1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TÌM HIỂU CẤU TẠO MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP PHAN TẤN PT1,9 KẾT HỢP TÌM HIỂU CẤU TẠO MÁY KUBOTA

78 1,4K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 2,67 MB

Nội dung

Vì lẽ đó mà các máy thu hoạch lúa như máy GDLH đã được phổ biến rộng rãi, góp phần tăng năng suất lao động, giảm cường độ làm việc cho nông dân.. Đối với phương pháp thu hoạch nhiều giai

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU CẤU TẠO MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP

PHAN TẤN PT-1,9 KẾT HỢP TÌM HIỂU CẤU TẠO MÁY KUBOTA

Tháng 06/2013

Trang 2

TÌM HIỂU CẤU TẠO MÁY GẶT ĐẬP LIÊN HỢP PHAN TẤN PT-1,9

KẾT HỢP TÌM HIỂU CẤU TẠO MÁY KUBOTA

Tác giả

NGUYỄN KIM CƯỜNG TRẦN CÔNG HƯỞNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng Kỹ Sư ngành

Cơ Khí Nông Lâm

Giáo viên hướng dẫn Th.s Nguyễn Hải Triều

Tháng 06/2013

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt khoảng thời gian học tập tại trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, em cảm thấy mình thực sự may mắn khi nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè để có thể trang bị kiến thức cần thiết cho bản thân và tự tin trên con đường mà em

đã chọn Bằng tất cả tấm lòng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu, quý Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM, đặc biệt là Thầy Cô Khoa Cơ Khí Công Nghệ những người đã tận tình dạy bảo và trang bị cho em những kiến thức cần thiết trong suốt thời gian em theo học tại trường

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Nguyễn Hải Triều, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài Cám ơn Thầy đã chỉ bảo nhiệt tình và luôn động viên em để em có thể hoàn thành tốt đề tài này

Đồng thời, em cũng xin chân thành cám ơn gia đình cậu Út, anh Tro và các anh

em khác đã tạo điều kiện cho em thực hiện tốt đề tài này tại Long An Cám ơn BGD Công

Ty Phan Tấn cùng với các anh làm việc trong cơ sở cũng đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình làm đề tài tại Đồng Tháp

Trong suốt quá trình viết báo cáo không thể tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những nhận xét góp ý của thầy cô để em khắc phục và hoàn thiện kiến thức cũng như kỹ năng cho công việc sau này

Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong

sự nghiệp giảng dạy và cuộc sống

Trang 4

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long

GDLH : Gặt Đập Liên Hợp

IRRI : International Rice Research Institute

: Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc Tế

TP.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh

BGD : Ban Giám Đốc

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1: Máy GDLH FOTONLOVOL DB200 9 

