SKKN “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn vẽ tranh ở lớp 6A2 trường THCS Sơn Bình”

12 334 0
SKKN  “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn vẽ tranh ở lớp 6A2 trường THCS Sơn Bình”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn vẽ tranh ở lớp 6A2 trường THCS Sơn Bình” 2. Nhóm tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Kiều Anh Năm sinh: 1982 Nơi thường trú: Thị Trấn Tam Đường – Tam Đường – Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học Chức vụ công tác: Giáo viên Nơi làm việc: Trường THCS Sơn Bình. Điện thoại: 0965817719 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chuyên môn Mỹ thuật 4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 1 tháng 9 năm 2017 đến ngày 20 tháng 3 năm 2018 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường THCS Sơn Bình. Địa chỉ: Xã Sơn Bình Huyện Tam Đường Tỉnh Lai Châu. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: a, Sự cần thiết của việc thực hiện sáng kiến: Mĩ thuật là môn học thuộc lĩnh vực năng khiếu, mà học sinh không phải em nào cũng có năng khiếu về mĩ thuật. Thực tế hiện nay cho thấy học sinh có thể hướng nghiệp bằng chính năng khiếu của mình. Mĩ thuật trong nhà trường phổ thông không chỉ đào tạo các em trở thành người có thẩm mĩ mà còn nhằm giáo dục hướng nghiệp cho các em. Từ đó tạo điều kiện cho các em tiếp xúc, làm quen và thưởng thức cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào sinh hoạt hằng ngày và những công việc cụ thể mai sau. Môn Mĩ thuật gồm các phân môn: vẽ tranh, vẽ theo mẫu, vẽ trang trí và thường thức mỹ thuật. Mỗi phân môn đều mang lại cho các em những nét hay riêng, trong đó phân môn vẽ tranh là một trong những phân môn tương đối khó nhưng lại có vị trí quan trọng. Phân môn vẽ tranh luôn tạo cho các em sự hứng thú bởi đây là một trong những phân môn tổng hợp của các phân môn khác như trang trí, vẽ theo mẫu. Trên cơ sở cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng cơ bản về vẽ tranh nhằm phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, làm giàu cảm xúc thẩm mĩ cho học sinh. Nhưng hiện nay bộ môn mĩ thuật trong trường học đang mang nặng kiến thức, diễn giải chưa thực sự khai thác năng khiếu của học sinh vì thời gian thực hành còn ít, chưa áp dụng nhiều vào thực tế. Đối với một giáo viên đã từng được đào tạo bài bản ở trường chuyên nghiệp tôi nhận thấy để nhận ra một học sinh có năng khiếu thực sự cần áp dụng vấn đề thực hành vào bộ môn mĩ thuật đặc biệt là phân môn vẽ tranh nhiều hơn nữa, thực tế hơn nữa. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi ngoài việc nắm vững phương pháp giảng dạy còn phải biết sáng tạo ra những cái mới, chủ yếu làm sao gây được không khí hào hứng, say mê để thu hút quá trình học tập của học sinh nhất là đối với học sinh lớp 6 lớp đầu cấp trong dạy vẽ tranh học sinh được vẽ thực tế ngay từ đầu để các em thấy được vẻ đẹp hiện thực thay vì tưởng tượng xa vời đồng thời cho các em tiếp xúc với nhiều chất liệu tự nhiên từ đó các em có trí tưởng tượng phong phú tanh vẽ có tính sáng tạo cao nhưng giàu tính hiện thực. Chính vì vậy mà tôi đã đầu tư nghiên cứu và mạnh dạn sử dụng phương pháp giảng dạy mới gây sự hứng thú, say mê của học sinh trong học Mĩ thuật trong dạy vẽ tranh lớp 6 nhằm giảm áp lực kiến thức chung chung sang nâng cao hiệu quả tranh vẽ là chủ yếu. b, Mục đích của việc thực hiện sáng kiến: Nhằm giúp học sinh có hứng thú với phân môn vẽ tranh, giúp các em nắm được kiến thức cơ bản của cách vẽ tranh, khích lệ các em học tập, phát huy tính sáng tạo, năng khiếu của bản thân để bài vẽ có chất lượng cao. Giúp các em có kĩ năng quan sát, ghi nhớ, tái hiện lại sự vật, hiện tượng từ đó phân tích và nắm được sự vận động của các sự vật, hiện tượng diễn ra