tốt bụng nữa

? Đặc tính này được chứng minh qua chi tiết nào.

Hs nhận ra tiếng rên của con mình và đứng yên cho

con bú mặc cho nguy hiểm hay rét mướt, bùn lầy

? Tác giả Hi pô lít ten đã nhận xét ntn về tình cảm và

thái độ của La phông ten giành cho loài cừu.

Hs La phông ten đã động lòng thương cảm với bao

nỗi buồn dầu và tốt bụng như thế

? Em có suy nghĩ ntn về cách nhìn nhận con vật của

nhà thơ la phông ten.

Gv Dưới cái nhìn của nhà khoa học cừu là con vật

ngu ngốc đần độn còn nhà thơ bằng trí tưởng tượng

Trang 17

phong phú cùng với tư tưởng nhân văn La phông ten

đã xây dựng thành công hình tượng con cừu thông

quahình tượng đó La phông ten còn gửi gắm tư tưởng

cảm thông với những con người nhỏ bé yếu đuối

trong xã hội .điều đó cho thấy cách xây dựng nhân

vật trong nghệ thuật bao giờ cũng mang đậm tính

nhân văn khác với các ngành khoa học khác

? Em có nhận xét gì về nghệ thuật lập luận của tác

giả Hi pô lít ten.

Gv Cách lập luận chặt chẽ rõ ràng, chính xác, ngôn

ngữ điêu luyện bằng cách so sánh đối chiếu giữa 2

cách nhìn nhận sự vật của nhà thơ và nhà khoa học

hình ảnh con cừu hiện nên thật cụ thể vừa khách quan

chân thật vừa sinh động hấp dẫn

Hết tiết 1 chuyển tiết 2.

HS: Đọc đoạn 2

? Hít ten đã lập luận ntn về loài sói này.

Hs chó sói bạo chúa của cừu trong thơ ngụ ngôn cũng

đáng thương

? Vì sao ông cho rằng nó đáng thương.

Hs Vì đó là kẻ trộm cướp nhưng luôn khốn khổ và

bất hạnh

? Hít ten đã đưa ra dẫn chứng nào để minh hoạ cho

những lập luận trên.

Hs Bộ mặt lấm lét và lo lắng, cơ thể gầy giơ xương,

bộ dạng kẻ cướp bị truy đuổi

Gv ông khẳng định chó sói dưới ngòi bút của La

phông ten chỉ là gã vô lại luôn đói dài và luôn bị ăn

đòn Sau đó Hít ten dẫn ra cách viết của nhà khoa học

Hs đang chinh chiến, ồn ào để tấn công con mồi,

hoặc chống chả con vật nào đó

Gv xong xuôi chúng lại quay về dáng vẻ lặng lẽ cô

đơn

? Không chỉ có vậy Buy phông còn nhận xét ntn về

-> Lập luận chặt chẽ, so sánh đốichiếu=> Hình ảnh cừu hiện lênthật cụ thể vừa chân thực vừa sinhđộng

Trang 18

loài sói này.

Hs Bộ mặt lấm lét dáng vẻ hoang dã tiếng rú dùng

rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng, cái gì cũng

làm ta khó chịu thật đáng ghét, sống thì có hại, chết

thì vô dụng

? Thái độ của tác giả với con vật này ntn.

GV: Là loài dã thú, khát máu ghê tởm, rất ghét và

đáng trừ diệt

? Em có nhận xét gì về những quan sát, đánh giá của

Buy phông về loài sói.

GV: Nhà khoa học quan sát loài vật dựa trên cơ sở

khoa học ông miêu tả và giải thích thói quen sống cô

độc và thói quen tụ bầy đàn của loài sói khi sống bình

thường, khi tấn công con mồi to lớn hơn, khái quát

thành lối sống, quy luật chung của loài chó sói một

động vật ăn thịt,

? La Phông Ten tả chó sói có điểm gì giống và khác

so với Buy Phông.

Hs sói cũng là bạo chúa khát máu, giọng khàn gầm

dữ dội của con thú điên, nhưng tính cách thì phức tạp

? Tính cách ở đây hiểu ntn.

Hs tính cách nhân vật trong văn học

? Khi miêu tả chó sói La phông ten đã sử dụng biện

pháp nghệ thuật nào

GV: Khi xây dựng hình tượng chó sói La Phông ten

cũng không tuỳ tiện mà dựa trên một trong những đặc

tính vốn có của loài chó sói là săn mồi ăn tươi nuốt

sống những con vật yếu hơn mình nhưng ông đã nhân

Hs lời nhận xét của Hít ten về nhà khoa học và nhà

thơ Có ý nghĩa so sánh đối chiếu giữa 2 cách nhìn

nhận sự vật của nhà khoa học và nhà thơ

? Tại sao cùng viết về 2 con vật nhưng La phông ten

và Buy phông lại có những nhận xét khác nhau như

vậy

Hs thảo luận 3’

( ? Theo em Buy Phông đã tả hai con vật bằng

phương pháp nào, nhằm mục đích gì.

+ Bạo chúa khát máu

- Quan sát dựa trên đặc tính cơbản của loài động vật

b Trong thơ của La phông ten.

