1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

“NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỤC VỤ CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ĐẬP LIỄN SƠN, TỈNH VĨNH PHÚC”

164 244 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 3,93 MB

Nội dung

Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả tổng hợp CTTL phục vụ đa mục tiêu Bảng 3.1: Kết quả tính toán lưu lượng yêu cầu tại đầu các kênh cấp II ứng với qR TK.. Mục đích c

Trang 1

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Bản đồ hệ thống tưới thuỷ nông Liễn Sơn - tỉnh Vĩnh Phúc

Hình 1.2: Đập dâng Liễn Sơn

Hình 1.3: Khu nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc

Hình 1.4: Thuỷ lợi phục vụ chăn nuôi

Hình 1.5: Thuỷ lợi cấp nước sinh hoạt

Hình 1.6: Công trình đầu mối đập dâng Liễn Sơn kết hợp cầu giao thông

Hình 1.7: Bờ kênh kết hợp làm đường giao thông

Hình 3.1 Đập dâng Thác Hoa Văn Chấn - Yên Bái bị lũ quét tàn phá

Hình 3 2 Kênh xây ở bị dân đục ra lấy nước

Hình 3.3 Lấn chiếm hành lang kênh mương

Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống tưới Liễn Sơn

Hình 3.5: Quan hệ η∼ω hệ thống kênh cấp II

Hình 3.6: Sơ đồ giữa cống lấy nước 1 cửa và đập tràn

Hình 3.7: Biểu đồ quan hệ (Qc1 ~ hk) cống 1 cửa Liễn Sơn

Hình 3.8 : Sơ đồ giữa cống lấy nước 5 cửa và đập tràn

Hình 3.9: Đồ thị quan hệ (QR c5 R - hR k R) ở hạ lưu cống 5 cửa Liễn Sơn

Hình 3.17 Biểu đồ phối hợp nguồn nước cho nông nghiệp

Hình 3.18 Biểu đồ phối hợp nguồn nước phục vụ đa mục tiêu

Hình 4.1: Kênh mặt cắt hình thang

Hình 4.2 Kênh mặt cắt chữ nhật

Hình 4.3 Kênh mặt cắt hình thang cân có đoạn thẳng b nối tiếp với cung tròn

Hình 4.4 Sơ họa tuyến kênh Phương Trù

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng1.1: Lượng mưa trung bình tháng của hệ thống

Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình của hệ thống thời đoạn

Bảng 1.3: Độ ẩm tương đối của không khí trung bình của hệ thống

Bảng 1.4: Tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều năm của hệ thống

Bảng 1.5: Tốc độ gió trung bình nhiều năm của hệ thống

Bảng 2.1 Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ cấp nước cho công nghiệp

Bảng 2.2 Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ câp nước cho nuôi trồng thủy sản

Bảng 2.3 Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ câp nước sinh hoạt

Bảng 2.4 Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ cho phát triển môi trường

Bảng 2.5 Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ cho phát triển chăn nuôi

Bảng 2.6 Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ phát triển xã hội

Bảng 2.7 Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ tưới, tiêu nước cho cây trồng

Bảng 2.8 Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả tổng hợp CTTL phục vụ đa mục tiêu

Bảng 3.1: Kết quả tính toán lưu lượng yêu cầu tại đầu các kênh cấp II ứng với qR TK

Bảng 3.2: Kết quả tính toán lưu lượng trên kênh chính Tả Ngạn của hệ thống

Bảng 3.3: Kết quả tính quá trình lưu lượng yêu cầu tưới cho ngành trồng trọt (QR yc R~t) thực tế tại đầu mối

Bảng 3.4 Tổng hợp kết quả quá trình yêu cầu cấp nước tưới cho ngành trồng trọt Bảng 3.5 Quá trình yêu cầu nước sinh hoạt

