MỤC LỤC I/ TÓM TẮT 2 II/ GIỚI THIỆU 3 1 Hiện trạng 3 2 Giải pháp thay thế .4 3 Vấn đề nghiên cứu 5 4 Giả thuyết nghiên cứu 5 III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 1 Khách thể nghiên cứu .5 2 Thiết kế nghiên cứu 6 3 Quy trình nghiên cứu 7 3.1 Chuẩn bị của giáo viên 7 3.2 Tiến hành dạy thực nghiệm 14 4 Đo lường và thu thập dữ liệu 14 IV/ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 14 V/ KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .16 VI/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 VII/ PHỤ LỤC 17 Kế hoạch bài học ( Giáo án có áp dụng đề tài) Đề bài và đáp án kiểm tra sau tác động Bảng điểm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Trang 1 I TÓM TẮT ĐỀ TÀI Địa lí là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết về Trái Đất và những hoạt động của con người trên bình diện quốc gia và quốc tế, làm cơ sở cho hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn, rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hành động, ứng xử phù hợp với môi trường tự nhiên, xã hội, phù hợp với yêu cầu của đất nước và xu thế của thời đại Cùng với các môn học khác, môn Địa lí góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức trách nhiệm, lòng ham hiểu biết khoa học, tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Theo đó, mục tiêu của môn Địa lí chú trọng đến việc hình thành và rèn luyện cho học sinh các năng lực cần thiết của người lao động mới Tuy nhiên, trong quá trình công tác tại trường THCS H, tôi nhận thấy đa số học sinh học tập Địa lí một cách thụ động, nhớ kiến thức một cách máy móc Thông thường để học thuộc một bài, học sinh thường phải đọc đi đọc lại hoặc viết đi viết lại các kiến thức cho đến khi nhớ Có những học sinh khi cô giáo giảng bài chỉ cắm cúi ghi vào trong vở của mình, về nhà mở sách, vở ra học mặc dù ghi được rất nhiều nhưng đọc mãi mà vẫn không hiểu kiến thức hoặc có hiểu được thì kiến thức không thành hệ thống Việc học như vậy khiến các em mất nhiều thời gian mà chưa đem lại hiệu quả cao Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân làm học sinh không hứng thú học tập môn Địa lí Vậy trong cách giảng dạy có điểm nào bất cập, chưa hợp lý? Đó là câu hỏi mà bản thân tôi luôn trăn trở và cố gắng tìm ra hướng khắc phục Hiện nay, cùng với quá trình đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên cũng như việc tiếp thu bài giảng của học sinh trên phạm vi cả nước Chúng ta đã và đang dần dần tiếp cận với việc đưa phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh Một trong những cách làm có thể thu hút được hứng thú học tập của học sinh và phát huy được tính tự lập, chủ động, sáng tạo là việc đưa bản đồ tư duy vào trong giảng dạy Với những ưu điểm của mình, bản đồ tư duy trở thành một công cụ gợi mở, kích thích quá trình tìm tòi kiến thức của học sinh Bước quan trọng nhất là giáo viên giúp học sinh phát hiện, tìm kiếm được trung tâm bản đồ - trọng tâm bài học Sau đó theo nguyên lí bản đồ tư duy là ý nọ gợi ý kia dần dần giúp học sinh khám phá kiến thức bài học Bằng trí tưởng tượng cùng sự tập hợp kiến thức từ các nguồn, học sinh phải biết cách phân tích tìm ra những từ khóa, hình ảnh chính xác nhất Khi các nhánh lớn được xây dựng giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp theo thứ tự quan trọng bằng cách đánh số ở đầu mỗi nhánh Điều đó giúp học Trang 2 sinh dễ dàng ôn tập sau này Cứ làm việc theo cách đó học sinh sẽ biết cách tự mình vận động, tìm tòi khám phá, lĩnh hội tri thức một cách có hiệu quả Thấy được lợi ích của Bản đồ tư duy, tôi đã lựa chọn giải pháp để khắc phục tình trạng trên là: Sử dụng bản đồ tư duy trong phần củng cố các bài học về thiên nhiên, con người của một số khu vực thuộc Châu Á nhằm nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh lớp 8 - Trường THCS H Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: nhóm HS hai lớp 8A và 8B trường THCS H Nhóm HS lớp 8A là thực nghiệm và nhóm HS lớp 8B là đối chứng đều do tôi dạy, thực hiện nghiêm túc, công bằng, công khai Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng Điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8, 9; điểm bài kiểm tra đầu ra của lớp đối chứng là 7,2 Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p < 0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Điều đó chứng minh rằng giải pháp đưa bản đồ tư duy vào giảng dạy ở phần củng cố các bài học là rất cần thiết góp phần nâng cao kết quả học tập cho