- Nhân hoá Như một kẻ mạnhtham lam, không có lương tâm

=> Nghệ thuật lập luận của Hítten là Phân tích, so sánh đối chiếugiữa 2 cách viết của nhà khoa họcvới nhà thơ để làm sáng tỏ đặctrưng của sáng tác nghệ thuật

Trang 19

GV: Nhà khoa học tả chính xác khách quan dựa trên

quan sát nghiên cứu đặc tính của loài động vật

? Còn La Phông Ten nhà nghệ sĩ cũng tả hai con vật

ấy bằng phương pháp nào.

GV: Quan sát tinh tế, nhạy cảm, trí tưởng tượng

phong phú gắn liền với tư tưởng tình cảm mà tác giả

muốn gửi gắm tới bạn đọc-> Đặc điểm bản chất của

sáng tạo nghệ thuật)

? Nghệ thuật nghị luận của H Ten là gì.

GV: Phân tích, so sánh đối chiếu, chứng minh

? Mạch lập luận trong văn bản như thế nào Tác

dụng.

GV: Trình tự từng con vật hiện ra dưới ngòi bút của

La Phông Ten, của Buy Phông, bố cục chặt chẽ

? Văn bản trên làm nổi bật nội dung gì.

Củng cố: ? Hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học như thế nào.

? Dưới con mắt của nhà thơ cừu có phải là con vật đần độn sợ hãi không

Dặn dò: HS học nội dung bài,

Chuẩn bị bài mới: “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"

============================================

Ngày soạn:03/01/2018 Tuần 20 - Bài 20.

Trang 20

1 Kiến thức: Giúp HS nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và

thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thànhnhững đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trongthế kỉ mới

1 Thầy: Soạn – giảng.

2 Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

III Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1 Ổn định tổ chức:

2 Kiểm tra bài cũ:

? Theo em tác giả Nguyễn Đình Thi nói như thế nào về sức mạnh kì diệu của văn nghệ

3 Bài mới:

* Giới thiệu bài.

Vào thế kỉ XXI, thiên niên kỉ III, thanh niên Việt Nam chúng ta đã và đang chuẩn bị hành trang bước vào xu thế hội nhập thế giới Liệu ta có sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ hằng mong mỏi hay không ? Một trong những lời khuyên lời trò chuyện của đ/c Vũ Khoan về nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của thanh niên được thể hiện trong bài nghị luận

? Nêu vài nét khái quát về tác giả.

Hs: Vũ Khoan là nhà hoạt động chính trị, nhiều năm

là thứ trưởng Bộ ngoại giao, Bộ thương mại, phó

Thủ Tướng Chính phủ

? Cho biết xuất xứ của bài viết

Hs: Bài viết được đăng trên tạp chí tia sáng năm

2001 và được in trong tập "Một góc nhìn của tri

thức" nhà xuất bản trẻ thành phố Hồ Chí Minh năm

2002

GV: Nêu yêu cầu đọc Đọc rõ ràng mạch lạc, phấn

trấn, tình cảm

GV: Đọc mẫu một đoạn, hai HS đọc đến hết

? Cho biết nghĩa của từ "Hội nhập, sự giao thoa,

I Đọc tìm hiểu chung.

1 Tác giả-tác phẩm.

- Vũ Khoan là nhà hoạt động chínhtrị,…

- Văn bản đăng trên tạp chí tia sáng

năm 2001

2 Đọc hiểu chú thích.

a, Đọc

Trang 21

tương tác, kì thị"

? Tác giả bài viết này trong thời điểm nào của lịch

sử dân tộc

Hs: Vào năm 2001 khi đất nước ta cùng toàn thế

giới bước vào năm đầu của thế kỷ mới, thông

thường sau một thời gian dài chuẩn bị bước vào

chặng đường mới đây là thời kỳ chuyển giao giữa

hai thế kỷ

? Văn bản trên thuộc thể loại Phương thức biểu đạt

gì.

Hs Nghị luận về một vấn đề xã hội-giáo dục

? Bài viết đã nêu vấn đề gì Ý nghĩa thời sự và ý

nghĩa lâu dài của vấn đề ấy ntn

Hs Nêu vấn đề nghị luận (Được thể hiện rõ qua

nhan đề và câu đầu của bài viết) Nó còn có ý nghĩa

lâu dài đối với quá trình đi lên của đất nước

? Bài viết có bố cục mấy phần Mỗi phần có nhiệm

? Em hãy xác định luận điểm trung tâm và hệ thống

các luận cứ trong văn bản.

Gv: - Luận điểm trung tâm: Chuẩn bị hành trang vào

thế kỷ mới

- Hệ thống luận cứ:

+ Chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất

+ Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu,

nhiệm vụ nặng nề của đất nước

+ Cần nhận rõ những cái mạnh, cái yếu của con

người Việt Nam khi bước vào nền kinh tế mới, trong

thế kỷ 21

+ Việc làm quyết định đầu tiên của thế hệ trẻ

? Mở đầu bài viết tác giả nêu vấn đề gì.

Hs lớp trẻ cần nhận rõ mạnh,yếu để rèn thói quen

tốt

? Vì sao tác giả lại đặt ra vấn đề đó.Vấn đề đó có ý

nghĩa ntn đối với đất nước.

