Tỷ lệ trích trước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thuận Thành (Trang 77 - 80)

- Về chứng từ ghi sổ, công ty nên tập hợp các chi phí về làm một chứng từ ghi sổ theo chi phí của từng loại sản phẩm, như vậy việc đối chiếu và sao chép vào cuối kỳ sẽ

x Tỷ lệ trích trước

trích trước được tính theo công thức:

Mức trích trước hàng tháng theo

kế hoạch

=

Tiền lương chính thực tế phải trả cho công nhân

sản xuất trong tháng

x Tỷ lệ trích trước trước

Hàng tháng, số tiền lương phải trích trước của công nhân sản xuất được ghi sổ theo định khoản:

Nợ TK 154 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 – Chi phí phải trả

Số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân nghỉ phép trong tháng ghi: Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 334 – Phải trả người lao động

- Để phục vụ cho việc xác định chi phí nhân công trực tiếp đúng, đủ trong bảng thanh toán lương hàng tháng cần phải phản ánh tiền lương cơ bản, bậc công việc, hệ số lương, tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất trong danh sách và tiền lương công nhân thuê ngoài khi thời vụ căng thẳng. Đồng thời, để giúp cho việc tính toán các khoản trích theo lương thuận tiện, làm cơ sở phản ánh trên Bảng phân bổ tiền lương và BHXH cũng như việc theo dõi, kiểm tra và kiểm soát nội bộ về chi phí tiền lương trực tiếp đảm bảo đúng tiến độ.

Về kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung

- Công ty không tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, trong khi TSCĐ của công ty rất đa dạng và có giá trị lớn dẫn đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh giữa các kỳ hạch toán.

- Công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ để nhằm ổn định chi phí giữa các kỳ, không gây biến động giá thành. Do nguyên giá TSCĐ rất lớn, nếu xảy ra sự cố hỏng máy móc thiết bị bất ngờ sẽ có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh bởi nguyên giá TSCĐ lớn nên chi phí tiến hành sửa chữa rất cao. Căn cứ vào nguyên giá TSCĐ, chủng loại TSCĐ cũng như thời gian sử dụng máy móc thiết bị để lập kế hoạch sửa chữa lớn cho các loại máy móc thiết bị.

Khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi :

Nợ TK 154 ( TK641, 642 ) – Chi phí liên quan Có TK 335 – Chi phí phải trả

Về kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Về vấn đề sản lượng khai thác và giá thành, công ty nên dựa vào tình tiêu thụ sản lượng trong kỳ và tính toán mức tiêu thụ sản lượng đá trong kỳ tới để tính luôn sản lượng khai thác và dự đoán luôn mức giá thành bán. Khi tính được sản lượng đá khai thác trong kỳ rồi sau mỗi lần nhập kho kế toán sẽ tính được luôn giá trị sản lượng đá nhập kho, không cần đợi tới cuối kỳ xem tổng sản lượng đá khai thác là bao nhiêu sau đó mới dùng sản lượng đá làm tiêu thức phân bổ để tính giá trị đá khai thác.

Để có thể thực hiện tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm phải tăng cường cải tiến công nghệ kỹ thuật sản xuất. Đồng thời, Công ty phải không ngừng bồi dưỡng, nâng cao kĩ năng lao động và trình độ kĩ thuật cho công nhân. Xem đó là yếu tố cơ bản quyết định tới chất lượng sản phẩm cũng như nhằm khuyến khích sự sáng tạo trong sản xuất của người lao động. Công ty nên áp dụng những biện pháp làm giảm số giờ máy hỏng đồng thời cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân viên, đưa việc sản xuất vào nề nếp và kỷ luật chung. Thêm vào đó, làm cho người lao động cảm thấy gắn bó với Công ty, có trách nhiệm hơn trong công việc bằng các chính sách đãi ngộ hợp lý, hợp tình.

79

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hầu như mọi doanh nghiệp đều đặt ra mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Vì vậy, đối với một số doanh nghiệp thì tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh là một điều vô cùng quan trọng. Góp phần không nhỏ vào việc phát triển doanh nghiệp phải nói đến công tác hạch toán kế toán. Nhờ có số liệu do kế toán cung cấp các nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch sản xuất, xây dựng những định mức kỹ thuật sản xuất sản phẩm cũng như chiến lược sản xuất của doanh nghiệp.

Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần Thuận Thành em đã có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, đặc biệt là phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Từ đó củng cố những kiến thức đã học ở trường và tìm hiểu được thực tế công tác kế toán tại công ty, biết thêm về thực tiễn phong phú, đa dạng và phức tạp hơn. Từ đó nhận thức được tầm quan trọng của quá trình thực tế tại doanh nhất là đối với sinh viên chuẩn bị ra trường. Đây chính là điều kiện để sinh viên tìm hiểu sâu hơn những kiến thức mà chỉ có qua công tác thực tế mới có được, tạo tiền đề thuận lợi cho sinh viên bước vào công tác thực tế sau này.

Trên đây là toàn bộ bài khóa luận của em với đề tài: “Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Thuận Thành”. Với nội dung trình bày trong bài khóa luận này, em đã cố gắng phản ánh trung thực nhất tình hình tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. Trên cơ sở những hiểu biết của mình, em đã mạnh dạn đưa ra nhận xét và một vài kiến nghị về công tác quản lý và tổ chức hạch toán kế toán tại công ty.

Do trình độ thực tế, nhận thức của bản thân và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên bản báo cáo này cũng không tránh khỏi những sai sót và hạn chế, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chỉ bảo của thầy cô giáo và các cô, chú, anh, chị phòng tài chính kế toán của công ty để em có được kiến thức đầy đủ hơn.

Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn giảng viên Th.s Đào Diệu Hằng và các cô chú phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần Thuận Thành đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện cho em hoàn thành bài khóa luận này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Đặng Thị Loan (2004), “Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp”, Xuất bản lần 4, Nhà xuất bản thống kê.

2. PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2007), “Kế toán tài chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản thống kê.

3. Th.S Huỳnh Lợi – Th.S Nguyễn Khắc Tâm (2002), “Kế toán chi phí”, Trường Đại học kinh tế TP HCM, Nhà xuất bản thống kê.

4. Một số luận văn trên thư viên trường Đại học Thăng Long. 5. Tài liệu của Công ty cổ phần Thuận Thành

6. Quyết định 48/2006/QĐ – BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thuận Thành (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)