Bên cạnh đó kết hợp số liệu thư cấp thu thập được từ UBND, Ban xoá đói giảm nghèo xã để làm cơ sở cho việc tìm hiểu các nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo cuả người dân xã
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN XÓA ĐÓI
GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THUẬN LỢI HUYỆN ĐỒNG PHÚ - TỈNH BÌNH PHƯỚC
NGUYỄN VĂN DANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 04/2009
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Tìm hiểu và đánh giá công tác thực hiện Xoá đói giảm nghèo trên địa bàn xã Thuận Lợi - huyện Đồng Phú - Tỉnh Bình Phước ”
do Nguyên Văn Danh, sinh viên khóa 2004-2009, ngành Khuyến Nông và Phát Triển Nông Thôn, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày: ………
Thạc sỹ: Võ Ngàn Thơ Người hướng dẫn, (Chữ ký)
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em trân trọng biết ơn:
- Ban giám hiệu nhà trường Đại Học Nông Lâm, cùng Thầy – Cô Khoa Kinh tế đã dạy
và truyền đạt những kiến thức của ngành cũng như các kiến thức khác trong suốt quá trình học tập
- Cô Võ Ngàn Thơ - Thạc sỹ khoa Kinh tế trường Đại Học Nông Lâm – TP Hồ Chí
Minh đã tận tìn hướng dẫn và trao dồi kiến thức, truyền đạt kinh nghiệm quý báu, giúp
em hoàn thành luận văn một cách nhanh nhất, tốt nhất
- Chú Mai Văn Hiếu – Phó chủ tịch xã, anh Đặng Dương Thiện – Cán bộ Văn phòng
thống kê, chị Nguyễn Thị Hải – Cán bộ Văn phòng thống kê, cùng các cô chú, anh chị Ban chỉ đạo Xoá Đói Giảm Nghèo đã tạo cho em có môi trường thực tập tốt và cung cấp đầy đủ số liệu cần thiết để có thể hoàn thành luận văn
- Các anh chị em, bạn bè trong và ngoài lớp đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá
Trang 4
Khóa luận tìm hiểu về tình hình nghèo đói trên cơ sở phân tích số liệu điều tra của 50
hộ trong đó 40 hộ nghèo và 10 hộ thoát nghèo, thuộc 8 ấp xã Thuận Lợi, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước Bên cạnh đó kết hợp số liệu thư cấp thu thập được từ UBND, Ban xoá đói giảm nghèo xã để làm cơ sở cho việc tìm hiểu các nguyên nhân và những nhân tố ảnh hưởng đến nghèo cuả người dân xã Thuận Lợi
Qua tìm hiểu bằng phương pháp thu thập số liệu và điều tra chọn mẩu, ta có thể tìm hiểu đời sống, hoạt động sản xuất của người dân để biết họ nghèo như thế nào và nguyên nhân nào làm cho họ nghèo và cách khắc phục
Từ số liệu thống kê cho thấy, số hộ nghèo của xã Thuận Lợi năm 2008 là 101 hộ, chiếm tỷ lệ 3,82% trong tổng số hộ Đời sống vật chất tinh thần của người dân còn nhiều thiếu thốn mà nguyên nhân chính do họ thiếu vốn, thiếu KHKT, không có đất để canh tác, làm ăn…
Vì thế muốn giải quyết vấn đề này thì cần phải thực hiên một số giải pháp như: tạo công ăn việc làm, hổ trợ vốn, khoa học kỹ thuật… để cho bà con nông dân có cơ hội thoát nghèo
Trang 5MỤC LỤC
Trang Danh mục các chữ viết tắt
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.4 Cấu trúc của khoá luận
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về chương trình XĐGN của NHCS - XH
2.2 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Sơ lược về Tỉnh Bình Phước
2.2.2 Sơ lược về xã Thuận Lợi
2.3 Điều kiện tự nhiên
2.3.1 Vi trí địa lý
2.3.2 Khí hậu thời tiết
2.3.3 Nguồn nước - thuỷ văn
2.3.4 Địa hình thổ nhưỡng
2.4 Điều kịên kinh tế xã hội
2.4.1 Sản xuất nông nghiệp
2.4.2 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
2.4.3 Dân số và lao động việc làm
Trang 6CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm về kinh tế gia đình
3.1.2 Quan niệm về nghèo đói
3.1.3 Nghèo đói ở Việt Nam
3.1.4 Ngưỡng đánh giá nghèo đói
3.1.5 Tính cần thiết phải thực hiện chương trình XĐGN
3.1.6 Chương trình XĐGN ở Việt Nam
3.2 Các chỉ tiêu đáng giá
3.2.1 Chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất
3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1 Số liệu thứ cấp
3.3.1.2 Số liệu sơ cấp
3.3.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá thực trạng đời sống của những hộ nghèo xã Thuận Lợi
4.2 Kết qủa chương trình XĐGN của địa phương
4.2.1 Phương hướng - mục tiêu của chương trình XĐGN
4.2.2 Nguồn nhân lực
4.2.3 Lao động
4.2.4 Trình độ học vấn của người nghèo
4.2.5 Điều kiện sinh hoạt của người nghèo
4.2.6 Chỉ tiêu cho sinh hoạt của hộ nghèo
4.3 Các hoạt động sản xuất và tìm kiếm thu nhập của hộ nghèo
4.3.1 Tình hình chung
4.3.2 Tài sản sản xuất của hộ nghèo
4.3.3 Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi
4.4 Thu nhập của nông hộ nghèo xã Thuận Lợi
4.4.1 Thu nhập từ nông nghiệp của hộ nghèo
4.4.2 Thu nhập từ làm thuê trong nông nghiệp của hộ nghèo
Trang 74.4.3 Thu nhập từ phi nông nghiệp của hộ nghèo
4.4.4 Tổng thu nhập của hộ nghèo
4.5.5 Chăn nuôi kém phát triển
4.6 Đánh giá của Ban chỉ đạo chương trình XĐGN
4.6.1 Những mặt mạnh
4.6.2 Những mặt còn hạn chế
4.7 Một số giải pháp đề xuất cho Chương trình XĐGN ở địa phương
4.8 Giải pháp góp phần giảm nghèo cho từng đối tượng
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 8UBND Ủy Ban Nhân Dân
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Diện Tích Sử Dụng Đất Tự Nhiên của Xã Thuân Lợi 6
Bảng 2.2 Tình Hình Trồng Trọt của Xã Thuận Lợi Biến Động Qua 5 năm (2004-2008) 10 Bảng 2.3 Tổng Đàn Gia Súc, Gia Cầm Qua 5 Năm 2004 – 2008 11
Bảng 2.4 Cơ Cấu Dân Số Xã Thuận Lợi Năm 2008 13
Bảng 2.5 Thành phần dân tộc trong xã thuận lợi năm 2008 15
Bảng 2.6 Trình Độ Văn Hoá của Người Dân Xã Thuận Lợi Năm 2008 18
Bảng 4.1 Số Hộ Đói Nghèo của Xã Biến Động Qua 5 Năm 2004-2008 37
Bảng 4.2 Trình Độ Học Vấn của Những Hộ Nghèo 42
Bảng 4.3 Loại Nhà Ở của Hộ Nghèo 44
Bảng 4.4 Khái Niêm Về Các Loại Nhà Ở 45
Bảng 4.5 Giá Trị Tài Sản của Hộ Điều Tra 46
Bảng 4.6 Chi Tiêu Cho Sinh Hoạt Trong Năm của Các Hộ Nghèo 47
Bảng 4.7 Giá Trị Tài Sản Sản Xuất Ước Tính Của Các Hộ Điều Tra 49
Bảng 4.8 Diện Tích Đất Sản Xuất Của Các Hộ Điều Tra 50
Bảng 4.9 Thu Nhập Từ Việc Trồng 1ha Mỳ / Vu Của Hộ Nghèo 52
Bảng 4.10 Thu Nhập Từ Việc Trồng 1ha Điều/Năm Của Hộ Nghèo 53
Bảng 4.11 Thu Nhập Từ Nghề Chăn Nuôi Của Hộ Nghèo Trong 1 Năm 54
Bảng 4.12 Thu Nhập Từ Làm Thuê Trong Nông Nghiệp Của Hộ Nghèo Năm 2008 55
Bảng 4.13 Thu Nhập Từ Phi Nông Nghiệp Của Hộ Nghèo Trong Năm 56
Bảng 4.14 Thu Nhập Của Các Hộ Đỉều Tra 58
Bảng 4.15 Tình Hình Vay Vốn Của Các Hộ Điều Tra 60
Bảng 4.16 Số Tiền Vay Trung Bình Của Hộ Điều Tra 61
Bảng 4.17 Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay Của Hộ Nghèo 62
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH & BIỂU ĐỒ
Trang Hình 3.1 Vòng Luẩn Quẩn Nghèo Đói 22
Hình 3.2 Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Hoạt Động Chương Trình XĐGN Xã Thuận Lợi 32
Hình 4.1 Nhà Của Hộ Nghèo 45
Hình 4.2 Nhà Của Hộ Ngoài Nghèo 45
