1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN TỔNG KẾT TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT MÔN VĂN 9

17 279 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 106 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN TAM ĐƯỜNG TRƯỜNG THCS SƠN BÌNH THUYẾT MINH SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY CÁC BÀI TỔNG KẾT TỪ VỰNG MÔN NGỮ VĂN 9 Ở TRƯỜNG THCS XÃ SƠN BÌNH Đồng tác giả: 1. Hoàng Thị Chuyên Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm văn Chức vụ: Tổ trưởng tổ KHXH Nơi công tác: Trường THCS Sơn Bình 2. Lý Hải Phượng Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm văn – sử Chức vụ: Tổ phó tổ KHXH Nơi công tác: Trường THCS Sơn Bì Sơn Bình, ngày 30 tháng 03 năm 2015 I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến Một số biện pháp dạy các bài Tổng kết từ vựng môn Ngữ văn 9 ở trường THCS xã Sơn Bình 2. Tác giảĐồng tác giả: Lý Hải Phượng Hoàng Thị Chuyên Họ tên: Hoàng Thị Chuyên Năm sinh: 3151971 Nơi thường trú: Thị trấn Tam Đường Tam Đường Lai Châu Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngữ văn Chức vụ công tác: Tổ trưởng tổ khoa học xã hội Nơi làm việc: Trường THCS Sơn Bình Điện thoại: 0987544418 Họ tên: Lý Hải Phượng Năm sinh: 19111984 Nơi thường trú: bản Hua Pó – xã Sơn Bình Tam Đường Lai Châu Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Văn Sử Chức vụ công tác: Tổ phó tổ khoa học xã hội Nơi làm việc: Trường THCS Sơn Bình Điện thoại: 0978929457 Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: Hoàng Thị Chuyên 50% Lý Hải Phượng 50% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN TAM ĐƯỜNG

TRƯỜNG THCS SƠN BÌNH

THUYẾT MINH SÁNG KIẾN MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY CÁC BÀI TỔNG KẾT TỪ VỰNG MÔN

NGỮ VĂN 9 Ở TRƯỜNG THCS XÃ SƠN BÌNH

Đồng tác giả:

1 Hoàng Thị Chuyên

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm văn

Chức vụ: Tổ trưởng tổ KHXH

Nơi công tác: Trường THCS Sơn Bình

2 Lý Hải Phượng

Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm văn – sử

Chức vụ: Tổ phó tổ KHXH

Nơi công tác: Trường THCS Sơn Bì

Trang 2

Sơn Bình, ngày 30 tháng 03 năm 2015

I THÔNG TIN CHUNG

1 Tên sáng kiến

Một số biện pháp dạy các bài Tổng kết từ vựng môn Ngữ văn 9 ở trường THCS xã Sơn Bình

2 Tác giả/Đồng tác giả: Lý Hải Phượng - Hoàng Thị Chuyên

Họ tên: Hoàng Thị Chuyên

Năm sinh: 31/5/1971

Nơi thường trú: Thị trấn Tam Đường - Tam Đường - Lai Châu

Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Ngữ văn

Chức vụ công tác: Tổ trưởng tổ khoa học xã hội

Nơi làm việc: Trường THCS Sơn Bình

Điện thoại: 0987544418

Họ tên: Lý Hải Phượng

Năm sinh: 19/11/1984

Nơi thường trú: bản Hua Pó – xã Sơn Bình - Tam Đường - Lai Châu Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Văn - Sử

Chức vụ công tác: Tổ phó tổ khoa học xã hội

Nơi làm việc: Trường THCS Sơn Bình

Điện thoại: 0978929457

Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến:

Hoàng Thị Chuyên 50%

Lý Hải Phượng 50%

Trang 3

3 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: chuyên môn

4 Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 9 năm 2014 đến

ngày 25 tháng 3 năm 2015

5 Đơn vị áp dụng sáng kiến

Tên đơn vị: Trường THCS Sơn Bình

Địa chỉ: Xã Sơn Bình – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu

Điện thoại: 02313751699

II NỘI DUNG SÁNG KIẾN

1 Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp phổ biến và thuận lợi nhất giữa cộng đồng các dân tộc trong xã hội Cùng với lao động, ngôn ngữ góp phần hình thành và phát triển xã hội, nó là công cụ tổ chức quá trình tư duy, giúp cho tư duy phát triển Mặt khác, ngôn ngữ còn là một trong những yếu tố cơ bản cấu thành dân tộc, duy trì phát triển truyền thống văn hoá của dân tộc Tiếng Việt đã có một quá trình lịch sử và phát triển lâu đời, nó có tư cách là một môn khoa học có liên quan đến những môn học khác cũng như ảnh hưởng tới đồi sống xã hội Vì vậy Tiếng Việt đã trở thành một môn học quan trọng với học sinh ở các bậc học

