HỒ CHÍ MINH TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA BÁO MỰC TÍM TẠI CƠ QUAN BÁO KHĂN QUÀNG ĐỎ PHẠM THỊ MAI THƯ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Thàn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA
BÁO MỰC TÍM TẠI CƠ QUAN BÁO KHĂN QUÀNG ĐỎ
PHẠM THỊ MAI THƯ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 07/2010
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm hiểu hoạt động Marketing của báo Mực Tím tại báo Khăn Quàng Đỏ” do Phạm Thị Mai Thư, sinh
viên khóa 32, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _
Thầy Nguyễn Minh Quang Người hướng dẫn, (Chữ ký)
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trải qua 4 năm đại học đầy khó khăn và kỷ niệm, tôi đạt được những thành
công như ngày hôm nay là một phần nhờ vào tình yêu thương của những người thân,
bạn bè, thầy cô, đã giúp đỡ tôi trong thời gian qua
Lời cảm ơn đầu tiên, tôi muốn nói với ba mẹ của tôi, người đã sinh ra tôi, nuôi
dưỡng tôi khôn lớn thành người Nhờ có sự hy sinh, vất vả, động viên của ba mẹ mà
con được như ngày hôm nay
Bên cạnh những nỗ lực của bản thân còn có sự quan tâm, hướng dẫn tận tình
của các thầy cô trường đại học Nông Lâm, đã giảng day cho tôi những kiến thức, kinh
nghiệm bổ ích
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Minh Quang, thầy luôn nhiệt tình
hướng dẫn, sửa chữa những sai sót mà tôi gặp phải, giúp tôi làm tốt quyển luận văn
này
Tôi xin cảm ơn ban Biên tập ở cơ quan báo Khăn Quàng Đỏ, đặc biệt là các anh
chị phòng ban Phát hành luôn quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập
Tôi cảm ơn những người bạn thân lớp DH06QT, luôn cùng tôi vượi qua khó
khăn, chia sẻ buồn vui, đã để lại tronng tôi những kỉ niệm khó quên
Vì thời gian thực hiện đề tài ngắn, kiến thức về lý luận và thực tiễn còn hạn chế,
bài luận văn này còn nhiều thiếu sót Tôi rất mong được sự đóng góp từ phía cơ quan,
quý thầy cô và những ai đọc quyển luận văn này
Phạm Thị Mai Thư
Trang 4PHẠM THỊ MAI THƯ Tháng 07 năm 2010 “Tìm hiểu hoạt động Marketing của báo Mực Tím tại báo Khăn Quàng Đỏ”
PHẠM THỊ MAI THƯ July 2010 “Study Marketing Activities of Muc Tim Newspaper at Khan Quang Do Office”
Mục đích của luận văn là tìm hiểu các hoạt động Marketing của báo Mực Tím, bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược chiêu thị cổ động Qua đó, ta thấy được ưu điểm, khuyết điểm, thuận lợi, khó khăn của quá trình hoạt động Marketing của báo Mực Tím, đồng thời phân tích môi trường vĩ mô, môi trường vi mô Từ đó đề ra giải pháp làm cho hoạt động Marketing của báo Mực Tím ngày càng tốt hơn
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp để tập hợp, phương pháp phân tích thống kê sử dụng phần mềm Excel, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp, là phương pháp phân tích dựa trên xem xét, lý giải những số liệu thu thập được từ báo Mực Tím và điều tra bảng câu hỏi từ độc giả tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh để có thể đưa ra những nhận xét cho vấn đề nghiên cứu
Từ kết quả nghiên cứu, phân tích số liệu thu thập được, để đánh giá thị trường
và đưa ra nhận xét về các đối thủ cạnh tranh, từ đó xây dựng các chiến lược Marketing, cải tiến sản phẩm, phát động các chương trình khuyến mãi, tổ chức các sự kiện, quảng cáo cho báo Mực Tím, nhằm thu hút độc giả, nâng cao thị phần, tăng doanh thu cho cơ quan
Trang 5MỤC LỤC
Trang Danh mục các chữ viết tắt
2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của báo Khăn Quàng Đỏ
2.3 Tình hình nhân sự của báo Khăn Quàng Đỏ
2.3.1 Tình hình lao động của báo Khăn Quàng Đỏ
2.3.2 Cơ cấu tổ chức của báo Khăn Quàng Đỏ
2.4 Tình hình kinh doanh của báo Mực Tím
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm Marketing
3.1.2 Phân loại Marketing
3.1.3 Mục tiêu và chức năng của Marketing
3.1.4 Marketing – Mix
viiiixxxi11122223333355568101010111111
Trang 63.1.5 Chiến lược sản phẩm
3.1.6 Chiến lược giá
3.1.7 Chiến lược phân phối
3.1.8 Chiến lược chiêu thị cổ động
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng về thị trường báo ở nước ta hiện nay
4.2 Phân tích môi trường vĩ mô
4.2.1 Môi trường kinh tế
4.2.2 Môi trường thể chế và pháp lý
4.2.3 Môi trường xã hội
4.3 Phân tích môi trường vi mô
4.3.1 Đối thủ tiềm năng
4.4.3 Đánh giá chiến lược sản phẩm
4.5 Chiến lược giá
4.5.1 Định giá dựa vào chi phí
4.5.2 Chiến lược điều chỉnh giá
4.5.3 Chiến lược thay đổi giá
4.5.4 Chiến lược phân khúc thị trường
4.5.5 Đánh giá chiến lược giá
4.6 Chiến lược phân phối
4.6.1 Chiến lược phân phối rộng rãi
12151820212122242425252728303030333434353739394646464747474849
Trang 74.6.2 Chiến lược phân phối chọn lọc
4.6.3 Đánh giá chiến lược phân phối
4.7 Chiến lược chiêu thị cổ động
4.7.1 Chiến lược đẩy
4.7.2 Chiến lược kéo
4.7.3 Đánh giá chiến lược chiêu thị cổ động
5.2.1 Đối với nhà nước
5.2.2 Đối với báo Mực Tím
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
5152545454576062
636365656769
Trang 8MTO Mực Tím điện tử (Mực Tím Online)
VH-TT Văn hóa - thông tin
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
TrangBảng 2.1 Doanh thu của cơ quan báo KQĐ trong năm 2009
Bảng 2.2 Doanh thu, sản lượng của báo MT qua hai năm 2008 và 2009
Bảng 4.1 Thị phần các loại báo dành cho tuổi mới lớn
Bảng 4.2 Thông tin về các thành phố lớn tại Việt Nam năm 2009
Bảng 4.3 Các loại báo Mực Tím thường phát hành
Bảng 4.4 Người đọc báo Mực Tím theo giới tính
Bảng 4.5 Người đọc báo Mực Tím theo độ tuổi
Bảng 4.6 Mức độ đọc báo Mực tím
Bảng 4.7 Hình thức của báo Mực Tím
Bảng 4.8 Đánh giá các chuyên mục trên báo Mực Tím
Bảng 4.9 Đánh giá nội dung báo Mực Tím
Bảng 4.10 Các loại bài viết mà người mua thích đọc
Bảng 4.11 Giá của các loại báo Mực Tím
Bảng 4.12 Mức chiết khấu của báo Mực Tím
Bảng 4.13 So sánh giá báo Mực Tím thường với các loại báo khác
Bảng 4.14 So sánh giá báo Mực Tím đặc biệt với các loại báo khác
Bảng 4.15 Nhận định về giá của báo Mực Tím
Bảng 4.16 Số lượng trường học đã phát hành báo Mực Tím theo quận,
huyện
Bảng 4.17 Số lượng trường học đã phát hành báo Mực Tím
Bảng 4.18 Tỷ lệ phát hành của báo Mực Tím theo khu vực