Hình 4.3 Sơ Đồ Về Cây Vấn Đề Về Nguyên Nhân Nghèo Đói 65
Hình 4.4 Cây Giải Quyết Vấn Đề 69
Biểu Đồ 2.1 Tình Hình Dân Số Của Xã Thuân Lợi Qua 5 Năm 13
Biểu Đồ 4.1 Cơ Cấu Dân Số Và Lao Động Của Xã Thuận Lợi Năm 2008 41
Biểu Đồ 4.2 So Sánh Tỷ Lệ % ở Các Cấp Giữa 2 Nhóm Hộ Nghèo Và Ngoài Nghèo 43
Biểu Đồ 4.3 Cơ Cấu Thu Nhập (%) Của Hộ Nghèo Và Ngoài Nghèo 59
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Tài liệu tham khảo Phụ lục 2 Bản Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ
Trang 12trong những năm tới
Tuy nhiên, bảng báo cáo cũng cho thấy, việc chống đói nghèo đang có những kết quả khả quan tại một số khu vực, đáng kể nhất là tại châu Á Danh sách 19 nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…, ở các nước này, tình trạng đói nghèo đã giảm nhanh, đời sống người dân được cải thiện đáng kể Đây cũng là những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, thành công trong việc kìm hảm tốc độ tăng dân số
Ngày nay khi nhân loại đang đứng bên thềm thiên niên kỷ mới cùng với tiến trình hội nhập quốc tế Vấn đề nghèo đói và phát triển xã hội không còn là vấn đề nội
bộ của mỗi quốc gia, mà trở thành mối quan tâm của hầu hết quốc gia trên Thế Giới Hội nghị cấp cao liên hiệp quốc đã tuyên bố vạch đường lối và phương hướng cho nhân loại bước vào Thế kỷ 21 khẳng định và quyết tâm giải quyết những vấn đề chung đang xảy ra như: Nghèo đói, bệnh tật, tai nạn xã hội và giữ gìn hoà bình Tại Hội nghị này Việt Nam đã đề nghị lấy thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 là thiên kỷ ưu tiên cho
XĐGN trên phạm vi toàn quốc
Trang 13Việt Nam vốn là nước nghèo có điểm xuất phát rất thấp, lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài thường xuyên, bị thiên tai, lũ lụt, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề xã hội nhất là vấn đề XĐGN Nhưng nhờ những chính sách mới của Đảng và Nhà Nước ta, đời sống của đại bộ phận người dân có những thay đổi rõ rệt, bộ mặt nông thôn có những bước phát triển mới bên những thành quả đạt đươc, trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng đã
tạo được lòng tin của nhân dân và sự lãnh đạo của nhà nước
Tuy nhiên bên cạnh đó những thành quả đạt được vẫn còn một bộ phận dân cư vùng sâu, vùng xa, miền núi… vẫn đang chịu cảnh nghèo đói phải đối diện hàng ngày với sự thiếu thốn về vật chất và tinh thần, các điều kiện tối thiểu như: Ăn, măc, ở…cũng chưa đáp ứng một cách đầy đủ và hiện nay XĐGN là một vấn đề kinh tế xã hội đang cần được sự quan tâm đặc biệt của các ngành, các cấp các nhà lãnh đạo
Những vấn đề đặt ra trong công tác XĐGN hiện nay của Đảng và nhà nước ta quan tâm đó là: Trước mắt là xóa đói, giảm hộ nghèo, giảm dần khoảng cách giàu
nghèo, tiến tới xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng, văn minh
Xóa đói giảm nghèo cần phải được đánh giá đúng trong tâm, trên tất cả góc độ
xã hội, kinh tế chính trị, xem XĐGN vẫn là mục tiêu tăng trưởng Chính vì vậy bất kỳ quốc gia nào trên Thế Giới từ những nước giàu cho đến quốc gia chậm phát triển đều xem công tác XĐGN là quốc sách là nhiệm vụ hàng đầu nhầm tạo sự phát triển bền
vững
1.1.1 Lý do chọn đề tài
Bình Phước là tỉnh tách từ tỉnh Bình Dương vào năm 1997 vì thế tình hình kinh
tế mới phát triển và hội nhập Tuy nhiên do địa hình đồi núi dân cư thưa thớt, tập trung chủ yếu ở thị xã và các huyện nên các vùng sâu, vùng xa dân cư thưa thớt chủ yếu là đồng bào dân tôc thiểu số, thường sống theo tập quán du canh du cư, phát rừng làm rẫy, kiếm sống qua ngày, dân trí thấp, sinh con lại đông Vì vậy nghèo đói vẫn xảy ra hàng ngày
Thuận Lợi là xã thuộc vùng sâu vùng xa của tỉnh Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên đời sông người dân còn nhiều mặt thiếu thốn Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, thiếu đất để sản xuất, thiếu nhân lực, vốn, tiếp nhận thông tin chậm,
Trang 14trình độ dân trí thấp kém, do quan niệm lạc hậu, do nghèo đói ngại giao tiếp, trường học xa, bệnh viện ít… khoa học kỹ thuật chưa vận dụng được nhiều…
Đề tài này mang tính kinh tế xã hội, góp phần đổi mới bộ mặt nông thôn, cải thiện đời sống các hộ nghèo Tìm hiểu tình hình XĐGN tại xã Thuận Lợi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương và giảm tỉ lệ nghèo đói của người dân, góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn ngày càng hoàn thiện hơn Ngoài ra nhằm giảm khoảng cách giàu nghèo trên địa bàn xã, góp phần xây dựng cuộc sống người dân nơi đây ngày càng phồn vinh và hạnh phúc
Cụ thể hơn, đề tài là một tài liệu tham khảo để đóng góp vào việc cải thiện hiệu quả của công tác XĐGN tại địa phương Nhằm chỉ ra những điểm yếu và điểm mạnh
để cho công tác XĐGN tại địa phương khắc phục và phát huy, để tạo lòng tin cho nhân dân
Với mong muốn góp phần vào công cuộc XĐGN và chỉ rõ trang thái nghèo đói
của địa phương, tôi tiến hành đề tài “Tìm hiểu và đánh giá công tác thực hiện xóa đói giảm nghèo tại xã Thuận Lợi - Huyện Đồng Phú - Tỉnh Bình Phước”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.3 Mục tiêu chung
Đề tài tập trung tìm hiểu những vấn đề tồn tại đối với đời sống của người nghèo
ở nông thôn Xác định nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến nghèo và đề xuất những biện pháp nâng cao thu nhập cho nông hộ thông qua sản xuất nông nghiệp và địa bàn
nghiên cứu
1.2.4 Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu và phân tích kết quả thực hiện chương trình XĐGN tại xã Thuận Lợi
- Tìm hiểu đặc điểm về nguồn thu và khoản chi tiêu của hộ nghèo
- Xác định và tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghèo
- Đưa ra một số giải pháp phù hợp để góp phần vào công cuộc XĐGN tại xã
1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi xã Thuận Lợi - huyện Đồng Phú - tỉnh Bình Phước
Trang 15- Thời gian: thời gian thực hiện đề tài từ ngày 14/01/2009 đến ngày 14/04/2009
- Số liệu được sử dụng thu thập từ năm 2004 đến năm 2008
Đối tượng nghiên cứu:
Chủ yếu là các hộ nghèo, bao gồm 50 hộ trong đó 40 hộ nghèo, ngoài ra hộ thuộc diện ngoài nghèo là 10 hộ cũng được tìm hiểu với tính chất tham khảo nhằm thấy được sự khác biệt giữa hai nhóm này tại đia bàn xã Thuận Lợi
1.4 Cấu trúc của khoá luận
Cuốn khoá luận có 5 chương:
- Chương I: Nêu lên sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài, mục đích nghiên cứu, ý nghĩa đề tài, phạm vi nghiên cứu
- Chương II: Trình bày tổng quát về địa bàn nghiên cứu, đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội, tình hình nghèo đói của địa bàn và quá trình thực hiên chương trình XĐGN
- Chương III: Nêu lên các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiển cho nội dung nghiên cứu và sử dụng phương pháp thống kê mô tả
