CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.6 Chương trình XĐGN ở Việt Nam
Việt Nam đã thành công trong nỗ lực giảm tỷ lệ nghèo từ hơn 60% vào năm 1990 xuống còn 18,1% vào năm 2004, phần lớn nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, với mức tăng bình quân 8-9% mỗi năm. Duy trì được đà tăng trưởng kinh tế hiện nay là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Tăng trưởng phải đi liền với bình đẳng và phải mang lại lợi ích cho tất cả các vùng và cá nhóm dân cư trong nước. Phần đông người nghèo ở Việt Nam sống trong hoàn cảnh bị tách biệt về mặt địa lý, dân tộc, ngôn ngữ, xã hội và kinh tế. Nước ta là một trong những quốc gia đang phát triển với tốc độ nhanh và tương đối ổn định, cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, mức sống của người dân cũng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên sự phân hoá giàu nghèo cũng đang diễn ra hàng ngày với tốc độ nhanh và ngày càng sâu sắc.
Hậu quả của sự bất công, sự phân hoá giàu nghèo chính là một bộ phận dân cư phải sống trong cảnh nghèo khổ thậm chí thiếu đói, ở trong những căn nhà chắp vá, tạm bợ và cũ nát.
Báo cáo Quốc gia đầu tiên của Việt Nam về tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ được công bố vào tháng 9 năm 2000 và phân phát tại hội nghị thưởng đỉnh Thế giới năm 2005, cho thấy tình trạng chênh lệch và bất bình đẳng xã hội giữa các vùng, giới tính và nhóm dân cư đang ngày càng gia tăng. Trong khi các vùng đô thị được hưởng lợi nhiều nhất từ các chính sách cải cách tăng trưởng kinh tế thì tình trạng nghèo vẫn còn dai dẳng ở nhiều vùng nông thôn nước ta và ở mức độ rất cao thuộc các vùng dân tộc thiểu số, theo tổng cục thống kê là 69,3% vào năm 2002.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta có chủ trương khuyến khích người dân làm giàu chính đáng, tạo điều kiện trợ giúp cho các hộ nghèo thoát khỏi cảnh khổ, từng bước vươn lên thu ngắn khoảng cách giàu nghèo trong dân cư, tiến tới thắng lợi mục tiêu “dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh” vì thế chương trình XĐGN ra đời.
*Nội dung chính chương trình xóa đói giảm nghèo
- Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản suất của đồng bào các dân tộc. Đào tạo cán bộ khuyến nông thôn bản, khuyến nông,
nghiệp chế biến bảo quản. Phát triển sản xuất: Kinh tế rừng, cây trồng có năng suất cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm có giá trị.
- Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Làm đường dân sinh từ thôn, bản đến trung tâm xã phù hợp với khả năng nguồn vốn, công khai định mức hỗ trợ nhà nước. Xây dựng kiên cố hóa công trình thủy lợi: Đập, kênh, mương cấp 1-2, trạm bơm, phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp và kết hợp cấp nước sinh hoạt, Làm hệ thống điện hạ thế đến thôn, bản; nơi ở chưa có điện lưới làm các dạng năng lượng khác nếu điều kiện cho phép. Xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng. Xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, bản (tùy theo phong tục tập quán) ở nơi cấp thiết.
- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, kiến thức kỷ năng quản lý điều hành xã hội, nâng cao năng lực cộng đồng. Đào tạo nghề cho thanh niên 16 - 25 tuổi làm việc tại các nông lâm trường, công trường và xuất khẩu lao động.
- Hỗ trợ các dịch vụ, nâng cao chất lượng giáo dục, đời sống dân cư hợp vệ sinh giảm thiểu tác hại môi trường đến sức khỏe người dân. Tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe cộng động.
Vi dụ: Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (hay đọc là: “chương trình một-ba-năm"), là một trong các chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Việt Nam triển khai từ năm 1998, Chương trình được biết đến rộng rãi dưới tên gọi Chương trình 135 do Quyết định của Thủ tướng chính phủ Việt Nam phê duyệt thực hiện chương trình này có số hiệu văn bản là 135/1998/QĐ-TTg. Theo kế hoạch ban đầu, chương trình sẽ kéo dài 7 năm và chia làm hai giai đoạn; giai đoạn 1 từ năm ngân sách 1998 đến năm 2000 và giai đoạn 2 từ năm 2001 đến năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2006, Nhà nước Việt Nam quyết định kéo dài chương trình này thêm 5 năm, và gọi giai đoạn 1997-2006 là giai đoạn I.
Tiếp theo là giai đoạn II (2006-2010).
Giai đoạn I (1997-2006)
Điều hành Chương trình 135 là Ban chỉ đạo chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Người đứng đầu ban này là một phó thủ tướng chính phủ; phó ban là Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; và các thành viên là một số thứ trưởng các bộ ngành và các đại diện đoàn thể xã hội.
Mục tiêu cụ thể của Chương trình 135 là:
- Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số.
- Phát triển cơ sở hạ tầng
- Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương, trường học, trạm y tế, nước sạch.
- Nâng cao đời sống văn hóa.