Bảng 4.19 Địa điểm mua báo Mực Tím
Bảng 4.20 Đánh giá về dịch vụ của báo Mực Tím
Bảng 4.21 Báo Mực Tím được biết qua các phương tiện thông tin
Bảng 4.22 Đánh giá chương trình khuyến mãi của báo Mực Tím
89252935394041424344454646474747
50515152535758
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH
TrangHình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơ quan báo Khăn Quàng Đỏ
Hình 2.2 Biểu đồ cơ cấu doanh thu của công ty năm 2009
Hình 3.1 Cấu trúc của Marketing – Mix
Hình 3.2 Các giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm
Hình 3.3 Sơ đồ quan hệ giữa doanh thu và chi phí
Hình 3.4 Cấu trúc kênh phân phối
Hình 4.1 Thị phần các loại báo dành cho tuổi mới lớn
Hình 4.2 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm
Hình 4.3 Biểu đồ về người đọc báo Mực Tím theo giới tính
Hình 4.4 Biểu đồ về người đọc báo Mực Tím theo độ tuổi
Hình 4.5 Biểu đồ mức độ đọc báo Mực Tím
Hình 4.6 Hình thức của báo Mực Tím
Hình 4.7 Đánh giá các chuyên mục trên báo Mực Tím
Hình 4.8 Đánh giá nội dung báo Mực Tím
Hình 4.9 Đánh giá các bài viết trên báo Mực Tím
Hình 4.10 Nhận định về giá của báo Mực Tím
Hình 4.11 Cấu trúc kênh phân phối của báo Mực Tím
Hình 4.12 Biểu đồ tỷ lệ phát hành báo Mực Tím ở các khu vực
Hình 4.13 Biểu đồ về địa điểm mua báo Mực Tím
Hình 4.14 Đánh giá về dịch vụ của báo Mực Tím
Hình 4.15 Báo Mực Tím được biết qua các phương tiện thông tin
Hình 4.16 Đánh giá chương trình khuyến mãi của báo Mực Tím
781214161925263940414243444548485253545859
Trang 11DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Giá đặt quảng cáo trên báo Mực Tím
Phụ lục 2: Các chuyên mục trên báo Mực Tím
Phụ lục 3: Giao lưu giữa báo Mực Tím và các bạn học sinh
Phụ lục 4: Poster Xuân canh Dần - Valentine
Phụ lục 5: Quà tặng Mực Tím
Phụ lục 6: Bảng câu hỏi thăm dò ý kiến độc giả của báo Mực Tím
Trang 12Trong những năm gần đây, khi công nghệ thông tin phát triển, giới trẻ chuyển sang đọc báo điện tử hàng ngày thông qua mạng internet thay vì mua báo để đọc Đồng thời, thu nhập của người dân ngày càng tăng lên, cùng với việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) Điều đó làm cho sự cạnh tranh giữa các
tờ báo càng trở nên gay gắt hơn
Trước sức ép cạnh tranh đó, vấn đề nâng cao hoạt động Marketing trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của báo Mực Tím
Từ những kinh nghiệm của bản thân và quá trình nghiên cứu về hoạt động Marketing được sự đồng ý của khoa Kinh Tế, trường Đại học Nông Lâm Tp HCM và
sự hỗ trợ của ban biên tập báo Mực Tím, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Minh Quang, tôi xin được tiến hành thực hiện đề tài: “Tìm hiểu hoạt động Marketing tại báo Mực Tím“
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của đề tài là tìm hiểu tình hình hoạt động Marketing của báo Mực Tím, để thấy được ưu – khuyết điểm của quá trình hoạt động Marketing của báo Mực Tím Từ đó, đề ra giải pháp góp phần làm cho hoạt động Marketing của báo Mực Tím ngày càng tốt hơn
Đề tài gồm những mục tiêu cụ thể sau:
Trang 13- Giới thiệu một số cơ sở lý luận cơ bản của hoạt động Marketing, nhằm làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu, phân tích, ứng dụng
- Tìm hiểu và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của báo Mực Tím
- Đánh giá hiệu quả của hoạt động Marketing
- Phân tích ma trận SWOT để đưa ra các chiến lược Marketing phù hợp
- Đề ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hoạt động Marketing của báo Mực Tím
1.4 Cấu trúc của khóa luận
Chương 1 đề cập đến lý do chọn đề tài, mục đích của đề tài, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu cũng như ý nghĩa của đề tài trong quá trình thực hiện Chương 2 giới thiệu tổng quát, lịch sử hình thành và phát triển, tình hình kinh doanh của cơ quan báo Khăn Quàng Đỏ Chương 3 đề cập đến cơ sở lý luận về Marketing, các chiến lược Marketing Chương 4 phân tích môi trường vĩ mô, môi trường vi mô tác động đến hoạt động kinh doanh của báo Mực Tím, đồng thời đưa ra kết quả nghiên cứu của bảng điều tra câu hỏi độc giả về báo Mực Tím, phân tích ma trận SWOT Chương 5 đề ra giải pháp, kết luận, kiến nghị nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của báo Mực Tím, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing của báo Mực Tím ngày càng vững mạnh
Trang 14CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của cơ quan báo Khăn Quàng Đỏ
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về cơ quan báo Khăn Quàng Đỏ
Tên cơ quan: BÁO KHĂN QUÀNG ĐỎ - MỰC TÍM - RÙA VÀNG - NHI ĐỒNG TP.HỒ CHÍ MINH
Địa chỉ: 12 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3,
Báo Khăn Quàng Đỏ (KQĐ) thành lập ngày 12/01/1977, là đơn vị sự nghiệp không srư dụng kinh phí, ngân sách nhà nước, hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, tài khoản tại Ngân hàng và kho bạc Nhà nước
Báo Khăn Quàng Đỏ là cơ quan tuyên truyền, giáo dục lý tưởng, định hướng nhân cách, đạo đức, thẩm mỹ, lối sống cho thiếu niên, nhi đồng và tuổi mới lớn của Thành đoàn TP.Hồ Chí Minh
Trang 15Báo Khăn Quàng Đỏ hoạt động theo Luật báo chí và chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Ban Thường vụ Thành đoàn
Báo Khăn Quàng Đỏ là tên gọi chung cho 5 loại báo được phép xuất bản phục
vụ các đối tượng sau đây:
- Báo Khăn Quàng Đỏ dành cho tuổi thiếu niên, ra số đầu tiên ngày 12/01/1977 Báo Khăn Quàng Đỏ đặc biệt một tháng một kỳ, số đầu tiên 02/10/2006
- Báo Nhi Đồng dành cho tuổi nhi đồng, ra số đầu tiên ngày 15/05/1981 Báo Nhi Đồng đặc biệt một tháng một kỳ, số đầu tiên 30/04/2005
- Báo Mực Tím dành cho tuổi mới lớn, ra số đầu tiên ngày 25/11/1988 Báo Mực Tím đặc biệt một tháng một kỳ, số đầu tiên 25/04/2002
- Báo Mực Tím online ra mắt ngày 09/09/2005, lượt truy cập bình quân: 120.000 lượt/ngày
- Báo Rùa Vàng dành cho tuổi mẫu giáo, ra số đầu tiên ngày 05/05/1994
Các ấn phẩm phụ: Tuổi 15, học tập, khoa học tuổi nhỏ, tuyển tập Tuổi chúng mình, tuyển tập Vòm me xanh, tuyển tập Thơ văn, tuyển tập Hài …