Hs Vì tết năm nay là sự chuyển giao giữa 2 thế kỉ, 2

thiên niên kỉ Là vấn đề thời sự cấp bách để hội

nhập với nền kinh tế thế giới đưa nước ta tiến đến

Trang 22

nền kinh tế hiện đại bền vững.

Gv trong thời khắc như vậy ai cũng nói tới việc

chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ

? Vậy chuẩn bị hành trang nghĩa là gì.

Hs

?Em có nhận xét gì về cách nêu vấn đề của tác giả.

Gv

? Tác giả cho rằng trong hành trang bước vào thế

kỉ mới phải chuẩn bị cái gì.

Hs Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới thì quan

trong nhất là sự chuẩn bị bản thân con người

? Ở luận cứ 1 tác giả đã đưa ra mấy luận chứng để

làm sáng tỏ.

Hs: - Từ cổ chí kim con người là động lực phát triển

của lịch sử, không có con người lịch sử không thể

phát triển

- Trong thời kỳ nền kinh tế tri thức phát triển mạnh

mẽ thì vai trò của con người càng nổi trội

? Theo em vì sao.

GV: Vì con người với tư duy sáng tạo, với tiềm

năng chất xám vô cùng phong phú, sâu rộng đã góp

phần quyết định tạo nên nền kinh tế tri thức ấy

Hs: - Hai ý: Bối cảnh hiện nay là một thế giới mà

khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại sự

giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền

kinh tế

Ví dụ: Các sản phẩm điện tử, Việt Nam trở thành

thành viên của ASEAN, hội nhập WTO

? Giao thoa, hội nhập nghĩa là gì.

? Từ bối cảnh thế giới như vậy những mục tiêu

nhiệm vụ nặng nề của đất nước ta đặt ra là gì.

Hs: Nước ta đồng thời giải quyết 3 nhiệm vụ

- Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu

- Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá

- Tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức

Gv đó chính là yêu cầu nảy sinh từ những đòi hỏi

của hội nhập và phát triển Để làm nên sự nghiệp ấy

-> Vấn đề được nêu một cách trựctiếp, rõ ràng và ngắn gọn

2 Phần giải quyết vấn đề.

- Luận cứ1: Chuẩn bị về con người.

+ Không có con người, lịch sửkhông thể phát triển

+ Con người góp phần quyết địnhtạo nền kinh tế tri thức

- Luận cứ 2: Bối cảnh thế giới hiện

nay và những mục tiêu nặng nề củađất nước

+ Thế giới: Khoa học công nghệphát triển như một huyền thoại

+ Nước ta phải giải quyết ba nhiệmvụ

Trang 23

những con người VN với điểm mạnh yếu

? Luận cứ thứ 3 của văn bản là gì.

? Những điểm mạnh điểm yếu được tác giả chỉ ra

như thế nào.

Hs Thông minh nhạy bén với cái mới nhưng thiếu

kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành

- Cần cù sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ không coi

trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ chưa quen

với cường độ khẩn trương

- Có tinh thần đùm bọc trong chiến đấu nhưng lại

thường đố kị trong làm ăn và trong đời sống hàng

ngày

- Thích ứng nhanh nhưng lại có nhiều hạn chế trong

thói quen và nếp nghĩ, kỳ thị trong kinh doanh quen

với bao cấp, thói sung ngoại hoặc bài ngoại quá

mức

? Những điểm mạnh yếu ấy có quan hệ ntn với

nhiệm vụ dưa đất nước đi lên CNH,HĐH trong thời

đại hiện nay.

Hs Điểm mạnh đáp ứng yêu cầu sáng tạo của XH

hiện đại, điểm yếu gây cản trở cho sự phát triển

? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả khi

đưa ra điểm mạnh điểm yếu trong tác phẩm.

GV: Không nêu từng điểm mà lập luận sóng đôi

bằng việc đối chiếu giữa hai điểm mạnh yếu Thể

hiện cách nhìn thấu đáo hợp lý

? Để làm nổi bật điểm mạnh yếu tác giả đã đưa ra

những dẫn chứng nào để minh hoạ.

Hs So sánh giữa người Việt với người Nhật

? Đoạn văn này tác giả sử dụng biện pháp nào.tác

dụng.

Hs So sánh,đối chiếu, dùng nhiều thành ngữ, thuật

ngữ làm nổi bật được vấn đề mà bài viết đặt ra

? Em có nhận xét như thế nào về thái độ của tác giả

khi nêu nên những điểm mạnh điểm yếu của con

người Việt Nam.

Hs: Tôn trọng sự thật nhìn nhận vấn đề một cách

khách quan

? Ngôn ngữ của văn bản này có gì khác với cách

nói của văn bản " Tiếng nói của văn nghệ".

GV: Ngôn ngữ báo trí gắn với đời sống, sử dụng khá

nhiều thành ngữ tục ngữ sinh động cụ thể, sâu sắc

- Luận cứ 3: Điểm mạnh, yếu của

con người Việt Nam cần được nhận

rõ khi bước vào nền kinh tế mớitrong thế kỷ mới

- Lập luận sóng đôi bằng việc đốichiếu giữa hai điểm mạnh yếu

- Ngôn ngữ báo trí sâu sắc và ngắngọn

Trang 24

ngắn gọn.