- Chương IV: Trình bày các kết quả nghiên cứu và đánh giá, thảo luận cụ thể bao gồm các nội dung như mô tả mẫu điều tra, nhận diện hộ nghèo, sinh kế hộ nghèo, đánh giá tình hình thực thi chương trình XĐGN Những hạn chế của chương trình, ý nghĩa và giải pháp
- Chương V: Nêu lên các kết luận và kiến nghị chung trong quá trình nghiên cứu
Trang 16
CHƯƠNG II TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về chương trình XĐGN của NHCS - XH
Năm 2008, kinh tế đất nước ta gặp nhiều khó khăn vì chịu sự khủng hoảng của nền kinh tế toàn cầu, vì thế đã ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là hộ nghèo,
hộ có thu nhập thấp và các đối tượng chính sách khác Tuy nhiên, với sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo tỉnh Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCS-XH đã tham mưu tháo gỡ khó khăn, nêu các chỉ tiêu cho vay vốn ưu đãi theo 7 Chương trình Chính Phủ quy định của NHCS-XH ở Bình Phước đều hoàn thành vượt mức kế hoạch Theo NHCS-XH Tỉnh Bình Phước cho biết tổng nguồn vốn đến ngày 31-12-2008 là 621,811 triệu đồng, tăng 167,661 triệu đồng so với đầu năm, đạt 99% kế hoạch, trong đó vốn Trung Ương chiếm 94%/vốn ngân sách địa phương và nguồn vốn huy động lãi suất thấp chiếm 6%/tổng nguồn vốn Tổng dư nợ đạt 630,938 triệu đồng, đạt 99% kế hoạch Toàn tỉnh có trên 65,000 hộ dân được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi thuộc 7 chương trình Chính phủ quy định, trong đó cơ cấu tỷ trọng vốn cho vay hộ nghèo chiếm 54% tổng nguồn vốn; cho vay học sinh sinh viên chiếm 11,5%; hộ sản xuất - kinh doanh vùng khó khăn 17,12% các chương trình giao cho ngân sách địa phương đầu tư hầu như không triển khai được như chương trình cho vay sau cai nghiện ma túy, người tàn tật Nợ quá hạn 8,939 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 1,42%/ tổng dư nợ Kế hoạch năm 2009, ngân hàng sẽ thực hiện tổng nguồn vốn là 861,553 triệu đồng, tăng 200,974 triệu đồng so với năm 2008 Tổng dư nợ là 847,720 triệu đồng, tăng 202,544 triệu đồng Nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 1,2%/ tổng dư nợ; tỷ lệ thu lãi đạt 95% trở lên
Tuy nhiên ngoài những ưu điểm thì chương trình XĐGN còn những khuyết điểm đang tồn tại như: Nguồn vốn vay cho bà con còn giới hạn, quá ít và thời gian vay quá ngắn, chưa tập huấn khoa học kỹ thuật cho người dân đầy đủ, chưa thực sự tạo được công ăn việc làm cho người lao đông trong lúc nhàn rổi
Trang 172.2 Sơ lược về địa bàn nghiên cứu
2.2.1 Sơ lược về Tỉnh Bình Phước
Bình Phước là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Nam bộ Ở vào vị trí tiếp giáp giữa đồng bằng và cao nguyên, phía Bắc và Tây Bắc giáp Cam-pu-chia, phía Đông giáp các tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng Phía Nam giáp các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương, phía tây giáp Tây Ninh Đây là tỉnh có nhiều rừng, ở Đông Bắc có ngọn núi Bà
Rá cao 733m và dãy núi thấp quanh Lộc Ninh, còn lại là rừng bạt ngàn Rừng rậm nhưng đất khá bằng phẳng Phần lớn là đất đỏ nên trồng cây công nghiệp rất tốt Bình Phước là nơi có nhiều rừng cao su lớn, vườn cây cà phê, điều, tiêu
Tỉnh có hai con sông chảy từ Bắc xuống Nam: phía Tây là sông Sài Gòn, phân giới giữa tỉnh Bình Phước và Tây Ninh; giữa tỉnh là Sông Bé, có các nguồn từ phía bắc, đoạn dưới đi vào đất Biên Hoà, đổ vào sông Đồng Nai
Khí hậu: Bình Phước chia 2 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô
từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Phía Bắc nhiều rừng, nên ẩm thấp hơn phía nam, lượng mưa trung bình hàng năm 2,110mm
2.2.2 Sơ lược về xã Thuận Lợi
Xã Thuận Lợi là một xã nằm ở phía Đông nam bộ của huyện Đồng Phú, được thành lập từ năm 1988 tách từ xã Phú Riềng Có bình quân đất tự nhiên, đất rừng, đất lâm nghiệp, có rừng thấp so với toàn huyện và tỉnh Đất chuyên dùng trên đầu người tương đối cao so với huyện và tỉnh Với diện tích đất tự nhiên là: 7.726,6 ha, chiếm 8,35% diện tích toàn huyện, dân số năm 2008 là 10.583 người, có bình quân diện tích đất tự nhiên là 7.334 m2/người
Bảng 2.1 Diện Tích Sử Dụng Đất Tự Nhiên của Xã Thuân Lợi
Nguồn: Số liệu thống kê UBND xã Thuân Lợi Với diên tích sử dụng đất tự nhiên được trình bày ở Bảng 2.1, diện tích đất nông nghiệp có 7.112,1 ha, chiếm 92,0% đất tự nhiên Vì thế đây là điểm mạnh của xã
để phát triển ngành nông nghiệp như trồng các loại cây hàng năm (mỳ, rau …) và cây
Trang 18đất tự nhiên Nhưng con số đất chuyên dùng trong xã sẻ tăng vào những năm tới và ngược lại đất nông nghiệp sẽ giảm đi vì dân số của xã có xu hướng ngày một tăng
Xã Thuận Lợi là xã nông nghiệp với 97,25 % là dân số sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên trong hộ gia đình nông nghiệp vẫn có một số lao động có những hoạt động sinh kế khác như buôn bán, dịch vụ… Dân số của xã phân bố không đều ở các ấp, tập trung khá đông đúc ở khu trung tâm xã
Lao động nông nghiệp phân bố các ấp theo tỷ lệ dân số, lao đông thương nghiệp dịch vụ nhiều hơn ở các vùng chợ, khu trung tâm và dọc lộ chính Vì tại trung tâm xã và dọc đường lộ ĐT741 có các cơ sở tư nhân chế biến điều và cao su… Thường tập trung những giờ cao điểm, có những công nhân ở xa thường thuê nhà trọ
để thuận tiện cho công việc
2.3 Điều kiện tự nhiên
2.3.1 Vi trí địa lý
Xã Thuận Lợi với tổng diện tích tự nhiên 7.726,6 ha, có tuyến đường lộ ĐT741 chạy qua , dân cư tập trung chủ yếu ở Thuận thành 1, Thuận thành 2, huận Hòa 1, xã được chia thành 8 ấp gồm: Thuận Thành 1, Thuận Thành 2, Thuận Hòa 1, Thuận Hòa
2, Thuận tiến, Thuận Tân, Thuận An, Thuận Bình, với 58 tổ an ninh tự quản, có các chốt an ninh được xã xây cho 8 ấp để tạo thuận lợi cho việc canh giữ an toàn cho nhân
dân trong xã
Trang 19Bản đồ xã Thuân Lợi
Trang 20* Vị trí địa lý giáp các Xã
- Phia Bắc giáp Xã Phú Riềng - Huyện Phước Long
- Phía Nam giáp xã Thuận Phú Huyện Đồng Phú
- Phía Tây giáp Xã Long Tân - Huyện Đồng Phú
- Phía Đông giáp Xã Đồng Tâm, Xã Đồng Tiến
2.3.2 Khí hậu thời tiết
Xã Thuận Lợi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nên nhiệt độ cao đều quanh năm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh Có cấu trúc đa dạng về thời tiết mùa, khí hậu có tính biến động rất cao do hệ quả của phức hệ gió mùa Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước, lượng mưa bình quân tương đối cao, cho nên mức phân hoá theo mùa rất trái ngược nhau:
- Mùa khô kéo dài 6 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau) lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt
- Mùa mưa kéo dài 6 tháng (tư tháng 5 đến tháng 11) mưa lớn và tập trung chiếm 85-90% lượng mưa cả năm