Hầu hết, các tờ báo của Khăn Quàng Đỏ hiện nay đều có sự thay đổi so với những kỳ xuất bản đầu tiên Về hình thức, in 4 màu gần hết các trang báo, số trang cũng nhiều hơn và nội dung các tờ báo cũng cải tiến thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của độc giả Nếu tờ đầu tiên xuất bản ngày 12/01/1977 chỉ có 20 trang, in 2 màu với số lượng 10.000 tờ/ tuần thì đến nay tòa soạn đã phát hành 4 loại báo với tổng số bình quân xấp xỉ 200.000 tờ/ tuần Số CBCNV của cơ quan từ 20 người buổi ban đầu nay
đã lên đến 181 người, tính luôn CBCNV Xưởng in báo Khăn Quàng Đỏ Trụ sở báo từ
55 Nguyễn Đình Chiểu, với 5 văn phòng làm việc, chuyển về 12 Phạm Ngọc Thạch đã được xây dựng mới năm 1997, vừa được cải tạo, nâng cấp cuối năm 2001 với 1 trệt 4 lầu bằng nguồn vốn do báo Khăn Quàng Đỏ làm có lãi trích nộp thuế được Nhà nước cho phép sử dụng lại
Một số thành tích đạt dược của đơn vị
Từ năm 1977 đến nay, đơn vị đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ: được các cấp công nhận và khen thưởng các thành tích như sau:
- Bằng khen của Thành đoàn TP HCM tặng báo Khăn Quàng Đỏ trong nhiều năm liền (các năm 1999 đến năm 2003)
Trang 16- Bằng khen của Thủ tường Chính phủ số 811/QĐ-TTg ngày 28/8/2000 tặng báo Khăn Quàng Đỏ vì đã có nhiều thành tích trong công tác từ năm 1997 đến năm 1999, góp phần vào sự nghiệp xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc
- Bằng khen của Sở Văn hoá – Thông tin số 59/QĐ-VHTT ngày 15/2/2001 tặng báo KQĐ vì đã đạt thành tích xuất sắc trong công tác báo chí, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của nhân dân thành phố năm 2000
- Giấy khen của Hội Nhà báo Việt Nam tặng báo Khăn Quàng Đỏ – Mực Tím – Nhi Đồng TP.HCM vì đã góp phần vào thành công các hội báo Xuân năm 2001, 2002
- Bằng khen của UBND TP.HCM tặng báo KQĐ vì đã có nhiều thành tích trong công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong 10 năm (từ năm 1991 – 2000)
- Bằng khen của UBND TP.HCM tặng báo KQĐ về thành tích đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2001 – 2002
2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của báo Khăn Quàng Đỏ
- Tuyên truyền, giáo dục đường lối, chính sách, chiến lược phát triển con người mới của Đảng và Nhà nước về thanh thiếu nhi
- Thông tin, tổ chức thực hiện chỉ đạo của Thành đoàn TP Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội về phong trào thanh thiếu nhi thành phố, nêu gương người tốt việc tốt, phát hiện nhân tố mới sống có lý tưởng, phẩm chất cách mạng tốt đẹp Cổ vũ phong trào học tập, trao dồi kiến thức, hoàn thiện nhân cách trở thành người chủ tương lai của đất nước
- Là tiếng nói của tuổi thanh thiếu nhi: phản ánh cuộc sống, tâm tư, nguyện vọng, hoài bão, ước mơ của các em trên mặt báo và thúc đẩy thực hiện “Quyền trẻ em”
- Phản ánh kịp thời với Thành đoàn về tâm tư, suy nghĩ, nguyện vọng của thiếu nhi và tuổi mới lớn để Thành đoàn kịp thời chỉ đạo phong trào thanh thiếu nhi thành phố
2.3 Tình hình nhân sự của báo Khăn Quàng Đỏ
2.3.1 Tình hình lao động của báo Khăn Quàng Đỏ
Năm 2009, báo Mực Tím có 181 CBCNV (109 nam, 72 nữ) làm việc Trong đó, ban biên tâp có 5 người chiếm 3%, số lao động có trình độ đại học là 88 người chiếm 49%, cao đẳng là 10 người chiếm 6%, trung cấp là 19 người chiếm 10%, cấp III là 35 người chiếm 19%, cấp II là 18 người chiếm 10%, cấp I là 11 người chiếm 6%
Trang 17Đa số CBCNV có trình độ đại học, chuyên môn nghiệp vụ
Bên cạnh đó, báo MT chưa có nhân viên có trình độ từ Thạc sĩ trở lên, do đó báo MT cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên, tuyển chọn nhân viên có trình độ, năng lực giỏi, nhiều kinh nghiệm, sáng tạo…làm cho tờ báo MT ngày càng phát triển, cạnh tranh với các tờ báo khác
2.3.2 Cơ cấu tổ chức của báo Khăn Quàng Đỏ
Bộ máy tổ chức cơ quan hiện có: 11 ban, 3 phòng, 1 cửa hàng, 1 hội quán, 1 xưởng in, 7 nhóm, tổ
Trang 18Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơ quan báo Khăn Quàng Đỏ
PHÓ TBT HCQT –
ỦY VIÊN BBT HCQT –
TKTS KHĂN QUÀNG ĐỎ
TKTS RÙA VÀNG
TKTS MT ĐIỆN TỬ
TKTS MỰC TÍM
TKTS NHI ĐỒNG
TKTS MỰC TÍM ĐB
Trang 192.4 Tình hình kinh doanh của báo Mực Tím
Bảng 2.1 Doanh thu của cơ quan báo KQĐ trong năm 2009
ĐVT: tỷ đồng
Doanh thu báo Mực Tím Doanh thu báo Khăn Quàng Đỏ Doanh thu báo Nhi Đồng
Doanh thu báo Rùa Vàng Doanh thu Quảng Cáo Doanh thu khác
Nguồn tin: Ban Phát hành
Doanh thu báo Mực Tím chiếm cao nhất, chiếm 44%, nhiều thứ hai là doanh thu Quảng cáo, chiếm 26%, kế đến là doanh thu báo Nhi Đồng chiếm 19%, doanh thu báo Khăn Quàng Đỏ và báo Rùa Vàng đều chiếm 5%, doanh thu khác chỉ chiếm 1% Như vậy, tổng doanh thu của cơ quan dựa vào doanh thu của báo MT là chính, đồng thời cơ quan không chỉ chú trọng vào báo MT, mà cần quan tâm đến các báo còn lại, tiến hành điều tra thị trường, cải tiến nội dung hay hơn, để tăng số lượng báo phát hành, tăng doanh thu, tăng thị phần của cơ quan
Trang 20Bảng 2.2 Doanh thu, sản lượng của báo MT qua hai năm 2008 và 2009
Báo MT Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Tỷ lệ %
Sản lượng Tờ 48.669 52.149 3.480 7,15%
Nguồn tin: Ban Phát hành
Doanh thu của báo MT năm 2009 tăng so với năm 2008 là 2,83 tỷ đồng, chiếm 11,5% Số lượng tiêu thụ báo MT năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 3.480 tờ, với tỷ lệ
là 7,15% Số lượng thư, bài viết của bạn đọc gửi về tòa soạn báo MT năm 2009 tăng 23.474 lá thư so với năm 2008, chiếm 13,27% Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của báo MT có xu hướng ngày càng phát triển Điều đó cho thấy báo MT được bạn đọc quan tâm nhiều hơn, nội dung báo MT có nhiều thay đổi hay hơn so với năm
2008
Trang 21CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm Marketing
Marketing là một khái niệm rộng lớn, vì vậy nó có nhiều định nghĩa khác nhau Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu về Marketing
Theo CIM (UK’s Chartered Institute of Marketing): “Marketing là quá trình quản trị nhận biết, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả
và có lợi”
Theo AMA (American Marketing Association, 1985): “Marketing là tiến trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiến và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và
tổ chức.”
