Dân số và lao động việc làm

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THUẬN LỢI HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 24 - 27)

2.4. Điều kịên kinh tế xã hội

2.4.3. Dân số và lao động việc làm

Bảng 2.4. Cơ Cấu Dân Số Xã Thuận Lợi Năm 2008

Tổng 10583 Tỷ Lê %

Nam 5363 50,7

Nữ 5220 49,3

Số người >=15 tuổi 3570 33,7

Nguồn tin: Phòng thống kê xã Theo thống kê được trình bày ở Bảng 2.4, thì dân số của xã là 10.583 người (năm 2008). Theo Phòng Thông Kê lao động xã thì số người trong độ tuổi lao động là 6.520 người chiếm 61,6% trong tổng số dân số (Nam 3920 người, nữ là 2600 người).

Người dân xã Thuận Lợi chủ yếu là dân sản xuất nông nghiệp chiếm 97,25% so với tổng dân số. Tuy một số lao động làm nghề buôn bán dịch vụ, làm nghề khác nhưng sản xuất chính của gia đình vẫn là nông nghiệp. Dân số phân bố không đều ở các ấp, tập trung khá đông đúc ở trung tâm xã. Lao động nông nghiệp phân bố các ấp theo tỷ lệ dân số. Lao động thương nghiệp và dịch vụ nhiều hơn ở các khu chợ, khu trung tâm và các lộ chính.

Biểu đồ 2.1. Tình Hình Dân Số của Xã Thuân Lợi Qua 5 năm Dân số

9143

9838

10405 10544 10583

8000 8500 9000 9500 10000 10500 11000

2004 2005 2006 2007 2008

Năm

Người

Nguồn tin: Phòng thống kê xã

Theo báo cáo của phòng thống kê xã Thuân Lợi được thể hiện trong Biểu đồ 2.1 về tình hình dân số trên địa bàn cho thấy tốc độ dân số ngày càng tăng. Chỉ trong 5 năm từ năm 2004-2008 đã tăng 1.440 người chiếm 13,6% so với năm 2008.

Nhìn chung trong đó mật độ dân số của xã Thuân Lợi tăng theo từng năm do ảnh hưởng của hai hướng: hướng thứ nhất là hướng cơ học, vì địa bàn xã thuận tiên trong việc buôn bán và định canh, định cư nên hàng năm có đến 18,7% người đến mua đất xây nhà ở và buôn bán. Hướng thứ hai là hướng sinh học vì người dân có trình độ hiểu biết thấp về sinh đẻ và kế hoạch hoá gia đình nên dẫn đến người sinh con thứ 3 trở lên đông chiếm 81.3%, chủ yếu là dân tộc thiểu số, do tập quán cổ hủ trọng nam khinh nữ, nhiều gia đình muốn có con trai để nối dõi (thường gặp ở các gia đình có 3 thế thệ), vì thế trong xã tỷ lệ nam chiếm 50,7% và nữ chiếm 49,3%. Nên tình hình dân số trong xã ngay một tăng. (theo Phòng thống kê KHHGĐ xã Thuận Lợi)

Qua các giai đoạn của từng năm cho thấy năm 2004 đến năm 2008 thì tỷ lệ tăng dần số theo từng năm, với dân số tăng như biểu đồ trên thể hiện mỗi năm xã thuận lợi phải có khoảng 85,7% việc tăng dân số sẻ có nguy cơ ảnh hưởng đến thừa nguồn lao động trong xã vì trong xã có rất ít Công ty, Nhà máy, Xí nghiệp, nên số lượng lao động của địa phương tràn lên Thành Phố lớn để kiếm việc làm là rất nhiều. Nhưng họ chưa trang bị đầy đủ kiến thức và bản lĩnh nên rất dễ đi vào con đường hư hỏng.

Tỷ lệ bỏ học ngày một đông, tác động đến trình độ văn hoá hiểu biết còn hạn chế. Mỗi năm nếu chúng ta không hạn chế việc sinh đẻ thì việc giải quyết công ăn việc làm là rất khó khăn và tỷ lệ hộ nghèo sẻ càng tăng.

Bảng 2.5. Các Thành Phần Dân Tộc Trong Xã Thuận Lợi năm 2008

Dân tộc Hộ Tỷ lê % Nhân khẩu Tỷ lệ %

Hoa 65 2,46 260 2,46

Stiêng 592 22,37 2367 22,37

Khơme 27 1,02 108 1,02

Chăm 54 2,04 216 2,04

Tày 104 3,93 416 3,93

Nùng 151 5,71 604 5,71

Kinh 1653 62,47 6612 62,48

Tổng 2646 100 10583 100

Nguồn tin: Phòng thông kê xã năm 2008 Xã Thuận Lợi là một xã đa dân tộc. Trước năm 1988 khi chưa tách xã thì Thuận Lợi thuộc xã Phú Riềng, nên đa số người dân tộc Stiêng, dân tộc Nùng và dân tộc Tày sinh sống nhưng chủ yếu là dân tộc Stiêng. Đến khi tách tỉnh vào năm 1997, xã Thuận lợi có đường ĐT741 chạy qua, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương phát triển kinh tế, vì thế người dân ở khắp nơi đổ về đây sinh sống và lập nghiệp trong đó người kinh chiếm đa số so với số hộ trong toàn xã.

Qua một thời gian sinh sống và lập nghiêp. (Được thể hiện trong Bảng 2.5) thì hiện nay số người kinh là 1653 hộ chiếm tỷ lệ 62,47% nhưng chủ yếu tập trung ở trung tâm xã, dân tộc Stiêng có 592 hộ chiếm 22,37% trong tổng số hộ của xã, dân tộc Tày có 104 hộ chiếm 3,93%, dân tộc Nùng có 151 hộ chiếm 5,71% so với tổng số hộ, còn các dân tộc khác chiếm số ít trong tổng số hộ. Các hộ dân tộc thiểu số thường cư trú ở vùng sâu, vùng xa của xã nên rất khó khăn cho việc chuyển đổi cơ cấu và quản lý dân số nên tình trạng tảo hôn và thất học đông. Vì thế tỷ lệ nghèo đói là khá cao.

b. Lao động và việc làm

Năm 2008 dân số xã Thuận Lợi là 10.583 người, trong đó độ tuổi lao động trên địa bàn xã Thuận Lợi rất dồi dào về nguồn nhân lực và chiếm tỷ lệ 61,6%. Tuy nhiên là một xã thuần nông nghiệp, lao động mang tính thời vụ nên trình độ dân trí thấp, chưa tiếp xúc được với trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến nên còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm chiếm khoảng 37% (theo Phòng thống kê Lao động và giải quyết việc làm xã). Bên cạnh đó còn một số thường ăn chơi cờ bạc, rượu chè…

vào những lúc nhàn rỗi, từ đó dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội. Đây cũng là mối quan tâm đối với gia đình xã hội và các cấp lãnh đạo ở địa phương.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC THỰC HIỆN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THUẬN LỢI HUYỆN ĐỒNG PHÚ TỈNH BÌNH PHƯỚC (Trang 24 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)