- Nhiệt độ trung bình hàng năm là 34-360C, nhiệt độ cao nhất vào các tháng 1,2,3 âm lịch là 40-420C, nhiệt độ bình quân thấp nhất trong năm là 30-320C vào các cuối tháng 4 đến hết tháng 6 âm lịch
- Lượng mưa cao nhất tập trung vào cuối tháng 4 đến tháng 6 âm lịch
- Lượng mưa thấp nhất tập trung vào tháng 12 đến tháng 2 âm lịch
2.3.3 Nguồn nước - thuỷ văn
- Nước mặt: Có các dòng suối chảy qua, với các đặc điểm là lòng sông hẹp,
nhỏ, dòng chảy ngắn Vì vậy khả năng bồi đắp phù sa cũng như khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất không nhiều
- Nước ngầm: Có tầng chứa nước bazan, tầng chứa nước Pleistocene là tầng
chứa nước có trữ lượng khá lớn và chất lượng tốt, tầng chứa nước Plioxen, ngoài ra còn có các tầng chứa nước Mezozoi
2.3.4 Địa hình thổ nhưỡng
Là một xã có địa hình đồi lượn sóng thấp, địa hình cao dần vê phía Đông - Bắc, với độ dốc >250
Trang 21Xã Thuận Lợi có 2 nhóm đất là:
Nhóm đất đỏ vàng với diện tích là 6968,57 ha (gồm có đất nâu đỏ trên đá Bazan
là 943,57 ha, đất nâu vàng trên Bazan 3439,84 ha, đất đỏ vàng hình thành trên đá phiến sét là 2585,17 ha) thích hợp cho trồng cây lâu năm và trồng cây ngắn ngày
Nhóm đất dốc tụ có 425,91 ha, chiếm 5,49 % diện tích tự nhiên, thích hợp cho việc trồng cây hàng năm như lúa, hoa màu, lương thực
2.4 Điều kịên kinh tế xã hội
2.4.1 Sản xuất nông nghiệp
a Trồng trọt
Bảng 2.2.Tình Hình Trồng Trọt của Xã Thuận Lợi Biến Động Qua 5 Năm 2008)
(2004-So sánh (2008/2004)
% Tổng diện tích gieo
(Nguồn:Phòng thống kê NN xã Thuận lợi)
Theo số liệu thông kê được trình bày ở Bảng 2.2 Tổng số diện tích đất gieo trồng năm 2008 giảm chỉ còn 84,7% so với năm 2004 Năm 2004 có 5.240,5 ha, qua 5 năm đã giảm 801,5 ha chỉ còn lại 4.439 ha (2008) Sự sút giảm diện tích đất gieo trồng này bị ảnh hưởng bởi sự tăng lên của dân số Từ năm 2005 dân số toàn xã có 9.838 người và đến năm 2006 dân số toàn xã là 10.405 người, tăng 567 người Ngoài ra người dân ở nơi khác đến lập nghiệp Vì thế số người lập gia đình đã mua đất xây nhà
đã ảnh hưởng đến diện tích đất gieo trồng
Với xu thế trồng cây lâu năm như ca cao, cao su, tiêu, điều, cà phê, sầu riêng… dẫn đến diện tích đất trồng cây lâu năm, từ năm 2004 là 3.995 ha đến năm 2008 là
Trang 22cà phê, cao su, sầu riêng, điều đều ở thời điểm cao nhất trong vòng mấy năm gần đây, cho nên người dân có xu hướng trồng cây lâu năm Mặt này rất bất lợi cho người nông dân, vì có hộ trồng cà phê đã cho thu hoạch, nhưng thấy giá điều tăng cao, nên chặt hết
cà phê để trồng điều rất tốn kém về thời gian và tiền bạc
Thời gian thu hoạch của các cây lâu năm thường khéo dài khoảng 4-6 năm mới cho ra sản phảm (ví dụ: Cây cao su thời gian thu hoạch của nó tính từ khi gieo trồng nều điều kiên phát tiển tốt thì 5-6 năm mới cho ra sản phẩm) Bởi vì thế trong những năm qua hội khuyến nông của xã đã hướng dẫn cho người dân áp dụng mô hình trồng xen cây lâu năm với cây hàng năm (vd: Đâu phộng, bắp, đậu cútdu trồng xen với cao
su, mỳ trồng xen với điều…) Nhằm lấy ngắn nuôi dài, thu nhập từ cây hàng năm đầu
tư lại chăm sóc cho cây lâu năm Ngoài ra cây hàng năm có tác dụng chống sói mòn đất, cải tạo đất, làm cho đất tơi xốp mà không cần sự tác động của con người Cây hàng năm như đậu cútdu nó phát triển mạnh về lá nên độ che phủ đất tương đối rộng
và có các nốt sần, sẽ làm giảm sự thoát hơi nước trong lòng đất, các nốt sần làm cho đất ngày càng màu mỡ vì thế giúp cây phát triển tốt, còn hạn chế được sự hiện diện của cỏ dại giúp người dân giảm chi phí rất nhiều
Hiện tại trong xã diện tích đất trồng cây hàng năm từ năm 2004 là 1.245,5 ha đến năm 2008 là 220 ha, giảm 1.025,5 ha Vì người dân gieo trồng cây hàng năm vào thời điểm mùa mưa năm 2002-2003 và năm 2004 vì thế cho đến nay đã trải qua 7 năm
so với đầu năm 2002, số lượng cây lâu năm đã đến độ tuổi thu hoạch sản phẩm vì thế người dân hạn chế việc trồng xen để thuận tiện việc thu hoạch sản phẩm Vì vậy, diên tích đất gieo trồng cây hàng năm đã giảm xuống rất nhanh từ năm 2004-2008
Trang 23Qua số liệu được thể hiện trong Bảng 2.3, nhìn chung lượng gia súc đầu năm
2004 là 3.040 con nhưng đến năm 2005 thì giảm còn 2.845 con vì năm 2005 có đại dịch LMLM và chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp sử dụng máy móc thay sức kéo trâu bò nên người dân bán gia súc đi để mua dụng cụ sản xuất (máy cày) để phục vụ gia đình
và kiếm thêm thu nhập cho gia đình khi thời gian nhàn rỗi
Nhưng đến năm 2006 thì số lượng gia súc là 3.650 con, tăng 805 con so với năm 2005, nguyên nhân là vì dịch LMLM đã được đẩy lùi và trong xã có các hộ gia đình làm trang trại nuôi heo theo mô hinh VACB (vườn, ao, chuồng, bioga) vì đây là
mô hình kinh tế có hiệu qua cao và thân thiên với môi trường nên được nhân dân trong
xã đồng tình ủng hộ
Còn về gia cầm thì đầu năm 2004 là 21.000 con nhưng đến năm 2006 thì cũng
bi trận dịch cúm gia cầm H5N1 đã làm giảm 3.893 con so với năm 2005 là 21.453 con
Nhưng với sự cố gắng của thú y và nhân dân trong xã đã đẩy lùi dịch bệnh
H5N1, đến năm 2008 số lượng gia cầm được tăng lên rất đáng kể là 27.690 con, tăng 15.190 con so với năm 2007 là 12.500 con
2.4.2 Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Xã Thuận Lợi có khu chợ nằm ở ấp Thuận Hào, các cơ sở thương mại - dịch vụ đều nằm ở khu trung tâm xã Xã có nhiều điểm kinh doanh buôn bán hàng hoá, có các đại lý lớn phục vụ phân bón, xăng dầu… Dịch vụ buôn bán phục vụ ăn uống cũng đẩy mạnh ở khu trung tâm và rải rác trong toàn xã
Trong xã có 3 trạm cung cấp xăng dầu, 1 cơ sở cán tôn, 3 doanh nghiệp tư nhân
và nhiều cơ sở sản xuất nhỏ chế biến hạt điều, 1 DNTN chế biến mũ cao su thành phẩm và hàng chục kỷ nghệ sắt, 1 DNXS hàng thủ công mỹ nghệ, 2 cơ sở chế biến gỗ xuất khẩu, xã có cơ sở chế biến gạo, mì, xay xát lúa gạo và thức ăn gia súc, nhiều cơ
sở máy đo, điểm sửa chữa máy móc, dụng cụ … là các cơ sở hoạt động phục vụ nhân dân tốt Xã còn có các cơ sở mộc, rèn, lò bún … máy cày máy xới lớn nhỏ, phần lớn chủ động được các khâu làm đất, vận chuyển
Trang 242.4.3 Dân số và lao động việc làm
(năm 2008) Theo Phòng Thông Kê lao động xã thì số người trong độ tuổi lao động là
6.520 người chiếm 61,6% trong tổng số dân số (Nam 3920 người, nữ là 2600 người)
Người dân xã Thuận Lợi chủ yếu là dân sản xuất nông nghiệp chiếm 97,25% so
với tổng dân số Tuy một số lao động làm nghề buôn bán dịch vụ, làm nghề khác
nhưng sản xuất chính của gia đình vẫn là nông nghiệp Dân số phân bố không đều ở
các ấp, tập trung khá đông đúc ở trung tâm xã Lao động nông nghiệp phân bố các ấp
theo tỷ lệ dân số Lao động thương nghiệp và dịch vụ nhiều hơn ở các khu chợ, khu