? Em hãy đọc lại những câu thành ngữ, tục ngữ

trong bài.

Hs Nước đến chân mới nhảy, Liệu cơm gắp

mắm,Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Trâu buộc ghét

trâu ăn, Bóc ngắn cắn dài

? Từ những hệ thống luận cứ đó, tác giả đã đưa ra

việc quyết định đối với thế hệ trẻ Việt Nam như thế

nào.

Hs Lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh vứt

bỏ điểm yếu, thiếu

? Vì sao tác giả cho rằng khâu đầu tiên có ý nghĩa

quyết định là lớp trẻ phải quen dần với những thói

quen tốt ngay từ việc nhỏ nhật nhất.

Gv vì lớp trẻ là người quyết định tương lai, phải

nổi bật luận điểm

? Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới là phải chuẩn

bị con người như thế nào.

HS: Đọc ghi nhớ

? Nêu yêu cầu bài tập 1

GV: Hướng dẫn HS làm

- Dùng nhiều thành ngữ, tục ngữlàm nổi bật điểm mạnh, yếu củangười Việt Nam

3 Kết thúc vấn đề.

- Đưa ra lời kêu gọi khẩn thiết thế

hệ trẻ phải lấp đầy hành trang bằngnhững điểm mạnh quen dần vớithói quen của thời đại công nghiệphoá hiện đại hoá

Củng cố: ? Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới là phải chuẩn bị con người như thế nào.

Dặn dò: HS học nội dung bài, làm bài tập 2.

Chuẩn bị bài " Khởi ngữ"

Ngày soạn:06/01/2018 Tuần 20 -Bài 19.

Ngày giảng:09/01/2018

Trang 25

Tiết 98: Tiếng Việt

KHỞI NGỮ

I Mục tiêu cần đạt.

1 Kiến thức:Giúp Hs nhận biết:

- Đặc điểm, công dụng của khởi ngữ

2 Kĩ năng:

- Phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu

3 Tư tưởng:

- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là nêu đề tài của câu chứa nó.

- Nhận diện khởi ngữ trong câu Biết đặt những câu có khởi ngữ

II Chuẩn bị.

1 Thầy: Soạn- giảng.

2 Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

III Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1 Ổn định tổ chức:

2 Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của Hs

3 Bài mới:

* Giới thiệu bài.

Trong câu ngoài thành phần chủ ngữ và vị ngữ, trạng ngữ mà các em đã học còn có một thành phần nữa Đó là thành phần khởi ngữ Vậy khởi ngữ là thành phần ntn có đặc điểm gì

Gv: Treo bảng phụ

Hs đọc ví dụ

? Nêu nội dung chính của đoạn văn.

? Em hãy xác định chủ ngữ trong những câu có

? Nếu bỏ thành phần in đậm đi thì nội dung câu

có thay đổi không Vì sao

Hs: Không thay đổi mà vẫn đảm bảo nội dung

? Vậy em có nhận xét gì về mối qua hệ giữa

I Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.

1 Ví dụ.

* Nhận xét.

- Vị trí đứng trước chủ ngữ

Trang 26

Hs giống nhau: đều là thành phần phụ.

Khác: không nêu thời gian nơi chốn địa điểm

mà nêu đề tài

Gv: Những thành phần đứng trước chủ ngữ có

vai trò nêu lên đề tài được nói đến trong câu gọi

là thành phần nào

? Thay từ " Còn” bằng từ “đối với” hoặc bỏ từ

“về” thêm từ “đối với” ở câu c có được không

vì sao

Hs: Có thể thay đổi, hoặc thêm được vì đó là

những qht

? Trước khởi ngữ có thể thêm từ loại nào.

? Em hiểu thế nào là khởi ngữ Cho ví dụ.

Hs đọc ghi nhớ SGK

Gv khái quát đặc điểm của KN bao giờ cũng

đứng trước và ngăn cách với C- V bằng dấu

phẩy, có thể thêm QHT và có thể khuyết C có

thể thay dấu phẩy bằng từ thì

Hs lấy ví dụ

? Nêu yêu cầu bài tập 1.

Hs lên bảng làm

Gv nhận xét bổ sung và chữa

? Viết lại các câu đã cho bằng cách chuyển phần

được in đậm thành khởi ngữ ( có thể thêm trợ từ

" Thì")

Gv thông thường là bộ phận trong câu nhưng

người viết đưa lên đầu làm Kn nhằm đạt hiệu

Trang 27

b Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải

được=> Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.

* Củng cố và dặn dò:

Củng cố: ? Thế nào là khởi ngữ Cho ví dụ.

Dặn dò: Học bài, nắm nội dung bài và làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới " Phép phân tích và tổng hợp"

1 Kiến thức: Giúp Hs nắm được:

- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp

- Sự khác nhau giữa hai phép lập luận phân tích và tổng hợp

- Tác dụng của hai phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các văn bản nghị luận

2 Kĩ năng:

- Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp

- Vận dụng hai phép lập luận khi tạo lập và đọc - hiểu văn bản nghị luận

3 Tư tưởng:

- Khái niệm phân tích và tổng hợp, hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổnghợp trong Tập làm văn nghị luận

II Chuẩn bị.