học sinh II GIỚI THIỆU 1 Hiện trạng Chương trình Địa lí lớp 8 chủ yếu nghiên cứu về tự nhiên, dân cư, xã hội, đặc điểm phát triển kinh tế chung cũng như một số khu vực của Châu Á và đặc điểm địa lí tự nhiên Việt Nam Thông qua những kiến thức này, học sinh sẽ hiểu được tính đa dạng của tự nhiên, các mối quan hệ tương tác giữa các thành phần tự nhiên với nhau, vai trò của các điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và tác động của con người đối với môi trường xung quanh Tuy nhiên, qua việc kiểm tra thường xuyên và định kì, tôi thấy các em tiếp thu được sau mỗi tiết học là không chắc chắn hay nói đơn giản là “ học vẹt” nên rất nhanh quên Điều này đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng bộ môn Từ trước đến nay, tôi nhận thấy hầu hết giáo viên chỉ trình bày cấu trúc bài học lý thuyết và bài ôn tập, luyện tập theo mô hình SGK in sẵn, không có sự thay đổi một cách sáng tạo Vì vậy, mặc dù giáo viên đã cố gắng tổ chức, hướng dẫn học sinh tích cực tham gia các hoạt động nhận thức theo hướng tích cực, chủ động sáng tạo nhưng kết quả là học sinh vẫn tiếp thu bài một cách thụ động, ít hứng thú với bài học và kiến Trang 3 thức mau quên, nhiều học sinh không ghi nhớ được hết tất cả các vấn đề trọng tâm của bài học Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng bản đồ tư duy vào phần củng cố bài học để thay cho cấu trúc bài học theo mô hình sách giáo khoa Với cách học truyền thống, học sinh ghi chép và thực hiện kiến thức theo trật tự tuyến tính nên khả năng nhớ kiến thức thường ít hơn 50% dung lượng bài Sử dụng bản đồ tư duy giúp các em khắc phục được hạn chế đó Sau mỗi giờ học, khi cần củng cố kiến thức học sinh chỉ cần nhìn vào bản đồ tư duy có thể tái hiện được 80% - 90% kiến thức bài học Đến khi ôn thi, học sinh không phải mất một lượng lớn thời gian để đọc lại kiến thức như cách học truyền thống mà chỉ cần quan sát lại sơ đồ tổng thể vẫn có thể tái hiện nội dung bài học một cách cụ thể, chi tiết Như thế học sinh vừa nâng cao được kết quả học tập vừa tiết kiệm được thời gian Sử dụng bản đồ tư duy để củng cố kiến thức bài học là việc làm rất có hiệu quả Giáo viên sử dụng bản đồ tư duy để thể hiện lại những nội dung cơ bản của bài học, tránh bị bỏ sót ý, khắc sâu những kiến thức trọng tâm Học sinh sử dụng bản đồ tư duy để thể hiện lại sự hiểu biết của mình qua việc tiếp thu nội dung bài học, đồng thời là một kênh thông tin phản hồi mà qua đó giáo viên có thể đánh giá nhận thức của học sinh, định hướng cho từng học sinh và điều chỉnh cách dạy, cách truyền đạt của mình cho phù hợp 2 Giải pháp thay thế Đưa bản đồ tư duy vào phần củng cố của các bài học về tự nhiên, dân cư và kinh tế của các khu vực của châu Á: Tây Nam Á, Nam Á, Đông Á trong chương trình Địa lí 8 Trước tiên, giáo viên cho học sinh làm quen với bản đồ tư duy Sau đó, cứ mỗi bài học, giáo viên hướng dẫn, gợi ý để học sinh tự hệ thống kiến thức trọng tâm, kiến thức cần nhớ của bài học bằng cách vẽ bản đồ tư duy Mỗi bài học được vẽ bản đồ tư duy trên một trang giấy rời rồi kẹp lại thành tập Việc làm này sẽ giúp các em dễ ôn tập, xem lại kiến thức khi cần một cách nhanh chóng, dễ dàng Vấn đề đổi mới PPDH trong đó có ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy học đã có nhiều bài viết Ví dụ: 1 Trần Đình Châu, Sử dụng bản đồ tư duy - một biện pháp hiệu quả hỗ trợ học sinh học tập môn toán - Tạp chí Giáo dục, kì 2 - tháng 9/2009 2 Trần Đình Châu, Đặng Thị Thu Thủy, Tổ chức hoạt động dạy học với bản đồ tư duy, Báo Giáo dục và thời đại, số 184 và 185 năm thứ 51 (tháng 11/2010) Trang 4 3.http://vnn.vietnamnet.vn/giaoduc/chuyengiangduong/201011/Ban-do-tu-duykieu-hoc-moi-giup-HS-thoat-loi-mon-948273/ 4 Sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy và học môn Lịch sử 9 - Nguyễn Thị Thủy - Trường THCS Hồng Thủy 5 Sử dụng “Bản đồ tư duy” trong đổi mới phương pháp dạy học môn Địa lý cấp THCS - THCS Mỹ Hòa Những đề tài và các nguồn tài liệu trên chủ yếu bàn về sử dụng bản đồ tư duy như thế nào trong dạy học nói chung mà chưa có tài liệu nào đi sâu vào việc sử dụng bản đồ tư duy trong phần củng cố bài học Địa lí Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu cụ thể hơn việc sử dụng bản đồ tư duy trong phần củng cố các bài học có nội dung về thiên nhiên, con người ở một số khu vực của Châu Á - Địa lí 8 Từ đó, giúp các em nâng cao được chất lượng học tập bộ môn 3 Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng bản đồ tư duy trong phần củng cố các bài học có nội dung về thiên nhiên, con người ở một số khu vực của Châu Á có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 8 không? 