Hình 2.2: Máy GDLH Tư Sang 4ISZ - 2.0 11 

Hình 2.3: Máy GDLH Kubota 12 

Hình 2.4: Các kiểu nguyên lý đập 15 

Hình 3.1: Sơ đồ cấu tạo chung của máy GDLH Kubota DC 60 20 

Hình 3.2: Sơ đồ cấu tạo mũi rẽ 22 

Hình 3.3: Sơ đồ cấu tạo guồng gạt 23 

Hình 3.4 : Sơ đồ cấu tạo bộ phận cắt 24 

Hình 3.5: Cấu tạo dao cắt 24 

Hình 3.6: Quỹ đạo chuyển động của dao cắt 25 

Hình 3.7: Sơ đồ cấu tạo trục vít gom lúa 25 

Hình 3.8: Sơ đồ cấu tạo băng chuyền nghiêng 26 

Hình 3.9: Sơ đồ cấu tạo trống đập 27 

Hình 3.10: Sơ đồ cấu tạo máng trống 27 

Hình 3.11: Lỗ máng trống 27 

Hình 3.12: Sơ đồ cấu tạo nắp trống 28 

Hình 3.13: Sơ đồ cấu tạo bộ phận làm sạch 28 

Hình 3.14: Sơ đồ cấu tạo sàng làm sạch 29 

Hình 3.15: Lỗ sàng làm sạch 29 

Hình 3.16: Sơ đồ cấu tạo quạt 30 

Hình 3.17: Sơ đồ cấu tạo phím giũ rơm 30 

Trang 6

Hình 3.18: Sơ đồ cấu tạo vít tải 31 

Hình 3.19: Sơ đồ cấu tạo Bộ phận di dộng 31 

Hình 3.20: Sơ đồ truyền động toàn máy 32 

Hình 3.21: Sơ đồ cấu tạo Máy GDLH PT 1,9 36 

Hình 3.22: Mũi rẽ 37 

Hình 3.23: Sơ đồ cấu tạo guồng gạt 38 

Hình 3.24: Cấu tạo dao và tấm kê 39 

Hình 3.25: Sơ đồ cấu tạo bộ phận cắt 39 

Hình 3.26: Sơ đồ cấu tạo trục vít gom lúa 40 

Hình 3.27: Sơ đồ cấu tạo băng chuyền nghiêng 40 

Hình 3.28: Sơ đồ cấu tạo trống đập 41 

Hình 3.29: Khai triển trống đập 41 

Hình 3.30: Máng trống 42 

Hình 3.31: Sơ đồ cấu tạo nắp trống 42 

Hình 3.32: Sơ đồ sàng phân ly 43 

Hình 3.33: Lỗ sàng 43 

Hình 3.34: Quạt làm sạch 44 

Hình 3.35: Sơ đồ vít tải 44 

Hình 3.36: Sơ đồ cấu tạo Bộ phận di dộng 45 

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật của máy GDLH DC-60 32 

Bảng 3.2: Thông số kỹ thuật của máy GDLH PT-1,9 45 

Trang 8

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i 

DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ii 

DANH MỤC CÁC HÌNH iii 

MỤC LỤC vi 

Chương 1.  MỞ ĐẦU 1 

1.1.  Tính cấp thiết của đề tài 1 

1.2.  Mục đích luận văn 2 

Chương 2.  TỔNG QUAN 3 

2.1.  Đặc tính thực vật học cây lúa trên quan điểm thu hoạch 3 

2.2.  Các phương pháp thu hoạch lúa hiện nay 5 

2.2.1.  Phương pháp thu hoạch lúa nhiều giai đoạn 5 

2.2.2.  Phương pháp thu hoạch một giai đoạn 7 

2.3.  Lịch sử phát triển của máy GDLH 8 

2.4.  Tình hình trang bị máy GDLH tại việt nam 9 

2.4.1.  Máy GDLH Trung Quốc 9 

2.4.2.  Máy GDLH của DNTN Tư Sang sản xuất 10 

2.4.3.  Máy GDLH KUBOTA 11 

2.5.  Yêu cầu đối với máy GDLH 12 

2.6.  Cấu tạo chung của máy GDLH 13 

2.6.1.  Phần gặt 13 

2.6.2.  Phần đập 14 

2.6.3.  Sơ lược lý thuyết trống đập 14 

2.6.4.  Bộ phận làm sạch 17 

Trang 9

2.6.5.  Cơ cấu chuyển lúa 19 

2.6.6.  Hệ thống di động 19 

2.6.7.  Các hệ thống khác 19 

Chương 3.  NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 

3.1.  Máy GDLH Kubota DC 60 20 

3.1.1.  Giới thiệu chung về máy GDLH Kubota DC 60 20 

3.1.2.  Sơ đồ chung của máy GDLH Kubota DC 60 20 

3.1.3.  Nguyên lý làm việc của máy 21 

3.1.4.  Cấu tạo máy GDLH Kubota DC 60 21 

3.2.  Máy GDLH PT 1,9 của cơ sở Phan Tấn 35 

3.2.1.  Giới thiệu chung về máy GDLH Phan Tấn PT-1,9 35 

3.2.2.  Sơ đồ chung của máy GDLH PT 1,9 35 

3.2.3.  Nguyên lý làm việc của máy 36 

3.2.4.  Cấu tạo máy GDLH PT 1,9 37 

Chương 4.  THẢO LUẬN – KẾT QUẢ 48 

4.1.  Máy GDLH Kubota DC-60 48 

4.2.  Máy GDLH Phan Tấn PT-1,9 49 

4.3.  So sánh cấu tạo và nguyên lý làm việc của hai mẫu máy GDLH Kubota DC-60 và máy GDLH Phan Tấn PT-1,9 50 

Chương 5.  KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 52 

5.1.  Kết luận 52 

5.2.  Đề nghị 52 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 

PHỤ LỤC 54 

Trang 10

Chương 1 MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Cây lúa là cây lương thực quan trọng ở nước ta, là một trong năm cây lương thực chính của thế giới và là cây lương thực quan trọng trong việc nuôi sống con người Đặc biệt ở ĐBSCL, trồng lúa là một nghề truyền thống của nhân dân ta từ xưa đến nay Kinh nghiệm sản xuất lúa đã hình thành và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của dân tộc ta Những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và thế giới trên lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất lúa đã thúc đẩy ngành trồng lúa của nước ta vươn lên bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới

Trong nghề trồng lúa, khâu thu hoạch chiếm chi phí sản xuất lớn Mặc dù lao động nông nghiệp nước ta chiếm tỷ trọng lớn, nhưng khi vào vụ thu hoạch nhu cầu thuê mướn lao động ở các vùng lúa trọng điểm ĐBSCL trở nên nóng bỏng Do tăng vụ, tăng diện tích trồng lúa ba vụ, nên yêu cầu trong khâu thu hoạch phải nhanh gọn để đảm bảo thời gian chuẩn bị cho vụ sau, đồng thời phải đảm bảo độ hao hụt là nhỏ nhất và chất lượng hạt cao nhất

Vụ lúa đông xuân có thời tiết thuận lợi nên yêu cầu kết thúc nhanh gọn để sớm tiến hành gieo sạ lúa hè thu để tránh lũ lụt vào lúc thu hoạch Vì nếu thu hoạch không đúng thời điểm hoặc chậm trễ sẽ gây hao hụt nặng nề do lúa quá chín làm rụng hạt Khi thu hoạch lúa hè thu thời tiết không thuận lợi bằng vụ đông xuân cũng đòi hỏi phải thu hoạch khẩn trương, kết thúc nhanh để tránh mưa lũ

Vì lẽ đó mà các máy thu hoạch lúa như máy GDLH đã được phổ biến rộng rãi, góp phần tăng năng suất lao động, giảm cường độ làm việc cho nông dân Các máy GDLH này đảm bảo hầu hết các công việc từ cắt tới đập, làm sạch sơ bộ và đóng bao Việc thu hoạch lúa giờ đây đã được cơ giới hóa, đảm bảo thu hoạch đúng thời vụ và giảm tổn thất hạt ở mức thấp nhất

Trên cơ sở đó được sự phân công của Khoa Cơ Khí Công Nghệ Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM cùng với sự hướng dẫn của Thầy Nguyễn Hải Triều, chúng tôi thực

Trang 11

hiện đề tài “Tìm hiểu cấu tạo máy GDLH Phan Tấn PT-1,9 kết hợp tìm hiểu máy GDLH Kubota” Từ đó đánh giá ưu nhược điểm và khả năng làm việc của từng loại

1.2 Mục đích luận văn

Tìm hiểu cấu tạo máy GDLH PT 1,9 đã và đang chế tạo ở Cơ Sở Phan Tấn tại tỉnh Đồng Tháp, kết hợp tìm hiểu máy GDLH Kubota đang làm việc tại Việt Nam

Tìm hiểu quy trình sản xuất máy GDLH PT 1,9 tại Cơ Sở Phan Tấn

Thông qua việc tìm hiểu về cấu tạo của từng máy để đánh giá các ưu, nhược điểm của máy

Trang 12

Chương 2 TỔNG QUAN

2.1 Đặc tính thực vật học cây lúa trên quan điểm thu hoạch

Khâu thu hoạch là khâu cuối cùng trong một mùa vụ, là khâu quan trọng nhất để đánh giá coi vụ đó thành công hay không Về toàn cảnh, điều quan trọng ảnh hửơng đến việc thu hoạch là độ chín đồng đều của thảm lúa Việc xác định thời điểm thu hoạch cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất của vụ đó Nên việc quan tâm tới các đặc tính của cây lúa tại thời điểm thu hoạch là điều thiết yếu

Thời gian thu hoạch phụ thuộc vào độ chín của lúa Mà yếu tố đầu tiên của vấn

đề thu hoach đó chính là độ chín đồng đều của thảm lúa Mức độ chín của hạt trong thời gian thu hoạch ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giá trị sinh học và giá trị công nghệ của hạt giống, vì vậy nếu thời gian thu hoạch không thích hợp do không xác định chính xác mức độ chín của hạt thì đồng nghĩa với tổn thất tăng cao

Quá trình chín của hạt lúa sẽ trải qua ba giai đoạn chín: Chín sữa, chín sáp và chín hoàn toàn Tùy vào phương pháp thu hoạch mà ta có thể gặt vào lúc với độ chín của hạt Đối với phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn thì nên thu hoạch vào giai đoạn hạt chín sáp vì phương pháp này đa số là thực hiện bằng thủ công nên quá trình sẽ diễn ra lâu hơn, trong thời gian ấy thì cây lúa cũng bắt đầu chuyển qua giai đoạn chín hoàn toàn Còn đối với phương pháp thu hoạch một giai đoạn thì nên thu hoạch vào lúc vừa mới chuyển qua giai đoạn chín hoàn toàn, vì phương pháp này thu hoạch chủ yếu bằng liên hợp máy nên quá trình thu hoạch diễn ra nhanh chóng, nếu thu hoạch chậm thì giảm chất lượng, thu hoạch nhanh thì lúa quá khô gây tổn thất và gây khó khăn cho người lái vì rất nhiều bụi