1 Thầy: Soạn- giảng.

2 Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

III Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1 Ổn định tổ chức:

2 Kiểm tra đầu giờ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của Hs

3 Bài mới:* Giới thiệu bài.

Trong văn thuyết minh các em thấy phương pháp phân tích là một trong những phương pháp quan trọng Vậy thế nào là phân tích tổng hợp các em tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

Trang 28

đồng bộ, hài hoà giữa quần áo với giầy tất trong

trang phục của con người

? Để làm nổi bật vấn đề đó tác giả triển khai

bằng mấy luận điểm Đó là những luận điểm nào.

Hs: Thứ nhất: Trang phục phải phù hợp với hoàn

cảnh, tức là tuân thủ những "Quy tắc ngầm" mang

tính văn hoá xã hội

- Thứ hai: Trang phục phải phù hợp với đạo đức,

tức là giản dị và hài hoà với môi trường sống

xung quanh

? Để xác lập hai luận điểm trên tác giả đã dùng

lập luận nào

Gv: Sử dụng phép lập luận phân tích, cụ thể

- Luận điểm 1: "Ăn cho mình , mặc cho người"

+ Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy

xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô

đỏ chót móng chân móng tay

+ Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài

cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng

sáp thơm, áo sơ mi là phẳng tắp

+ Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt

nhọ nhem, chân tay lấm bùn

+ Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè

loẹt, nói cười oang oang

? Em có nhận xét gì về các giả thiết mà tác giả

đưa ra.

HS cụ thể chính xác…

Gv Sau khi phân tích những dẫn chứng cụ thể, rõ

ràng tác giả đã chỉ ra một sự giàng buộc vô hình

"Quy tắc ngầm" chi phối cách ăn mặc của con

người, đó là "Văn hoá xã hội"

? Câu “ ăn mặc ra sao hay toàn xã hội” ở

đoạn 3 có phải là câu tổng hợp các ý đã phân tích

ở đoạn 2 không vì sao

Gv là câu tổng hợp các ý đã phân tích ở đoạn 2 và

rút ra cái chung từ những điều đã phân tích trong

từng dẫn chứng cụ thể

- Luận điểm 2: "Y phục xứng kì đức"

? Luận điểm 2 Được tác giả phân tích qua các ý

nào.

+ Dù, sang mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò

cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi

- Triển hai bằng hai luận điểm

+ Luận điểm 1: "Ăn cho mình , mặccho người"

+ Luận điểm 2: "Y phục xứng kìđức"

Trang 29

+ Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị,

nhất là phù hợp với môi trường

+ Người có văn hoá biết hoà mình vào cộng đồng

đó là cái đẹp hài hoà giữa hình thức với nội dung

? Đoạn văn này tác giả dùng phương pháp nào để

làm sáng tỏ vấn đề “ Y phục xứng kì đức”

Các phân tích trên làm rõ cho nhận định của tác

giả là: " Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với

hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi

công cộng hay toàn xã hội"

? Để chốt lại vấn đề, tác giả đã sử dụng phép lập

luận nào Phép lập luận này thường đứng ở vị trí

nào trong văn bản

Gv như vậy tác giả đã phân tích hai phương diện

của vấn đề trang phục làm nổi bật trang phục

trong cuộc sống là đẹp nhưng phải phù hợp với

môi trường, hoàn cảnh và đạo đức xã hội

? Nêu vai trò của phép lập luận phân tích và tổng

hợp.

Hs - Phép lập luận phân tích giúp ta hiểu sâu sắc

các khía cạnh khác nhau của trang phục đối với

từng người, trong từng hoàn cảnh cụ thể

- Phép lập luận tổng hợp giúp cho ta hiểu ý nghĩa

văn hoá và đạo đức của cách ăn măc; nghĩa là

không thể ăn mặc một cách tuỳ tiện, cẩu thả như

một số người lầm tưởng rằng đó là sở thích và

quyền bất khả xâm phạm của mình

? Thế nào là phép phân tích, phép tổng hợp.

Gv: Khái quát phân tích là trình bày từng bộ phận,

từng phương diện của vấn đề Tổng hợp là rút ra

cái chung từ những điều đã phân tích

Hs đọc ghi nhớ

Hs đọc bài tập1.

? Nêu yêu cầu bài tập 1.

Hs thảo luận nhóm 2 phút

- Phân tích luận điểm: "Học vấn không chỉ là

chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là con

đường quan trọng của học vấn"

- Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại được

lưu giữ và truyền lại cho đời sau

- Bất kì ai muốn phát triển học thuật cũng phải bắt

- Lập luận phân tích

- Phép lập luận tổng hợp bằng mộtkết luận ở cuối văn bản: "Thế mớibiết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạođức, hợp môi trường mới là trangphục đẹp"

2 Ghi nhớ SGK.

II Luyện tập.

1 Bài tập 1.

Phân tích bằng việc đưa ra mối quan

hệ giữa học vấn với việc đọc sách sau

đó khẳng định đọc sách vẫn là conđường quan trọng

Trang 30

đầu từ "Kho tàng quý báu" được lưu giữ trong

sách; nếu không mọi sự bắt đầu từ con số không,

thậm chí là lạc hậu thụt lùi

- Đọc sách là "Hưởng thụ" thành quả về tri thức

và kinh nghiệm hàng nghìn năm của nhân loại, đó

là tiền đề cho sự phát triển học thuật của mỗi

Củng cố: ? Thế nào là phép phân tích và phép tổng hợp Cho ví dụ.