Có nhiều biện pháp thực hiện chương trình này, bao gồm đầu tư ồ ạt của nhà nước, các dự án nhà nước và nhân dân cùng làm (nhà nước và nhân dân cùng chịu kinh phí, cùng thi công), miễn giảm thuế, cung cấp miễn phí sách giáo khoa, một số báo chí…
Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt danh sách 1.870 xã đặc biệt khó khăn và các xã biên giới làm phạm vi của Chương trình 135. Các năm tiếp theo, do có sự chia tách và thành lập xã mới, nên số xã thuộc phạm vi Chương trình 135 đã vượt con số trên. Khi giai đoạn I kết thúc, Nhà nước Việt Nam đã chi khoảng 10 nghìn tỷ đồng, cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25 nghìn công trình thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, cũng có đánh giá rằng hiệu quả của Chương trình 135 còn chưa cao, nhiều mục tiêu chưa thực hiện được.
Giai đoạn II (2006-2010)
Chính phủ Việt Nam đã xác định có 1.946 xã và 3.149 thôn, buôn, làng, bản, xóm ấp đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II thuộc 45 tỉnh, thành được đưa vào phạm vi của Chương trình 135.
+ Mục tiêu tổng quát
- Tạo chuyển biến nhanh về sản xuất.
- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất gắn với thị trường.
- Cải thiện nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
- Giảm khoảng cách phát triển giữa các dân tộc và giữa các vùng trong nước.
- Đến năm 2010: Trên địa bàn không có hộ đói, giảm hộ nghèo xuống còn dưới 30%.
b. Chương trình XĐGN ở huyện Đồng phú tỉnh Bình phước
Tăng trưởng kinh tế nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc trong vấn đề nghèo đói nổi lên hàng đầu. Và đến những năm đầu tiên của thế kỷ 21 có đến 78 quốc gia thuộc nhóm các nước nghèo và đang phát triển xây dựng chiến lược giảm nghèo toàn diện và gần 30 tổ chức quốc tế, bao gồm cả tổ chức địa phương, song phương và xây dựng chiến lược hổ trợ các nước trong cuộc chiến chống nghèo đói. Vì vây chương trình XĐGN của huyện Đồng Phú cũng như của xã Thuận Lợi được ra đời theo các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
+ Mục tiêu của chương trình XĐGN - Mục tiêu chung
Giảm tỷ lệ theo chuẩn mới, 100% hộ đói giáp hạn, thiên tai được cứu đói kịp thời. Hạn chế hộ nghèo đã xóa bị tái nghèo. Hỗ trợ người nghèo thực sự tiếp cận các dịch vụ xã hội, dịch vụ sản xuất, cải thiện mức sống, giảm khoảng cách về thu nhập, mức sống giữa nông thôn và thành thị.
- Mục tiêu cụ thể:
Giảm hộ nghèo từng năm: Các xã khó khăn được đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu, 70% hộ nghèo được vay tín dụng, 100% người nghèo được phát BHYT và khám chửa bệnh, miễn học phí cho con em hộ nghèo, tổ chức tập huấn cho 90% người nghèo, giải quyết việc làm cho người nghèo
+ Quản lý và theo dõi biến động hộ nghèo: Có các cán bộ XĐGN xã trực tiếp theo dõi và tham mưu kịp thời cho ban chỉ đạo.
+ Công tác tổ chức và chỉ đạo ban XĐGN ở xã Thụân Lợi - Cơ cấu tổ chức quản lý:
Cán bộ chính quyền (Lãnh đạo xã và cán bộ chuyên trách về giảm nghèo): Lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở khai thác tiềm năng của xã, tổ chức các cuộc vận động tuyên truyền, phát hiện các vấn đề phát sinh để điều chỉnh kế hoạch.
Cán bộ hội, đoàn thể xã: Vận động tuyên truyền, tổ chức tập huấn, phối hợp với các tổ chức khác, theo dõi, giám sát hoạt động XĐGN, tổ chức tuyên truyền thi đua.
Trưởng ấp: Nắm bắt thông tin về các hộ nghèo đói, tăng cường tham gia của người dân, vận động cộng đồng thôn bản tham gia hộ trợ người nghèo, tổ chức các lớp tập huấn, giải quyết công việc cụ thể khác của ấp.
+ Cơ cấu nhân sự ban XĐGN theo quyết định của xã gồm 15 người đó là:
Trưởng ban: Ông Hoàng Quốc Thành - Phó chủ tịch UBND xã Phó ban: Bà Nguyễn Thị Trang – Cán bộ xã
Thành viên: Trưởng các ban ngành văn hoá thông tin, hộ nông dân, hội phụ nữ, cựu chiến binh, cán bộ XĐGN, cùng ấp trưởng của 8 ấp
+ Phương thức tiếp cận hộ nghèo
Các ấp họp xét theo tiêu chí (có văn bản), bình xét đối tượng (hộ nghèo là hộ như thế nào, cần phải có những yếu tố nào), căn cứ trên cơ sở do ban chỉ đạo điều hành XĐGN ở xã xem xét thẩm định và lập danh sách để gửi lên trên.