xung quanh. Tạo điều kiện để học sinh tiếp xúc và làm quen với những vật liệu làm tranh đơn giản, gần gũi. Từ đó hướng các em tới những sáng tạo vừa mang tính thẩm mĩ vừa mang tính giáo dục cao. Phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, kỹ năng vận dụng phù hợp. Học sinh phải tìm ra phương pháp và rèn luyện kỹ năng tự học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tạo được cảm hứng, yêu thích bộ môn Mỹ thuật. Từ đó kết quả học Mỹ thuật của các em sẽ được nâng cao hơn, có nghĩa là các em đã được rèn luyện toàn diện Đức Trí Thể Mỹ và đáp ứng nhu cầu của thời đại. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Học sinh lớp 6A2 trường THCS xã Sơn Bình huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu. 3. Mô tả sáng kiến: a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến + Ưu điểm Học sinh hiểu được một số kỹ năng vẽ tranh thông thường. Vẽ được tranh theo yêu cầu của bộ môn. Có thể tham gia các cuộc thi vẽ tranh đơn giản do các cấp tổ chức. Cả nhận được cái đẹp thông qua tranh vẽ. + Những hạn chế Học sinh hiểu và vẽ tranh chỉ mới theo cảm nhận nên tranh vẽ chưa phong phú về nội dung. Tranh vẽ thiếu sự sáng tạo, còn khô cứng khuôn mẫu, hình thức(mới dừng ở mức độ nghĩ và vẽ) Đa số giờ học mĩ thuật chưa tạo được cảm hứng cũng như năng khiếu của học sinh. Khả năng tham gia các cuộc thi vẽ tranh còn hạn chế, còn e ngại. Thống kê số liệu khi chưa áp dụng sáng kiến. Lớp Tổng số học sinh Đạt Chưa đạt SL TL SL TL 6A2 34 10 30% 20 70% Nguyên nhân dẫn đến kết quả chưa cao là do hình thức hướng dẫn chưa phong phú, dẫn đến giờ học khô cứng, không linh hoạt, sáng tạo. Chính vì vậy sản phẩm tranh chưa cao về cả nội dung lẫn hình thức. Hiểu được ý nghĩa thiết thực của bộ môn vẽ tranh tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp tích cực, thiết thực và đã đạt được hiệu quả trong phân môn vẽ tranh tại lớp 6a2 trường THCS xã Sơn Bình. b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến + Tính mới của sáng kiến Với những kinh nghiệm trên mà bản thân đã thực hiện trong đầu năm học này đến nay. Đa số học sinh đều hiểu, hứng thú, tranh vẽ đạt hiệu quả cao cả về nội dung, hình thức. Đặc biệt phát huy được khả năng sáng tạo và phát huy được năng khiếu của nhiều em học sinh một cách rõ rệt. Học sinh được quan sát, vẽ thực tế cuộc sống xung quanh các em nên tranh vẽ phản ánh được một phần cuộc sống hiện thực. Từ đó học sinh ký họa nhanh làm tư liệu cho sáng tác tranh. Học sinh được tìm hiểu kiến thức về các chất liệu làm tranh khác nhau. Tranh của học sinh vừa thể hiện được một phần cuộc sống hiện thực vừa có có tính thẩm mĩ nhưng lại mang nội dung giáo dục cao. Tạo không khí thoải mái nhưng đầy hào hứng cho học sinh khi các giờ thực hành trở nên nhẹ nhàng mà hiệu quả cao. Tranh của học sinh phong phú về nội dung, đa dạng về chất liệu, sáng tạo về hình thức. Phát hiện sớm những học sinh có năng khiếu để có thể hướng các em mục đích trong tương lai. + Một số biện pháp Biện pháp 1: Quan sát, ký họa Đặc trưng của mĩ thuật là nói ít – vẽ nhiều” vì vậy với một bài vẽ tranh rất cần kỹ năng ký họa với các phương pháp sau: + Học sinh ghi nhận hình ảnh của thiên nhiên, để thể hiện theo cảm xúc của mình + Học sinh tự thể hiện theo phong cách của mình thông qua sự hướng dẫn của giáo viên. + Giáo viên đặt câu hỏi theo hệ thống kiến thức của bài, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm, cách dùng thuật ngữ chuyên môn chính xác. + Học sinh thực hành cá nhân, vẽ nhanh những hình ảnh thực tế được quan sát nhằm làm tư liệu khi thực hành vẽ tranh các đề tài khác nhau Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh sáng tác tranh bằng một số chất liệu mới dễ tìm Theo hình thức vẽ tranh thông thường học sinh chủ yếu vẽ bằng sáp