Theo Philip Kotler, 1994: “Marketing là quá trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm
và giá trị giữa các bên”
Tóm lại, Marketing là tiến trình quản trị Marketing cần được xem là một bộ phận chức năng trong một tổ chức và cần có nhiều kỹ năng quản trị Marketing cần hoạch định, phân tích, sắp xếp, kiểm soát và đầu tư các nguồn lực vật chất và con người Ngoài ra, Marketing cũng cần những kỹ năng thực hiện, động viên và đánh giá Toàn bộ các hoạt động Marketing hướng vào khách hàng Marketing là những hoạt động trên thị trường nhằm tạo ra sự trao đổi với mục đích thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả và có lợi
Trang 223.1.2 Phân loại Marketing
Căn cứ vào môi trường ứng dụng người ta chia Marketing thành 2 nhóm:
- Marketing kinh doanh: nhóm này do các doanh nghiệp tiến hành nhằm đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm để thu được nhiều lợi nhuận, bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên sâu khác nhau như: Marketing thương mại, Marketing xuất nhập khẩu, Marketing công nghiệp, Marketing du lịch, Marketing ngân hàng, Marketing quốc tế…
- Marketing phi kinh doanh ( Marketing xã hội ): đây là việc ứng dụng Marketing vào các hoạt động chính trị, xã hội, tôn giáo, quân sự…do các cơ quan chính phủ, phi chính phủ, các đoàn thể quần chúng… thực hiện không vì mục đích lợi nhuận, nhằm đạt được một kết quả nào đó
3.1.3 Mục tiêu và chức năng của Marketing
a Mục tiêu của Marketing
- Thỏa mãn khách hàng
- Chiến thắng trong cạnh tranh
- Lợi nhuận lâu dài
b Chức năng của Marketing
- Phân tích môi trường và nghiên cứu Marketing
T = f (P1, P2, P3, P4)
Trong đó:
Trang 23T: mức độ thỏa mãn thị trường mục tiêu
P1, P2, P3, P4: các chiến lược bộ phận của Marketing – Mix
Marketing – Mix được thực hiện nhờ sự phối hợp các yếu tố, công cụ khác nhau mà người ta gọi là 4P, 4P gồm: P1 sản phẩm (Product), P2 giá (Price), P3 phân phối (Place), P4 chiêu thị cổ động (Promotion)
Hình 3.1 Cấu trúc của Marketing – Mix
Nguồn: Marketing căn bản 3.1.5 Chiến lược sản phẩm
a Khái niệm chiến lược sản phẩm
Là tổng thể các định hướng, nguyên tắc , biện pháp thực hiện trong việc xác lập một mặt hàng hay một chủng loại sản phẩm sao cho phù hợp với từng thị trường và từng giai đoạn khác nhau trong chu kỳ sống của sản phẩm đó
- Chiến lược tăng giảm tính đồng nhất của tập hợp sản phẩm: chiến lược được thực hiện tùy thuộc doanh nghiệp muốn có uy tín vững chắc trong một lĩnh vực hay tham gia nhiều lĩnh vực khác nhau
Trang 24 Chiến lược dòng sản phẩm
- Chiến lược thiết lập các dòng sản phẩm: để việc kinh doanh được an toàn cần thiết lập dòng sản phẩm thích hợp và từng bước củng cố các dòng đó về lượng, chất để thế lực của doanh nghiệp ngày càng tăng
- Chiến lược dòng sản phẩm: là việc phát triển các món hàng trong dòng sản phẩm đó, thực hiện theo 2 cách giãn rộng và bổ sung
- Chiến lược hạn chế dòng sản phẩm: loại bỏ những dòng sản phẩm không còn hiệu quả, dồn tiềm lực phát triển những dòng sản phẩm có hiệu quả
- Chiến lược cải biến dòng sản phẩm: các sản phẩm hiện có trong dòng sản phẩm được sửa đổi ít nhiều, như hình dáng, kích cỡ, màu sắc, bao bì…làm cho khách hàng tiêu dùng nhiều hơn
- Chiến lược hiện đại hóa dòng sản phẩm: làm cho các sản phẩm phù hợp với nhu cầu ngày càng nâng cao của thị trường
Chiến lược cho từng sản phẩm cụ thể
- Chiến lược đổi mới sản phẩm
+ Chiến lược đổi mới phản ứng: chiến lược được thực hiện khi có sự thay đổi của thị trường, là chiến lược bắt chước nhanh của người thứ hai
+ Chiến lược đổi mới chủ động: chiến lược được thực hiện khi chưa có sự thay đổi của thị trường, nhưng doanh nghiệp vì muốn tìm kiếm một mức phát triển cao hơn, nên đã mạo hiểm đổi mới sản phẩm
- Chiến lược bắt chước: chiến lược được thực hiện khi doanh nghiệp không dám đổi mới vì sợ rủi ro, nhưng lại không muốn lạc hậu, doanh nghiệp thay đổi sản phẩm bằng cách bắt chước các sản phẩm mới mà các hãng khác phát hành có hiệu quả, sản phẩm bắt chước sẽ hội tụ tất cả các ưu điểm của cạnh tranh
- Chiến lược thích ứng sản phẩm: doanh nghiệp quan tâm đến nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá bán…
- Chiến lược định vị sản phẩm: trao một vị trí mới cho một sản phẩm hay một nhãn hiệu trên thị trường hiện có vào tâm trí của người tiêu dùng
Để thực hiện chiến lược này doanh nghiệp cần:
Trang 25+ Tạo cho sản phẩm có một vị trí đặc biệt trong trí nhớ người mua và khách hàng tương lai
+ Tạo sự đặc biệt với các sản phẩm cạnh tranh
+ Tương ứng với những chờ đợi quyết định nhất của thị trường mục tiêu trong việc lựa chọn để tiêu thụ
Chu kỳ sống của sản phẩm
Chu kỳ sống của sản phẩm bao gồm các giai đoạn mà một sản phẩm tồn tại từ khi nó xuất hiện cho đến lúc bị thị trường từ chối Chu kỳ sống có thể dài hay ngắn, mỗi sản phẩm trong quá trình phát triển của nó trải qua các giai đoạn sau:
Hình 3.2 Các giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm
Nguồn: Marketing căn bản
- Giai đoạn giới thiệu: là giai đoạn sản phẩm đang được đưa vào thị trường
Trong giai đoạn này doanh số tăng chậm, chưa có lợi nhuận vì phải chi phí nhiều cho việc giới thiệu sản phẩm ra thị trường
- Giai đoạn tăng trưởng: là giai đoạn sản phẩm được thị trường tiếp nhận nhanh
chóng và lợi nhuận tăng đáng kể Mục tiêu ở giai đoạn này là thâm nhập thị trường mới, tiếp tục hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm
- Giai đoạn bão hòa: là giai đoạn doanh số tăng chậm lại vì sản phẩm đã được