Bảng 3.6 Quá trình yêu cầu cấp nước cho chăn nuôi

Trang 3

Bảng 3.7 Quá trình yêu cầu nước cho phát triển thuỷ sản

Bảng 3.8 Quá trình yêu cầu nước cho phát triển công nghiệp

Bảng 3.9 Tổng hợp yêu cầu nước cho nông nghiệp và các ngành khác ở đầu hệ

thống Liễn Sơn

Bảng 3.10: Mô hình dòng chảy thiết kế trạm Quảng Cư (sông Phó Đáy)

Bảng 3.11: Nhu cầu nước cho dòng chảy môi trường

Bảng 3.12 Kết quả tính quá trình tổng các loại lưu lượng yêu cầu tưới (QR yc R~t) thực tế tại đầu hệ thống Liễn Sơn

Bảng 3.13: Quan hệ (QR c1 R~ hR k R) tại hạ lưu cống 1 cửa Liễn Sơn

Bảng 3.14: Quan hệ (QR c5 R~ hR k R) tại hạ lưu cống 5 cửa Liễn Sơn

Bảng 3.15: Quan hệ (QR c1 R~ HR tc R) tại hạ lưu cống 1 cửa Liễn Sơn

Bảng 3.16: Quan hệ (QR c5 R~ HR tc R) tại hạ lưu cống 5 cửa Liễn Sơn

Bảng 3.17: Quan hệ (QR c R~ HR tc R) tại hạ lưu cống Liễn Sơn

Bảng 3.18: Kết quả tính quan hệ QR TR R~HR TC R

Bảng 3.19: Kết quả tính toán quan hệ QR S R~ QR C R

Bảng 3.20: Kết quả tính toán cân bằng nước HTTL Liễn Sơn để phục vụ Nông

nghiệp

Bảng 3.21: Kết quả tính toán cân bằng nước HTTL Liễn Sơn phục đa mục tiêu

Bảng 4.21: Tổng hợp khối lượng vật liệu bọc lót bê tông và đào đắp kênh Phương Trù

Bảng 4.22: Tính giá thành xây dựng bọc lót bê tông cho 1m kênh Phương Trù

Bảng 4.23: Tính giá thành xây dựng bọc lót bê tông cho cả tuyến kênh Phương Trù

Bảng 4.24: Bảng tính khối lượng xây dựng bọc lót gạch kênh Phương Trù

Bảng 4.25: Bảng tổng hợp khối lượng 1m bọc lót gạch kênh Phương Trù

Bảng 4.26: Bảng tổng hợp khối lượng bọc lót gạch kênh Phương Trù

Bảng 4.27: Tổng hợp khối lượng vật liệu bọc lót gạch và đào đắp kênh Phương Trù

Bảng 4.28: Tính giá thành xây dựng bọc lót gạch cho 1m kênh Phương Trù

Bảng 4.29: Tính giá thành xây dựng bọc lót gạch cho cả tuyến kênh Phương Trù

Bảng 4.30: So sánh kinh phí giữa hai loại vật liệu bọc lót với kênh hình thang

Bảng 4.31: Bảng tính khối lượng xây dựng bọc lót bê tông kênh Phương Trù (mặt

cắt chữ nhật)

Trang 4

Bảng 4.32: Bảng tổng hợp khối lượng 1m bọc lót bê tông kênh Phương Trù

Bảng 4.33: Bảng tổng hợp khối lượng bọc lót bê tông kênh Phương Trù

Bảng 4.34: Tổng hợp khối lượng vật liệu bọc lót bê tông và đào đắp kênh Phương Trù (mặt cắt chữ nhật)

Bảng 4.35: Tính giá thành xây dựng bọc lót bê tông cho 1m kênh Phương Trù (mặt cắt chữ nhật)

Bảng 4.36: Tính giá thành xây dựng bọc lót bê tông cho cả tuyến kênh Phương Trù (mặt cắt chữ nhật)