Trang 25Theo báo cáo của phòng thống kê xã Thuân Lợi được thể hiện trong Biểu đồ 2.1
về tình hình dân số trên địa bàn cho thấy tốc độ dân số ngày càng tăng Chỉ trong 5 năm từ năm 2004-2008 đã tăng 1.440 người chiếm 13,6% so với năm 2008
Nhìn chung trong đó mật độ dân số của xã Thuân Lợi tăng theo từng năm do ảnh hưởng của hai hướng: hướng thứ nhất là hướng cơ học, vì địa bàn xã thuận tiên trong việc buôn bán và định canh, định cư nên hàng năm có đến 18,7% người đến mua đất xây nhà ở và buôn bán Hướng thứ hai là hướng sinh học vì người dân có trình độ hiểu biết thấp về sinh đẻ và kế hoạch hoá gia đình nên dẫn đến người sinh con thứ 3 trở lên đông chiếm 81.3%, chủ yếu là dân tộc thiểu số, do tập quán cổ hủ trọng nam khinh nữ, nhiều gia đình muốn có con trai để nối dõi (thường gặp ở các gia đình có 3 thế thệ), vì thế trong xã tỷ lệ nam chiếm 50,7% và nữ chiếm 49,3% Nên tình hình dân
số trong xã ngay một tăng (theo Phòng thống kê KHHGĐ xã Thuận Lợi)
Qua các giai đoạn của từng năm cho thấy năm 2004 đến năm 2008 thì tỷ lệ tăng dần số theo từng năm, với dân số tăng như biểu đồ trên thể hiện mỗi năm xã thuận lợi phải có khoảng 85,7% việc tăng dân số sẻ có nguy cơ ảnh hưởng đến thừa nguồn lao động trong xã vì trong xã có rất ít Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp, nên số lượng lao động của địa phương tràn lên Thành Phố lớn để kiếm việc làm là rất nhiều Nhưng họ chưa trang bị đầy đủ kiến thức và bản lĩnh nên rất dễ đi vào con đường hư hỏng
Tỷ lệ bỏ học ngày một đông, tác động đến trình độ văn hoá hiểu biết còn hạn chế Mỗi năm nếu chúng ta không hạn chế việc sinh đẻ thì việc giải quyết công ăn việc làm là rất khó khăn và tỷ lệ hộ nghèo sẻ càng tăng
Trang 26Bảng 2.5 Các Thành Phần Dân Tộc Trong Xã Thuận Lợi năm 2008
Nguồn tin: Phòng thông kê xã năm 2008
Xã Thuận Lợi là một xã đa dân tộc Trước năm 1988 khi chưa tách xã thì Thuận
Lợi thuộc xã Phú Riềng, nên đa số người dân tộc Stiêng, dân tộc Nùng và dân tộc Tày
sinh sống nhưng chủ yếu là dân tộc Stiêng Đến khi tách tỉnh vào năm 1997, xã Thuận
lợi có đường ĐT741 chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương phát triển
kinh tế, vì thế người dân ở khắp nơi đổ về đây sinh sống và lập nghiệp trong đó người
kinh chiếm đa số so với số hộ trong toàn xã
Qua một thời gian sinh sống và lập nghiêp (Được thể hiện trong Bảng 2.5) thì
hiện nay số người kinh là 1653 hộ chiếm tỷ lệ 62,47% nhưng chủ yếu tập trung ở
trung tâm xã, dân tộc Stiêng có 592 hộ chiếm 22,37% trong tổng số hộ của xã, dân tộc
Tày có 104 hộ chiếm 3,93%, dân tộc Nùng có 151 hộ chiếm 5,71% so với tổng số hộ,
còn các dân tộc khác chiếm số ít trong tổng số hộ Các hộ dân tộc thiểu số thường cư
trú ở vùng sâu, vùng xa của xã nên rất khó khăn cho việc chuyển đổi cơ cấu và quản lý
dân số nên tình trạng tảo hôn và thất học đông Vì thế tỷ lệ nghèo đói là khá cao
b Lao động và việc làm
Năm 2008 dân số xã Thuận Lợi là 10.583 người, trong đó độ tuổi lao động trên
địa bàn xã Thuận Lợi rất dồi dào về nguồn nhân lực và chiếm tỷ lệ 61,6% Tuy nhiên
là một xã thuần nông nghiệp, lao động mang tính thời vụ nên trình độ dân trí thấp,
chưa tiếp xúc được với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến nên còn gặp nhiều khó
khăn trong việc tìm kiếm việc làm chiếm khoảng 37% (theo Phòng thống kê Lao động
và giải quyết việc làm xã) Bên cạnh đó còn một số thường ăn chơi cờ bạc, rượu chè…
Trang 27vào những lúc nhàn rỗi, từ đó dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội Đây cũng là mối quan tâm
đối với gia đình xã hội và các cấp lãnh đạo ở địa phương
Theo số liệu ở Bảng 2.6 cho thấy ở độ tuổi đang đi học từ 6 đến 25 tuổi với số
người mà trong đó tỷ lệ thất học chiếm 27,3% trong tổng số người có độ tuổi đang đi
học vì nhiều lý do dẫn đến các em không được đến trường Nguyên nhân lớn nhất cũng
là do điều kiện kinh tế gia đình quá eo hẹp Cũng chính vì vậy xã và nhà trường đã
khuyến khích các em đi học bằng cách miễn giảm học phí cho các em thuộc hộ nghèo,
trao tặng học bổng cho các em nghèo hoc giỏi, cung cấp dụng cụ, sách vở cho các em
hộ nghèo không có điều kiện đi học Học cấp I có 1078 người chiếm 35% trong tổng
số người ở độ tuổi đi học, học cấp II chỉ có 986 người chiếm 32%, còn cấp III chỉ có
161 em chiếm 5,2% Vì ở xã Thuận Lợi không có trường Cấp III nên con em phải đi ở
nơi khác học nên việc đi lại là rất tốn kém cho nên các con em hộ nghèo thường nghỉ
học ở hồi cấp II CĐ - ĐH thì chỉ có 13 người chiếm tỷ lệ rất thấp 0,4%
Độ tuổi từ 26-55 thì tỷ lệ thất học cao hợn độ tuổi 6-25, Ở độ tuổi này lai mang
trọng trách rất lớn vì vừa trong độ tuổi lao động mà còn là trụ cột chính của gia đình
Tuy nhiên tỷ lệ thất học cao sẻ ảnh hưởng đến sự tiếp thu và xử lý thông tin vì thế khó
mà đạt được hiệu quả trong sản xuất Ở trong độ tuổi này số người học được CĐ - ĐH
là rất ít chỉ có 3 người chiếm 0,08% Nhưng số người học ĐH – CĐ học xong lại định
cư tại nơi khác để làm ăn sinh sống Họ thường định cư tại các thị xã và thành phố để
kiếm sống vì cách suy nghĩ của họ là khi học xong là trụ lại thành phố xin việc làm vì
về quê không phù hợp với cách sống của họ
Trang 282.4.5 Cơ sở hạ tầng
a Giáo dục
Trong những năm qua nhờ sự quan tâm của Đảng, nhà nước và Tỉnh nhà, hệ thống cơ sở giáo dục của xã cũng được nâng cấp và xây dựng Theo số liệu báo cáo của văn phòng Thống Kê xã Thuận Lợi có các cơ sở giáo dục gồm:
- Trường mầm non (nằm ở Thuận hoà 1) Có 4 phòng học kiên cố, 4 phòng học bán kiên cố và 2 phòng tạm bợ
- Trường tiểu học Thuận lợi A (nằm ở ấp Thuận hoà 1) có 19 phòng học cấp 4,
có 5 điểm học gồm: Điểm chính, Thuận tân A, Thuận tân B, Thuận tân C, Suối Băng
Toàn xã chỉ có 1 trạm y tế nhà cấp 4 với diện tích là 184 m2 với 8 phòng Trạm
y tế xã có 2 y sỹ trong đó 1 nữ hộ sinh và 1 dược sỹ Ngành y tế xã trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực trong công tác khám và chữa bệnh cho nhân dân Vì muốn phục
vụ tốt hơn cho nhân dân nên công tác đào tạo y tế xã cử 1 cán bộ đị học chuyên tu bác
sỹ, đồng thời kết hợp với đoàn thể thôn ấp, tổ dân cư thực hiện chương trình Y tế Quốc gia nên hầu hết bà con hộ nghèo hàng năm đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễm phí
để khám chữa bệnh
c Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của xã trong những năm trở lại đây khá phát triển Nhiều năm qua Nhà nước kết hợp với ban ngành đoàn thể địa phương tổ chức vận động nhân dân hiến đất và cây trồng để làm đường
Xã có đường ĐT741 chạy dài xuyên suốt là trục đường chính nên rất thuận tiện
để phát triển nền kinh tế trong xã Năm 2008 UBND xã lập tờ trình làm mới 3 tuyến đường đó là: Tổ 9 ấp Thuận Thành 2 dài 1,5 km, tổ 4,5,6 Thuận Thành 1 dài 1,5 km,