màu hoặc màu nước nên tranh vẽ chưa phong phú về chất liệu, dẫn đến học sinh dễ nhàm chán. Chính vì vậy tôi đã trực tiếp nghiên cứu sử dụng những vật liệu gần gũi sẵn có để học sinh sáng tác tranh. Tranh gạo: +Bước 1: Chọn gạo Mỗi bức tranh là sự tổng hợp của nhiều loại gạo khác nhau như: gạo nếp, gạo tám, gạo tẻ... +Bước 2: Xử lý nhiệt Với tiêu chí luôn đặt tính chất tự nhiên lên hàng đầu, tranh gạo nghệ thuật hoàn toàn không sử dụng màu nhuộm. Khi đã chọn được loại gạo thích hợp, sẽ đến công đoạn xử lý nhiệt độ cho gạo. Hạt gạo được xử lý bằng một quá trình nhiệt công phu để gạo thành phẩm luôn đạt màu sắc chính xác và đẹp mắt. +Bước 3: Vẽ phác thảo hình ảnh trên khung và tạo hình cho tranh gạo Người nghệ nhân đang tỉ mỉ sắp xếp từng hạt gạo lên khung gỗ để tạo hình. Đây là công đoạn phức tạp và đòi hỏi sự kiên nhẫn nhiều nhất. Bởi vì ngoài việc chọn loại gạo có kích thước và màu sắc thích hợp, còn phải khéo léo để tạo sự hòa hợp giữa các phần của bức tranh. +Bước 4: Cố định gạo Sau khi hoàn tất các bước cơ bản, bước tiếp theo chỉ còn phải phun keo để cố định gạo. +Bước 5: Phơi tranh Chờ nắng to để phơi khô tranh. Thông thường, mất khoảng 23 ngày để gạo khô và đính thật chặt vào khung gỗ. +Bước 6: Hoàn tất Một bức tranh gạo trung bình tồn tại trong thời gian khoảng trên 10 năm. Tranh gạo có thể dùng làm tranh nghệ thuật trang trí nội thất… Hình ảnh 1: Tranh Cô giáo em – Chất liệu: gạo rang Để bảo quản tranh gạo được tốt, nên để tranh ở nơi khô thoáng, lâu lâu lại đem phơi để tránh ẩm mốc và thỉnh thoảng lấy tỏi thoa đều ngoài khung tranh (vì mối mọt sợ tỏi). Tranh gắn bắng đá cuội +Bước 1: Chọn đá Đa số khu vực nhà học sinh gần suối nên việc chọn đá thuận lợi, chọn những viên đá có hình dáng khác nhau để tranh phong phú, sinh động. +Bước 2: Vẽ phác thảo hình ảnh trên khung và tạo hình cho tranh Chọn chủ đề sau đó phác thảo hình ảnh lên khung gỗ, đối với tranh đá hình ảnh trong tranh chính là hình dáng của các viên đá cuội chính vì vậy học sinh có thể sắp xếp đá cho phù hợp không cần phác thảo trước. +Bước 3: Cố định đá Dùng keo gắn đá theo hình đã phác thảo(sắp xếp), có thể tô màu chi tiết cho đá để tranh phong phú về màu sắc, có nội dung. +Bước 4: Hoàn tất Phơi khô tranh dưới nắng để dá dính chặt vào gỗ. Tranh đá mộc mạc, gần gũi lại dễ sáng tạo. Hình ảnh 2: Tranh Gia đình em – Chất liệu: đá cuội Tranh lá cây khô +Bước 1: Chọn lá cây, cành cây khô Nên chọn những cành và lá cây đã khô hẳn nhiều màu sắc khác nhau để tranh phong phú. +Bước 2: Vẽ phác thảo hình ảnh cho tranh Vẽ phác hình ảnh, vị trí đặt những hình ảnh lá cây, cành cây phù hợp(có thể đặt vật liệu không cần phác thảo hình ảnh) +Bước 3: Cố định tranh Sử dụng keo gắn lá cây, cành cây khô vào giấy, bìa hoặc gỗ, mang phơi khô. Hình ảnh 3: Tranh con gà trống – Chất liệu: lá cây khô Tranh xé dán bằng giấy bão cũ +Bước 1: Chọn báo cũ Nên chọn những quyển báo màu để tranh có màu sắc sinh động +Bước 2: Vẽ phác thảo hình ảnh cho tranh Vẽ phác nội dung tranh đồng thời xác định sơ lược độ đậm nhạt của tranh +Bước 3: Xé dán và cố định tranh Dùng tay xé các mảng báo phù hợp với hình ảnh phác thảo sau đó dùng keo cố định mảnh báo vừa xé, lần lượt (có thể dán nhiều lớp báo) đến khi hoàn thiện bức tranh theo yêu cầu. Hình ảnh 4: Tranh Vận động học sinh – Chất liệu: báo cũ Biện pháp 3: Thực hành sáng tác tranh trên các chất liệu khác nhau Từ những chất liệu đã giới thiệu, những bài phác thảo dựa trên tư liệu ký họa của học sinh qua các tiết trước. Học sinh sẽ thực hành giáo viên nên tập chung hướng dẫn một chất liệu cụ thể để học sinh thấy được vẻ đẹp của chất liệu đó đồng thời áp dụng vào tranh vẽ của mình. Khi các em đã thành thạo các chất liệu mới, giáo viên sẽ hướng dẫn các em kết hợp các chất liệu với