Nhưng bên cạnh đó các phương pháp trên nó vẫn có những mặt hạn chế của nó Nếu thu hoạch lúa trong giai đoạn hạt chín sáp, khi hạt gạo chưa hình thành hoàn toàn, sẽ tổn thất về sản lượng cũng như phẩm chất của gạo Mặt khác, khi độ ẩm của thân cũng như độ ẩm của hạt còn cao, gây khó khăn trong quá trình cắt, đập và phân ly Nếu thu hoạch trong thời kỳ hạt đã chín hoàn toàn thì các tổn thất như độ rụng tự nhiên và rơi vãi khi tác động vào thân cây lúa sẽ tăng cao

Trang 13

Nói chung thời điểm thu hoạch tốt nhất trong giai đoạn lúa bắt đầu chuyển sang chín hoàn toàn sẽ tránh được các nhược điểm trên đồng thời cũng kéo dài được thời kỳ thu hoạch và giảm được áp lực mang tính thời vụ

Độ ngã của cây cũng ảnh hưởng lớn tới năng suất của máy khi làm việc, khi đó máy làm việc cực hơn, tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn Người ta khái niệm độ ngã của cây

là độ nghiêng của thân cây so với phương thẳng đứng Khi cây ngã đổ thì sẽ gây khó khăn cho việc thu hoạch của liên hợp máy, đồng thời khi guồng gạt của liên hợp máy tác động trực tiếp vào bông cây lúa làm tăng tổn thất hạt do rơi rụng Từ đó sẽ làm giảm năng suất của mùa vụ, tăng độ nát hạt gây tổn thất nặng nề

Trong giai đoạn lúa chín thì độ ẩm của hạt và thân đều giảm, nhưng độ ẩm của thân giảm chậm hơn so với hạt Điều này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thu hoạch, khi độ ẩm quá cao hoạch quá thấp thì điều tăng tổn thất nghiêm trọng Độ ẩm này thường nằm trong khoảng từ 18 – 26% Nếu ẩm độ thấp quá (W< 18%) sẽ làm tăng tổn thất do rơi vãi khi thu hoạch Mặt khác, sẽ làm tăng độ tổn thương hạt do gãy vỡ, nứt ngầm Nếu

ẩm độ cao quá (W>26%) sẽ khó tách hạt do lực liên kết giữa hạt và thân còn cao, khả năng phân ly và làm sạch giảm, chi phí năng lượng riêng cao sự kết dính và ma sát giữa khối vật liệu tăng cao

Độ rụng hạt phụ thuộc lớn vào thời tiết và thời điểm thu hoạch của cây lúa Vì lực liên kết các hạt giữa bông lúa nhỏ hơn lực liên kết các hạt của đầu ngọn và gốc của cây lúa, nên dễ bị tách khỏi cây Mặt khác, các hạt ở giữa cây lúa có khối lượng nặng hơn các hạt ở ngọn và gốc cây lúa Nên khi gió mạnh thì có thể làm cho các hạt này bị tách khỏi cây mà rụng xuống đất Khi thu hoạch trễ, vào lúc lúa đã chuyển qua chín hoàn toàn thì cũng là nguyên nhân làm rụng hạt dưới tác động của liên hợp máy

Ngoài ra yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình thu hoạch Đa phần ảnh hưởng làm tăng độ ẩm dưới gốc cây lúa là nước, chỉ có một phần nhỏ là ảnh hưởng của mưa mà thôi Vì vậy việc rút nước ra khỏi chân ruộng là điều hết sức quan trọng Sương đêm cũng là nguyên nhân góp phần làm tăng độ ẩm của cây lúa

Trang 14

2.2 Các phương pháp thu hoạch lúa hiện nay

2.2.1 Phương pháp thu hoạch lúa nhiều giai đoạn

Phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn chia khâu thu hoạch ra nhiều công đoạn công việc như: Cắt, gom, tách hạt, phân ly và làm sạch sơ bộ ,… Tùy theo điều kiện trang

bị cơ giới phương pháp này được thực hiện với các phương thức:

Thu hoạch thủ công hoàn toàn: Ở đây tất cả các khâu từ cắt, gom, tách hạt đến phân ly và làm sạch sơ bộ được thực hiện bằng thủ công Phương thức này có rất nhiều nhược điểm như: Chi phí nhân công cao, năng suất thấp và tỉ lệ hao hụt cao Do đó phương thức này chỉ còn được sử dụng rất ít ở quy mô sản xuất nhỏ, không đủ khả năng đầu tư trang thiết bị

Cắt, gom thủ công + tách hạt bằng máy tuốt: phương thức này có ưu điểm giảm được một phần chi phí nhân công trong khâu tách hạt, máy tuốt thường có kết cấu gọn nhẹ, dễ di chuyển Song năng suất còn thấp và tỉ lệ tổn thất vẫn còn cao Nó được ứng dụng ở những vùng có hệ thống giao thông không thuận lợi, việc di chuyển máy móc khó khăn

Cắt, gom thủ công, tách hạt phân ly và làm sạch bằng máy đập: Đây là phương thức được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay với phạm vi sử dụng rộng rãi, kiểu dáng máy đập phong phú, phù hợp với điều kiện và thói quen sử dụng từng vùng Phương thức thu hoạch này trong thời gian qua đã giải quyết khoảng 75 – 80% khối lượng công việc trong khâu thu hoạch lúa và nhiều loại ngũ cốc khác như: bắp, đậu, … Phương thức này

có năng suất cao hơn các phương thức trên, đồng thời hao hụt trong khu tách, phân ly và làm sạch hạt đã giảm được đáng kể Mặt khác chất lượng máy đập luôn luôn cải thiện theo nhiều chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và mức độ thuận lợi trong sử dụng cũng góp phần quan trọng để phương thức này chiếm ưu thế trong những năm qua Song do vẫn phải sử dụng lao động thủ công trong khâu cắt và gom lúa, phương thức thu hoạch này vẫn tồn tại các nhược điểm như: Năng suất giới hạn, tỉ lệ hao hụt cao trong khâu cắt gom Đặt biệt chi phí nhân công lao động cao trong khâu cắt, gom là nhược điểm chính khiến người ta phải tìm một mô hình khác trong tương lai gần

Trang 15

Cắt bằng máy + gom thủ công + tách, phân ly và làm sạch bằng máy: Phương thức này cũng đã được ứng dụng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trước đây Với ưu điểm chủ yếu là có năng suất tương đối cao, chi phí nhân công thấp song phương thức này vẫn không được người nông dân chấp nhận bởi các lý do:

- Với máy gặt xếp dãy, khả năng tăng bề rộng làm việc, tăng năng suất máy bị giới hạn Khi tăng bề rộng làm việc của máy thì quảng đường di chuyển của khối lúa cắt trên máy tăng, sự tác động cơ học vào khối lúa tăng, làm độ tổn thất do rơi vãi tăng