tổ 1 ấp Thuận Bình dài 1 km, vận động nhân dân đó góp xây dựng cầu suối đá ở ấp Thuận Tân với tổng số tiền trên 19.300.000 đồng
Trang 29d Hệ thống thuỷ lợi
Trên toàn xã các hệ thống kênh mương là rất ít vì địa hình đồi núi nên việc cấp thoát nước của xã phụ thuộc vào kênh Đông, kênh Tây từ hồ chứa nước Đồng Xoài Ngoài ra người dân tận dụng ao hồ và mạch nước ngầm để sinh hoạt trong đời sống và sản xuất Nhưng đến mùa khô do nhiệt độ năng nóng kéo dài nên các ao hồ sông suối đều cạn vì thế việc tưới tiêu và sinh hoạt của người dân khá vất vả
e Hệ thống điện
Xã Thuận Lợi là một xã có số diện tích rừng cao su khá nhiều so với trong tỉnh
vì vậy việc kéo điện đến từng hộ dân là rất khó khăn Với tổng số hộ toàn xã năm 2008
là 2646 hộ, trong đó số hộ đã có điện là 1.805 hộ, số hộ chưa có điện là 841 hộ Tỷ lệ
có điện là 68,2%/tổng số hộ
f Hệ thống thông tin liên lạc
Xã có 1 bưu điện văn hoá năm ở ấp Thuận Thành 1 hoạt động rất có hiệu quả, phục vụ các yêu cầu nghe nhìn cho bà con nông dân Có khoảng 75% dân số toàn xã
có tivi và radio để xem và nghe, ngoài ra hệ thống truyền thanh của xã được rải đều trong 8 ấp và ấp trưởng là người quản lý và phát sóng cho bà con nông dân nghe, để phục vụ công tác tuyên truyền chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước cũng như nhu cầu giải trí của bà con nông dân
g Nước sinh hoạt
Xã Thuân Lợi chưa có hệ thống nước máy, nên hầu hết những hộ nghèo đều tân dụng nguồn nước sinh hoạt từ giếng và sông suối Đầu năm 2008 tỉnh có chỉ thị đầu tư
hỗ trợ 100% vốn đào và cải tạo giếng cho hộ nghèo Đến cuối năm 2008 đã đào mới được 12 cái giếng và cải tạo được 21 cái giếng Tuy không nhiều so với 101 hộ nghèo nhưng đã giúp phần nào cho hộ nghèo có nguồn nước sạch để sinh hoạt vì thế giảm được bệnh tật cho người nghèo do nguồn nước gây ra
2.4.6 Thuận lơi và khó khăn về kinh tế xã hội
a Thuận lợi
- Xã có tuyến đường ĐT741 chạy qua và giao thông trong xã dần dần bê tông hoá nên tạo điều kiện cho việc vận chuyển nông sản phẩm trong việc giao thương buôn bán với thị trường bên ngoài
Trang 30- Được sự hỗ trợ của Ngân hàng chính sách huyện nên đa số hộ dân có vốn để sản xuất
- Đất đai màu mỡ thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp như: tiêu, điều, cao su… ít bị ảnh hưởng của bão lụt , mùa mưa (vụ hè thu và mùa) cây cối phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính
b Khó khăn
- Do tính chất đặc trưng của khí hậu nên thường thiếu nước về mùa khô Mùa khô kéo dài 6 tháng (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm, làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt, làm ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi dẫn đến cây, con phát triển rất kém, và đặc biệt là dễ gây ra cháy Bên cạnh đó nguồn nước sinh hoạt cũng gặp rất nhiều khó khăn, các hồ đập trữ nước ít, vì thế chưa đầy 10% diện tích đất nông nghiệp có nước tưới
- Mùa mưa kéo dài 6 tháng (từ tháng 5 đến tháng 11) mưa lớn và tập trung chiếm 85-90% lượng mưa cả năm gây nhiều biến đổi quan trọng trong việc phân hoá
vỏ thổ nhưỡng như sói mòn, rửa trôi rất nhanh và manh
- Số hộ nghèo năm 2007 có 150 hộ, đến năm 2008 giảm 49 hộ còn 101 hộ Nhưng tình hình kinh tế thị trường có sự biến đổi, giá cả các mặt hàng nông sản giảm mạnh và mức nghèo sẽ được thay đổi theo chiều hướng tăng lên vì thế tác động đến các hộ nông dân nhất là hộ nghèo nên có thể tỷ lệ nghèo sẽ tăng lên trong những năm tới.Thế nên đây là gánh năng cho các ban ngành xã và địa phương
- Trình độ dân trí thấp, chưa có công ăn việc làm ổn định
- Thiếu vốn, đất để sản xuất
- Thiếu khoa học kỹ thuật
Trang 31CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm về kinh tế gia đình
Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất tự cung tự cấp, kết hợp với sản xuất nhỏ, chủ yếu dựa vào sức lao động và tư liệu sản xuất của hộ gia đình, nhằm thực hiện canh tác trên diện tích đất đai của mình với mục đích sản xuất ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình và một phần cho nhu cầu của thị trường
3.1.2 Quan niệm về nghèo đói
Nghèo là diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập Theo đó, một người là nghèo khi thu nhập hàng năm của họ ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm của quốc gia
Nghèo là tình trạng thu nhập của người dân hầu như được chi tiêu vào toàn bộ cho bữa ăn, thậm chí ăn không đủ, phần tích lũy hầu như không có, các nhu cầu tối thiểu như: ăn, ở, mặc, y tế, văn hoá, giáo dục, đi lại … chỉ đáp ứng một phần nhỏ
Nghèo tuyệt đối
Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển Ông Robert McNamara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tuyệt đối Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: "Nghèo ở mức độ tuyệt đối: Là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại, những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng
bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may
Trang 32Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 đô la Mỹ/ngày theo sức mua tương đương của địa phương so với (đô la thế giới) để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối Trong những bước sau đó các trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 đô la cho châu Mỹ
La tinh và Carribean, đến 4 đô la cho những nước Đông Âu cho đến 14,40 đô la cho những nước công nghiệp (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc 1997),
Đối với Việt Nam Chính phủ Việt Nam đã 4 lần nâng mức chuẩn nghèo trong thời gian từ 1993 đến cuối năm 2005
Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo
Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng
7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo
Nghèo tương đối
Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó
Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan
Trang 33Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn Việc nghèo đi về văn hóa - xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng
Vòng luẩn quẩn nghèo đói:
Vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói là vòng luân chuyển từ tình hình kinh tế, văn hoá, đời sống phong tục tập quán ảnh hưởng lên cuộc sống của họ không thoát khỏi cảnh nghèo Đây là một vòng quanh miệt mài mà người dân khó có thể thoát ra được Muốn thoát khỏi vòng xoáy này thì phải có chính sách ưu đãi tối ưu để phát triển nó
Hình 3.1 Vòng luẩn quẩn nghèo đói
Nghèo đói:
-Mức sống thập -Dân trí thấp
Trang 34khi nghèo đói thường kéo theo mức sống thấp và dân trí thấp dẫn đến đầu tư thấp
=>sản xuất thấp => thu nhập thấp => tiết kiệm thấp => đầu tư thấp, vì thế muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn thì cần phải đầu tư vào trình độ dân trí để người dân hiểu được và tiếp thu những KHKT mới áp dụng vào thực tiển