4 Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc giáo viên sử bản đồ tư duy trong phần củng cố các bài học có nội dung về thiên nhiên, con người ở một số khu vực của Châu Á góp phần làm cho kết quả học tập của học sinh lớp 8 được nâng cao III PHƯƠNG PHÁP 1 Khách thể nghiên cứu Tôi tiến hành nghiên cứu tại trường THCS H - Tp Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình là đơn vị mà tôi đang công tác và có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện đề tài nghiên cứu KHSPƯD * Giáo viên: Nguyễn Thị A - trình độ chuyên môn Đại học sư phạm Địa lí có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy * Học sinh: Hai nhóm học sinh của hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về : Thành phần, tỉ lệ giới tính, tôn giáo, năng lực nhận thức được thể hiện ở bảng sau: Trang 5 Bảng 1: Giới tính và thành phần dân tộc của các nhóm HS lớp 8 Trường THCS H: Lớp 8A Số HS các nhóm Tổng số Nam 10 4 Nữ 6 Dân tộc Kinh 10 Lớp 8B 10 6 10 4 * Về ý thức học tập: Đa số các em có ý thức học tập, trên lớp chú ý nghe giảng, về nhà học bài và làm bài đầy đủ Về thành tích học tập, đây là hai lớp chọn, nên các em tương đương nhau về điểm số của tất cả các môn học 2 Thiết kế nghiên cứu Mỗi lớp tôi chọn 10 Học sinh có trình độ ngang nhau : 10 em học sinh lớp 8A làm lớp thực nghiệm, và 10 em học sinh lớp 8B làm lớp đối chứng Tôi đã dùng bài kiểm tra khảo sát đầu năm là bài kiểm tra trước tác động để kiểm tra khả năng nhận biết, thông hiểu, vận dụng của học sinh Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động Kết quả: Bảng 2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng 6,5 0,449 Điểm TBC p= Thực nghiệm 6,6 p = 0,449 > 0,05, từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 3): Bảng 3 : Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước Tác động tác động Kiểm sau động tra tác Dạy học có sử dụng bản đồ tư O3 duy trong củng cố bài học Dạy học không sử dụng bản đồ Đối chứng O2 O4 tư duy trong củng cố bài học Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập Thực nghiệm O1 3 Quy trình nghiên cứu: Trang 6 3 1 Chuẩn bị của giáo viên: - Ở lớp 8A ( nhóm thực nghiệm) : Thiết kế bài học có sử dụng bản đồ tư duy trong phần củng cố bài học; Sử dụng phần mềm Minmap 5.4 để vẽ bản đồ tư duy ; Tổ chức các hoạt động ở phần củng cố bài để học sinh tích cực tham gia học trên bản đồ tư duy Cụ thể: a Quy trình học làm quen cách thiết kế bản đồ tư duy Bước 1: Cho học sinh đọc hiểu bản đồ tư duy cho trước Bước 2: Học cách thiết kế bản đồ tư duy bằng cách cho học sinh hoàn thiện các bản đồ tư duy do giáo viên vẽ sẵn nhưng còn thiếu nhánh, thiếu nội dung… Bước 3: Thực hành vẽ bản đồ tư duy trên giấy, bìa, bảng * Bảy bước để tạo nên một bản đồ tư duy 1 Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh (hoặc từ khóa) của chủ đề Tại sao nên dùng hình ảnh? Vì một hình ảnh có thể diễn đạt được cả ngàn từ và giúp cho trí tưởng tượng được phát huy một cách tốt nhất Một hình ảnh ở trung tâm sẽ khiến tư duy tập trung cao vào chủ đề chính và tạo nên sự hưng phấn hơn 2 Luôn sử dụng màu sắc Bởi vì màu sắc cũng có tác dụng kích thích não như hình ảnh 3 Nối các nhánh chính (cấp một) đến hình ảnh trung tâm, nối các nhánh cấp hai đến các nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai, bằng các đường kẻ Các đường nối càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn Khi nối các đường với nhau, người tạo lập BĐTD sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não được làm việc bằng sự liên tưởng 4 Mỗi từ/ảnh/ý nên đứng độc lập và được nằm trên một đường nối 5 Tạo ra một kiểu bản đồ riêng cho mình (Kiểu đường kẻ, màu sắc, ) 6 Nên dùng các đường nối cong thay vì các đường thẳng vì các đường cong được tổ chức rõ ràng sẽ thu hút được sự chú ý của mắt hơn rất nhiều 7 Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm b Tạo lập bản đồ tư duy trong phần củng cố bài học: Cuối một tiết học, giáo viên củng cố kiến thức bài học theo hướng sử dụng bản đồ tư duy bằng các cách sau: * Đưa ra bản đồ tư duy đã vẽ sẵn và yêu cầu học sinh thuyết trình Trang 7 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á Để rèn luyện kĩ năng vẽ bản đồ tư duy khi học sinh vẽ chưa thật sự thành thạo, giáo viên nên sử dụng các bản đồ tư duy vẽ sẵn để tổng kết bài học và yêu cầu học sinh trình bày lại toàn bộ nội dung của bài học Giáo viên hướng dẫn học sinh trình tự thuyết trình bản đồ tư duy như sau : Nội dung chính của bài học nằm ở trung tâm của bản đồ tư duy Các ý trình bày được phát triển dựa trên các hình ảnh và từ khoá của bản đồ tư duy Học sinh chọn thứ tự các ý để trình bày theo hướng bắt nguồn từ trung tâm di chuyển ra phía ngoài và sau đó là theo chiều kim đồng hồ Trong quá trình học sinh trình bày, giáo viên nên khích lệ học sinh đề xuất để mở rộng nội dung của bản đồ tư duy Dùng bản đồ tư duy vẽ sẵn giúp học sinh nhanh chóng nhớ được cách vẽ bản đồ tư duy và nâng cao khả năng thuyết trình nội dung đã học trước cả lớp Khi dạy bài Khu vực Tây Nam Á, sau khi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu xong các đặc điểm về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội Ở phần củng cố giáo viên đưa ra bản đồ tư duy đã vẽ sẵn và hướng dẫn học sinh tự thuyết trình Sau đây là bản đồ tư duy minh họa: Trang 8 * Cho dữ liệu kiến thức trước, yêu cầu học sinh hoàn thành bản đồ tư duy với từ khóa Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á Sau khi học xong bài này, học sinh phải nắm được các vấn đề về vị trí, giới hạn, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, và rút ra nhận xét (điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của khu vực này có những thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế….) Giáo viên củng cố bài bằng cách cho những dữ liệu kiến thức trước, sau đó yêu cầu các em hoàn thành bản đồ tư duy với từ khóa Cụ thể: Cho những dữ liệu kiến thức sau, hãy hoàn thành bản đồ tư duy với từ khóa: “Khu vực Nam Á”: - Vị trí - Địa hình - Nằm khoảng giữa các vĩ độ 90B-370B - Phía Bắc: Hệ thống núi Himalay a - Đường chí tuyến Bắc chạy qua gần giữa khu - Ở giữa: Đồng bằng Ấn Hằng vực - Phía Nam: Sơn nguyên Đê - can - Phạm vi - Khí hậu - Có 7 quốc gia - Nhiệt đới gió mùa - Ấn Độ - Mùa đông: gió mùa Đông Bắc - Pakistan - Mùa hạ: gió mùa Tây Nam - Butan - Chịu ảnh hương sau sắc của địa hình - Nê pan - Sông ngòi - Băng la đét - Sông Ấn - Xrilanca - Sông Hằng - Man đi vơ - Sông Bramaput - Tiếp giáp - Cảnh quan tự nhiên - Biển Arap - Rừng nhiệt đới ẩm rậm rạp - Vịnh Bengan - Xa van và cây bụi - Khu vực - Hoang mạc và bán hoang mạc - Đông Nam Á - Núi cao - Đông Á - Trung Á - Tây Nam Á Học sinh phải đạt kết quả bản đồ tư duy như sau: Trang 9 Yêu cầu: Các em phải nhìn ra được ý nghĩa nội hàm của các ý lớn cấp 1, từ đó mới tìm ra vị trí dữ liệu kiến thức của mình là ở đâu, như vậy sẽ hình thành mạng lưới kiến thức theo kiểu “ ý gợi ý ” để ghép đúng vị trí của bản đồ tư duy * Vẽ và thuyết trình bản đồ tư duy theo nhóm Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á: Sau khi học xong các đặc điểm dân cư, xã hội của khu vực Nam Á Để học sinh có thể chia sẻ với nhau về cách vẽ bản đồ tư duy và tiết kiệm thời gian khi tổ chức các hoạt động dạy học, cuối giờ học với bài học này Giáo viên sẽ tổ chức vẽ bản đồ tư duy theo cặp, nhóm theo các bước sau: Bước 1: Giáo viên chia nhóm học sinh ( học sinh trong cùng nhóm có thể khác nhau về trình độ, về tính cách và năng khiếu hội họa ) và giao nhiệm vụ cho các nhóm Bước 2: Học sinh trao đổi trong nhóm để vẽ bản đồ tư duy Giáo viên yêu cầu các học sinh trong nhóm làm việc cá nhân trước, sau đó tập hợp lại và chia sẻ thông tin với nhau Giáo viên giám sát thảo luận, phát hiện các vấn đề còn gây tranh luận ở mỗi nhóm nhưng không giải đáp thắc mắc ngay Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày trước lớp nội dung bản đồ tư duy của nhóm mình Các nhóm khác nhận xét đúng sai hoặc đề xuất quan điểm của nhóm mình Giáo viên tổng kết, nhận xét ưu nhược điểm về nội dung và hình thức trình bày của các bản đồ tư duy Tổ chức cho học sinh vẽ bản đồ tư duy theo cặp, nhóm sẽ tạo ra nhiều sản phẩm bản đồ tư duy khác nhau với cùng một nội dung Qua đó, giáo viên có thể yêu Trang 10 cầu học sinh tìm ra các phương pháp thể hiện ưu việt để các em học tập lẫn nhau cách vẽ bản đồ tư duy và động viên những nhóm học sinh có sản phẩm tốt Tổ chức học sinh vẽ bản đồ tư duy theo cặp, nhóm giúp các em biết cách lập kế hoạch, phân công công việc, hợp tác với bạn để hoàn thành yêu cầu của giáo viên Học sinh có cơ hội phát huy tối đa sáng tạo của mình, lắng nghe và chia sẻ những kinh nghiệm vẽ bản đồ tư duy với bạn cùng lớp Dưới đây là mẫu BĐTD của học sinh vẽ tay mà tôi đã thực hiện với nhóm thực nghiệm: * Điền những thông tin còn thiếu vào bản đồ tư duy “ khuyết thiếu” Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á: Phù hợp với mục đích củng cố kiến thức cho học sinh sau bài học thì dạng bài tập thích hợp là điền thông tin còn thiếu vào bản đồ tư duy Các thông tin còn thiếu này sẽ bao trùm nội dung toàn bài để một lần nữa nhằm khắc sâu kiến thức và lưu ý đến trọng tâm của bài học Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu xong bài Tự nhiên Đông Á , học sinh phải nắm được các vấn đề về vị trí, phạm vi, địa hình, sông ngòi, khí hậu, các dạng cảnh quan của khu vực này và rút ra nhận xét (điều kiện tự nhiên của khu vực này có những thuận lợi, khó khăn gì, ảnh hưởng như thế nào đến đời sống xã hội, sự phát triển kinh tế…) Giáo viên cho học sinh lập bản đồ tư duy về đặc điểm khu vực này Các em sẽ nhớ lại những gì vừa được nghe, được thảo luận, được ghi chép Khi học sinh đã có kĩ năng vẽ bản đồ tư duy, giáo viên thiết kế bản đồ tư duy khuyết thiếu để yêu cầu học sinh tổng kết bài học này Hoạt động dạy học sẽ được thực hiện như sau : Trang 11 Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh : Dùng các cụm từ ngắn gọn để điền các thông tin còn thiếu , sau đó trình bày trước cả lớp nội dung của bản đồ tư duy Dùng bản đồ tư duy khuyết thiếu để kiểm tra việc nắm kiến thức của học sinh sau bài học sẽ giúp cho giáo viên tiết kiệm được thời gian mà vẫn đánh giá được chính xác cả phần hiểu và phần nhớ của học sinh đối với nội dung bài học, tránh được tình trạng học vẹt của học sinh Cả lớp chia thành 6 nhóm, hoàn thiện 6 nhánh lớn cấp 1 của 1 bản đồ tư duy như sau: * Tổ chức các trò chơi với bản đồ tư duy Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á Sau khi hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu xong Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á Để củng cố hệ thống kiến thức cuối bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc các mục trong bài và yêu cầu cả lớp học theo hình thức ghi vở bằng bản đồ tư duy Hướng dẫn học sinh tìm ý trung tâm bằng cách chắt lọc ý từ tên bài học Có thể có những từ khóa như thế nào? => “ Kinh tế - xã hội Đông Á” - Tiếp tục tìm ý lớn cấp 1 bằng cách tìm trong các đoạn tư liệu nội dung sách giáo khoa hoặc vở vừa ghi Ở đây mục 1 có 2 ý cấp 1: Dân cư và kinh tế Mục 2 có 1 ý cấp 1: Đặc điểm 1 số nước Trang 12 - GV chuẩn bị một bản đồ tư duy trên bảng phụ hoặc vẽ khung bản đồ tư duy trực tiếp trên bảng, chỉ có 3 ý lớn cấp 1, còn lại là các nhánh trống Chuẩn bị 18 ô nội dung kiến thức tương ứng nhưng cắt rời => Trò chơi lắp ghép nhanh + Thể lệ: Chia thành 18 ô dữ liệu phát xuống cho 6 nhóm Trong vòng 2 phút, HS phải xác định miếng ghép của mình sẽ nằm ở đâu trên bản đồ tư duy rồi chạy lên dán vào đúng vị trí Yêu cầu: Các em phải nhìn ra được ý nghĩa nội hàm của các ý lớn cấp 1, từ đó mới tìm ra vị trí miếng ghép của mình là ở đâu Lưu ý: GV có thể linh hoạt biến tấu thành những trò chơi với những hình thức và tên gọi khác nhau nhằm đem lại hứng thú cho HS hơn nữa, ví dụ: - Trò chơi “ Thêm cánh cho hoa”: Thiết kế bản đồ tư duy trên bảng hoặc bảng phụ theo hình dáng một bông hoa, có nhụy hoa là từ khóa trung tâm hoặc hình ảnh chủ đề, sau đó phát triển ý thành mạng lưới kiến thức là những cánh hoa, có thể xếp chồng lên thành hoa nhiều lớp cánh như kiểu ý cấp 1, cấp 2 - Trò chơi “ Tiếp sức”: Để hoàn thành một bản đồ tư duy trên bảng, có thể theo hình thức chạy tiếp sức, học sinh thứ nhất chạy lên tạo nhánh nội dung cấp 1 xong, chạy về vị trí, học sinh thứ hai tiếp tục, cứ như thế cho tới khi hoàn thiện bản đồ tư duy hoàn chỉnh Những dạng trò chơi này rèn luyện khả năng đặt câu hỏi đi tìm kiến thức cho HS Với bản đồ tư duy dang dở trong tay, học sinh có thể hỏi các bạn cùng lớp để có câu trả lời cho việc xây dựng bản đồ tư duy của mình Trang 13 - Ở lớp 8B ( nhóm đối chứng) : Dạy học không áp dụng bản đồ tư duy ở phần củng cố bài học 3.2 Tiến hành dạy thực nghiệm: - Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu ngay từ đầu năm học để đảm bảo tính khách quan Cụ thể: * Bảng 4: Thời gian thực nghiệm: Thứ ngày Môn Bảy 17/ 11/2012 Bảy 24/11/2012 Bảy 1/ 12/ 2012 Bảy 08/12/2012 Bảy 15/12/2012 Địa lí Địa lí Địa lí Địa lí Địa lí Tiết theo PPCT 11 12 13 14 15 Tên bài dạy Khu vực Tây Nam Á Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á Tình hình phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đông Á 4 Đo lường và thu thập dữ liệu - Đầu năm học 2012-2013 tôi dạy 3 