Bảng 4.37: Bảng tính khối lượng xây dựng bọc lót gạch kênh Phương Trù (mặt cắt chữ nhật)

Bảng 4.38: Bảng tổng hợp khối lượng 1m bọc lót gạch kênh Phương Trù

Bảng 4.39: Bảng tổng hợp khối lượng bọc lót gạch kênh Phương Trù

Bảng 4.40: Tổng khối lượng vật liệu và đào đắp

Bảng 4.41: Tính giá thành xây dựng cho 1m xây gạch kênh Phương Trù

Bảng 4.42: Tính giá thành xây dựng cho cả tuyến kênh Phương Trù, xây gạch Bảng 4.43: So sánh kinh phí giữa giữa hai loại vật liệu bọc lót với kênh hình chữ nhật Bảng 4.44: So sánh khối lượng giữa PA1 và PA2 với cùng một vật liệu bọc lót bê tông Bảng 4.45: So sánh khối lượng giữa PA1 và PA2 với cùng một vật liệu bọc lót gạch

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Các hệ thống thủy lợi ở các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nước ta có công trình đầu mối chủ yếu là các hồ chứa nhỏ, đập dâng và nhiều phai đập nhỏ

Các công trình thủy lợi tập trung chủ yếu vào việc phục vụ tưới, tiêu cho các loại cây trồng và được xây dựng khi mà điều kiện kinh tế còn khó khăn, nền kinh tế lúc bấy giờ Nông nghiệp là chính nên tiêu chuẩn tưới, tiêu thấp

Các công trình đã được xây dựng (hầu hết là công trình loại nhỏ và vừa) đã phát huy hiệu quả rất kém, thường chỉ đạt 50%-60% năng lực thiết kế

Để tăng cường hiệu quả đầu tư, hiệu quả quản lý và khai thác hệ thống các công trình thủy lợi, cần thực hiên đề tài nghiên cứu“NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỤC

VỤ CỦA CÔNG TRÌNH THỦY LỢI ĐẬP LIỄN SƠN, TỈNH VĨNH PHÚC”

2 Mục đích của đề tài

Đánh giá hiệu quả tổng hợp phục vụ cấp nước cho các ngành của hệ thống;

Đề xuất giải pháp hợp lý, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả tổng hợp công trình thủy lợi “HỆ THỐNG THỦY LỢI ĐẬP DÂNG LIỄN SƠN, VĨNH PHÚC”;

Xác định và thiết kế giải pháp chống tổn thất nước trên kênh mương

3 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

3.1 Cách tiếp cận:

- Tiếp cận kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu trong nước, quốc tế;

- Tiếp cận nắm vững tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất nông nghiệp của vùng yêu cầu công trình thủy lợi phục vụ cấp nước;

- Tiếp cận, khảo sát thực trạng hiệu quả cấp nước của CTTL ĐẬP DÂNG LIỄN SƠN, TỈNH VĨNH PHÚC cho phát triển các ngành, những bất cập, khó khăn, giải pháp khắc phục

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu tổng quan các tài liệu quốc tế, trong nước;

- Nghiên cứu các kết quả có liên quan đến đề tài, từ đó rút ra các vấn đề tham khảo có thể áp dụng cho đề tài;

- Khảo sát thực tế tại CTTL ĐẬP DÂNG LIỄN SƠN, TỈNH VĨNH PHÚC;

Trang 6

- Sử lý tài liệu, phân tích đánh giá hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của CTTL;

- Nghiên cứu nội nghiệp: Tổng hợp, phân tích các tài liệu đã điều tra, thu thập được, phân tích và đánh giá kết quả để đề xuất giải pháp phù hợp.