- Với nhiều công đoạn, nhiều lần tác động, độ tổn thất do rơi vải còn cao

- Việc rải lúa đã cắt trên đồng dễ làm rối lúa, gây khó khăn khi gom Mặt khác, nếu ruộng có nước sẽ làm ướt lúa, ảnh hưởng đến chất lượng lúa và gây khó khăn cho các công đoạn sau

Tuốt lúa trên cây bằng máy + đập và làm sạch bằng máy: Phương thức này được đưa vào thử nghiệm tại Việt Nam từ năm 1994 với sự hỗ trợ, đầu tư của tổ chức IRRI với hai mẫu máy: SG – 800 và ST – 600 Nhìn chung phương thức này vẫn không được nông dân chấp nhận vì các lý do chính như sau:

- Năng suất thấp

- Sử dụng nặng nề, độ tin cậy sử dụng chưa cao

- Độ tổn thất do rơi vãi còn tương đối cao (1 – 3%)

- Việc để lại rơm chưa cắt trên đồng sẽ gây trở ngại cho việc chuẩn bị đất vụ kế tiếp Mặt khác, ở những vùng có nhu cầu sử dụng rơm làm nguyên liệu hay chất đốt, phương thức này khổng thể ứng dụng

Tóm lại: Phương pháp thu hoạch nhiều giai đoạn có các ưu, nhược điểm cơ bản

Trang 16

và chất lượng sản phẩm trong quá trình thu hoạch cũng là nhược điểm lớn của phương thức này

2.2.2 Phương pháp thu hoạch một giai đoạn

Phương pháp thu hoạch một giai đoạn thực hiện đồng bộ tất cả các công đoạn công việc: Cắt, gom, tách hạt, phân ly và làm sạch sơ bộ Do đó, phương pháp này có các

ưu điểm nổi bật như:

Năng suất cao, khả năng đáp ứng yêu cầu thời vụ trong khâu thu hoạch tốt Đây là

ưu diểm nổi bật của phương pháp này

- Chi phí nhân công thấp, rút ngắn thời gian thu hoạch

- Tổn thất do rơi vải thấp do tránh được tổn thất do rơi vải giữa các công đoạn trong khâu thu hoạch

- Chi phí năng lượng riêng thấp, cùn với chi phí nhân công thấp, nó góp phần giảm chi phí trong khâu thu hoạch

Cùng với các ưu điểm nổi bật trên, do năng suất cao, bỏ được các bước gián đoạn trong khâu thu hoạch nên phương pháp này góp phần nâng cao chất lượng hạt, giảm các tổn thất trong sản suất nông nghiệp Mặt khác, nhờ năng suất cao và chi phí nhân công thấp, phương pháp này có khả năng giải quyết khủng hoảng thiếu nhân công lao động trong thời vụ thu hoạch góp phần giải phóng lao động trong sản suất nông nghiệp

Song để áp dụng phương pháp này tại Việt Nam cũng có nhiều trở ngại khó giải quyết như:

- Vốn đầu tư ban đầu cao, khả năng thu hồi vốn thấp Đặt biệt là với các chủng loại máy nhập từ nước ngoài

- Việc sử dụng, bảo trì và sửa chữa máy tương đối phức tạp Cần phải có một đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề để sử dụng hiệu quả

- Để sử dụng các liên hợp máy thu hoạch một giai đoạn cần có các bước đầu tư và phát triển đồng bộ khác như: Cải tạo mặt bằng, kích thước lô thửa ruộng Xây dựng hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng hoàn chỉnh Mặt khác, cũng cần có

Trang 17

sự phát triển đồng bộ của các khâu giống, chế độ canh tác và thói quen sử dụng của nông dân

2.3 Lịch sử phát triển của máy GDLH

Chiếc máy GDLH đầu tiên trong lịch sử nông nghiệp được cho là phát minh bởi Hiram Moore (người Mỹ) vào năm 1834 Và phiên bản đầu tiên này được kéo bởi những con ngựa, la và bò Cùng với thời gian, những chiếc máy GDLH đã được cải tiến thành một sản phẩm máy công nghiệp phục vụ thiết thực cho ngành nông nghiệp hiện đại

Sức kéo giản đơn và cơ bản này không khác gì mấy so với các loại nông cụ thời bấy giờ, nhưng nó đã góp phần kéo lịch sử máy móc nông nghiệp – cụ thể là máy thu hoạch sang một trang mới, ở đó một chiếc máy có thể kết hợp được ít nhất là ba hoạt động riêng biệt là gặt hái, đập và sàng lọc Và đặc biệt, hoạt động nông nghiệp vẫn có thể trơn tru và đạt năng suất lớn, tiết kiệm thời gian mà không cần tốn quá nhiều người

Đến năm 1835 thì Moore đã dần hoàn thiện sản phẩm của mình với quy mô đầy

đủ những chức năng cần thiết của một chiếc Máy GDLH Ông đã đưa vào thử nghiệm phiên bản mới này lần đầu tiên và đạt được nhiều thành công trên 50 mẫu đất cấy trồng đang vào vụ thu hoạch Sự kiện này diễn ra vào năm 1839

Trong thời kỳ đầu, những chiếc Máy GDLH thô sơ hoạt động bởi sức kéo của gia súc, đạt năng suất thấp Một thời gian sau, George Stockton Berry đã tích hợp giữa năng lượng hơi nước với một động cơ hơi nước sử dụng rơm rạ để đốt nóng lò hơi Những phần rơm sau khi được bộ phận đặc biệt của máy phun ra sẽ được sử dụng như một vòng tuần hoàn để tạo ra năng lượng hoạt động cho chiếc máy đa năng

Hơn bốn mươi năm sau kể từ ngày Hiram Moore sáng chế ra chiếc máy đầu tiên, tức năm 1882, một kỹ sư người Úc Hugh Victor McKay đã có một ý tưởng tương tự và phát triển thành Máy GDLH thương mại đầu tiên vào năm 1885 với tên là máy GDLH Sunshine

Những nhãn hiệu hàng đầu trên thế giới về Máy GDLH có thể kể đến các đại gia như: Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ,… đại diện là Kubota, Yanmar, Iseky,… Đặc biệt, đất nước thuần nông nghiệp như Việt Nam cũng đã có những sản phẩm chế tạo cho riêng mình Những thuận lợi không thể không kể đến của phát minh này chính là giá cả mềm

Trang 18

hơn, công năng phù hợp với đặc trưng đồng ruộng Việt Nam, những hỏng hóc, sửa chữa nhanh chóng được giải quyết… Đồng thời đó chính là ghi nhận về sự phát triển ngày càng cao của những kỹ sư chân đất Việt Nam

Máy GDLH Tư Sang, Nhựt Thành có thể nói là hai cái tên nhận được nhiều thành công nhất trên thị trường Máy GDLH Việt Nam và thế giới tính cho đến thời điểm này