hầu hết khách hàng tiềm năng chấp nhận Lợi nhuận ổn định hay giảm xuống vì tăng chi phí Marketing để bảo vệ sản phẩm, chống lại các đối thủ cạnh tranh
- Giai đoạn suy thoái: là giai đoạn doanh số và lợi nhuận có xu hướng giảm dần
Giai đoạn này cần phải chuyển đổi và tìm hướng sản xuất mới, phát triển sản phẩm mới
Trang 26 Chiến lược phát triển sản phẩm mới
- Sản phẩm mới là sản phẩm được một số khách hàng tiềm năng cảm nhận như mới, bao gồm sản phẩm mới hoàn toàn, sản phẩm hoàn chỉnh, sản phẩm có nhãn hiệu mới mà doanh nghiệp phát triển
Các giai đoạn phát triển sản phẩm mới bao gồm:
- Hình thành những ý tưởng mới
- Chọn lọc và đánh giá ý tưởng mới
- Phát triển và thử nghiệm quan niệm
- Hoạch định chiến lược Marketing
- Phân tích về mặt kinh doanh
- Phát triển sản phẩm
- Thử nghiệm trên thị trường
- Thương mại hóa sản phẩm
Với những thay đổi nhanh chóng của thị hiếu người tiêu dung, công nghệ sản xuất và cạnh tranh thụ trường, một doanh nghiệp không thể chỉ dựa vào những sản phẩm hiện có của mình Khách hàng luôn mong muốn và chờ đợi những sản phẩm mới
và hoàn thiện hơn Các đối thủ sẽ tung ra những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao
Vì vậy doanh nghiệp cần có một chương trình phát triển sản phẩm mới
3.1.6 Chiến lược giá
a Khái niệm giá: giá cả của một sản phẩm, hàng hóa, hay dịch vụ là số tiền mà người
bán dự tính sẽ nhận được từ người mua, để đổi lại người mua sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó
b Vai trò của giá
- Giá cả ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng;
- Giá cả tác động đến doanh thu của công ty;
- Giá cả được xem là công cụ cạnh tranh trên thị trường;
- Trong quá trình sản xuất, giá cả phản ánh sức mua của đồng tiền, của quan hệ cung cầu và là đòn bẩy của việc quản lý kinh tế
c Những nhân tố ảnh hưởng đến giá
- Quan hệ cung cầu
Trang 27- Sự cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước
- Chính sách của nhà nước
d Các phương pháp định giá
Định giá cho sản phẩm là một công việc rất quan trọng, do đó cần phải tính toán, cân nhắc thật chính xác để định giá cho các sản phẩm của công ty Các mục tiêu của việc định giá : tăng doanh số, thị phần, tối đa hóa lợi nhuận và bảo đảm sự tồn tại của công
ty
Các phương pháp định giá:
- Định giá dựa trên phí tổn
- Định giá cộng thêm vào chi phí, nghĩa là cộng thêm vào phí tổn một mức lợi nhuận mục tiêu Ta có thể dùng công thức sau:
G = Z + m
Trong đó:
G: giá bán đơn vị sản phẩm
Z: phí tổn cho một đơn vị sản phẩm
m: lợi nhuận mục tiêu
- Định giá theo phương pháp điểm hòa vốn: điểm hòa vốn là khối lượng hoạt động mà tại đó có tổng doanh thu bằng tổng chi phí, doanh nghiệp không có lãi và cũng không bị lỗ
Hình 3.3 Sơ đồ quan hệ giữa doanh thu và chi phí
Nguồn: Marketing căn bản
Trang 28• Định giá dựa trên người mua: ngày càng có nhiều công ty định giá dựa trên giá trị được cảm nhận của sản phẩm Họ xem sự cảm nhận về giá trị của người mua chứ không phải phí tổn của người bán, giá dược đề ra là để đạt được giá trị cảm nhận đó
• Định giá dựa vào cạnh tranh: công ty căn cứ vào giá của đối thủ cạnh tranh, ít chú trọng đến phí tổn hay sức cầu Công ty có thể định giá bằng, cao hơn hay thấp hơn đối thủ cạnh tranh chính Định giá theo đối thủ cạnh tranh sẽ bảo toàn được sự hòa hợp của ngành
Mục tiêu chiến lược định giá
- Tối đa hóa doanh số
+ Gia tăng doanh số
+ Gia tăng thị phần
- Tối đa hóa lợi nhuận
+ Tối đa hóa lợi nhuận
+ Nâng cao hệ số hiệu quả trên vốn đầu tư
+ Ngăn ngừa đối thủ tham gia thị trường
e Các chiến lược định giá
- Chiến lược định giá cho tập hợp sản phẩm
- Chiến lược điều chỉnh giá
- Chiến lược thay đổi giá
- Chiến lược sản phẩm mới
+ Định giá thâm nhập thị trường
+ Định giá nhằm chắt lọc thị trường
- Chiến lược định giá tâm lý
f Tiến trình xác định giá bán
- Xác định mục tiêu của giá
- Xác định nhu cầu của sản phẩm
Trang 29- Dự tính chi phí
- Phân tích hàng hóa và giá cả của đối thủ cạnh tranh
- Lựa chọn phương án định giá
- Lựa chọn mức định giá cuối cùng
3.1.7 Chiến lược phân phối
a Khái niệm phân phối: phân phối là hoạt động liên quan đến sự tổ chức điều hành
và sự vận chuyển hàng hóa, dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng nhằm đạt được hiệu quả tối đa với chi phí tối thiểu
Phân phối bao gồm các hoạt động từ lúc kết thúc sản xuất đến lúc khách hàng nhận được các sản phẩm
b Vai trò của chiến lược phân phối: chiến lược phân phối có vai trò quan trọng
trong hoạt động Marketing Chiến lược phân phối giải quyết việc chuyển đưa sản phẩm đến người tiêu dùng Một chiến lược phân phối hợp lý, thuận tiện cho người mua sẽ góp phần cho sản phẩm lưu thông thông suốt, sản phẩm sẽ dễ dàng nhanh chóng đến với người tiêu dung
c Chức năng của phân phối: các thành viên của kênh phân phối thực hiện một số
chức năng chủ yếu sau:
- Thông tin: thu thập một số thông tin cần thiết để hoạch định chiến lược và tạo thuận lợi cho sự trao đổi
- Cổ động: triển khai và phổ biến một số thông tin có sức thuyết phục về sản phẩm nhằm thu hút khách hàng
- Tiếp xúc : tìm ra và truyền thông đến khách hàng tương lai
- Phân chia, đóng gói, phân loại hàng hóa
- Thương lượng: cố gắng đạt được sự thỏa thuận về giá và các vấn đề có liên quan đến món hàng mà khách hàng định mua để có thể bán được
- Tài trợ: huy động và phân bổ nguồn vốn cần thiết để dự trữ, vận chuyển, bán hàng, thanh toán các chi phí hoạt động của kênh phân phối
- Chia sẻ rủi ro: chấp nhận những rủi ro liên quan tới việc điều hành hoạt động của kênh phân phối