nhau để tạo ra chất liệu khác nhằm phong phú cho chất liệu cũng như sự mới mẻ cho tranh. Biện pháp 4: Thi sáng tác tranh bằng các chất liệu đã học Tạo ra sân chơi nghệ thuật để các em được thể hiện bản thân, đặc biệt là năng khiếu hội họa. Giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về các chất liệu đã học cũng như thực hành thành thạo các chất liệu đó. Phát hiện và ươm mầm những tài năng nhí trong tương lai. Hướng tới những giá trị đạo đức và tinh thần đầy ý nghĩa nhân văn, nuôi dưỡng những cảm xúc tốt đẹp, hướng thiện trong các em. Thông qua cuộc thi các em thỏa sức kể lại những tình cảm chân thực, mộc mạc nhất về các đề tài khác nhau. Học sinh sẽ tự tin, chủ động và mạnh dạn thể hiện ý tưởng cũng như những điều các em không thể diễn tả bằng lời. Biện pháp 5: Trưng bày sản phẩm Sản phẩm tranh của học sinh được trưng bày sau mỗi kỳ nhằm để các em thấy được kết quả của mình sau một thời gian học. Gợi ý cho học sinh nhận xét tranh của bạn về: nội dung, hình thức, bố cục tranh, sự sáng tạo trong tranh. Từ đó để các em hiểu, biết và rút kinh nghiệm trong tranh của mình. Những sản phẩm đặc sắc có thể gửi đi tham dự các cuộc thi lớn hơn để học sinh thấy được giá trị của bản thân, nỗ lực của bản thân đã được ghi nhận. 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: a. Hiệu quả kinh tế: Chất liệu làm tranh dễ tìm, tài liệu sưu tầm phong phú trên các trang mạng xã hội, quan sát thực tế địa phương và thông qua máy chiếu các em dễ hiểu, dễ tiếp thu từ đó học sinh có sự sáng tạo theo cảm nhận riêng. Các biện pháp nêu trên dễ áp dụng phù hợp với đối tượng học sinh nên sản phẩm tranh đạt hiệu quả cao. b. Hiệu quả kỹ thuật: Bảng so sánh kết quả đạt được Lớp Tổng số học sinh Đạt Chưa đạt SL TL SL TL 6A2 34 34 100% 0 0% Qua bảng thống kê thấy được tranh vẽ của học sinh đạt hiệu quả cao cả về nội dung và chất lượng sau khi áp dụng một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn vẽ tranh. c. Hiệu quả về mặt xã hội: Học sinh nhận thức về xã hội thông qua kênh thông tin quan sát, cảm nhận và thực hành hiệu quả. Học sinh tự tin tạo ra sản phẩm mang đậm nét cá nhân. Tạo môi trường thân thiện, đoàn kết vì các em được vẽ tranh theo nhóm. Học sinh ý thức được những việc nên và không nên làm để trở thành một con người có ích cho xã hội. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến Sáng kiến kinh nghiệm áp dụng cho giảng dạy phân môn vẽ tranh ở lớp 6A2 và toàn trường THCS Sơn Bình. Sáng kiến có thể áp dụng được đối với các trường trong huyện Tam Đường. 6. Các thông tin cần được bảo mật : Không 7. Kiến nghị, đề xuất: Phòng giáo dục cần mạnh dạn hơn nữa trong việc đổi mới hình thức giảng dạy môn mĩ thuật nhằm tạo hứng thú thực sự cho học sinh đồng thời tạo cơ hội để học sinh được thực hành nhiều hơn như vậy mới phát huy được năng khiếu thực sự của các em. Các trường nên có phòng chức năng riêng cho bộ môn, có đầy đủ hơn nữa dụng cụ học cho học sinh(giá vẽ, màu vẽ, bảng vẽ,…) 8. Tài liệu kèm: Tham khảo trên mạng internet Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn vẽ tranh ở lớp 6A2 trường THCS Sơn Bình” đã được nghiên cứu, rút kinh nghiệm thực tiễn, qua học hỏi tham khảo đồng nghiệp những người có kinh nghiệm và kinh nghiệm bản thân qua quá trình công tác. Chúng tôi đã áp dụng kinh nghiệm này trong năm học qua và đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ trong công tác giảng dạy phân môn vẽ tranh lớp 6A2. Rất mong được sự ghi nhận và đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các đồng nghiệp để sáng kiến của tôi sẽ hoàn thiện hơn và có thể áp dụng rộng rãi và mang lại những hiệu quả cao hơn nữa. XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (Ký tên, đóng dấu) TÁC GIẢ SÁNG KIẾN (Ký tên) Nguyễn Thị Kiều Anh