Chương trình Ngữ văn THCS được cấu tạo theo hướng vòng tròn đồng tâm với nội dung là các lớp 6,7,8 nhằm cung cấp cho học sinh các kiến thức về từ vựng, câu như: Phân loại từ, từ loại, nghĩa của từ, từ nhiều nghĩa,

từ tượng thanh, từ tượng hình và các phép tu từ Đến lớp 9, học sinh phải hoàn thành việc tiếp nhận các tri thức và hình thành các kĩ năng theo yêu cầu của toàn cấp đó là tổng kết lại kiến thức đã học và vận dụng các kĩ năng phân tích, cảm thụ qua các văn bản cụ thể Đặc trưng của tiết dạy tổng kết khác với bài dạy kiến thức mới Bài tổng kết thường có hai phần là tổng kết

Trang 4

lí thuyết và làm bài tập thực hành Với bài tổng kết mà giáo viên không sáng tạo sẽ dễ gây nhàm chán trong học sinh bởi đó là những kiến thức mà các em

đã biết

Chúng tôi đã có nhiều năm giảng dạy môn ngữ văn 9, mất nhiều công tìm tòi để có hướng đi đúng khi dạy dạng bài tổng kết từ vựng để tránh việc bài tổng kết chỉ đơn thuần là nhắc lại kiến thức cũ khiến cho học sinh không

có hứng thú học tập Qua các bài học giáo viên không chỉ giúp học sinh nắm lại một cách có hệ thống toàn bộ chương trình tiếng việt đã học mà các em phải biết vận dụng các kiến thức đã học để làm các dạng bài phúc tạp hơn như phân tích giá trị phép tu từ, vận dụng kiến thức từ vựng để làm tốt bài cảm thụ văn học

Từ thực tế dự giờ của một số đồng chí, qua trao đổi kinh nghiệm chúng tôi nhận thấy giáo viên còn lúng túng khi dạy dạng bài này ở một số vấn đề sau:

Việc lựa chọn hình thức khi dạy bài tổng kết còn đơn điệu nhàm chán, chủ yếu là hỏi đáp để học sinh nhắc lại khái niệm rồi làm các bài tập

Ví dụ: Tiết 37 ( Phần phân loại từ) giáo viên hỏi

Thế nào là từ đơn? thế nào là từ láy? thế nào là từ ghép? sau đó cho

học sinh làm bài tập phân loại từ trong sách giáo khoa(đây là những câu hỏi trong sách giáo khoa, hầu hết không có sự sáng tạo)

Giáo viên còn lúng túng khi xác định một số nội dung các dạng bài tập khiến giờ dạy không có tính sáng tạo

Việc sử dụng linh hoạt các phương thức, kỹ thuật dạy học, kết hợp với các phương tiện dạy học còn chưa được chú ý

Những bất cập trên khiến cho tiết "Tổng kết từ vựng" đã khô, khó lại càng thêm nhàm chán dẫn đến học sinh không tổng hợp được kiến thức

Trang 5

chung của bài thậm trí không theo dõi không nắm bắt và ghi chép được bài, kết quả là không thể vận dụng các kiến thức để làm bài tập vận dụng

Từ thực tế như trên chúng tôi mạnh dạn nêu ra một số kinh nghiệm

mà chúng tôi đã tích luỹ được để có thể dạy bài "Tổng kết từ vựng" cho học sinh lớp 9 đạt hiệu quả cao hơn

2 Phạm vi triển khai thực hiện

Lớp 9 ở trường THCS Sơn Bình

3 Mô tả sáng kiến

a Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

a 1 Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới

Thực trạng về môn học:

Trong những năm gần đây với sự bùng nổ của khoa học công nghệ và nền kinh tế phát triển theo xu thế thị trường nên các môn học tự nhiên luôn

là sự ưu tiên lựa chọn của rất nhiều học sinh và phụ huynh chính vì vậy môn ngữ văn không phải là môn được học sinh yêu thích Có rất nhiều lý do như: Ngữ văn không hẳn là môn học thuộc mà nó vừa là môn học thuộc đồng thời vừa là môn tư duy hình tượng đa chiều nên học sinh rất ngại, phần tiếng việt

đã khô và khó lại nhiều nghĩa nhiều vẻ, phương pháp giảng dạy của giáo viên còn khô khan, áp đặt, khuôn mẫu nên không thu hút được sự chú ý của học sinh Mặt khác trong cuộc sống có rất nhiều loại hình giải trí hấp dẫn như ca nhạc, phim ảnh nên việc đọc sách văn học không được học sinh lựa chọn (Nếu có đọc cũng chỉ là những cuốn truyện tranh với nhiều hình ảnh hơn ngôn ngữ)

Khi biên soạn sách giáo khoa, bộ giáo dục đã xây dựng trên nguyên tắc vòng tròn đồng tâm Điều đó đảm bảo cho học sinh THCS trong từng

Trang 6

khối lớp có điều kiện tiếp xúc và mở rộng kiến thức của mình cụ thể như sau:

Trong chương trình lớp 6 các em được học về: Từ và cấu tạo từ, Nghĩa của từ, Từ nhiều nghĩa, Từ loại và cụm từ, các biện pháp tu từ Lớp 7: Học sinh tiếp tục được học về từ ghép, từ láy, đại từ, quan hệ từ và các biện pháp tu từ Lớp 8: học về từ tượng thanh, từ tượng hình và các phép tu từ Lớp 9: Học sinh vẫn phải tiếp tục học về sự phát triển của từ vựng…Từ tiết

37 giáo viên phải giúp học sinh hệ thống lại các kiến thức đã học để nắm chắc, nắm sâu và nắm gọn từ vựng tiếng Việt, có kỹ năng nhận xét đánh giá, phân biệt từ đó có thể vận dụng tốt tiếng Việt vào việc học môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung

Thực trạng về học sinh và giáo viên

Hầu hết học sinh không có thói quen sử dụng sổ tay bộ môn để ghi nhớ các khái niệm, không nắm được đặc điểm, cấu trúc của các lớp từ và nghĩa trong từng hoàn cảnh cụ thể, không xác định được cơ sở phân loại, giá trị biểu đạt của từ Mặt khác học sinh trường THCS xã Sơn Bình có đến hơn 95 phần trăm là người dân tộc vốn tiếng Việt của các em thiếu nghiêm trọng Hơn nữa ý thức tự học, tự tìm tòi và chuẩn bị bài của học sinh trước khi đến lớp hầu như không có (điều này cũng do hoàn cảnh kinh tế các em phải đi làm giúp đỡ bố mẹ và nhận thức của phụ huynh còn hạn chế) Kết quả khảo sát thực tế tháng 9 năm 2015:

vận dụng từ ngữ vào tạo lập văn bản quá yếu

Giáo viên thường dạy theo trình tự sách giáo khoa từ việc nhắc lại lý thuyết sau đó làm bài tập có sẵn trong sách và thường cũng chỉ theo một

Trang 7

phương pháp vấn đáp thầy hỏi trò trả lời hoặc gọi học sinh lên bảng làm bài tập Như vậy tiết học vừa mất thời gian vừa khô khan nhàm chán lại không thực hiện đúng mục đích tổng hợp kiến thức để học sinh vận dụng và nâng cao kĩ năng dùng từ vào việc tạo lập văn bản nói – viết trong học tập và trong cuộc sống

Chính vì vậy mà chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp đã tổng hợp được trong quá trình dạy các bài tổng kết từ vựng tiếng Việt lớp 9 ở trường THCS xã Sơn Bình nhằm khắc phục những nhược điệm của giải pháp cũ

b Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

Để giờ dạy và học tiết Tổng kết từ vựng đạt hiệu quả thì trước hết giáo

viên phải quan tâm đến khâu chuẩn bị không chỉ của thầy mà còn của cả trò Tuỳ vào nội dung bài học giáo viên dành thời gian hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài cho phù hợp như: đồ dùng, bài soạn… Khi giảng dạy giáo viên phải tạo tâm thế gây hứng thú cho học sinh và cuối cùng là khâu hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức qua phần luyện tập Sau đây là một số kinh nghiệm mà chúng tôi đã thực hiện:

b1: Khâu chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Đây là khâu quyết định sự thành hay bại của bài giảng vì vậy khi lên

lớp chúng tôi thực hiện theo phương pháp tích cực các hoá hoạt động.

Tính mới và sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ.

* Sự chuẩn bị của giáo viên

Từ trước đến nay trước khi giảng dạy bao giờ cũng có sự chuẩn bị nhưng chỉ là soạn giáo án đúng theo nội dung và trình tự trong sách giáo khoa và có thêm bảng phụ theo mô hình trong bài

Giải pháp mới:

Trang 8

Biện pháp 1: giáo viên cần lựa chọn các hình thức tổng kết phù hợp,

có sự kết hợp một cách linh hoạt các phương pháp, hình thức, kỹ thuật giảng dạy với nhiều cấp độ khác nhau để hầu hết học sinh đều có cơ hội thể hiện mình Ví dụ ở dạng bài này có thể thực hiện một số phương pháp và kỹ thuật sau:

Phương pháp vấn đáp

Kỹ thuật bản đồ tư duy

Chọn đáp án, nối kiến thức

Triển khai một số trò chơi giữa các nhóm

Biện pháp 2: giáo viên cần kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại với các phương tiện truyền thống như: máy chiếu, bảng phụ, bảng tổng hợp để hỗ trợ tốt cho việc triển khai bài giảng

Biện pháp 3: Giáo viên phải phân loại và lựa chọn các dạng bài tập theo các cấp độ: nhận biết - thông hiểu – vận dụng - nâng cao(viết đoạn văn)

để bài giảng phong phú đồng thời huy động được mọi đối tượng cùng tham gia vào giờ học và đạt được hiệu quả cao

Sau khi đã xác định đầy đủ nội dung, hình thức và định hướng các bước lên lớp giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài một cách cụ thể sao cho phần chuẩn bị của các em phải hô ứng với sự chuẩn bị của giáo viên

Cụ thể như sau:

* Sự chuẩn bị của học sinh

Giải pháp cũ: cuối tiết học giáo viên chỉ nhắc học sinh bằng một câu

“về nhà chuẩn bị bài(tên bài) mà không hướng dẫn các em chuẩn bị những gì hay chuẩn bị như thế nào

Giải pháp mới: Các trường thường phân công giáo viên dạy đuổi từ đầu cấp(đây là một thuận lợi đẻ giáo viên định hướng cho học sinh theo yêu cầu của mình)

Trang 9

Biện pháp 1: Học sinh có có thể hình thành cho học sinh sử dụng sổ tay tiếng Việt ghi chép lại những khái niệm, đặc điểm của các nội dung tiếng việt trong chương trình hoặc các từ hay từ khó để tiện sử dụng sau này (Nếu làm được như vậy sẽ giúp học sinh theo dõi bài có hệ thống, kích thích ý thức tự học) Học sinh có thể sử dụng bảng hệ thống kiến thức ngữ văn (phần tiếng Việt) được mua sẵn Điều này sẽ giúp cho việc thực hiện ôn tập lý thuyết trên lớp không mất nhiều thời gian

Biện pháp 2: sau mỗi tiết học giáo viên dành khoảng thời gian tối thiểu là năm phút để hướng dẫn và phân công học sinh chuẩn bị bài như lập các bảng biểu hệ thống, vẽ sơ đồ trên khổ giấy A3 cụ thể vừa theo nhóm vừa

cá nhân cụ thể như sau:

Ví dụ tiết 37: phần từ đơn từ phức: Nhóm1 lập bảng khái niệm phân biệt các loại từ, nhóm 2 phần thành ngữ và nghĩa của từ, nhóm 3 làm bài tập phàn thành ngữ, nhóm 4 làm bài tập phần nghĩa của từ

Biện pháp 3: Khi chuẩn bị bài học sinh có thể làm việc cá nhân hoặc làm việc theo nhóm sao cho ngay từ khâu chuẩn bị học sinh đã có hứng thú với tiết học, làm việc một cách tích cực và tự giác, có phương pháp tư duy tốt, có kỹ năng sống kỹ năng ứng xử, kĩ năng làm việc tập thể phù hợp với nhiệm vụ học tập Qua phần chuẩn bị còn được rèn luyện lối sống tích cực,

có tinh thần trách nhiệm, có điều kiện để thể hiện bản thân, khẳng định mình trước tập thể

b2 Tiến trình lên lớp

b2.1.Tạo tâm thế

Để bước vào bài Tổng kết từ vựng có hiệu quả giáo viên cần có những thao tác tạo tâm thế tốt nhất cho cho học sinh bằng nhiều cách như: kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh, hay đặt những câu hỏi mở có liên quan đến bài giảng hoặc chiếu lên màn hình một số hình ảnh có liên quan đến nội dung

Trang 10

bài tổng kết để khuyến khích và tạo hứng thú cho học sinh tiếp nhận bài giảng một cách hiệu quả nhất Tránh việc nhận xét gắt gao, hoặc yêu cầu quá cao

b2.2 Dạy phần hệ thống lý thuyết

Khác với bài hình thành các đơn vị kiến thức mới, bài tổng kết chỉ có tính chất khái quát, củng cố lại các kiến thức đã học và vận dụng các kiến thức ấy vào làm bài tập và thực hành trong đời sống Do đó phương pháp dạy sẽ khác so với các bài học khác Nếu ở bài dạy kiến thức mới, thông thường giáo viên hướng dẫn học sinh bắt đầu bằng việc phân tích các ngữ liệu đi đến hình thành khái niệm rồi làm bài tập vận dụng kiến thức thì ở kiểu bài tổng kết lại bắt đầu từ việc củng cố kiến thức đã học đến việc vận dụng kiến thức vào thực hành luyện tập để củng cố và khắc sâu

Đa số từ trước đến nay khi dạy bài này giáo viên hỏi theo câu hỏi SGK và học sinh trả lời(học sinh không trả lời được thì giáo viên đưa ra khái niệm) dẫn đến tiết học nhàn chán một chiều

Bài tổng kết thường có nhiều kiến thức đồng thời được củng cố Do

đó, khi dạy kiểu bài này, giáo viên phải biết cách triển khai cho hợp lí Có thể ôn tập, củng cố lí thuyết sau đó thực hành hoặc hướng dẫn học sinh đồng thời hai nội dung đó Để phát huy tính chủ động tích cực của học sinh, làm cho giờ dạy không nhàm chán, đơn điệu, giáo viên có thể sử dụng một số phương pháp, hình thức sau:

Biện pháp 1: giáo viên có thể sử dụng kỹ thuật " Bản đồ tư duy" khai thác triệt để phần chuẩn bị ở nhà của học hoặc trình bày phần bảng biểu đã

vẽ của các nhóm đã chuẩn bị trên khổ giấy A3 để so sánh giữa các nhóm sau

đó yêu cầu học sinh trả lời những kiến thức khái niệm liên quan Những khái niệm này đã được học sinh hệ thống trong sổ tay tiếng việt giáo viên chỉ cần

Trang 11

đưa bảng chuẩn kiến thức của mình và gọi một hoạc sinh đọc lại mà không yêu cầu học sinh phải ghi vào vở

Biện pháp 2: Giáo viên chiếu bảng nối bảng từ với khái niệm (đối với

sử dụng máy chiếu) hoặc trả lời nhanh còn nếu dùng bảng phụ thì gọi học sinh lên nối

Ví dụ: Dạy tiết 53: phần một số biện pháp tu từ chúng tôi làm như sau:

Giáo viên đặt câu hỏi: Kể tên các biện pháp tu từ mà em biết?

Học sinh trả lời giáo viên chiếu bảng có các biện pháp tu từ(bên cột từ

có tên hoặc không có tên biện pháp tu từ, bên cột khái niệm có hoặc không

có nội dung của biện pháp tu từ)sau đó gọi học sinh trả lời bằng cách nối khái niệm hoặc điền tên biện pháp Sau đó yêu cầu học sinh phải lấy được dẫn chứng minh hoạ cho một hoặc hai biện pháp nào đó

Biện pháp 3: Tổ chức trò chơi: Sau khi học sinh đã điền hoàn thành các bảng hệ thống giáo viên yêu cầu học sinh trả lời một số câu hỏi nhất định liên quan đến khái niệm đặc điểm tác dụng của các kiến thức từ vựng

Ở phần này giáo viên có thể sử dụng hình thức tổ chức các trò chơi như nối nhanh kiến thức, hái hoa dân chủ, con số bí ẩn(Mỗi bài tổng kết giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức khác nhau để trách trùng lặp gây nhàm chán) Trong trò chơi này giáo viên cần sử dụng kết hợp các phương tiện dạy học như bảng phụ, giấy màu, hoa nếu có điều kiện thì sử dụng thiết bị trình chiếu là thuận lợi và hiệu quả nhất

Theo kinh nghiệm của chúng tôi khi dạy phần này giáo viên không nên chỉ sử dụng một phương pháp, một hình thức mà nên có sự kết hợp để thu hút học sinh và phải có các cấp độ câu hỏi cho các đối tượng học sinh để

đa số các em đều có cơ hội thể hiện mình Đồng thời kết hợp phương tiện

Ngày đăng: 12/09/2018, 22:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w