Dặn dò: Học bài, làm bài còn lại.

Chuẩn bị bài mới"Luyện tập Phép phân tích và tổng hợp"

1 Kiến thức: Giúp Hs nắm được

- Mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp

2 Kĩ năng:

- Nhận dạng được rõ hơn văn bản có sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp

- Sử dụng phép phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc - hiểu và tạo lập văn bản nghị

luận

3 Tư tưởng:

- Giáo dục Hs ý thức tự giác khi làm bài.

II Chuẩn bị.

1 Thầy: Soạn – giảng.

2 Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

III Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

Trang 31

Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó người ta thường dùng phép phân tích và tổng hợp Hôm nay các em sẽ luyện tập

? Em hiểu ntn về phép lập luận phân tích.

Hs là trình bày từng bộ phận từng

phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra

nội dung của sự vật, hiện tượng vận

dụng biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối

chiếu, lập luận chứng minh, giải thích

? Thế nào là phép lập luận tổng hợp

Hs rút ra cái chung từ những điều đã

phân tích Không có phân tích thì không

có tổng hợp Lập luận tổng hợp thường

đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, ở phần kết

luận

? Nêu yêu cầu bài tập 1

? Hãy chỉ ra trình tự phân tích trong mỗi

- Đoạn tiếp phát triển từng quan niệm

đúng/sai như thế nào và kết lại việc phân

tích bản thân chủ quan của mỗi người

? Hiện nay có một số Hs học qua loa đối

phó, không chú tâm vào việc học Em

hãy phân tích bản chất của lối học đối

phó để nêu lên những tác hại của nó

- Lấy việc học làm phụ, không có mục đích

- Là học bị động, cốt lõi là để đối phó với đòihỏi của thầy cô

- Do bị động nên không thấy hứng thú, không

có hiệu quả

- Hình thức học không đi sâu vào nội dungkiến thức

- Có bằng cấp nhưng không có kiến thức

Viết đoạn văn.

Thực hành tổng hợp

- Học đối phó là lối học bị động, hình thức

Trang 32

? Hãy viết đoạn văn phân tích bản chất

của lối học đối phó

- Bị ép buộc, không tự nguyện, không

thích học

- Có đến trường lớp, có ngồi vào bàn để

học nhưng không chủ động, không hứng

thú…

không lấy việc học làm mục đích chính Lốihọc đó chẳng những mệt mỏi mà còn khôngtạo ra được những nhân tài đích thực cho đấtnước

- Muốn đọc sách có hiệu quả phải chọn sách

mà đọc, đọc cho kĩ, phải đọc rộng, hiểusâu để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyênsâu

Củng cố và dặn dò:

Củng cố: ? Thế nào là phép phân tích tổng hợp.

Dặn dò: HS học thuộc ghi nhớ, làm bài tập còn lại.

Chuẩn bị bài mới: “ Các thành phần biệt lập ”.

1 Kiến thức: Giúp Hs nhận biết

- Đặc điểm của thành phần tình thái và cảm thán

- Nắm được công dụng của mỗi thành phần đó trong câu

1 Thầy: Soạn – giảng.

2 Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

III Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1 Ổn định tổ chức:

2 Kiểm tra đầu giờ:

? Thế nào là khởi ngữ Cho ví dụ.

3 Bài mới:

* Giới thiệu bài.

Trong câu ngoài thành phần đã học còn có thành phần biệt lập với nòng cốt câu Vậy thành phần đó như thế nào Bài học hôm nay cô giúp các em hiểu về các thành phần đó

Trang 33

Gv: Treo bảng phụ.

Hs đọc ví dụ a,b

? Xác định chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu.

? Các từ " Chắc, có lẽ" trong câu dùng để biểu

thị điều gì.

Hs Biểu thị thái độ của người nói đối với sự nêu

ở trong câu

? Đó là những thái độ nhận định như thế nào.

Hs: - Chắc =>Thể hiện độ tin cậy cao

- Có lẽ => Thể hiện độ tin cậy thấp

=> Là nhận định của người nói đối với sự việc

được nói đến trong câu

? Nếu không có từ " Chắc, có lẽ" thì nghĩa sự

việc của câu chứa chúng có khác đi không Vì

sao(KG)

Hs: Không vì chúng không tham gia vào nòng

cốt câu, mà chỉ biểu thị thái độ cách nhìn cách

đánh giá sự vật sự việc nói trong câu

? Vậy những từ ngữ không tham gia vào nòng

cốt câu đó gọi là gì.

? Qua đó em hiểu ntn về thành phần tình thái

trong câu Cho ví dụ.