d Cấu trúc kênh phân phối
Trang 30- Kênh trực tiếp: không có trung gian, hệ thống phân phối trực tiếp từ nhà sản
xuất bán thẳng đến người tiêu dùng Có 3 cách:
+ Bán đến từng nhà
+ Bán tại cửa hàng giới thiệu sản phẩm
+ Bàn theo điện thoại đặt hàng
- Kênh cấp 1: chỉ có một trung gian bán hàng trong thị trường tiêu thụ đó là người bán lẻ
- Kênh cấp 2: trung gian tiếp thị trong thị trường người tiêu dùng, đó là nhà bán
Hình 3.4 Cấu trúc kênh phân phối
Nguồn: Marketing căn bản
e Các căn cứ để lựa chọn kênh phân phối
- Căn cứ vào các mục tiêu phân phối
- Căn cứ vào địa điểm của thị trường
- Căn cứ vào sản phẩm
- Căn cứ vào đặc điểm của trung gian
- Căn cứ vào năng lực của doanh nghiệp
- Căn cứ vào ý muốn cạnh tranh của doanh nghiệp
Trang 31f Các chiến lược phân phối
- Chiến lược phân phối rộng rãi
- Chiến lược phân phối chọn lọc
- Chiến lược phân phối độc quyền
3.1.8 Chiến lược chiêu thị cổ động
a Khái niệm chiêu thị cổ động: là một công cụ quan trọng và có hiệu quả trong hoạt
động Marketing Mục đích của chiến lược này là để cung cầu gặp nhau, để người bán thỏa mãn hơn nhu cầu của người mua Chiêu thị cổ động làm cho bán hàng dễ dàng hơn, không chỉ hỗ trợ mà còn tăng cường cho các chiến lược sản phẩm, giá ,phân phối, đồng thời củng cố thế lực, uy tín của doanh nghiệp
b Mục tiêu của chiêu thị cổ động: các hoạt động của chiêu thị cổ động vừa là khoa
học, vừa là nghệ thuật Nó đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt, khéo léo trong quá trình thực hiện nhằm đạt được những mục tiêu với chi phí thấp nhất
c Các công cụ chiêu thị cổ động:
Quảng cáo: là sử dụng các phương tiện truyền thông khác nhau để truyền đạt thông tin đến khách hàng, là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh Mục đích của quảng cáo là thu hút sự chú ý của khách hàng về những lợi ích của sản phẩm, kích thích mua sản phẩm Chi phí cho quảng cáo cực kỳ lớn nhưng lợi ích thu về không nhỏ
Các bước thực hiện một chu trình quảng cáo:
- Xác định mục tiêu quảng cáo
- Xác định nội dung quảng cáo
- Lập kế hoạch quảng cáo
- Đề ra chiến lược và phương tiện
- Chọn phương tiện quảng cáo
- Lựa chọn kết quả tối ưu theo phương tiện quảng cáo
- Lập kế hoạch theo phương tiện quảng cáo đã chọn
Khuyến mãi: bao gồm nhiều công cụ cổ động nhằm kích thích thị trường, đáp ứng mạnh hơn, nhanh chóng hơn, gồm những công cụ là:
- Kích thích khách hàng: tặng hàng mẫu, phiếu thưởng, trả lại tiền, bán đại hạ giá, phần thưởng, phiếu tặng hàng…
Trang 32- Kích thích thương mại: trợ cấp mua, quà miễn phí, thi đua doanh số các đại lý
- Kích thích nhân viên bán hàng: tiền thưởng, thi đua, so sánh doanh số
Quan hệ công chúng và tuyên truyền: là các hoạt động để công chúng biết về những điều tốt đẹp mà công ty đang thực hiện bằng cách cung cấp những mấu tin hay hình ảnh cho báo chí, đài phát thanh, truyền hinh…
Cổ động trực tiếp và bán hàng cá nhân: đây là một hình thức cổ động trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng nhằm thuyết phục họ mua sản phẩm Nhiệm
vụ của bán hàng cá nhân là thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, làm cho khách hàng hài lòng để tiếp tục mua nữa
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập thông tin thứ cấp và sơ cấp để tập hợp
Nguồn thông tin thứ cấp: là nguồn dữ liệu đã được thu thập và xử lý cho mục
đích nào đó, nhà nghiên cứu thị trường sử dụng lại cho việc nghiên cứu của mình
Dữ liệu thứ cấp được chia thành hai nguồn:
- Nguồn bên trong: bao gồm các dữ liệu từ các báo cáo từ các phòng ban của báo
Mực Tím như báo cáo về chi phí, doanh thu, họat động phân phối, chiêu thị…
- Nguồn bên ngoài: bao gồm các dữ liệu đã được xuất bản như sách báo, tạp chí,
đặc san, báo cáo nghiên cứu, niên giám thống kê…
Nguồn thông tin sơ cấp: Là dữ liệu mà nhà nghiên cứu thị trường thu thập trực
tiếp tại nguồn dữ liệu và xử lý nó để phục vụ cho việc nghiên cứu của mình, bao gồm quan sát, phỏng vấn, bảng câu hỏi điều tra thị hiếu của khách hàng
Phương pháp chọn mẫu: chọn khách hàng trong độ tuổi từ 12 đến 22 tại khu vực thành
phố Hồ Chí Minh
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài là
- Phương pháp phân tích thống kê sử dụng phần mềm Excel
Trang 33Xác định mẫu trong nghiên cứu thị trường:
Cân nhắc với những yếu tố trên, chọn phương pháp ước lượng số trung bình để tiến hành chọn cỡ mẫu cho đề tài
Ta có công thức tính cỡ mẫu:
n = (Z2 * S2) / e2
Với: e là sai số mẫu
z là số chuẩn hóa tương ứng độn tin cậy- độ tin cậy 99% ta có z=2.58
Suy ra: n = (2,58)2 * (25/36) / 0,04 = 115 mẫu
Thiết kế bảng câu hỏi
• Bảng câu hỏi gồm một danh sách các câu hỏi điện tử hay in ra giấy
• Bảng này được gửi đến các cá nhân đã được lựa chọn trước
• Các cá nhân hoàn tất và gửi trả lại bảng câu hỏi
Qui trình thiết kế bảng câu hỏi
Trang 34CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng về thị trường báo ở nước ta hiện nay
Tính đến tháng 12/2007 cả nước có 702 tờ báo và tạp chí với 830 ấn phẩm 68 đài phát thanh, truyền hình, 1 hãng Thông tấn xã Việt Nam, 6 báo mạng điện tử, 100