tuần từ bài 1 đến bài 3, sau đó tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm trước tác động ở nội dung 3 bài Đề kiểm tra gồm có 3 câu tự luận - Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra học kì I - khi học xong nội dung bài 13: Tình hình phát triển kinh tế –xã hội khu vực Đông Á ( tức là sau khi học hết chương trình học kì 1) Gồm có 4 câu hỏi tự luận * Tiến hành kiểm tra và chấm bài: - Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành kiểm tra học kì I theo lịch của trường - Sau đó, tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng - Nội dung đề kiểm tra và đáp án ở phần phụ lục IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ 1 Phân tích * Bảng 5: So sánh điểm trung bình kiểm tra sau tác động Điểm TBC Độ lệch chuẩn Giá trị p của T-Test Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) Lớp 8A(thực nghiệm) 8,9 1,04 0,008 Lớp 8B( đối chứng) 7,2 1,68 1,01 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,008, cho thấy sự Trang 14 chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 8,9 7,2 1,0 1,68 Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng bản đồ tư duy trong củng cố bài học Địa lí 8 đến kết quả của nhóm thực nghiệm là rất lớn Giả thuyết của đề tài : Nâng cao kết quả học tập các bài học về thiên nhiên, con người của một số khu vực thuộc Châu Á thông qua việc sử dụng bản đồ tư duy trong phần củng cố bài học.” đã được kiểm chứng Biểu đồ so sánh trung bình trước tác động và sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 2 Bàn luận: Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 8,9, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,2 Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test p = 0,008 < 0.05, cho thấy sự chênh lệch giữa điểm trung bình nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng đã có sự khác biệt rõ rệt, nhóm được tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động, nghiêng về nhóm thực nghiệm Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 1.01 Theo bảng tiêu chí Cohen điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất lớn Như vậy, qua việc xử lý thống kê số liệu, so sánh kết quả, đánh giá về mặt chuyên môn có thể thấy rõ rằng sử dụng bản đồ tư duy trong phần củng cố bài học địa lí lớp 8 giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, học sinh hiểu sâu sắc bài học và nắm vững được kiến thức cơ bản trọng tâm Trang 15 * Những mặt hạn chế: - Việc hướng dẫn học sinh tiếp xúc với một phương pháp mới mẻ vì vậy còn phải hướng dẫn mất nhiều thời gian cho việc làm quen với bản đồ tư duy - Chưa thu hút được một số HS yếu kém vì các em cho rằng học như cũ tốt hơn, đỡ mất thời gian làm quen với cái mới lạ ( dù có hiệu quả hay không) V KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận: Việc sử dụng bản đồ tư duy vào giảng dạy phần củng cố các bài học về thiên nhiên, con người của một số khu vực thuộc châu Á môn Địa lí lớp 8 ở Trường THCS H đã nâng cao kết quả học tập của học sinh 2 Khuyến nghị: Đề nghị các cấp quản lý giáo dục cần tăng cường mở các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học để các giáo viên dạy môn Địa lí như tôi được tìm hiểu sâu hơn các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo hướng tích cực và được ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hành các phương pháp dạy học Đối với giáo viên: không ngừng tự học, bồi dưỡng để nâng có trình độ chuyên môn, các phương pháp giảng dạy tích cực Với kết quả của đề tài này, tôi mong rằng các bạn đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ và có thể ứng dụng đề tài này trong quá trình dạy học nâng cao kết quả học tập cho học sinh Ngoài ra, theo tôi giải pháp này hoàn toàn có thể được áp dụng cho bộ môn Địa lí nói chung chứ không riêng gì khối lớp 8 đồng thời đối với một số bộ môn khác, vì đây là một đề tài mang tính mở - bàn luận về phương pháp dạy học nói chung, tùy theo từng trường, từng lớp, từng phân môn mà chúng ta điều chỉnh sao cho phù hợp Chính vì giải pháp có tính chất khái quát, là một phương pháp chung, có thể phát huy được vai trò tích cực của người học sẽ làm cho các em thêm hứng thú, thêm yêu thích môn học và tin tưởng vào giá trị khoa học TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trong Địa lí nhà trường – Nguyễn Đức Vũ – NXB Đà Nẵng (2005) Trang 16 2 Lí luận dạy học Địa lí – Nguyễn Dược, Nguyễn Đức Vũ – NXB Thuận Hóa (2007) 3 Sách giáo khoa Địa lí 8 – Nguyễn Dược, Phan