Gv: Khái quát, chuyển ý theo nội dung chấm ghi

? Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta

hiểu được tại sao người nói kêu " Ồ, trời

ơi"(KG

Hs: Nhờ phần câu tiếp theo sau những tiếng này

Chính những phần câu tiếp theo sau các tiếng đó

giải thích cho người nghe biết tại sao người nói

kêu ồ, trời ơi

? Các từ "Ôi, trời ơi!" được dùng để làm gì:

Hs Không dùng để gọi, mà chỉ giúp người nói

giãi bày nỗi lòng của mình Dùng để bộc lộ tâm

lý của người nói vui, buồn

? Những từ “Ôi, trời ơi” biểu lộ trạng thái tình

Trang 34

- là các bộ phận không tham gia vào nòng cốt

câu-> Biệt lập với nòng cốt câu

? Trong câu thành phần tình thái và cảm thán

giống nhau như thế nào

Gv: Là những bộ phận không tham gia vào việc

diễn đạt nghĩa sự việc của câu gọi là thành phần

? Hãy xếp những từ ngữ (đã cho) theo trình tự

tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn).

-> Thành phần cảm thán

- Không tham gia vào việc diễn đạtnghĩa sự việc của câu=> thành phầnbiệt lập

2 Ghi nhớ SGK.

III Luyện tập.

1 Bài tập 1.

a, Thành phần tình thái:Có lẽ Hìnhnhư, chả nhẽ

Củng cố: ? Có những thành phần nào gọi là thành phần biệt lập Vì sao.

Dặn dò: Hs học nội dung bài, làm bài tập 4.

Chuẩn bị bài mới: “ Các thành phần biệt lập"tiếp theo.

==================================================

Ngày soạn:12/01/2018 Tuần 21 - Bài 20.

Ngày giảng:16/01/2018

Trang 35

Tiết 102: Tiếng Việt

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

Tiếp theo

I Mục tiêu cần đạt.

1 Kiến thức: Giúp HS nhận biết

- Đặc điểm của thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú

- Nắm được công dung của thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú

1 Thầy: Soạn – giảng.

2 Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

III Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1 Ổn định tổ chức:

2 Kiểm tra đầu giờ:

? Em hiểu ntn về thành phần tình thái và thành phần cảm thán lấy ví dụ có sử dụng hai thành phần đó.

3 Bài mới: Giới thiệu bài

Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập Ngoài hai thành phần đó ra còn

có các thành phần khác cũng k tham gia vào việc diễn đạt nghĩa của sự việc trong câu Đó

là những thành phần nào? Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về thành phần biệt lập

GVtreo bảng phụ Đọc ví dụ

HS: Đọc ví dụ

? Trong hai từ " Này, thưa ông" từ nào được dùng

để gọi, từ nào được dùng để đáp.

? Những từ ngữ dùng để gọi hay đáp lời người

khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu

hay không Vậy nó được dùng với ý nghĩa gì

(KG).

GV: Không nằm trong sự việc được diễn đạt

? Theo em sự việc được diễn đạt trong mỗi câu là

Trang 36

Hs a: mấy hôm nay súng bắn ở đâu

b: Chúng cháu ở Gia Lâm lên

? Vậy trong hai từ" Này, thưa ông" từ nào được

dùng để thiết lập cuộc thoại, từ ngữ nào được

dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra.

Gv Này : Để thiết lập quan hệ giao tiếp

- Thưa ông: Duy trì cuộc thoại, tức là duy trì cuộc

giao tiếp Những từ ngữ gọi đáp

? Từ đó em hãy cho biết thế nào là thành phần

? Cho biết nội dung cơ bản của mỗi câu.

Hs a Lúc anh đi đứa con đầu lòng của anh chưa

đầy tuổi

b Lão không hiểu tôi , tôi càng buồn lắm

? Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm, nghĩa sự việc

của mỗi câu trên có thay đổi không Vì sao(KG).

GV: Nghĩa của các câu a, b không thay đổi

- Tức là chúng không tham gia vào việc nêu nghĩa

của câu Chứng tỏ đây không phải là một bộ phận

thuộc cấu trúc ngữ pháp của câu

? Tuy nhiên ở mỗi câu những cụm từ này được

thêm vào trong câu để làm gì(KG).

? Cụ thể các cụm từ này thêm vào câu để bổ sung

những nội dung cụ thể nào.

GV: - a, giải thích thêm cho đứa con gái đầu lòng

cũng là đứa duy nhất.( Anh Sáu chỉ có một đứa

con duy nhất)

- b, Cụm từ chú thích được cấu tạo là một cụm

chủ vị chỉ việc diễn ra trong trí riêng của tác giả

- Tuy nhiên còn có sự giải thích thêm điều " Lão

không hiểu tôi" Lí do " Tôi buồn lắm"

Trang 37

? Tìm thành phần gọi đáp trong những câu sau.

? Từ nào dùng để gọi từ nào dùng để đáp.

và cho biết chúng bổi sung điều gì.

? Nêu yêu cầu bài tập 4.

? Tại sao lại gọi các thành phần đó là thành phần biệt lập trong câu

Dặn dò: HS học nội dung bài, làm bài tập 4.

Chuẩn bị bài mới: “ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ”.

1 Kiến thức: Giúp Hs nắm được

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Trang 38

1 Thầy: Soạn – giảng.

2 Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

III Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.

1 Ổn định tổ chức:

2 Kiểm tra đầu giờ:

? Thế nào là phép phân tích và tổng hợp.

3 Bài mới:

* Giới thiệu bài.