tờ báo in đưa lên mạng Internet bằng các thứ tiếng, hàng ngàn trang điện tử (Website, Weblog) Trong các loại hình thì nổi lên là báo mạng điện tử (online) vì mạng Internet vào Việt Nam mới từ tháng 5/1997 nhưng qua 10 năm đã có gần 20% người Việt Nam truy cập, sử dụng công cụ này Tỷ lệ này được coi là cao ở khu vực và thế giới nói chung Nội dung thông tin có nhiều đổi mới, hấp dẫn sinh động, phong phú, nhanh chóng và kịp thời hơn Bức tranh hiện thực khách quan, chân thật của đất nước và thế giới được phản ánh khá đầy đủ và toàn diện, nhanh chóng trên báo chí truyền thông Việt Nam Nhờ vậy, mà người dân Việt Nam có hiểu biết nhiều hơn về tình hình thế giới để tiếp tục giao lưu, hội nhập; bạn bè quốc tế cũng hiểu nhiều và đúng hơn đất nước và con người Việt Nam để thúc đấy hợp tác, đầu tư, đôi bên cùng có lợi Có thế nói, 20 năm qua báo chí truyền thông Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, sôi động, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí và nhiều hiểu biết khác của người dân trong nước và cộng đồng quốc tế
Các loại báo và tạp chí mà chúng ta thường đọc:
- Báo tin tức hàng ngày: Sài Gòn Giải Phóng, Tiền Phong, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Người Lao Động…
- Báo về an ninh pháp luật: Công An, Pháp Luật, An Ninh Thế Giới…
- Báo về thị trường kinh tế tài chính: Thời báo tài chính, Thời báo kinh tế Sài Gòn, Sài Gòn tiếp thị, Nhịp cầu đầu tư…
- Báo về công nghệ: E-chip, Thời báo vi tính Sài Gòn, Xã hội thông tin (Sức mạnh số)…
Trang 35- Báo dành cho thanh thiếu nhi: Hoa Học Trò, Mực Tím, 2! Sinh Viên, Sinh Viên Việt Nam, Giáo dục – VTM, Áo Trắng, Trà Sữa Tâm Hồn, Thiên Thần Nhỏ, Khăn Quàng đỏ, Nhi Đồng, Rùa vàng…
- Báo về kiến trúc, nhà và xe: Kiến trúc, Ô tô - Xe máy, Kiến trúc và đời sống,…
- Báo dành cho phụ nữ, gia đình, sức khỏe: Mẹ và bé, Sức khoẻ và đời sống, Phụ
nữ TP.HCM, Thế giới văn hoá, Gia đình Hạnh phúc lứa đôi, Phụ nữ Việt Nam, Thế giới phụ nữ TP.HCM, Tiếp thị và gia đình, Phong cách, Thời trang trẻ, Thuốc và sức khoẻ, Đẹp, Cẩm nang mua sắm…
- Báo về thể thao, giải trí: Bóng đá, Thể thao TP, Thể thao ngày nay, Văn hoá thể thao, Điện ảnh TP, Tạp chí Truyền hình, Thế giới điện ảnh TP, Phong cách sống – Lifestyle, Đất Mũi Cuối Tuần, Her World…
- Báo dành cho doanh nhân và doanh nghiệp: Doanh nhân Sài Gòn, Diễn đàn doanh nghiệp, Marketing…
- Báo tiếng nước ngoài: Sai Gon Giai Phong tiếng Hoa, Vietnam News, Sai Gon Times Dailly, Vietnam Economic News, Sunflower, Vogue…
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Thông tin & Truyền thông hiện nay tại khu vực Nam bộ (bao gồm TPHCM, các tỉnh Đông Nam bộ và Tây Nam bộ) có tổng số 132 cơ quan báo chí đang họat động theo giấy phép do Bộ Văn hóa - Thông tin, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông cấp (trong đó có 71 cơ quan báo và 61 tạp chí) Riêng tại thành phố Hồ Chí Minh có 35 cơ quan báo chí (18 báo và 17 tạp chí)
Hầu hết các báo chí in ở TP.Hồ Chí Minh và khu vực Nam bộ ngoài các số báo thường kỳ đều có thêm các ấn phẩm phụ phát hành vào cuối tuần hoặc cuối tháng tháng Tuy vậy, số cơ quan báo chí có số lượng phát hành cao chủ yếu tập trung tại TP.Hồ Chí Minh (Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh trên 380.000 bản/kỳ; Sài Gòn Giải phóng: 120.000 bản/kỳ; Thời báo Kinh tế Sài Gòn: 60.000 bản/kỳ; Báo Công an TP
Hồ Chí Minh: 400.000 bản/kỳ; Người Lao động: từ 80 -120.000 bản/kỳ…) Bên cạnh
đó, một số cơ quan báo chí của TP Hồ Chí Minh còn xuất bản thêm các số báo cuối tuần, cuối tháng, có các chương trình phát thanh truyền hình, các bản tin tiếng Anh, Pháp, Hoa, Khơ me, đặt nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện ở một số địa phương khác Ở các tỉnh, thành phố còn lại của khu vực Nam bộ, nhìn chung các cơ quan báo chí in có số lượng phát hành từ 5.000 đến 10.000 bản/kỳ Một số cơ quan báo chí đã có
Trang 36trang thông tin điện tử cập nhật những sự kiện mang tính thời sự, cung cấp cho bạn đọc những thông tin mới nhất về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, khu vực và các sự kiện quốc tế quan trọng …
Bảng 4.1 Thị phần các loại báo dành cho tuổi mới lớn
Nguồn: Ban Phát hành Hình 4.1 Thị phần các loại báo dành cho tuổi mới lớn
Áo trắng
Nguồn: Ban Phát hành
Báo MT là tờ báo quen thuộc, được ưa chuộng của HSSV từ lâu, chiếm thị phần khá cao, với tỷ lệ 27% Tuy nhiên, báo MT có thị phần thấp hơn tờ báo dẫn đầu là Hoa học trò, do đó báo MT cần thay đổi nội dung, hình thức hay hơn, nghiên cứu thị trường
để nắm bắt được sở thích của giới trẻ, nhằm gia tăng thị phần, tăng số lượng báo phát hành
4.2 Phân tích môi trường vĩ mô
4.2.1 Môi trường kinh tế
- Tổng sản phẩm trong nước GDP năm 2009 tăng 5,32%
- Tỷ lệ lạm phát năm 2009 chỉ tăng 6,88% so với năm 2008
Trang 37- GDP bình quân theo đầu người: 2.800 USD (năm 2008)
- Khu vực dịch vụ có mức tăng cao nhất (6,63%), kế đến là công nghiệp và xây dựng (tăng 5,52%), nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1197,5 nghìn tỷ đồng, tăng 18,6%; nếu loại trừ yếu tố giá thì mức tăng đạt 11% so với năm
Trang 38Thời báo Kinh tế Việt Nam, Đài Phát thành - truyền hình Hà Nội, Đài truyền hình kỹ thuật số VTC Nhìn chung kinh tế, kinh doanh, phát hành, dịch vụ quảng cáo, PR báo chí có bước phát triển mới, sôi động và năng động trong nền kinh tế thị trường góp phần làm cho báo chí khởi sắc và phát triển đúng hướng, hiệu quả Các phóng viên, biên tập viên, nhân viên kỹ thuật, cán bộ lãnh đạo quản lý và cơ quan báo chí được trang bị máy móc, thiết bị tương đối hiện đại, tiên tiến và đồng bộ - chủ yếu là kỹ thuật
số Đặc biệt với việc Việt Nam phóng thành công vệ tinh Vinasat-l vào tháng 4/2008
và sử dụng từ tháng 6/2008 đã góp phần hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại với
cả 3 phương tiện là: vệ tinh, internet và cáp quang Nhờ các phương tiện tiên tiến này
mà việc thu - phát thông tin của báo chí truyền thông Việt Nam nhanh chóng, chất lượng và hiệu qua hơn rất nhiều so với trước đây
4.2.2 Môi trường thể chế và pháp lý
Nước ta có chính trị ổn định, trên cơ sở đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá đa phương hoá của Đảng và nhà nước Việt Nam, tháng 11/2007, nước ta chính thức gia nhập WTO, đánh dấu bước hội nhập sâu, rộng và đầy đủ của Việt Nam vào đời sống quốc tế, mở ra cơ hội và cả thách thức mới cho đất nước Trên cơ sở đó, báo chí truyền thông Việt Nam cũng tự đổi mới và phát triển, mở rộng quan hệ quốc
tế, bước đầu thu nhiều thành tựu đáng kể
Báo chí truyền thông Việt Nam cũng tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động của báo chí khu vực và thế giới góp phần quan trọng vào tiến trình phát triển chung của báo chí truyền thông hiện đại Hội Nhà báo Việt Nam là thành viên của Tổ chức quốc tế các nhà báo (OIJ); Liên đoàn báo chí ASEAN (CAJ) Hội và các cơ quan báo chí đẩy mạnh giao lưu, hợp tác với các tố chức, cơ quan báo chí của Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Lào, Pháp, Thụy Điển, Hàn Quốc Thông tấn xã Việt Nam cử trên 70 phóng viên thường trú ở gần 30 nước trên thế giới, các báo Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Lao động, Thanh niên, Đài THVN, Đài TNVN cũng cử phóng viên thường trú ở các nước Báo chí truyền thông Việt Nam cũng hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với các phóng viên, văn phòng đại diện, phân xã của hàng chục hãng thông tấn, báo chí quốc tế thường trú tại Việt Nam như AP, AFP, UPI, Reuters, Kyodo, Tân Hoa xã, DPA, Itar-TASS, NHK, BBC…Sự hợp tác này đã mang lại nhiều hiệu quả và tác động
Trang 39tích cực trong việc đưa thông tin trong nước ra thế giới và thu nhận thông tin quốc tế cho người dân trong nước, tạo sự hiểu biết, hữu nghị và hợp tác lẫn nhau
Qua giao lưu quốc tế, báo chí truyền thông ngày càng hoàn thiện, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước và sự nghiệp hòa bình, hợp tác và phát triển của thế giới Ở trong nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá, tiếp tục đổi mới, phấn đấu đến năm 2010 đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và đến năm 2020 cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh được xác định rõ và đang
nỗ lực thực thi
Tham gia vào đời sống quốc tế, các nhà báo Việt Nam có môi trường rộng hơn, thuận lợi hơn trong việc khơi dậy những tiềm năng và sáng tạo to lớn Có điều kiện và thời cơ để khai thác, xứ lý và cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời, đa dạng cho công chúng Học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp và tư duy, phương pháp làm báo hiện đại Sử dụng được các phương tiện kỹ thuật tiên tiến cho tác nghiệp Công chúng Việt Nam có thêm sự lựa chọn thông tin trong và ngoài nước cho nhu cầu của mình Báo chí truyền thông Việt Nam cũng có cơ hội mở rộng giao lưu quốc tế, vừa tự mình phát triển vừa đóng góp chung cho sự nghiệp báo chí thế giới
4.2.3 Môi trường xã hội
Các trào lưu, các khuynh hướng tư tưởng và báo chí truyền thông mới mẻ của thế giới tác động và ảnh hưởng nhanh chóng, mạnh mẽ vào từng nước, tác động trực tiếp vào tư tưởng tình cảm tâm lý, lối sống và đạo đức của con người Đồng thời, công chúng tích cực tham gia vào hoạt động báo chí truyền thông Với hơn 86 triệu dân, Việt Nam là một trong những thị trường công chúng báo chí lớn, hấp dẫn và nhiều tiềm năng Đây là điều kiện tốt cho báo chí truyền thông phát triển, đồng thời cũng khó khăn, phức tạp và thách thức lớn đối với báo chí truyền thông Công chúng hiện nay có trình độ, bản lĩnh, chính kiến, đòi hỏi cao về chất lượng thông tin từ báo in, phát thanh, truyền hình, hãng tin tức, báo mạng điện tử, báo ảnh Đồng thời họ còn tích cực tham gia trao đổi, thảo luận, phản biện những vấn đề của đất nước và báo chí tạo không khí dân chủ công khai, minh bạch trong thông tin hai chiều góp phần thúc
đẩy xã hội phát triển
Trang 40- Kết quả đợt tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy: dân số Việt Nam đạt 86 triệu người, đứng thứ 3 ở khu vực ĐÔng Nam Á và thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới
- Dân số thành thị tăng 3,4%; dân số nông thôn tăng 0,4% Dân số thành thị là 25.374.262 người (chiếm 29,6%), dân số nông thôn là 60.415.311 người (chiếm 70,4%) Tỷ lệ tăng dân số thành thị - nông thôn ngày một chênh lệch Năm 1999-2009, dân số thành thị đã tăng lên với tỷ lệ bình quân là 3,4% Trong khi đó, ở khu vực nông thôn, tỷ lệ tăng dân số chỉ có 0,4%
- Khu vực Đông Nam Bộ là nơi có mức độ đô thị hóa cao nhất và tốc độ đô thị hóa nhanh nhất Do đó, dân số thành thị ở đây chiếm đến 57,1% Tại đồng bằng Sông Hồng, mức độ cũng như tốc độ đô thị hóa thấp hơn, dân số thành thị chiến 29,2% Khu vực Đông Nam Bộ là nơi có tỷ lệ tăng dân số cao nhất cả nước (3,2%/năm) Trong vùng này, đứng đầu về tốc độ tăng dân số là tỉnh Bình Dương (tăng tới 7,3%, gấp 2,25 lần Khu vực Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất cả nước nhưng tỷ lệ nhập cư cao
đã khiến tỷ lệ tăng dân số bình quân trong 10 năm qua là 2,3% ần so với mức tăng chung của cả vùng)
- Cả nước hiện có 43,8 triệu người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm 51,1% dân số (trong đó, thành thị có 11,9 triệu người - chiếm 27%, nông thôn
có 31,9 triệu người- chiếm 73%)
Bảng 4.2 Thông tin về dân số tại các thành phố lớn ở Việt Nam năm 2009
Thành phố Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/km2)