Huy Xu, Nguyễn Hữu Thanh, Mai Phú Xuân – NXBGD (2003) 4 Sách giáo viên Địa lí 8 – Nguyễn Dược, Đỗ Thị Minh Đức,Vũ Như Vân, Phạm Thị Sen, Phí Công Việt – NXBGD (2005) 5 Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở Trường THCS (Bộ Giáo dụcĐào tạo.Xuất bản năm 2002) Nhóm tác giả: TS Nguyễn Thị Minh Phương, Th.S Phạm Thu Phương, Phạm Thị Sen, Nguyễn Việt Hùng, TS Nguyễn Hữu Chí, TS Vũ Ngọc Anh, TS Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Sĩ Quế, Đặng Thúy Anh, Nguyễn Thị Thanh Mai, TS Lưu Thu Thủy 6 Các tài liệu về chuẩn kiến thức kĩ năng môn Địa lí 8 PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI 1 KẾ HOẠCH BÀI HỌC : Bµi 12: §Æc ®iÓm tù nhiªn khu vùc ®«ng ¸ I Môc tiªu bµi häc Sau bµi häc, HS cÇn: - N¾m v÷ng vÞ trÝ ®Þa lÝ, tªn c¸c quèc gia vµ vïng l·nh thæ thuéc khu vùc §«ng ¸ - N¾m ®îc ®Æc ®iÓm vÒ ®Þa h×nh, khÝ hËu,s«ng ngßi vµ c¶nh quan khu vùc §«ng ¸ - Cñng cè vµ ph¸t triÓn kÜ n¨ng ®äc, ph©n tÝch b¶n ®å vµ mét sè h×nh ¶nh vÒ tù nhiªn II Ph¬ng tiÖn d¹y häc - Máy chiếu, bài giảng powerpoint III.Phương pháp dạy học - Đàm thoại, nêu vấn đề, diễn giải, thảo luận nhóm IV.Tiến trình dạy học: 1 Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số và vệ sinh lớp 2 Kiểm tra bµi cò Slide 2 ? C¸c ngµnh c«ng nghiÖp, n«ng nghiÖp vµ dÞch vô ë Ên §é ph¸t triÓn nh thÕ nµo? 3 Bµi míi : Đông Á là khu vực rộng lớn nằm tiếp giáp với TBD, có điều kiện tự nhiên rất đa dạng đây là khu vực được con người khai thác lâu đời nên cảnh quan tự nhiên bị biến đổi rất sâu sắc Ho¹t ®éng d¹y häc cña GV, HS Néi dung bµi häc * Ho¹t ®éng 1: 1 VÞ trÝ ®Þa lÝ vµ ph¹m vi GV trình chiếu Slide 3 ®Õn slide 8 khu vùc §«ng ¸ Khu vùc §«ng ¸ gåm 2 bé ? Giới thiệu vị trí của khu vực Đông Á? ? Dựa vào bản đồ và H12.1 cho biết: Khu phËn: phÇn ®Êt liÒn vµ phÇn vực Đông Á bao gồm những quốc gia và h¶i ®¶o vùng lãnh thổ nào? - PhÇn ®Êt liÒn gåm: Trung Quèc, TriÒu Tiªn, Hµn Quèc GV: Yêu cầu 2 học sinh lên trình bày từng Trang 17 câu hỏi 1 học sinh đọc tên, 1 học sinh xác định vị trí trên bản đồ ? Các quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á tiếp giáp với biển nào? ( Xác định trên bản đồ) Chuyển ý: Với vị trí và phạm vi khu vực như vậy thì Đông Á có những đặc điểm về tự nhiên như thế nào ta sang mục II * Ho¹t ®éng 2: Giáo viên trình chiếu slide 9 - slide 24 GV ®Æt vÊn ®Ò: Khi t×m hiÓu ®Æc ®iÓm tù nhiªn cña mét khu vùc cÇn t×m hiÓu nh÷ng vÊn ®Ò g×? Dùa vµo H12.1,b¶n ®å tù nhiªn khu vùc §«ng ¸, th«ng tin SGK: ? Địa hình phÇn ®Êt liÒn cã ®Æc ®iÓm g×? ? Nªu tªn c¸c d·y nói, s¬n nguyªn, bån ®Þa ®ång b»ng lín ? §Þa h×nh phÇn h¶i ®¶o cã ®Æc ®iÓm g×? ? T¹i sao phÇn h¶i ®¶o cña §«ng ¸ thêng xuyªn cã ®éng ®Êt nói löa? ? KÓ tªn vµ xác định c¸c s«ng lín, n¬i b¾t nguån, ®Æc ®iÓm chÕ ®é níc ? Nêu đặc điểm giống nhau của 2 sông Hoàng Hà và Trường Giang? ? Nguồn cung cấp nước chính cho 2 con sông từ đâu?? Giá trị kinh tế sông ngòi trong khu vực? ? Đông Á là nơi hình thành quốc gia cổ đại nào trong lịch sử nhân loại? * Ho¹t ®éng 3: Giáo viên trình chiếu slide 25 ®Õn slide 27 - Dùa vµo H4.1, 4.2, 2.1, 3.1 kÕt hîp c¸c kiÕn thøc ®· häc em h·y cho biÕt: ? C¸c híng giã chÝnh ë §«ng ¸ vÒ mïa h¹ vµ mïa ®«ng ? §«ng ¸ n»m trong ®íi khÝ hËu nµo? cã c¸c kiÓu khÝ hËu nµo? §Æc ®iÓm tõng kiÓu khÝ hËu? Gi¶i thÝch v× sao cã sù kh¸c nhau cña c¸c kiÓu khÝ hËu - PhÇn h¶i ®¶o gåm NhËt B¶n, l·nh thæ §µi Loan 2 §Æc ®iÓm tù nhiªn * §Þa h×nh * PhÇn ®Êt liÒn: - §Þa h×nh + PhÝa T©y: Nói, s¬n nguyªn cao hiÓm trë vµ c¸c bån ®Þa réng lín + PhÝa §«ng: §åi nói thÊp xen c¸c ®ång b»ng réng lín, mµu mì * PhÇn h¶i ®¶o: - Nói trÎ, thêng xuyªn cã ®éng ®Êt, nói löa * S«ng ngßi - S«ng ngßi gåm 3 s«ng lín: Amua, Hoµng Hµ, Trêng Giang; cã chÕ ®é níc theo mïa, lò lín vµo cuèi h¹ ®Çu thu - Các sông lớn bồi đắp lượng phù sa màu mở cho các đồng bằng ven biển b) KhÝ hËu vµ c¶nh quan - PhÝa §«ng: KhÝ hËu giã mïa Èm ( mïa ®«ng: giã mïa TB l¹nh kh«, mïa hÌ: giã mïa §N ma nhiÒu => c¶nh quan rõng l¸ réng chñ yÕu - PhÝa T©y: KhÝ hËu cËn nhiÖt lôc ®Þa quanh n¨m kh« h¹n -> c¶nh quan th¶o nguyªn kh«, hoang m¹c vµ b¸n hoang m¹c Trang 18 ? T¬ng øng víi tõng kiÓu khÝ hËu lµ c¶nh quan g× ? HS tr¶ lêi, GV chuÈn x¸c kiÕn thøc 4 Củng cố, đánh giá Giáo viên trình chiếu Slide 28 đến slide 31 - Gi¸o viªn chia líp thµnh 6 nhãm, mçi nhãm cö ra mét nhãm trëng vµ th kÝ - Gi¸o viªn giao nhiÖm vô: Trong vßng 2 phót, c¸c nhãm hoµn chØnh nh÷ng néi dung cßn thiÕu trong b¶n ®å t duy sau: Nhãm 1: VÞ trÝ Nhãm 2: Ph¹m vi l·nh thæ Nhãm 3: §Þa h×nh Nhãm 4: S«ng ngßi Nhãm 5: KhÝ hËu Nhãm 6: C¶nh quan - C¸c nhãm th¶o luËn, nhanh chãng hoµn chØnh b¶n ®å t duy, ®¹i diÖn nhãm tr×nh bµy, nhãm kh¸c bæ sung Gi¸o viªn chèt l¹i, nhËn xÐt ho¹t ®éng cña tõng nhãm 5 Hoạt động nối tiếp : Häc bµi cò, hoµn thµnh b¶n ®å t duy trong vë + lµm bµi tËp, nghiên cứu trước bài mới 2 ĐỀ KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I -NĂM HỌC 2012– 2013 Câu 1: Vì sao khu vực Tây Nam Á nằm sát biển nhưng có khí hậu khô nóng? (1,5 điểm) Câu 2: Nam Á có mấy miền địa hình? Trình bày đặc điểm của mỗi miền.