3.1.3 Nghèo đói ở Việt Nam
a Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam
Trong 15 năm qua, Việt Nam đã là một trong những nước đạt được tốc độ giảm nghèo nhanh nhất trên thế giới Tỉ lệ nghèo đói của Việt Nam - tính bằng số người sống dưới mức 1 USD một ngày - đã giảm từ khoảng 58% năm 1993 xuống 16% năm
2006, với khoảng 34 triệu người đã thoát khỏi nghèo đói Tăng trưởng nhanh và liên tục, với tốc độ khoảng 7% đến 8% mỗi năm, là một yếu tố quan trọng trong việc giảm nghèo.( Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội )
Nhưng điều làm cho Việt Nam khác với những nền kinh tế mới nổi khác - như Trung Quốc hay Ấn Độ - là việc tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng cũng hạn chế được tốc độ gia tăng bất bình đẳng Hệ số Gini, một chỉ số xem xét bất bình đẳng thu nhập, chỉ tăng từ 0,34 năm 1993 lên 0,36 năm 2006 - thấp hơn các nền kinh tế mới nổi khác -
đã giải thích tốc độ giảm nghèo mạnh Độ sâu của nghèo đói, tính bằng tỉ lệ người nghèo và nằm gần ngưỡng nghèo đói, đã giảm xuống Chúng ta có thể hy vọng về một viễn cảnh nhiều người nữa sẽ thoát khỏi đói nghèo trong tương lai gần
b Chỉ tiêu đánh giá nghèo đói
* Chỉ tiêu về thu nhập
Đó là tổng thu nhập từ các nguồn chính tính theo đầu người / tháng hay đầu người / năm Do giá cả có sự thay đổi theo thời gian và có sự khác biệt giữa các địa phương nên người ta thường đổi thu nhập ra gạo để co sự đo lường thống nhất
* Chỉ tiêu nhà ở và các tiện nghi sinh hoạt
Những căn nhà tồi tàn, tranh vách đất hoặc lợp bằng rơm rạ, bằng lá dừa, đồ dùng sinh hoạt không có giá trị ngoài dường tre, gỗ, phản, và những thứ khác dưới mức trung bình Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp đặc biệt họ vẫn có nhà xây và đồ dùng sinh hoạt khá giả nhưng đó là tài sản có được trước khi rơi vào cảnh nghèo khó
* Chỉ tiêu về tư liệu sản xuất
Trang 35Những hộ nghèo có rất ít đất đai, ít dụng cụ lao động, tư liệu sản xuất thô sơ lạc hậu, một số thậm chí không có đất để sản xuất vì thế phải đi làm thuê để kiếm sống qua ngày
* Chỉ tiêu về vốn:
Những hộ nghèo thường không có vốn để dành họ phải đi vay mượn để trang trải cuộc sống có khi phải vay tiền mua lương thực để sinh sống qua ngày Một số nơi cho vay nặng lãi, những hộ nghèo vay phải chịu lãi suất cao, khả năng trả nợ không có,
nợ nần ngày càng chồng chất, thậm chí có nhiều hộ phải bán ruộng, vườn, nhà hoặc sản phẩm chưa kịp thu hoạch để trả nợ Ngoài ra một số hộ phải bỏ đi nơi khác để kiếm sống và lập nghiệp
3.1.4 Ngưỡng đánh giá nghèo đói
Ngưỡng nghèo hay mức nghèo, là mức chi dùng tối thiểu, được xác định như tổng số tiền chi cho giỏ hàng tiêu dùng trong thời hạn nhất định, bao gồm một lượng tối thiểu lương thực thực phẩm và đồ dùng cá nhân, cần thiết để bảo đảm cuộc sống và sức khỏe một người ở tuổi trưởng thành, và các khoản chi bắt buộc khác
Người ở ngưỡng nghèo là người có tổng thu nhập tương đương với tổng chi dùng tối thiểu đó
a.Ngưỡng đánh giá nghèo đói của thế giới
Mức chuẩn nghèo của thế giới hiện nay là thu nhập bằng hoặc ít hơn 1,25 đô la Mỹ/người/ngày (tức khoảng 600.000 đồng Việt Nam/người/tháng), còn mức nghèo khổ của châu Á là 1,35 đô la Mỹ/người/ngày (khoảng 650,000 đồng/người/tháng)
(Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2009 )
b.Ngưỡng đánh giá nghèo đói ở Việt Nam
Ngày 27-8-2008, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố cả nước hiện còn 13,08% hộ nghèo, giảm 1,75% so với năm 2007 (theo báo SGGP, 28-7-2008) Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 ở Việt Nam là những người nghèo có thu nhập bình quân từ 200.000-260.000 đồng/tháng Năm 2006, theo tính toán của UNDP, trong khi toàn xã hội đang được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế, thì người nghèo ở Việt Nam được hưởng lợi ít nhất, chỉ bằng 76,6% so với mức trung bình; trong khi đó người giàu được hưởng lợi hơn hẳn là 115% Trước khi “chuẩn nghèo”
Trang 36nghèo” áp dụng ở nước ta là thu nhập hơn 180.000, 220.000, 250.000 đồng/tháng ứng với từng khu vực vùng núi hải đảo, nông thôn, thành thị
c Ngưỡng đánh giá, xác định hộ nghèo giai đoạn 2006-2010 của xã Thuận Lợi
- Vùng thành thị: 260.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo
- Vùng nông thôn (cho cả miền núi và đồng bằng): 250.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo
3.1.5 Tính cần thiết phải thực hiện chương trình XĐGN
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo, làm thế nào
để lựa chọn con đường và giải pháp được thực hiện mục tiêu phát triển đất nước lâu dài Đây là vấn đề mà mỗi Quốc gia nào cũng muốn đạt được
Sự phân hoá giàu nghèo là một hiện tượng lịch sử xã hội, là hiện tượng kinh tế
xã hội thông thường ở nước ta Đói nghèo của nông dân ở nông thôn là một nét đặc trưng mà đến nay nó vẫn còn tồn tại do hậu quả chiến tranh kéo dài suốt 30 năm và sự chênh lệch về trình độ giữa các vùng miền khác nhau Nó luôn dẫn đến sức ép căng thẳng về xã hội, những chồng chất về mâu thuẫn, khó khăn của mỗi Quốc gia ngày càng trở nên gay gắt Nền kinh tế nước ta chưa phát triển do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số bộ phận dân cư đang phải sống trong tình trạng nghèo đói, cơ cực, cơm
ăn không đủ no, áo không đủ mặc Từ năm 1986 và đặc biệt là năm 1989 trở lại đây, thực hiện chính sách mới và mở cửa của Đảng – Nhà nước, đất nước ta đã có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân đã được cải thiện đáng
kể, đại bộ phận dân cư đã có cuộc sống ổn định, nhiều nhu cầu người dân đã được đáp ứng
Tuy vậy do nghiều nguyên nhân khác nhau tình trạng thiếu đói gay gắt của nông dân vẫn còn tồn tại ở các địa phương trên cả nước, vấn đề này cần giải quyết cấp bách để phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao mức sống cho mọi người dân, tiến tới mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh
Trang 373.1.6 Chương trình XĐGN ở Việt Nam
a Sự ra đời của chương trình
Việt Nam đã thành công trong nỗ lực giảm tỷ lệ nghèo từ hơn 60% vào năm
1990 xuống còn 18,1% vào năm 2004, phần lớn nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với mức tăng bình quân 8-9% mỗi năm Duy trì được đà tăng trưởng kinh tế hiện nay
là điều kiện cần nhưng chưa đủ Tăng trưởng phải đi liền với bình đẳng và phải mang lại lợi ích cho tất cả các vùng và cá nhóm dân cư trong nước Phần đông người nghèo
ở Việt Nam sống trong hoàn cảnh bị tách biệt về mặt địa lý, dân tộc, ngôn ngữ, xã hội