Từ những nông dân chân đất, trăn trở về việc làm sao giải quyết vấn đề nhân công và thời gian trong mỗi mùa thu hoạch lúa đã khiến họ mày mò tìm kiếm, nghiên cứu những sản phẩm quốc tế, loại máy móc liên quan, tìm ra được những điểm mạnh và điểm yếu, chọn lấy cho mình một hướng đi phù hợp để sáng tạo sản phẩm mang thương hiệu của riêng mình

2.4 Tình hình trang bị máy GDLH tại việt nam

2.4.1 Máy GDLH Trung Quốc

Máy gặt đập xuất xứ từ Trung Quốc 100% hoặc liên doanh giữa Việt Nam và Trung Quốc đã trở thành một sự lựa chọn của đông đảo bà con nông dân Việt Nam Ưu điểm dễ thấy của loại máy này là giá rẻ, công suất cao, dễ thay thế linh kiện, thời gian thu hồi vốn nhanh Tuy nhiên chất lượng vẫn còn không ít hạn chế

Máy Gặt Đập Liên Hợp FOTONLOVOL DB200 xuất xứ từ Trung Quốc

Hình 2.1: Máy GDLH FOTONLOVOL DB200

Trang 19

Thông số kỹ thuật của máy và đặc điểm của máy:

- Hệ thống sàng lắc 2 tầng đảm bảo lúa sạch tới mức tối đa

- Hệ thống còi báo cảm ứng tự động hiện đại

- Cabine tiện nghi thoải mái, dao diện bằng đồng hồ và các biểu tượng rất dễ nhận biết

- Công tơ mét tự tính diện tích đã làm việc

- Hệ thống đèn cực sáng dùng cho làm việc ban đêm

2.4.2 Máy GDLH của DNTN Tư Sang sản xuất

DNTN Tư Sang nghiên cứu thiết kế và chế tạo, đã đoạt giải nhất hội thi Máy Gặt Đập Liên Hợp thu hoạch năm 2008

Máy GĐLH 4ISZ - 2.0 có kết cấu đơn giản, bền dễ vận hành, phù hợp đồng ruộng Việt Nam và được sản xuất theo dây chuyền, nên chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo Máy GĐLH 4ISZ - 2.0 sử dụng hộp số, xích cao su chuyên dùng cho máy GĐLH chất lượng cao, nên hoạt động cơ động và ổn định

Trang 20

Hình 2.2: Máy GDLH Tư Sang 4ISZ - 2.0

Thông số kỹ thuật của máy:

Đặc tính kỹ thuật là vẫn dùng cơ chế cắt - cuốn - đập - sàng - xả, tuy nhiên đã khắc phục tối đa các nhược điểm của loại máy Trung quốc trên đồng ruộng Việt Nam Chất lượng và công nghệ cao, giúp máy rất ít hư hỏng, đặc biệt là không có hư hỏng nhẹ ngay khi đang làm việc Tiết kiệm nhiên liệu tối đa, đạt năng suất vượt trội so với các loại máy khác Có thể làm việc liên tục suốt một vụ mà không cần bảo dưỡng

Trang 21

- Hệ thống đèn cực sáng dùng cho làm việc ban đêm

2.5 Yêu cầu đối với máy GDLH

Bộ phận cắt phải bảo đảm cắt không sót cây, không gây hao phí hạt, cần thay đổi được chiều cao cắt dễ dàng

Guồng gạt có thể điều chỉnh được độ cao và độ nhô Độ hao phí hạt gây ra do guồng gạt phải ít nhất, có thể gạt được dễ dàng với các trạng thái đổ tự nhiên của cây lúa

Hao phí gây ra bởi phần gặt nhỏ hơn 0,5 %

Băng chuyền cung cấp lúa làm việc tốt, không uốn lúa, không tắt kẹt

Chất lượng làm việc phần đập phải tốt, độ nát hạt khi đập và độ tổn thất phải nhỏ hơn 2%

Bộ phận đập làm việc vững chắc, số vòng quay trống đập ổn định

Chi phí năng lượng riêng và chi phí lao động thấp

Trang 22

Máy phải dễ sử dụng và chăm sóc

An toàn cho người sử dụng

2.6 Cấu tạo chung của máy GDLH

Máy GDLH là một liên hoàn của hai bộ phận cơ bản: gặt và đập trên cùng một tổ máy tự hành Trong quá trình làm việc máy GDLH sẽ thực hiện các nhiệm vụ: gặt lúa trên đồng, thu gom và chuyển lúa vào bộ phận đập, tách hạt, làm sạch sản phẩm từ hỗn hợp hạt, rơm và các tạp chất khác Ưu điểm của máy GDLH là làm giảm thời gian phục vụ cho việc thu hoạch, giảm độ tổn thất hạt, giải phóng sức lao động

Máy GDLH gồm hai phần chính: phần gặt và phần đập

- Phần gặt gồm: guồng gạt, bộ phận cắt, trục vít gom lúa, băng chuyền cung cấp, …

- Phần đập gồm: bộ phận đập, hệ thống làm sạch, cơ cấu chuyển hạt và gié

Ngoài ra máy còn có các bộ phận phụ như: hệ thống thủy lực, hệ thống điều khiển, hệ thống di động, thùng chứa hạt, …

2.6.1 Phần gặt

Bộ phận cắt gặt chuyển tải thực hiện các chức năng sau: vơ lúa, cắt lúa, gom, chuyển lúa đưa lên băng tải, bao gồm các cụm sau:

- Cơ cấu vơ và xử lý cây lúa trong quá trình cắt

- Cơ cấu chuyển tải cây lúa sau khi cắt

Bộ phận cắt gặt của máy thu hoạch lúa được ứng dụng hiện nay hoạt động theo sơ

đồ nguyên lý sau:

- Bàn cắt lúa: có dao cắt dạng tông đơ, vơ gạt lúa bằng guồng gạt có cơ cấu sai tâm, trục xoắn gom lúa dọc trục tới các ngón vơ sai tâm, từ đó chuyển lúa vào băng tải cung cấp cho bộ phận đập

- Mũi rẽ: có nhiệm vụ rẽ khối cây sẽ bị cắt ra khỏi khối cây chưa bị cắt, đồng thời hướng cây vào bộ phận cắt Các mũi rẽ được đặt trướt bộ phận gặt và thường có cấu trúc đơn giản

- Guồng gạt sai tâm: có nhiệm vụ giữ cây lúa cho dao cắt cắt Khi cây lúa đã bị cắt rời thì nó hất vào trục vít gom lúa Đồng thời với tác động này nó làm sạch bề mặt của thanh dao để dao cắt chuẩn bị cho chu kỳ cắt tiếp Về cấu tạo guồng gạt

Trang 23

sai tâm có thêm khung phụ đặt lệch tâm so với trục guồng gạt một đoạn đúng bằng độ dài tay quay liên kết khung chính với khung phụ Cấu trúc này tạo thành