Để làm rõ ý nghĩa của một sự vật, hiện tượng nào đó người ta thường dùng phépphân tích và tổng hợp Hôm nay các em sẽ tìm hiểu nghị luận về một sự việc, hiện tượngđời sống

Hoạt động của thầy, trò Kiến thứ cần đạt

Hs đọc văn bản: Bệnh lề mề

? Trong văn bản trên tác giả bàn luận về hiện tượng

gì trong đời sống.

Hs: Bàn về hiện tượng lề mề trong đời sống

? Em có nhận xét ntn về vấn đề đó đối với cuộc sống

Gv Tác giả đã nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm đó

là không coi trọng mọi người và chính bản thân mình

? Tác giả đã làm ntn để người đọc nhận ra hiện

tượng ấy.

Gv: Nêu rõ: Hiện tượng này xuất hiện trong nhiều cơ

quan đoàn thể, bệnh khó chữa

? Nguyên nhân hiện tượng đó là do đâu.

I Tìm hiểu bài nghị luận về một

sự việc, hiện tượng đời sống

- Tác giả phân tích, đưa dẫn chứng

minh hoạ

+ Nguyên nhân: Vô trách nhiệm,coi thường việc công, thiếu tựtrọng, không biết tôn trọng người

Trang 39

? Bệnh lề mề có những tác hại gì Tác giả đã phân

tích tác hại của bệnh lề mề như thế nào.

Hs: Không bàn bạc được công việc một cách thấu

đáo, gây hại cho tập thể

- Làm mất thời gian của người khác

- Tạo ra thói quen kém văn hoá

? Tại sao phải kiên quyết chữa bệnh lề m

Gv: Phải kiên quyết chữa bệnh lề mề vì cuộc sống

văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng

lẫn nhau và hợp tác với nhau Làm việc đúng giờ

? Tác giả đã đưa ra giải pháp gì để khắc phục.

Hs:- Cuộc sống hiện đại mọi người phải tôn trọng lẫn

nhau

- Những cuộc họp không cần thiết không nên tổ chức

- Những cuộc họp phải tham gia đúng giờ

- Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn

hoá

? Qua bài viết này người viết bày tỏ thái độ ntn.

Hs Thái độ chê trách, lên án những người có thói

quen lề mề

? Em hãy chỉ ra bố cục của văn bản và nêu nhận xét

chung về bố cục.

Hs: Mạch lạc, nêu hiện tượng, phân tích nguyên

nhân, tác hại, giải pháp

? Em có nhận xét gì về nội dung và hình thức của bài

nghị luận này ntn

Gv: -> Nêu rõ được sự việc có vấn đề, phân tích các

mặt đúng, sai, lợi, hại, bày tỏ thái độ và ý kiến của

người viết

- Hình thức: bài viết có đủ bố cục 3 phần, thân bài

mỗi luận điểm trình bày bằng một đoạn văn cụ thể, rõ

ràng Để làm sáng tỏ luận điểm bằng hệ thống luận

cứ xác đáng

? Từ bài văn vừa tìm hiểu, em hiểu thế nào là nghị

luận về một sự việc hiện tượng trong đời sống.

Gv khái quát nội dung bài:

có văn hoá

- Hiện tượng đáng chê trách

-> Nội dung: Nêu rõ được sự việc

có vấn đề, phân tích các mặt đúng,sai, lợi, hại

- Bố cục 3 phần, có luận điểm,luận cứ

Trang 40

? Nêu yêu cầu bài tập1.

Hs Thảo luận 5 phút

a, Giúp bạn học tập tốt

- Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm

- Bảo vệ cây xanh trong nhà trường

- Đưa em nhỏ qua đường

Hs viết bài

- Giúp bạn học tập tốt( do bạn yếu kém hoặc hoàn

cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn)

- Bảo vệ cây xanh trong nhà trường ( Xây dựng môi

trường xanh- sạch- đẹp)

? Nêu yêu cầu bài tập2.

Gv: Vì liên quan đến sức khoẻ mỗi cá nhân, vấn đề

bảo vệ môi trường, gây tốn kém tiền bạc

tượng tốt, đáng biểu dương củacác bạn trong nhà trường và ngoài

- Nêu luận điểm: Mở bài

- Phân tích nguyên nhân thânbài

- Nêu tác hại

- Giải pháp: Kết bài

* Củng cố và dặn dò:

Củng cố: ? Nghị luận về một hiện tượng đời sống là gì Bố cục của bài nghị luận ntn

Dặn dò: HS học nội dung bài, làm bài tập 4.

Chuẩn bị bài mới: “ Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống ”.

===========================================

Ngày soạn:14/01/2018 Tuần 21 - Bài 19

Ngày giảng:17/01/2018

Tiết 104: Tập làm văn

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,

HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I Mục tiêu cần đạt.

1 Kiến thức: Giúp Hs nắm được

- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

- Yêu cầu khi làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

2 Kĩ năng:

- Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này

- Quan sát các hiện tượng của đời sống

- Làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

3.Tư tưởng :

- Hiểu rõ hơn về văn nghị luận, cách làm bài nghị luận.

II Chuẩn bị.

1 Thầy: Soạn – giảng.

2 Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu.

Ngày đăng: 12/09/2018, 21:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w