và kinh tế Nước ta là một trong những quốc gia đang phát triển với tốc độ nhanh và tương đối ổn định, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, mức sống của người dân cũng được cải thiện rõ rệt Tuy nhiên sự phân hoá giàu nghèo cũng đang diễn ra hàng ngày với tốc độ nhanh và ngày càng sâu sắc
Hậu quả của sự bất công, sự phân hoá giàu nghèo chính là một bộ phận dân cư phải sống trong cảnh nghèo khổ thậm chí thiếu đói, ở trong những căn nhà chắp vá, tạm bợ và cũ nát
Báo cáo Quốc gia đầu tiên của Việt Nam về tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ được công bố vào tháng 9 năm 2000 và phân phát tại hội nghị thưởng đỉnh Thế giới năm 2005, cho thấy tình trạng chênh lệch và bất bình đẳng xã hội giữa các vùng, giới tính và nhóm dân cư đang ngày càng gia tăng Trong khi các vùng đô thị được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách cải cách tăng trưởng kinh tế thì tình trạng nghèo vẫn còn dai dẳng ở nhiều vùng nông thôn nước ta và ở mức độ rất cao thuộc các vùng dân tộc thiểu số, theo tổng cục thống kê là 69,3% vào năm 2002 Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương khuyến khích người dân làm giàu chính đáng, tạo điều kiện trợ giúp cho các hộ nghèo thoát khỏi cảnh khổ, từng bước vươn lên thu ngắn khoảng cách giàu nghèo trong dân cư, tiến tới thắng lợi mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh” vì thế chương trình XĐGN ra đời
*Nội dung chính chương trình xóa đói giảm nghèo
- Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản, khuyến nông,
Trang 38nghiệp chế biến bảo quản Phát triển sản xuất: Kinh tế rừng, cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị
- Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn Làm đường dân sinh từ thôn, bản đến trung tâm xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công khai định mức hỗ trợ nhà nước Xây dựng kiên cố hóa công trình thủy lợi: Đập, kênh, mương cấp 1-2, trạm bơm, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt, Làm hệ thống điện hạ thế đến thôn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép Xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản (tùy theo phong tục tập quán) ở nơi cấp thiết
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiến thức kỷ năng quản lý điều hành xã hội, nâng cao năng lực cộng đồng Đào tạo nghề cho thanh niên 16 - 25 tuổi làm việc tại các nông lâm trường, công trường và xuất khẩu lao động
- Hỗ trợ các dịch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ sinh giảm thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân Tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cộng động
Vi dụ: Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng
dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: “chương trình một-ba-năm"), là một trong
các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Việt Nam triển khai từ năm 1998, Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn
2 từ năm 2001 đến năm 2005 Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010)
Trang 39Mục tiêu cụ thể của Chương trình 135 là:
- Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số
- Phát triển cơ sở hạ tầng
- Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương, trường học, trạm y tế, nước sạch
- Nâng cao đời sống văn hóa
Có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này, bao gồm đầu tư ồ ạt của nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và nhân dân cùng chịu kinh phí, cùng thi công), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí sách giáo khoa, một số báo chí…
Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách 1.870 xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới làm phạm vi của Chương trình 135 Các năm tiếp theo, do có
sự chia tách và thành lập xã mới, nên số xã thuộc phạm vi Chương trình 135 đã vượt con số trên Khi giai đoạn I kết thúc, Nhà nước Việt Nam đã chi khoảng 10 nghìn tỷ đồng, cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25 nghìn công trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân Tuy nhiên, cũng có đánh giá rằng hiệu quả của Chương trình 135 còn chưa cao, nhiều mục tiêu chưa thực hiện được
Giai đoạn II (2006-2010)
Chính phủ Việt Nam đã xác định có 1.946 xã và 3.149 thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II thuộc 45 tỉnh, thành được đưa vào phạm vi của Chương trình 135
+ Mục tiêu tổng quát
- Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường
- Cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân
- Giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong nước
- Đến năm 2010: Trên địa bàn không có hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%
Trang 40b Chương trình XĐGN ở huyện Đồng phú tỉnh Bình phước
Tăng trưởng kinh tế nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc trong vấn đề nghèo đói nổi lên hàng đầu Và đến những năm đầu tiên của thế kỷ 21 có đến 78 quốc gia thuộc nhóm các nước nghèo và đang phát triển xây dựng chiến lược giảm nghèo toàn diện và gần 30 tổ chức quốc tế, bao gồm cả tổ chức địa phương, song phương và xây dựng chiến lược hổ trợ các nước trong cuộc chiến chống nghèo đói Vì vây chương trình XĐGN của huyện Đồng Phú cũng như của xã Thuận Lợi được ra đời theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên
+ Mục tiêu của chương trình XĐGN
- Mục tiêu chung
Giảm tỷ lệ theo chuẩn mới, 100% hộ đói giáp hạn, thiên tai được cứu đói kịp thời Hạn chế hộ nghèo đã xóa bị tái nghèo Hỗ trợ người nghèo thực sự tiếp cận các dịch vụ xã hội, dịch vụ sản xuất, cải thiện mức sống, giảm khoảng cách về thu nhập, mức sống giữa nông thôn và thành thị
- Mục tiêu cụ thể:
Giảm hộ nghèo từng năm: Các xã khó khăn được đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, 70% hộ nghèo được vay tín dụng, 100% người nghèo được phát BHYT và khám chửa bệnh, miễn học phí cho con em hộ nghèo, tổ chức tập huấn cho 90% người nghèo, giải quyết việc làm cho người nghèo
+ Quản lý và theo dõi biến động hộ nghèo: Có các cán bộ XĐGN xã trực tiếp
theo dõi và tham mưu kịp thời cho ban chỉ đạo
+ Công tác tổ chức và chỉ đạo ban XĐGN ở xã Thụân Lợi
- Cơ cấu tổ chức quản lý:
Cán bộ chính quyền (Lãnh đạo xã và cán bộ chuyên trách về giảm nghèo): Lập
kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở khai thác tiềm năng của xã, tổ chức các cuộc vận động tuyên truyền, phát hiện các vấn đề phát sinh để điều chỉnh kế hoạch
Cán bộ hội, đoàn thể xã: Vận động tuyên truyền, tổ chức tập huấn, phối hợp với các tổ chức khác, theo dõi, giám sát hoạt động XĐGN, tổ chức tuyên truyền thi đua
Trưởng ấp: Nắm bắt thông tin về các hộ nghèo đói, tăng cường tham gia của người dân, vận động cộng đồng thôn bản tham gia hộ trợ người nghèo, tổ chức các lớp tập huấn, giải quyết công việc cụ thể khác của ấp