 Bộ phận động: gồm thanh dao với các dao cắt có 2 cạnh sắc có băm chấu

 Bộ phận tĩnh: gồm răng dao và tấm kê

 Cơ cấu truyền động cho thanh dao thường là cơ cấu biên tay quay

 Dao cắt thường sử dụng dao theo tiêu chuẩn: S = t = to = 76.2 mm có dạng tông đơ

- Băng chuyền nghiêng: nhiệm vụ của nó là đưa khối lúa mà trục vít gom lúa cung cấp tới nó để chuyển tới trống đập Băng chuyền là các dãy xích được nối với nhau bằng các thanh thép chữ L và có cắt răng để bám vào khối lúa dễ dàng

2.6.3 Sơ lược lý thuyết trống đập

Người ta phân loại các kiểu trống đập dựa trên nguyên tắc cung cấp vật liệu và cách di chuyển của vật liệu trong khe hở đập Như vậy có 3 nhóm có nguyên lý đập như sau:

- Loại đập tiếp tuyến

- Loại đập dọc trục

- Loại đập xuyên tâm

Trang 24

- Nguyên lý tiếp tuyến – dọc trục

a Máy đập tiếp tuyến

Máy đập này có phạm vi ứng dụng rất rộng rãi, nó được dùng để đập lúa mì, lúa nước, bắp, …

Cấu trúc quan trọng nhất của nó là trống đập, máng trống và khe hở giữa trống vá máng trống ( khe hở đập) Nguyên lý hoạt động của máy đập tiếp tuyến này là khi vật liệu đập được đưa vào khe hở đập, các thanh trống sẽ trực tiếp tác động vào khối vật liệu đập Những cú đập này sẽ phá vỡ liên kết của hạt với gié, lớp thì bị giữ lại trong máng trống, lớp thì bị kéo theo trống, tạo nên chuyển động tương đối với nhau Những chà xát giữa các lớp lúa, lớp lúa với máng trống làm hạt rụng khỏi gié, hạt bị rụng ra lọt khỏi máng trống xuống dưới, một số hạt không kịp lọt xuống máng trống thì theo rơm ra ngoài

Ưu điểm cơ bản của máy đập kiểu tiếp tuyến là có năng suất rất cao, thời gian vật liệu nằm trong khe hở đập ngắn

Trang 25

Đồng thời máy cũng tồn tại các nhược điểm: Do thời gian vật liệu đập nằm trong khe hở đập rất ngắn, vì vậy mà vận tốc của trống cũng phải đủ lớn để đủ năng lượng tách hết hạt, nhưng khi vận tốc trống đập lớn thì lại làm tăng nguy cơ vỡ hạt Khả năng phân ly hạt khỏi gié, khỏi rơm bị hạn chế

Do những nhược điểm trên, máy đập tiếp tuyến không phải là ưu việt cho việc đập lúa nước, nhất là khi áp dụng trong các thu hoạch bằng phương pháp đập ngay ở trên đồng

b Máy đập dọc trục

Ngược lại với máy đập tiếp tuyến thì máy đập dọc trục có những ưu điểm hơn Thời gian vật liệu nằm trong khe hở đập lâu hơn mà không làm giảm đi nhiều năng suất của máy, trong khi lại giảm đi vận tốc đập, nên năng lượng chi phí cho việc tách hạt cũng nhỏ hơn so với máy đập tiếp tuyến Hiện tượng đập gần như biến mất mà thay vào đó là hiện tượng vò, chà xát và đẩy khối lúa theo một đường xoắn ốc trong khe hở chật hẹp của toàn bộ bề mặt trống, được bao bọc bởi máng trống

Ở máy đập tiếp tuyến, máng trống chỉ bao quang trống một góc lớn nhất là 147o, nếu góc bao máng trống lớn lên nữa thì hiện tượng cuốn ngược rơm trở về phía trước Nhưng trong máy đập dọc trục thì máng trống bao tròn xung quanh máng Rơm muốn ra cửa thoát ít nhất là phải quay đi một vòng 360o Thời gian vật liệu đập nằm trong khe hở đập lâu hơn, vì vậy máy đập triệt để hơn

Bên cạnh đó máy đập dọc trục cũng tồn tại những nhược điểm, mà nhược điểm lớn nhất của máy đập dọc trục là năng suất thấp Để khắc phục điều này người ta chế tạo máy đập dọc trục hai trống Đồng thời máy cũng khó đảm bảo lượng cung cấp, bởi vì cửa vào của máy quá nhỏ ngoài ra truyền động của nó quá phức tạp

c Máy đập tiếp tuyến – dọc trục

Như tên gọi của nó, việc cung cấp của nó sẽ theo phương pháp tiếp tuyến, còn quá trình tách hạt là dọc trục Nó sẽ phát huy một lúc cả hai ưu điểm cơ bản của hai loại máy đập tiếp tuyến và dọc trục

Nguyên lý cơ bản của máy: Lúa được cung cấp vào của cung cấp Lợi dụng ưu điểm vơ lúa vào khe hở của máy đập tiếp, việc cung cấp vào khe hở đập theo nguyên lý

Trang 26

của máy đập tiếp tuyến Cửa cung cấp lúa vào chiếm khoảng 1/4 – 1/5 chiều dài toàn trống Tùy năng suất của máy đập, kích thước cửa cung cấp tăng lên hay giảm đi

Lúa được các răng trống ở phần vơ lúa kéo vào khe hở đập và được trống chuyển theo đường xoắn quang chu vi mặt trống theo chiều dọc Khe hở giữa máng và trống là khoảng không gian cho khối lúa vừa quay với trống vừa dịch chuyển dọc trục nhờ các gân xoắn gắn trên nắp trống

Trong quá trình chà xát, vò xé hạt được tách ra, lọt qua máng trống Các hạt lúa được phân ly mãnh liệt, để lại phân rơm dịch chuyển về phía cánh hất rơm và được phun

ra ngoài Hạt qua hệ thống sàng sẽ được gom về cửa ra thóc, phần gié gãy lọt qua sàng được gom vào một cửa khác và đổ vào của cung cấp để đập lại

Từ nguyên lý của máy đập tiếp tuyến dọc trục, người ta kết cấu phần dịch chuyển dọc trục của khối lúa sao cho thời gian khối lúa dịch chuyển để:

- Đảm bảo đập và giũ sạch hạt qua máng trống để khi rơm thoát ở cửa ra không có hạt lúa theo rơm

- Đảm bảo năng suất cao cho máy đập vốn dĩ là nhược điểm của máy đập dọc trục

2.6.4 Bộ phận làm sạch

Hầu như tất cả bộ phận làm sạch của các máy đập việt nam đều theo sơ đồ bố trí sàng nằm dọc suốt chiều dài trống đập, hướng lắc của sàng dọc theo trục trống, quạt hướng trục cũng thổi theo trục trống đập Sàng có 2 lớp