3.3 Kết quả dự kiến đạt được:

- Đánh giá hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của CTTLhệ thống đập Liễn Sơn;

- Các giải pháp công trình và phi công trình để nâng cao hiệu quả khai thác CTTL;

- Lựa chọn và thiết kế giải pháp chống tổn thất nước trên kênh mương

Trang 7

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan các hệ thống thủy lợi đập dâng phục vụ đa mục tiêu

1.1.1 Trên thế giới

Các kết quả nghiên cứu điển hình do Viện nghiên cứu Quản lý nước quốc tế IWMI thực hiện tại nước Srilanca và các kết quả khảo sát nghiên cứu tại các nước châu

Á, châu Phi, cho thấy vai trò phục vụ đa mục tiêu của các HTTL gồm các lĩnh vực sau:

Hệ thống thủy lợi cung cấp nước sinh hoạt

Hệ thống thủy lợi cung cấp nước cho nuôi trồng thuỷ sản và thủy cầm

Hệ thống thủy lợi kết hợp tưới và chăn nuôi

Hệ thông thủy lợi kết hợp cung cấp nước cho tiểu công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn

Hệ thông thủy lợi kết hợp cung cấp nước cho thủy điện và giao thông thủy Các công trình thủy lợi phòng chống úng ngập, lũ lụt

Hệ thống thủy lợi tác động đến chu trình thủy văn và môi trường

HTTL bổ xung nguồn nước ngầm

Tác dụng làm sạch nước của các hệ thống thủy lợi

Bảo tồn đa dạng sinh học nhờ các HTTL

Hệ thống thủy lợi bảo vệ môi trường, cải thiện tiểu khí hậu

Hệ thống thủy lợi tác động tích cực đến sự phát triển văn hóa, xã hội

1.1.2 Tại miền núi trung du phía Bắc Việt Nam

* Tóm tắt hiệu quả các CTTL phục vụ đa mục tiêu trên vùng Trung du, đồi núi phía Bắc:

Các công trình thuỷ lợi tại các tỉnh được khảo sát đã và đang thực hiện được nhiệm vụ chủ yếu là tưới, tiêu nước cho cây trồng, còn kết hợp phục vụ đa mục tiêu

để cấp nước, thoát nước cho các ngành chăn nuôi, sinh hoạt, công nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp và phát điện như:

1/ Hệ thống công trình thủy lợi có tác động rất lớn, thực hiện được vai trò biện pháp hàng đầu phát triển ngành trồng trọt, nhờ có công trình thuỷ lợi đã làm tăng đáng kể năng suất, tăng vụ, góp phần phát triển đa dạng hóa sản xuất và tăng sản lượng cây trồng, vật nuôi Nhìn chung nhờ các công trình thủy lợi mà hệ số

Trang 8

quay vòng ruộng đất nâng từ 2 lên 2,5 lần, năng suất lúa được tăng lên: Vụ chiêm xuân đạt 5,03÷6 tấn/ha, vụ mùa đạt 4÷5 tấn/ha và ngô đông đạt 5÷6 tấn/ha, khoai tây 11÷14 tấn/ha, đậu tương từ 5,4÷13 tạ/ha, chè tăng từ 29÷41 tạ/ha

2/ Hệ thống thủy nông còn là môi trường, là nguồn cung cấp nước và tiêu thoát nước cho ngành chăn nuôi làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm

3/ Tuy nhiên hiệu quả cấp nước tưới tiêu nước chưa cao, còn thấp hơn nhiệm

vụ – năng lực thiết kế đặt ra như ở tỉnh Lào Cai, vụ mùa đảm bảo từ 70-73% diện tích, vụ Đông – Xuân 80-85% so với năng lực thiết kế; tỉnh Hà Giang, tổng diện tích lúa được tưới cả năm đạt 69,1%; tỉnh Tuyên Quang diện tích CTTL đảm bảo tưới 75% DTTK; tại Vĩnh Phúc đạt 80-85%; Lạng Sơn đạt 75%; Cao Bằng đạt 70%; Bắc Giang đạt 70% và Thái Nguyên đạt 65-70% DTTK Trung bình toàn vùng các CTTL mới đảm bảo 70% - 75% năng lực thiết kế theo nhiệm vụ