+ Các chương trình hỗ trợ người nghèo
Các chính sách: Tín dụng cho hộ nghèo; Hộ trợ y tế; Hộ trợ giáo dục; Hộ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt; An sinh xã hội, hộ trợ người ốm yếu, hộ trợ văn hoá thông tin.
Dự án: phát triển cơ sở hạ tầng, khuyến nông lâm ngư, hộ trợ sản xuất, tiêu thu sản phẩm, dạy nghề gắn với tạo việc làm cho người nghèo, đào tạo cán bộ, nhân rộng mô hình XĐGN hiệu quả, định canh định cư, xây dựng mô hình kinh tế mới và ổn định di dân tự do.
+ Những thành quả của xã Thuận Lợi trong những năm vừa qua:
- Mở các lớp dạy nghề: Năm 2008 đã mở được 03 lớp dạy nghề khai thác mũ cao du, với 97 người tham gia.
- Xây dựng được 13 căn nhà tình thương, đoàn kết trong năm 2008
- Số phân bón đã cấp cho hộ nghèo và hộ thuộc diện chương trình 135 là 2 tấn 3 tạ 50 kg, trợ cước 50% thuốc BVTV với tổng số là 152 lít cho hộ dân tộc thiểu số.
- Khám và cấp thẻ BHYT cho người nghèo năm 2008 là 376 thẻ.
Ngoài ra Ban chỉ đạo XĐGN xã thường xuyên phối hợp với các đoàn thể trong xã như: Đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh…để thực hiện chương trình. Ban chỉ đạo đã phân công từng thành viên trong ban tổ chức tiếp xúc với các hộ nghèo, theo dõi và hướng dẫn cách làm ăn cho họ.
Trong cơ quan tổ chức, tổ tự quản là thấp nhất có nhiệm vụ theo sát từng đối tượng trong quá trình hoạt động, cũng như việc phát hiện ra hộ nghèo một cách chính
được những ảnh hưởng của chương trình XĐGN đến từng hộ dân, đứng đầu tổ tự quản là các trưởng ấp đã có uy tín với người dân, sẵn sàng giúp đỡ họ. Hiện nay xã đã thành lập được 8 tổ tự quản trong 8 ấp, trưởng ấp đứng đầu tổ tự quản và chịu trách nhiệm về thôn mình.
Ngoài ra còn một bộ phận ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của chương trình XĐGN đó là NHCS-XH, ban chỉ đạo chương trình XĐGN thường xuyên quan hệ với NHCS-XH trong việc sử dụng vốn và cung cấp vốn cho chương để người nghèo được vay vốn.
Hình 3.2. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Hoạt Động Chương Trình XĐGN Xã Thuận Lợi
Nguồn: BCĐ XĐGN xã Thuận Lợi
Ghi chú: Quan hệ tham mưu
Quan hệ chỉ đạo kiểm tra báo cáo
Quan hệ nghiệp vụ kế toán
Cơ cấu nhân sự của cơ cấu chỉ đạo chương trình XĐGN là những người có chức vụ quan trọng trong các ban ngành đoàn thể, chứng tỏ rằng chương trình XĐGN rất được sự quan tâm của các cấp, các ban ngành để chương trình đạt hiệu quả và hoàn thiện hơn.
+ Sự tồn đọng của chương trình XĐGN
Bên cạnh những thành tựu đã làm được của chương trình XĐGN, thì vẫn còn những hạn chế và tồn đọng của chương trình.
Công tác XĐGN chưa thực sự bền vững, công tác chỉ đao và thực hiện ở một số Ngân hàng
CSXH
BCĐ XĐGN Huyện Đồng phú
Các ban ngành đoàn thể Huyện Đông Phú
BCĐ XĐGN xã Thuận Lợi
Cán bộ chuyên trách xã
Tổ Tự quản các thôn
Nông dân (hộ nghèo)
Nông dân (hộ nghèo)
Nông dân (hộ nghèo)
Nông dân (hộ nghèo)
Công tác thông tin, triển khai học tập ở các ấp còn nhiều hạn chế, dẫn đến một số bộ phận nhân dân nhận thức chưa tốt và đúng đắn về việc XĐGN, do đó còn nhiều tư tưởng ỷ lại và phó mặc, không lo làm ăn. Trong khi đó tình trạng tiêu cực như rươu bia, cơ bạc, mê tín dị đoan, trôm cướp … xảy ra trên địa bàn chưa được bại trừ triệt để.
Tình hình nắm bắt và theo dõi những hộ nghèo trong quá trình sản xuất, vay vốn, thu hồi vốn để đánh giá hiệu quả mức đạt được của từng hộ gia đình chưa được chính xác và hiệu quả do sự thiếu kiểm tra thường xuyên.
Mức trợ vốn thấp và thời gian hoàn vốn nhanh nên cũng chỉ đủ để lo cái ăn hàng ngày cho những hộ nghèo, hầu hết họ đều thiếu vốn để làm ăn, sản xuất.
Sự kết hợp ban chỉ đạo chương trình XĐGN với các ban ngành chức năng chưa đồng bộ, thiếu sự phối hợp để huy động vốn từ nơi khác.