... vẽ tranh thông thường Vẽ tranh theo yêu cầu mơn Có thể tham gia thi vẽ tranh đơn giản cấp tổ chức Cả nhận đẹp thông qua tranh vẽ + Những hạn chế Học sinh hiểu vẽ tranh theo cảm nhận nên tranh... tất Một tranh gạo trung bình tồn thời gian khoảng 10 năm Tranh gạo dùng làm tranh nghệ thuật trang trí nội thất… -6- Hình ảnh 1: Tranh Cô giáo em – Chất liệu: gạo rang Để bảo quản tranh gạo tốt,... cá nhân, vẽ nhanh hình ảnh thực tế quan sát nhằm làm tư liệu thực hành vẽ tranh đề tài khác Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh sáng tác tranh số chất liệu dễ tìm Theo hình thức vẽ tranh thơng thường

Ngày đăng: 12/09/2018, 22:36

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • +Bước 1: Chọn gạo

  • +Bước 2: Xử lý nhiệt

  • +Bước 3: Vẽ phác thảo hình ảnh trên khung và tạo hình cho tranh gạo

  • +Bước 4: Cố định gạo

  • +Bước 5: Phơi tranh

  • +Bước 6: Hoàn tất

  • +Bước 3: Cố định đá

  • +Bước 4: Hoàn tất

  • +Bước 3: Cố định tranh

  • +Bước 3: Xé dán và cố định tranh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan