Sau 1954 tập kết ra Bắc và bắt đầu viết văn.Ông là nhà văn quân đội trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến chống giặc của dân tộc.Đề tài viết về cuộc sống chiến đấu và con người Nam Bộ.. -
Trang 1Đề cương ôn thi học kì I văn học 1.Tác giả:
Ga-bri-ren Gác-xi-a Mát két, nhà văn Côm-lôm-bi-a,sinh năm 1928,là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hòa
bình thế giới thông qua các hoạt động xã hội Ông được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1982.
Nguyễn Dữ người huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương Ông sống vào nửa đầu thế kỉ XVI là học trò của Tuyết
Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Kiêm Học rộng tài cao,làm quan một năm rồi sinh về quê sống ẩn dật ở núi rừng Thanh Hóa.
Ngô gia văn phái gồm những tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì_dòng họ nổi tiếng về văn học lúc bấy giời ở làng Tả
Thanh Oai,huyện Thanh Oai,Hà Nội.Trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí(1753-1788),Ngô Thì Du(1772-1840)
Nguyễn Du(1765-1820) tên chữ Tố Như hiệu là Thanh Hiên ở làng Tiên Điền-Nghi Xuân-Hà Tĩnh
+Sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội cuối thế kỉ XIII đầu thế kỉ XIX đã tác động đến tình cảm nhận thức của Nguyễn Du kiến ông hướng ngòi bút vào hiện thực
+Gia đình Nguyễn Du là gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học Lúc nhỏ ông sống trong vinh hoa phú quý, lên 9 tuổi mồ coi cha, 12 tuổi mồ coi mẹ đã tác động lớn đến sáng tác của ông.
+Bản thân: học giỏi nhưng nhiều lận đận bôn ba nhiều nơi tiếp xúc nhiều nền văn hóa nhiều mảnh đời số phận khác nhau→ảnh hưởng đến sáng tác của ông Ông là người có trái tim giàu lòng yêu thương.
Nguyễn Đình Chiểu(1822-1888) quê mẹ ở Gia Định, quê cha ở Thừa Thiên Huế.
+Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh nhưng giàu nghị lực đã vương lên sống cuộc đời cao cả và có ích cho đời(làm thầy thuốc vừa làm thầy giáo, nhà thơ và tham gia kháng chiến chống Pháp )
+Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ lớn của dân tộc ông đã để lại nhiều tác phẩm nhằm truyền bá đạo lý làm người như truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga,Dương Từ-Hà Mậu; cổ vũ lòng yêu nước như Chạy giặc, Văn tế nghĩ sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp.
+Mục đích sáng tác là truyền dạy đạo lý làm người
Chính Hữu(1926-2007) là nhà thơ quân đội tham gia kháng chiến chống Pháp chống Mĩ Hầu như chỉ viết về
người lính cách mạng và chiến tranh Năm 2000 Chính Hữu được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Huy Cận (1919-2005) Tên thật là: Cù Huy Cận.Quê: Hương Sơn – Hà Tĩnh.Là nhà thơ nổi tiếng trong phong
trào thơ mới.Được giải thưởng HCM về văn hóa nghệ thuật năm 1996
Bằng Việt (1941)Tên thật là Nguyễn Việt Bằng.Quê quán ở Thạch Thất – Hà Tây.Thuộc thế hệ nhà thơ trưởng
thành trong kháng chiến chống Mỹ Đề tài là Kỷ niệm thiếu thời & ước mơ tuổi trẻ.Giọng thơ: Trầm lắng, nghĩ ngợi, mượt mà
Phạm Tiến Duật (1941 – 2007) sinh trưởng ở Thanh Ba – Phú Thọ, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt
động trên tuyến đường Trường Sơn ,là những gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.Năm 2001, ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.
Nguyễn Duy sinh năm 1948, tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, quê: ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông
Vệ, thành phố Thanh Hóa.Năm 1966 Nguyễn Duy gia nhập quân đội vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.Sau năm 1975, ông chuyển về làm báo văn nghệ giải phóng Từ năm 1977 Nguyễn Duy
là đại diện thường trú báo Văn nghệ tại Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2007, ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật Ông trở thành một những gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác.
Nguyễn Thành Long (1925 - 1991), quê: Duy Xuyên - Quảng Nam.Chuyên viết truyện ngắn và bút kí.Phong
cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ Là cây bút chuyên viết truyện ngắn và kí.
Trang 2Kim Lân (1920 -2007), tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài, quê tỉnh Bắc Ninh Chuyên viết truyện ngắn, am hiểu
sâu sắc cuộc sống nông thôn., Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
Nguyễn Quang Sáng (1932-2014), quê ở huyện Chợ Mới - tỉnh An Giang Sau 1954 tập kết ra Bắc và bắt đầu
viết văn.Ông là nhà văn quân đội trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến chống giặc của dân tộc.Đề tài viết về cuộc sống chiến đấu và con người Nam Bộ Thể loại truyện ngắn tiểu thuyết kịch bản phim.
Lỗ Tấn (1881 - 1936) Là nhà văn nổi tiếng của Trung Quốc Quê: Thiệu Hưng, Chiết Giang Sinh trưởng trong
gia đình quan lại sa sút, mẹ có nguồn gốc nông dân Tìm con đường lập thân bằng văn học Năm 1981 cả thế giới
kỉ niệm 100 năm ngày sinh Lỗ Tấn như một danh nhân văn hóa
2 Hoàn cảnh sáng tác và nội dung chính:
Phong cách Hồ Chí Minh: Trích tử bài viết “Phong cách Hồ Chí Minh cái vĩ đại gắn với cái giản dị”của Lê Anh
Trà in trong tập Hồ Chí Minh va văn hóa Việt
-Kể kết hợp bình luận, lập luận chặc chẽ chứng cứ xác thực ngôn ngữ trang trọng chi tiết tiêu biểu vận dụng các hình thức so sánh nghệ thuật đối lập
-Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại giữa cái thanh cao và giản dị.
Đấu tranh cho một thế giới hòa bình: Văn bản được trích trong bài tham luận Thanh gươm Đa-mô-clét của nhà văn đọc tại cuộc họp sáu nước năm 1986.
-Chứng cứ cụ thể xác thực cách so sánh rõ ràng giàu sức thuyết phục lập luận chặc chẽ.
-Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đe dọa toàn bộ sự sống trên trái đất và nhiệm vụ cấp bách của toàn thể loài người là ngăn chặn nguy cơ đó và đấu tranh cho một thế giới hòa bình.
Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em Văn bản được trích trong Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp ngày 30 tháng 9 năm 1990 tại trụ sở Liên hiệp quốc ở Niu Oóc -Tính chặt chẽ hợp lý trong bố cục lời văn dứt khoác mạch lạc rõ rang sử dụng từ ngữ rõ ràng
-Bảo vệ quyền lợi chăm lo đến sự phát triển của trẻ là một vấn đề quan trọng cấp bách có ý nghĩa toàn cầu
Chuyện người con gái Nam Xương: Truyền kì mạn lục viết bằng chữ Hán, khai thác các truyện cổ dân gian dã sử, truyền thuyết của Việt Nam Tất cả gồm 20 truyện.
-Cách xây dựng nhân vật độc đáo xây dựng mâu thuẫn truyện hấp dẫn miêu tả nhân vật kết hợp tự sự.
-Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
Hoàn Lê nhất thống chí: Là tiểu thuyết bằng chữ Hán viết theo lối chương hồi gồm 17 chương đoạn trích nằm ở hồi thứ mười bốn.
-Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử khắc họa nhân vật lịch sử thật sinh động cách miêu tả chân thực giọng văn khách quan mang đậm tính chất sử thi.
-Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi
Lê Chiêu Thống.
Chị em Thúy Kiều :thuộc phần đầu của tác phẩm truyện Truyện Kiều.
Đoạn thơ sử dụng bút pháp ước lệ lấy vẻ đẹp của thiên nhiên gợi tả vẻ đẹp con người nghệ thuật doàn bẩy lựa chọn
và sử dụng ngôn ngữ tài tình khắc họa rõ nét chân dung hai chị em Kiều.
Ca ngợi vẻ đẹp tài năng của con người và dự cảm về kếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
Cảnh ngày xuân: vị trí thuộc phần một của tác phẩm Truyện Kiều có tựa đề: Gặp gỡ và đính ước(kế tiếp sau đoạn trích chị em Thúy Kiều)
Trang 3-Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc theo trình tự không gian thời gian kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng nhiều từ ghép,từ láy giàu chất tạo hình.
-Bức tranh thiên nhiên lễ hội mùa xuân tươi đẹp trong sáng mới mẻ giàu sức sống.
Kiều ở lầu Ngưng Bích: thuộc phần 2.
Bút pháp tả cảnh ngụ tình hình ảnh ẩn dụ điệp ngữ liên hoàn, hệ thống từ láy, miêu tả nội tâm nhân vật rất thành công.
Cảnh ngộ cô đơn buồn tủi tấm lòng chung thủy hiếu thảo của Kiều.
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga : Truyện “Lục Vân Tiên” ra đời khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX Truyện thơ nôm dài 2082 câu thơ lục bát Đặc điểm thể loại có tính chất truyện kể Kết cấu chương hồi xoay quanh diễn biến cuộc đời của nhân vật chính Được lưu truyền rộng rãi dưới thức sinh hoạt VH dân gian”kể thơ”,”nói thơ Vân Tiên”,”hát Vân Tiên”
-Xây dựng nhân vật qua cử chỉ lời nói, ngôn ngữ mộc mạc bình dị gần với lời nói thông thường mang màu sắc địa phương Nam Bộ Ngôn ngữ thơ đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết.
-Thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật Lục Vân Tiên tài ba dũng cảm, trọng nghĩa kinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu nết na, ân tình.
Bài thơ về tiểu đội xe không kính: sáng tác vào năm 1969 in trong tập thơ”Vầng trăng quầng lửa”.Thể thơ tự do -Thể thơ tự do, điệp ngữ điệp cấu trúc câu, ngôn ngữ giọng điệu giàu tính khẩu ngữ tự nhiên khẻo khoắn.
-Hình ảnh người lái xe ở Trường Sơn trong thời kỳ chống Mĩ với tư thế hiên ngang tinh thần lạc quan bất chấp khó khăn hiểm nguy và ý chí giải phóng miền Nam.
Đồng chí: - Sáng tác đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc(thu đông 1947)
-Thể thơ tự do, lời thơ bình dị mộc mạc cô đọng, nghệ thuật nhân hóa, hoán dụ các câu thơ sống đôi, đối xứng, tả thực
-Hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ, tình đồng chí dựa trên cơ sở cùng cảnh ngộ cùng lí tưởng chiến đấu thể hiện tự nhiên bình dị mà sâu sắc nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng
Đoàn thuyền đánh cá :-giữa năm 1958,ông đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh Bài thơ đã ra đời trong hoàn cảnh đó và in trong tập thơ “Trời mỗi ngày lại sáng” Thể thơ tự do.
-Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, nhân hóa, so sánh, khắc họa những hình ảnh đẹp
sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh nhạc điệu gợi liên tưởng phong phú.
-Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạng gợi ca biển cả lớn lao giàu đẹp ngợi ca sự nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.
Bếp lửa: Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở Liên Xô In trong tập thơ Hương cây-Bếp lửa.
-Có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự sáng tạo hình ảnh bếp lủa vừa thật gần gũi vừa mang
ý nghĩa biểu tượng Giọng điệu thơ 8 chữ phù hợp với cảm xúc hồi tả và suy ngẫm
-Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành bài thơ lại kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng biết ơn của cháu đối với bà và đối với gia dình quê hương đất nước.
Ánh trăng: Viết năm 1978 tại TP Hồ Chí Minh, trong tập thơ "Ánh trăng", giải A Hội nhà văn Việt Nam (1984) -Kết hợp hài hòa tự nhiên giữa tự sự và trữ tình giọng điệu tâm tình bằng thể thơ năm chữ nhịp nhàng theo lời kể khi thì tha thiết biều hiện những suy từ kết cấu giọng điệu của thể thơ có tác dụng làm nổi bật chủ đề Hình ảnh giàu tính biểu cảm các biện pháp tu từ độc đáo.
-Lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao với thiên nhiên đất nước bình dị hiền hậu có ý nghĩa gợi nhắc của củng
cố con người thái độ sống uống nước nhớ nguồn“ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ“
Lặng lẽ Sa Pa :là kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả vào mùa hè năm 1970,được rút ra từ tập
"Giữa trong xanh" (1972)
Trang 4-Tạo tình huống truyện tự nhiên hấp dẫn;xây dựng đối thoại,độc thoại, độc thoại nội tâm;nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc Miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn, kết hợp kể,tả và nghị luận tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm truyện.
- Hình ảnh người lao động bình thường mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao qua đó khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng.
Chiếc lược ngà: Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" được viết năm 1966 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ -Cốt truyện chặt chẽ nhiều yếu tố bất ngờ hợp lý tạo tình huống éo le lựa chọn người kể chuyện thích hợp thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật có xen yếu tố bình luận nghệ thuật khắc họa nhân vật sâu sắc.
-Chiếc lược ngà là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng,chiếc lược ngà cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Cố hương: viết trong khoảng thời gian(1919-1922), được in trong tập”Gào thét”.
Truyện đậm chất hồi ký và trữ tình, sáng tạo nhiều hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng, hồi ức hiện tại đan xen, so sánh đối chiếu, đầu cuối tương ứng.
Những run cảm của tôi trước sự thay đổi của làng quê đặc biệt là Nhuận Thổ, tác giả phê phán xã hội phong kiến đặt
ra vấn đề con đường đi của nông dân của toàn xã hội để mợi người suy nghĩ.
4 Trình bày:
Truyện Kiều của Nguyễn Du:
Giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều:
a Giá trị nội dung:
-Giá trị hiện thực:phản ánh xã hội đương thời qua bộ mặt tang bạo bất nhân của tầng lớp thống trị(bọn quan lại tay chân, bọn buôn thịt bán người Sở Khanh, Hoạn Thư)
-Giá trị hiện thực:Số phận những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ tài hoa Cảm thương sâu sắc trước những nỗi đau của con người Lên án tố cáo thế lực tàn bạo.Trân trọng đề cao con người
từ hình thể →ước mơ chân chính.
b Giá trị nghệ thuật:
-Ngôn ngữ dạt đến đỉnh cao của ngôn ngữ nghệ thuật có chức năng biểu đạt +biểu cảm+thẩm mĩ.
-Lối văn kể chuyện trực tiếp, gián tiếp.
-Cách khắc họa nhân vật miêu tả thiên nhiên.
-Thể loại thơ nôm lục bát.
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga:
Hình ảnh Lục Vân Tiên:
a)Hành động đánh cướp:
-Vũ khí thô sơ.
-Cách đánh công khai.
-Trong giao chiến: bình tĩnh, gan dạ,nhanh nhẹn,võ nghệ cao cường.
(Sử dụng từ láy, động từ, so sánh)
→Người anh hùng đầy tài năng, sẵn sang xả thân vì nghĩa.
b)Cách cư sử của Lục Vân Tiên sau khi đánh cướp:
-Giàu lòng yêu thương.
-Biết giữ lễ,cư xử,tế nhị,có văn hóa.
-Quan niệm tốt đẹp, làm việc nghĩa vô tư, không mong đền đáp.
Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga:
-Xưng hô:”Tiện thiếp”,”Quân tử”→kiêm nhường.
-Nói năng văn vẻ, dịu dàng, mực thước có lễ giáo.
-Làm người con hiếu thảo.
-Nàng là người chịu ơn Lục Vân Tiên cứu cả cuộc đời trong trắng của nàng,băng khoăn tìm cách đền đáp→trọng ơn nghĩa.
Người con gái nết na & đức hạnh.
Phong cách Hồ Chí Minh:
Con đường hình thành nên phong cách Hồ Chí Minh:
-Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có vốn văn hóa thế giới sâu rộng,uyên thâm vì:
+Đi nhiều nơi,có điều kiện tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau,thành thạo nhiều thứ tiếng.
+Ham học hỏi,dài công học tập rèn luyện không ngừng.
+Tiếp thu và biết chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại.
Trang 5+Giữ gìn và biết kết hợp văn hóa truyền thống với nét đẹp văn hóa nhân loại.
(Lập luận chặc chẽ,luận cứ xác đáng,từ ngữ chọn lọc,chi tiết)
→những nhân tố trên tạo nên ở Người một phong cách văn hóa hiện đại mà cũng rất Việt Nam.
Vẻ đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh:
-Người có một lối sống giản dị:
+Nơi ở,nơi làm việc đơn sơ:nhà sàn nhỏ,vài phòng tiếp khách làm việc họp và ngủ.
+Trang phục giản dị:áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ,dép lốp
+Ăn uống đạm bạc:cá kho,rau luộc,muối cháo hoa
+Tư trang ít ỏi:chiếc va li con với vài bộ quần áo,vài vật kỉ niệm.
(từ ngữ giản dị,so sánh, đối lập)
→Lối sống của một vị chủ tịch nước rất giản dị thanh cao,không xa hoa lãng phí.
Chuyện người con gái Nam Xương:
Vẻ đẹp của Vũ Nương:
Thùy mị,nết na,xinh đẹp.
*Lúc mới về nhà chồng:
-Luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng mất hòa.
*Khi tiễn chồng ra lính:
-Yêu thương lo lắng,nhớ mong.
*Khi xa chồng:
-Tấm lòng chung thủy
-Đảm đang
-Hiếu thảo
*Khi bị nghi oan
-Tìm cách hàn gắn hạnh phúc gia đình.
-Đau đớn thất vọng.
-Giải bày khẳng định nỗi oan và đức hạnh
-Chọn cái chết để bảo toàn danh dự
*Lúc sống ở thủy cung:
-Nhớ quê hương trọng ân nghĩa khoa khát được phục hồi danh dự.
→Người phụ nữ vẹn toàn.
Nhân vật Trương Sinh:
-Con nhà giàu ít học,đa nghi.
-Chỉ vì lời nói của một đứa trẻ sinh lòng gen tuông cho rằng vợ hư.
-Bỏ ngoài tay lời giải oan của vợ,đánh đuổi đi không nói ra duyên cớ để vợ minh oan.
(Tình huống bất ngờ,nút thắt câu chuyện càng chặt,kịch tính cao )
→Hồ đồ,độc đoán,vũ phu,thô bạo đẩy vợ vào chỗ chết.
Tố cáo xã hội phụ quyền niềm thương cảm của tác giả đối với số phận người phụ nữ.
Kết thúc bi thương màu sắc cổ tích:
-Yếu tố ảo đan xen yếu tố thậtthế giới kì ảo gần gũi với thế giới thật làm tăng mức độ tin cậy
-Thể hiện ước mơ về lẽ công bằng hoàn thiện phẩm hạnh của người phụ nữ tố cáo nỗi bất công của xã hội phong kiến.
Hoàng Lê nhất thống chí:
Hình tượng Nguyễn Huệ:
-Nguyễn Huệ lên ngôi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó khẳng định quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm.
-An ủi quân lính,khẳng dịnh chủ quyền của ta,lên án hành động xâm lược,nêu tấm gương yêu nước chống giặc ngoại xâm.
-Là người mạnh mẽ,quyết đoán,sáng suốt,nhạy bén trong công việc phân tích tình hình thời cuộc.
-Có tầm nhìn xa trông rộng đoán trước biến cố lớn nhận định tình hình.
→Là người anh hung lão luyện có tài dùng binh như thần
Hình ảnh bọn cướp nước và bọn bán nước:
-Tôn Sĩ Nghị là kẻ xảo trá ham công.
-Lê Chiêu Thống là kẻ hèn mạc bất tài ích kỷ vì lợi ích riêng của mình với kẻ xâm lược và chịu chung thất bại với chúng.
Chị em Thúy Kiều:
Trang 6Giới thiệu vẻ đẹp chung của hai chị em:
-Giới thiệu vị trí thứ bậc của từng người trong gia đình.
-Tố nga:cô gái đẹp.
-“Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
(ẩn dụ,ước lệ tượng trưng,so sánh,liệt kê nhân hóa)
→Đẹp toàn diện.
Vẻ đẹp của Thúy Vân(4 câu):
-Khuôn mặt,đôi mày,nụ cười,nước tóc,làn da
-Trang trọng, đầy đặn,nở nang,đoan trang,thua, nhường.
(ẩn dụ,ước lệ tượng trưng,so sánh,liệt kê,nhân hóa)
→Vẻ đẹp đoan trang,phúc hậu,dự báo tương lai hạnh phúc yên vui cuộc đời bình lặng,suôn sẻ
Vẻ đẹp của Thúy Kiều(12 câu):
-Khái quát đặc điểm nhân vật:”Sắc sảo”về trí tuệ,mặn mà về tâm hồn
+Sắc(6 câu):
-Sắc sảo,mặn mà.
-“Càng,so bề,phần hơn”Kiều so sánh với Vân
-“Làn thu thủy nét xuân sơn”Vẻ đẹp trí tuệ,tâm hồn.
-“Hoa gen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành”
(đòn bẩy,ẩn dụ,ước lệ tượng trưng,nhân hóa,nói quá)
→Tuyệt sắc giai nhân.
+Tài,tình cảm(6 câu):
-Thông minh.
-Làm thơ,vẽ hát,đàn,soạn nhạcđều giỏi
→Ca ngợi cái tâm đặc biệt của Kiều.
-Đặc biệt là tài đàn sở trường năng khiếu.
-“Pha,đủ mùi,lào bậc,nghề riêng,ăn đức”(liệt kê)
→Đa tài,đa sầu,đa cảm.
Tài sắc vẹn toàn,dự báo tương lai bất hạnh đau khổ.
Đức hạnh và phong thái của chị em Thúy Kiều(4 câu):
-Cuộc sống đầy đủ khá giả nhưng khuôn kép mẫu mực.
Cảnh ngày xuân:
Khung cảnh ngảy xuân(4 câu đầu):
+Hình ảnh:con én đưa thoi(ẩn dụ),thiều quang,cỏ non xanh,cành lê trắng điểm hoa trắng.
+Màu sắc:xanh+trắng→hài hòa tươi sáng.
→không khí mùa xuân thật đẹp.khoáng đảng,trong trẻo;mới mẻ,tinh khôi tràn đầy sức sống.
Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh(8 câu):
-Lễ tảo mộ,hội đạp thanh.
-Sử dụng hang loạt danh từ:yến anh,tài tử,gia nhân;động từ:gần xa,nô nức;từ ghép,từ láy,cách nói ẩn dụ,so sánh.
→không khí lễ hội tấp nập,rộn ràng,náo nhiệt.
Cảnh chị em Thúy Kiều du xuân trở về(6 câu):
-Cảnh mùa xuân vẫn thanh dịu,nhẹ nhàng.
-Thời gian,không giant hay đổi.
-Tà tà,thơ thẩn,nao nao,thanh thanh.(từ láy)
→Vừa tả cảnh vừa gợi tâm trạng cảm giác bân khuân xao xuyến về ngày vui xuân đang còn mà linh cảm về điều sắp xảy ra.
Kiều ở lầu Ngưng Bích:
Khung cảnh thiên nhiên nơi làu Ngưng Bích:
-“non xa”,”trăng gần”,”cát vàng”,”bụi hồng”(liệt kê)
→không gian mênh mông hoang vắng không một bong người
-“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya”:dòng thời gian tuần hoàn kép kín.
→tâm trạng cô đơn lẽ loi buồn tuổi.
Nỗi nhớ của Thúy Kiều:
Trang 7+Nhớ Kim Trọng:
-Nhớ những lời nguyện thề
-Nhớ thương Kim Trọng đang chờ mong ngày gặp lại
-Nàng xót thương cho tình cảnh bớ vơ,trơ trội.
→Lòng chung thủy son sắc.
+Nhớ cha mẹ:
-“xót”thương cha mẹ giá nua ngày đêm trong ngóng con
-Thương cha mẹ không có người chăm sóc.
-Thương cha mẹ già yếu
→Là người con hiếu thảo
Ngoại cảnh nhìn qua tâm trạng của Kiều:
-Từ láy gợi hình thấp thoáng,xa xa
-Từ láy gợi màu sắc xanh xanh rầu râu
-Từ láy gợi âm thanh ầm ầm
-“buồn trong”(điệp ngữ lien hoànnhấn mạnh tâm trạng:
*Gợi nỗi buồn lưu lạc nỗi nhớ nhà nhớ quê
*Thân phận nổi trôi lên đênh giữa dòng đời vô định(hình ảnh ẩn dụ)
*Cảnh ảm đạm thê lươngnỗi ám ảnh tuyệt vọng
*Tâm trạng lo sợ hãi hung như báo trước giông bão của số phận sẽ nổi lên xô đẩy vùi dập cuộc đời Kiều (bút pháp tả cảnh ngụ tình)
→Tâm trạng tuyệt vọng trước tương lai vô định.
Đồng chí:
Cơ sở hình thành tình đồng chí:
-Cùng giai cấp cùng cảnh ngộ.
-Cùng chung nhiệm vụ chiến đấu,cùng chung lí tưởng.
-Cùng chia ngọt sẻ bùi trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ
→Khẳng định tình đồng chí là kết tinh tình cảm sâu lắng
Biểu hiện của tình đồng chí:
-Sự cảm thông với những tâm tư,nỗi lòng của nhau
-Cùng chia sẻ những gian lao thiếu thốn
-Sức mạnh của tình đồng đội giúp họ vượt qua khó khăn gian khổ
Biểu tượng của tình đồng chí:
-Vẻ đẹp về tình đồng chí,đồng đội về cuộc đời người chiến sĩ
Bài thơ về tiểu đội xe không kính:
Hình ảnh những chiếc xe không kính:
-“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
(hình ảnh rất là thực,rất là độc đáo,giọng thản nhiên ngang tang)
→Xe bị biến dạng do bom đạn của chiến tranh.
Hình ảnh chiếc xe không kính đã trở thành biểu trưng cho sự khốc liệt của chiến tranh và lòng dũng cảm bất khuất của tuổi trẻ thời kì chống Mĩ
Hình ảnh những chiến sĩ lái xe:
-“Ung dung buồng lái ta ngồi….như sa như ùa vào buồng lái”
(đảo ngữ,điệp ngữ,liệt kê,nhân hóa,từ láy)
→Yêu dời yêu thiên nhiên.
-“Không có kính ừ thì có bụi…khô mau thôi”
(lặp cấu trúc,dùng từ “ừ thì” “chưa cần”)
→Lạc quan sôi nổi bất chấp khó khăn vượt qua gian khổ hiềm nguy
-“Những chiếc xe…tiểu đội”
→Cùng nhiệm vụ chiến đấu,cùng chịu gian nguy,đoàn kết gắn bó.
-“Gặp bạn bè vỡ rồi”
→tâm hồn cởi mỡ tình cảm bạn bè thân thiện
-“Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy”
→Sẵn sang chia sẻ đoàn kết luôn mong muốn những điều tốt đẹp
Trang 8Tình đồng đội cởi mỡ chân thành vượt qua gian lao của cuộc chiến.
-“Chỉ cần trong xe có một trái tim”
→Ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
Lòng yêu nước nồng nàng.
Đoàn thuyền đánh cá:
Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi:
-“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”
(so sánh,nhân hóa ,liên tưởng)
→Cảnh biển lộng lẫy rộng lớn đang đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
-Con người làm việc><vũ trụ nghỉ ngơi
→Sự nhiệc tình hăng say lao động của con người dân chài.
-“Câu hát căng buồm ”(ẩn dụ)
→Niềm lạc quan vui sướng hồ hỡi
-“Hát rằng cá bạc biển đông lặng cá ơi”(so sánh,liệt kê)
→Phấn khởi trước sự giàu có của biển,mong ước đánh bắt được nhiều cá.
Cảnh đánh cá trên biển:
+Vẻ đẹp của thiên nhiên:
-“Lái gió,buồm trăng,mây cao,biển bằng”(tưởng tượng)
→Thiên nhiên gần gũi hỗ trợ,hợp tác với con người.
-“Đuốc đen hồng,trăng vàng chóe,vẫy bạc,đuôi vàng ”
→Rực rỡ lấp lánh nhiều màu sắc.
-Cá nhụ,cá chim,cá đé,cá song,cá bạc,cá thu(liệt kê,so sánh)
→Biển giàu có nuôi sống con người
+Vẻ đẹp của người lao động:
-“Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
→Con người làm chủ thiên nhiên lao động với khí thế khẩn trương hào hứng.
-“Ta hát bài ca gọi cá vào”
→Tình yêu nghề,yêu biển của họ.
-“Ta kéo xoắn tay buồm lên đón nắng hồng”
→Phấn khởi trước thành quả lao động của họ.
Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:
-“Câu hát căng buồm với gió khơi”(lặp khổ thơ 1)
→Sự hào hứng,phấn khởi như lúc ra đi,niềm vui thắng lợi trong một chuyến ra khơi mai mắn tâm cá đầy khoang -“Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biến nhô màu mới”(nhân hóa,tưởng tượng)
→Tự hào về thành quả lao động và sự giàu có của biển quê hương.
Bếp lửa:
Bếp lửa khơi nguồn cảm xúc:
-“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”
(điệp ngữ,từ láy tượng hình,ẩn dụ)
→Hình ảnh gần gũi quen thuộc,gắn bó với bànỗi nhớ dai dẳng
Kỉ niểm tuổi thơ sống bên bà và bếp lửa:
+Kỉ niệm:-“Lên bốn tuổi …còn cay”
→Gợi lại thời thơ ấu bên bà tuổi thơ ấu nhiều gian khổ thiếu thốn nhọc nhằnnhưng luôn được bà bà thương yêu chăm sóc
-Tám năm róng
-Khi tu hú kêu
(điệp ngữ)
→Cô đơn,vắng vẻ
-“Bà hay kể chuyện,bà bảo cháu nghe,bà dạy cháu làm,bà chăm cháu học”
(liệt kê,điệp ngữ)
Trang 9→Sự cứu mang dùm bọc của bà,bà tần tảo giàu lòng yêu thương giàu tình yêu thương giàu sự hy sinh.
-“Tiếng tu hú sao mà những cánh đồng xa”
→Tiếng chim tu hú như giục da diếtgợi hoài niệm nhớ mong.
-“Mày viết thư bình yên”
→Sự hy sinh thầm lặng sự chịu thương chịu khó.
-“Rồi sớm rồi chiều dai dẳng”
→Từ bếp lửa gợi ngọn lửa (trừu tượng,khái quát)
→Bà là người truyền ngọn lửa sự sống niệm tin.
Những suy nghĩ về bà và hình ảnh bếp lửa:
-“Lận đận tâm tình tuổi nhở” (điệp ngữ)
→Sự tần tảo chịu thương chịu khó ,bà nhóm lên tình yêu thương niềm vui.
-“Ôi kì lạ bếp lửa”niềm tin thiêng liêng,kỉ niệm ấm lòng đã nâng bước cháu.
→Bếp lửa bình dị thân thuộc thiêng liêng gắn liền với hình ảnh người bà.
Tình cảm của cháu giành cho bà:
-“Giờ cháu đã đi xa trăm ngã”(điệp ngữ,liệt ngữ)
→Cuộc sống có nhiều thay đổi cháu đã trưởng thành.
-“Nhưng vẵn chẳng lên chưa?”
→Nỗi nhớ dai dẳng về cội nguồn tình yêu thương của cháu giành cho bà.
Ánh trăng:
Vầng trăng trong quá khứ:
-Hồi nhỏ:sống với đồng,với sông,với bể(điệp ngữ,liệt kệ)
-Hồi chiến tranh:trăng_ngườibạn tri kỉ(nhân hóa)
→Sống chan hòa gần gũi thiên nhiên tình cảm gắn bó sâu nặng như đôi bạn tri kỉ.
Vầng trăng hiện tại:
*Hoàn cảnh:về thành phố:quen ánh điện cửa gương(nhân hóa)_người dưng.
→Cuộc sống đầy đủ giàu sang con người dững dưng với trăng
khi thay đổi hoàn cảnh người ta dễ dàng lãng quên quá khứ
*Tình huống:
-Thình lình đèn điện tắt ,phòng tối om,vội bật tung cửa sổ(tính từ,động từ)
→Khó khăn trở ngại
-Vầng trăng trònvẫn đẹp vẹn nguyên tình nghĩa thủy chung
→Vầng trăng tròn giợi quá khứ.
Cảm xúc và suy ngẫm của nhà thơ:
-“Ngửa mặt là rừng”(từ láy,liệt kê,điệp ngữ,so sánh)
→Cảm xúc dâng trào khắc sâu kỉ niệm đẹp của quá khứ.
-“Trăng cứ tròn vành vạnh”→Ngoài nghĩa đen còn có nghĩa tượng trưng người bạn tri kỉ vẫn vẹn nguyên nghĩa tình bao dung tha thứ.
-“Ánh trăng im phăng phắc”(nhân hóa)
→Trăng nghiêm khắc nhắc nhở thái độ sống ân nghĩa thủy chung
*Điều nhà thơ giật mình:
-Sự suy thoái về đạo đức lẽ sống.
-Ánh trăng là biểu trưng cho lẽ sống uống nước nhớ nguồn truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.