(2 điểm) Câu 3: Phân biệt sự khác nhau về khí hậu và cảnh quan giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á (3,5 điểm) Câu 4: Dựa vào bảng số liệu dưới đây(3 điểm): GDP/người của một số nước châu Á năm 2001 Tên nước Cô-oét Hàn Quốc Việt Nam Trang 19 GDP/người 19040,0 8861,0 415,0 (USD) a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện GDP/ người của các nước b) Nhận xét GDP/ người của Cô-oét , Hàn Quốc so với Việt Nam, cao hơn gấp mấy lần? 3 ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG Câu Đáp án Tây Nam Á nằm sát biển nhưng có khí hậu khô hạn vì: Điểm - Có đường chí tuyến Bắc đi qua, quanh năm khu vực chịu sự thống trị 1 của khối khí chí tuyến khô nóng 0,5đ - Có các núi và sơn nguyên bao quanh nên khu vực nằm khuất với 0,5đ hướng gió biển - Nằm giữa lục địa Phi rộng lớn và lục địa Á - Âu khổng lồ - Nam Á có 3 miền địa hình 0,5đ 0,5 đ + Phía bắc: miền núi Hymalaya cao, đồ sộ, hùng vĩ chạy theo hướng 0,5 đ TB – ĐN dài 2600km, rộng 320 – 400km 2 + Nằm giữa là đồng bằng Ấn Hằng rọng lớn dài hơn 3000km, rộng 0,5 đ trung bình 250 – 350 km + Phía nam: sơn nguyên Đêcan tương đối thấp, bằng phẳng với hai rìa 0,5 đ được nâng cao thành hai dãy Gát Tây, Gát Đông cao trung bình 1300m Bộ phận Đặc điểm địa hình và sông ngòi + Phía Tây: Núi, sơn nguyên cao hiểm trở và 0,5 đ các bồn địa rộng lớn Phần đất liền: 3 + Phía Đông: Đồi núi thấp xen các đồng bằng 0,5 đ rộng lớn, màu mỡ - Sông ngòi gồm 3 sông lớn: Amua, Hoàng Hà, 1,5đ Trường Giang; bồi đắp lượng phù sa màu mì Phần hải đảo: cho các đồng bằng ven biển - Núi trẻ, thường xuyên có động đất, núi lửa - Sông ngòi: ít, ngắn và dốc 0,5đ 0,5 đ Trang 20 - Yêu cầu về vẽ biểu đồ: 2đ +Vẽ biểu đồ dạng hình cột + Đúng tỉ lệ quy định 4 + Thể hiện chú thích rõ ràng + Tên biểu đồ - Nhận xét: đúng, chính xác 1đ 4 BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA TRƯỚC TÁC ĐỘNG Lớp đối chứng 8B Lớp thực nghiệm 8A STT Họ và Tên Điểm Họ và tên Điểm 1 Hoàng Long 4 Trần Công Thắng 4.5 2 Lê Huyền Sương 7 Đặng Khánh Phương 6 3 Nguyễn Xuân Bình 5 Trần Thúy Quyên 4 4 NguyễnThị Việt Trinh 7 Trương Thị Mai Huệ 6 5 Trần Ái Linh 6 Lê Thị Kiều Oanh 7 6 Nguyễn Nhật Hà 7.5 Hoàng Thủy Tiên 7 7 Phan Đình Mậu Nhân 7 Nguyễn Cẩm Giang 7 8 Nguyễn Thị Ngọc Khánh 4 Phan Văn Cường 6 9 Đinh Gia Hoàng 9.5 Phạm Lê Anh Thảo 8 10 Bùi Thị Thanh Huyền 9 Đặng Ngọc Tuấn 9.5 ĐTB 6.6 6.5 5 BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG Lớp đối chứng 8B Lớp thực nghiệm 8 A STT Họ và Tên Điểm Họ và tên Điểm 1 Hoàng Long 4 Trần Công Thắng 8.5 2 Lê Huyền Sương 6 Đặng Khánh Phương 7 3 Nguyễn Xuân Bình 6.5 Trần Thúy Quyên 9.5 4 NguyễnThị Việt Trinh 6.5 Trương Thị Mai Huệ 8.5 5 Trần Ái Linh 7 Lê Thị Kiều Oanh 7.5 6 Nguyễn Nhật Hà 7.5 Hoàng Thủy Tiên 9 7 Phan Đình Mậu Nhân 7 Nguyễn Cẩm Giang 9 8 Nguyễn Thị Ngọc Khánh 9 Phan Văn Cường 10 9 Đinh Gia Hoàng 8.5 Phạm Lê Anh Thảo 10 Trang 21 10 ĐTB Bùi Thị Thanh Huyền 10 Đặng Ngọc Tuấn 7.2 10 8.9 ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS HẢI ĐÌNH ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD - ĐT TP ĐỒNG HỚI ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Trang 22 ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Trang 23 ... khắc phục tình trạng l? ?: Sử dụng đồ tư phần củng cố h? ??c thiên nhiên, người số khu vực thuộc Châu Á nhằm nâng cao hiệu h? ??c tập cho h? ??c sinh lớp - Trường THCS H Nghiên cứu tiến h? ?nh hai nhóm tư? ?ng... cực tham gia h? ??c đồ tư Cụ th? ?: a Quy trình h? ??c làm quen cách thiết kế đồ tư Bước 1: Cho h? ??c sinh đọc hiểu đồ tư cho trước Bước 2: H? ??c cách thiết kế đồ tư cách cho h? ??c sinh hoàn thiện đồ tư giáo... VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận: Việc sử dụng đồ tư vào giảng dạy phần củng cố h? ??c thiên nhiên, người số khu vực thuộc châu Á mơn Địa lí lớp Trường THCS H nâng cao kết h? ??c tập h? ??c sinh Khuyến ngh? ?: Đề