Sơ đồ nguyên lý của bộ phận làm sạch của các máy đập miền nam có các ưu điểm sau:

- Sàng dài 2 lớp, vận tốc gió thổi mạnh giúp phân ly và làm sạch tốt, độ hao hụt thấp

- Sàng bố trí gọn dưới gầm buồng đập, dùng quạt thổi dọc trục lắp trực tiếp trên động cơ làm cho máy có kết cấu đơn giản, gọn

- Sản phẩm làm sạch được phân ra thu ở các cửa, sản phẩm dầu sàng có độ sạch cao, được tách và đưa ra của chính rồi đóng vào bao Còn sản phẩm ở cuối sàng lẫn nhiều tạp chất được tách đưa ra cửa riêng để xử lý lại

Trang 27

- Máng hứng thóc và các cửa lấy sản phẩm chính và phụ đều dao động lắc theo sàng giúp cho việc thu gom đơn giản nhờ các thùng hứng, không cần các bộ phận gom kiểu vít tải

- Tuy sơ đồ kết cấu này gọn gàng và đáp ứng được nhu cầu chất lượng làm sạch nhưng vẫn tồn tại các mặt hạn chế của nó:

- Do quạt có chiều dài và hướng dao động dọc trục trống đập, nên lượng cung cấp cho sàng không tập chung ở phần đầu mà rải rác suốt dọc chiều dài sàng Lượng hạt ở phần cuối mặt sàng nằm bên trên lớp tạp chất, kho lách qua để tiếp xúc với mặt sàng Vì thế chiều dài của sàng thường lớn hơn trống đập 20-50 cm

- Quạt thổi hướng trục tuy chế tạo đơn giản, bố trí gọn, nhưng không tạo ra luồng gió ổn định theo tiết diện ngang luồng gió

- Ở loại sàng này thường không bố trí được tấm hất phía trên sàng Vì vậy nhiều cọng rơm rác từ buồng đập lao qua máng trống, đâm thẳng vào các lỗ sàng, mắc lại trong không gian giữa hai mặt sàng

- Nếu sử dụng kết cấu sàng quạt này trên máy GDLH, thì các nhược điểm trên càng bộc lộ rõ do độ ẩm hạt và rơm cao hơn, lượng thóc lớn hất xuống đất do lúa ướt

sẽ rãi khắp mặt đồng không thu lại được Ngoài ra còn có thêm các nhược điểm:

- Trục trống đập đặt vuông góc với hướng tiến của liên hợp Sàng lắc dọc trục, sẽ tạo dao động lắc ngang thân liên hợp , khiến máy chuyển động kém ổn định Kết cấu sàng có chiều dài và hướng dao động vuông góc với trục trống tránh được toàn bộ nhược điểm kể trên Vì vậy trên máy GDLH hiện nay dùng kết cấu này

- Quạt làm sạch là quạt thổi ly tâm, dạng đơn giản, chiều dài cánh quạt có thể lấy bằng chiều rộng của sàng, vỏ bao quạt cuốn theo đường xoắn Để làm sạch sản phẩm mới đập xong, ta dùng quạt thuộc loại có áp suất thấp (h<1000 Pa)

- Sàng được chọn là sàng phẳng, có lỗ tròn Loại sàng này có ưu điểm là dễ chế tạo, rẽ tiền, nhẹ hơn so với sàng vẩy cá

Trang 28

2.6.5 Cơ cấu chuyển lúa

Hạt đã được làm sạch tự chảy xuống trục vít tải, gom và chuyển thóc lên thùng chứa và đóng bao Các gié lúa gảy còn hạt được hệ thống khác đưa về trống đập để đập lại

Rơm, lá vụn, thân cây gãy được rãi trên đồng sử dụng hệ thống vít tải làm phức tạp kết cấu truyền động, tăng tróc vỡ hạt Để khắc phục nhược điểm này ở một số máy GDLH ở ĐBSCL người ta thay vít xoắn bằng gàu tải

2.6.6 Hệ thống di động

Hệ thống di động được thiết kế riêng cho liên hợp, chỉ làm chức năng di chuyển máy Kết cấu tổng thể gọn và cơ cấu điều khiển có thể bố trí để người lái gần với bộ phận cắt gặt, tiện quan sát khi vận hành máy Hệ thống di động của máy cũng có nhiều loại

- Hệ thống di động bánh hơi

- Hệ thống di động bánh xích

- Hệ thống di động bánh xích, lái chuyển hướng bằng ly hợp chuyển hướng và phanh Các máy GDLH sử dụng bánh hơi làm cho máy GDLH cơ động hơn trong việc di chuyển trên địa bàn, nâng cao được tốc độ làm việc và giảm trọng lượng đáng kể Đối với đất ẩm, ruộng nước, hệ thống di động bằng xích có diện tích tiếp xúc lớn, áp suất riêng của máy trên đất nhỏ, khả năng chống lún và bám tốt Do

đó khả năng di chuyển của máy tốt hơn so với hệ thống di động bánh hơi trên các nền yếu Đặc biệt với vật liệu dãy xích là cao su đã làm giảm trọng lượng của máy đáng kể

Trang 29

Chương 3 NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Máy GDLH Kubota DC 60

3.1.1 Giới thiệu chung về máy GDLH Kubota DC 60

Tại Nhật Bản máy Gặt Đập Liên Hợp của Kubota đã giúp cơ giới hóa việc gặt lúa trên đồng Đây là các quá trình cần nhiều nhân công trong ngành nông nghiệp lúa giúp giảm nhân công và tăng hiệu quả trong công việc Với việc ngành nông nghiệp lúa tại Châu Á đang cơ giới hóa nhanh chóng, Kubota đang áp dụng các công nghệ máy móc dùng cho nông nghiệp lúa được xây dựng tại Nhật Bản để phát triển các giải pháp cho thị trường ngoài Nhật Bản Hiện nay máy GDLH Kubota nhật hiện đang có mặt rất nhiều trên đồng ruộng việt nam với những tính năng vượt trội so với những máy GDLH khác Nhưng vì khi nhập về việt nam thì do địa hình khác, nên máy cũng dần xuất hiện các mặt hạn chế của nó

3.1.2 Sơ đồ chung của máy GDLH Kubota DC 60

1 2

3 4

5

6 7 8

9

Hình 3.1: Sơ đồ cấu tạo chung của máy GDLH Kubota DC 60

1 Guồng gặt sai tâm 2 Băng chuyền nghiêng

3 Cánh dẫn nạp liệu 4 Trống đập

Trang 30

7 Vít tải gié 8 Vít tải lúa

9 Quạt ly tâm 10 Hệ thống xích di động

11 Trục vít gom lúa 12 Dao cắt

13 Mũi rẽ

3.1.3 Nguyên lý làm việc của máy

Khi máy đi vào thảm lúa, mũi rẽ phân định lúa ra, guồng gạt có nhiệm vụ giữ lúa cho dao cắt và hất lúa đã cắt vào trục vít gom lúa Lúa được trục vít tải về phía băng chuyền nhờ các ngón vơ đưa lúa vảo băng chuyền để ép khối lúa có bề dày xác định và đưa vào buồng đập Ở đây hạt lúa được tách ta khỏi bông nhờ trống đập , lọt xuống máng phân ly Trong quá trình rơi từ máng phân ly xuống, hỗn hợp hạt được làm sạch từ quạt, hạt lép và tạp chất nhẹ (bụi, rơm,…) được thổi bay ra ngoài nhưng nhờ phím giũ rơm mà các hạt lúa còn sót lại trong rơm rớt xuống sàng Phần lúa sạch được vít tải ra cửa để đóng bao Phần tạp chất còn lại (gié, rơm vụn) được vít tải lên buồng đập để đập lại

3.1.4 Cấu tạo máy GDLH Kubota DC 60

êm dịu để tránh làm rụng hạt Đồng thời khi gặt thảm lúa đổ nó có thể xốc và dựng cây lúa lên

Trang 31

32 ° 560

Guồng gạt có năm cánh Trên các cánh của nó gắn các tay vơ lúa dạng lược, mà những tay vơ này là các dây thép, một phần bắt chặt với các cánh gạt Guồng gạt sai tâm

là kiểu guồng gạt mà trong một vòng quay của nó, góc độ của các tay vơ trên cánh gạt là không đổi theo từng vị trí

Khi làm việc, việc xác định độ cao và độ nhô về phía trước hay lùi về phía sau của guồng gạt được điều chỉnh theo trạng thái của thảm thực vật Việc điều chỉnh được thực hiện bằng hệ thống thuỷ lực

Trang 32

2000 125

4 5

Hình 3.3: Sơ đồ cấu tạo guồng gạt

1 Tay vơ 2 Cơ cấu sai tâm 3 Puli dẫn động

4 Xi lanh thủy lực 5 Cơ cấu lệch tâm

c Bộ phận cắt

Bộ phận cắt ở máy GĐLH thường sử dụng loại dao cắt có tấm kê Dao cắt ở các máy GĐLH thường là loại dao kín

Dao cắt được đặt trưng bởi 3 thông số chính:

S: bước chạy của dao, tức là khoảng cách giữa hai tâm một dao ở vị trí hết trái và hết phải

t: bước dao, là khoảng cách giữa hai tâm dao kề nhau

Trang 33

t0: bước của răng dao, là khoảng cách tâm răng dao kề nhau

Dao cắt thông thường : S = t = t0 = 76,2 mm Loại này mỗi bước chạy của dao, trục của nó trùng với trục răng dao bên phải và bên trái kế nó

Dao cắt ở máy gặt đập liên hợp được băm chấu, điều đó có nghĩa là việc cắt thân cây lúa “đứt” tốt hơn là cắt “ngọt” Vì thế người ta không dùng loại dao trơn vì nó chóng mòn hơn nhiều so với dao cắt có băm chấu

Truyền động cho dao cắt thường là cơ cấu biên – tay quay

76,2

1905

3

Hình 3.4 : Sơ đồ cấu tạo bộ phận cắt

Trang 34

B C

S=t = to=76.2 t=76.2

5 6 7 8 9 10 11 1''

7'' 8'' 9'' 10'' 11'' 12''

6'' 4'' 3"

2''

1' 2' 3' 4' 5' 6' 7' 8' 9' 10' 11' 12'

Hình 3.6: Quỹ đạo chuyển động của dao cắt

có thể thay đổi được Như thế ở phần sát với bàn gặt, tay vơ có chiều dài là dài nhất (phần thò ra ngoài vỏ trục vít) Còn khi nó ở vị trí về phía băng chuyền nghiêng thì có chiều dài

ở phía ngoài vỏ trục vít là ngắn nhất Điều đó giúp cho nó làm viêc được thuận lợi, vơ sạch lúa đã cắt mà không bị cuốn trở lại

Trang 35

e Băng chuyền nghiêng

Sau khi lúa được trục vít gom lại và được băng chuyền nghiêng chuyền lên cung cấp cho trống đập Quá trình vận chuyển, băng chuyền nén khối lúa lại thành một lớp lúa

có bề dày ổn định, nhờ đó mà nó làm cho lượng cung cấp vào trống đều đặn hơn Băng chuyền có cấu tạo bên trong là có hai dãy xích có gắn các thanh thép V, để kéo khối lúa lên cho trống đập Để tránh lâu ngày xích bị trùng, băng chuyền được trang bị thêm bộ phận căng xích, giúp băng chuyền làm việc tốt hơn Ngoài ra băng chuyền còn bố trí thêm cần nhả cây lúa khi băng chuyền bị nghẹt

Máng trống: thuộc loại máng thanh trống gồm 4 miếng rời

Nắp trống: có các gân xoắn để rơm thoát dễ dàng hơn

Trang 37

Sàng: có 2 lớp, sàng trên là sàng lỗ vẩy cá, còn sàng dưới là sàng lỗ vuông

Hình 3.13: Sơ đồ cấu tạo bộ phận làm sạch

Trang 39

Hình 3.16: Sơ đồ cấu tạo quạt

h Phím giũ gié

Phím giũ gié là các miếng tôn cắt thành răng lược, nghiêng, nhằm xốc vào khối gié để chuyển về phía sau được dễ dàng Chất lượng làm việc của phím phụ thuộc vào thời gian gié nằm trên phím Vì thế ngay phía đầu của phím giũ, người ta bố trí hai màn chắn để gié rơi ngay lên phía đầu của phím giũ mà không bắn ra phía cuối do tốc độ lớn của nó khi đi qua cơ cấu đập

Hình 3.17: Sơ đồ cấu tạo phím giũ gié

i Vít tải thóc

Ngày đăng: 22/07/2018, 02:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Máy thu hoạch cây trồng – Nguyễn Quang Lộc – Trường Đại Học Nông Lâm – năm 2004 Khác
2. Cơ giới hóa sản xuất cây trồng – Nguyễn Quang Lộc - Nhà Xuất Bản Nông nghiệp – năm 1991 Khác
3. Lý thuyết tính toán máy nông nghiệp – Đoàn Văn Điện, Nguyễn Bảng – Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM – năm 1996 Khác
4. Vẽ kỹ thuật cơ khí – Trần Hữu Quế - Nhà Xuất Bản Đại Học và Giáo Dục Chuyên Nghiệp – 1992 Khác
5. Cấu tạo máy nông nghiệp – Phạm Xuân Vượng – Nhà Xuất Bản Đại Học và Trung Học Chuyên Nghiệp – 1979 Khác
6. Nghiên cứu cấu tạo và đánh giá khả năng làm việc của Máy Gặt Đập Liên Hợp GLH-0,2 – Luận văn tốt nghiệp đại học – Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w