4/ Thuỷ lợi phục vụ phát triển thuỷ sản: Các công trình thuỷ lợi tại các tỉnh nêu trên đã phục vụ tích cực, có hiệu quả cấp thoát nước cho nuôi trồng thuỷ sản, còn tiêu thoát nước từ các khu nuôi trồng thủy sản ra hệ thống tiêu hoặc dùng nước thải thủy sản để tưới ruộng, nuôi trồng thủy sản đã được kết hợp tại hầu hết các hồ chứa thủy lợi với quy mô, mức độ khác nhau, kênh mương của các HTTL còn là nguồn cung cấp nước cho nhiều ao, hồ nhỏ nuôi trồng thủy sản của dân cư

5/ Công trình thuỷ lợi phục vụ phát triển lâm nghiệp: Các công trình thuỷ lợi của các tỉnh còn cấp nước , giữ ẩm cho các vườn ươm cây , cho các khu trồng rừng nhất là cây rừng gần quanh các hồ, còn cấp nước cho các bể chưa nước để dập lửa khi xảy ra cháy rừng

6/ Thuỷ lợi góp phần cấp nước sử dụng cho các ngành công nghiệp, dịch vụ Nhìn chung nền công nghiệp của các tỉnh chưa phát triển do đó tác động của công trình thuỷ lợi đến cấp nước cho công nghiệp của tỉnh còn bị hạn chế Các CTTL ở đây chủ yếu cấp nước cho việc sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, cho các cơ sở sản xuất gạch ngói, khai thác khoáng sản, chế biến nông sản và thực phẩm, các dịch

vụ xây dựng cơ sở hạ tâng và còn tiêu thoát nước cho các nhà máy, xí nghiệp và cơ

sở hạ tầng của tỉnh Nhiều nhà máy, xí nghiệp công nghiệp đã xả nước thải (chưa xử

lý hay xử lý kém) ra kênh mương thủy lợi để tiêu thoát, gây ô nhiễm

Trang 9

7/ Hệ thống thuỷ lợi phục vụ phát triển du lịch: Tại các tỉnh trên thuộc miền núi dân cư thưa thớt, kinh tế – xã hội chưa phát triển, giao thông chưa phát triển, lại

do phần lớn các hệ thống CTTL còn nhỏ, lẻ lại phân tán và nằm xa khu dân cư tập trung nên các ngành như du lịch , dịch vụ chưa có điều kiện phát triển Các công trình thuỷ lợi có nhiều tiềm năng nên ngày càng được tận sử dụng nhiêu cho phát triển du lịch như một số đập dâng được sử dụng cho du lịch: Thác Huống–Thái Nguyên, Cầu Sơn-Bắc Giang

8/ Hệ thống thuỷ lợi phục vụ phát triển ngành thủy điện: Do hệ thống lưới điện quốc gia đã và đang phát triển mạnh nên toàn bộ người dân tại các thị trấn, thị

xã và thị tứ đều được sử dụng lưới điện quốc gia Chỉ có một số nơi mạng lưới điện quốc gia chưa kéo đến được thì người dân các thôn bản mới sử dụng các dốc nước trong kênh để đặt các trạm thuỷ điện nhỏ như hệ thống Đập dâng 19 tháng 5, Nghĩa

lộ, Yên Bái…

9/ Thuỷ lợi phục vụ cấp thoát nước cho các nhu cầu sinh hoạt: Hệ thống thuỷ lợi ( kênh mương, đập dâng… ) có tác dụng cung cấp làm dâng mực nước ngầm trong các giếng cấp nước sinh hoạt của người dân Với những hộ dân sống ven các đập dâng lớn, nhỏ, người dân cũng đã sử dụng trực tiếp nguồn nước đập dâng cho sinh hoạt và chăn nuôi Ngoài ra người ở một số nơi dân cư còn lấy trực tiếp nước

từ kênh mương lên để sinh hoạt, tắm rửa

10/ Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho việc tiêu thoát nước và phòng chống lũ:

Hệ thống thuỷ lợi ngoài việc phục vụ việc tiêu thoát nước cho nông nghiệp còn làm nhiệm vụ tiêu thoát nước cho các cơ sở hạ tầng như khu dân cư, đường xá, các khu công nghiệp Các HTTL vùng đồi núi đã kết hợp phục vụ tốt cho việc tiêu thoát nước phòng chống lũ, lụt

11/ Tác động của công trình thuỷ lợi đến môi trường sinh thái:

- Tác động của công trình thuỷ lợi đến môi trường nước: Nhờ có các CTTL, nên lượng nước mặt và nước ngầm trong vùng vào mùa khô đã tăng lên và điều hòa dòng chảy giữa mùa lũ và mùa khô cạn

Trang 10

- Tác động đến môi trường đất: Tất cả các CTTL không những không gây xói mòn đất, mà còn giúp tăng độ phì nhiêu của đất Vào mùa mưa, nước mang phù

sa từ các sông vào ruộng làm tăng độ màu mỡ của đất

- Tác động đến tiểu khí hậu khu vực: Nhìn chung có tác động tốt, nhất là các khu vực quanh các đập dâng, như hạ thấp nhiệt độ mùa hè nóng bức, làm ấm áp trong mùa đông,

- Tác động đến cấp nước sinh hoạt , vệ sinh nông thôn : Các CTTL có tác động tích cực đến cấp thoát nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn

1.2 Tổng quan tình hình chung CTTL hệ thống đập Liễn Sơn

1.2.1 Đặc điểm tự nhiên

Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở đỉnh tam giác đồng bằng Bắc Bộ châu Thổ sông Hồng Gồm 9 đơn vị hành chính bao gồm 7 huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên, Sông Lô, Tam Đảo, 1 thị xã: Phúc Yên, 1 thành phố: Vĩnh Yên

Tổng diện tích là: 1.231,76 kmP

2 P Diện tích canh tác là : 665,15 kmP

2 P Diện tích đất trồng lúa và màu: 566,61 kmP

2 P

1.2.1.1 Vị trí địa lý:

Hệ thống thủy nông Liễn Sơn thuộc địa giới hành chính của các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Thành Phố Vĩnh Yên Phía bắc và Đông bắc giáp các đồi núi Tam Đảo, phía tây giáp Sông Lô, phía Nam giáp Sông Hồng, phía đông tưới cho một phần của huyện Mê Linh giáp Hà Nội

Trang 11

Hình 1.1: Bản đồ hệ thống tưới thuỷ nông Liễn Sơn - tỉnh Vĩnh Phúc

1.2.1.2 Đặc điểm địa hình khu vực:

Địa hình của tỉnh Vĩnh Phúc có 2 hình thể chính:

+Địa hình đồi núi: Khu vực địa hình đồi núi phía Bắc và Đông Bắc Bao gồm phần đồi núi trải dài hình thành vòng cung từ núi Sáng Sơn (Lập Thạch) chạy và nối vào dãy núi Tam Đảo kéo dài tới các xã Ngọc Thanh (huyện Mê Linh) tiếp cận với dãy núi thuộc huyện Sóc Sơn (Hà Nội) có cao độ bình quân từ +300 ÷+700, đỉnh núi cao nhất là 1.592 m (đỉnh Thiên Trù – Tam Đảo), nhìn chung địa hình có xu thế dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam

+Vùng đồng bằng: Trải dài từ chân núi Tam đảo, có độ cao bình quân từ +15

÷+18 thấp dần về vùng Vĩnh Tường, Yên Lạc, Vĩnh Yên, Bình Xuyên, cao độ bình quân +10 ÷+12 xen lẫn với vùng trũng có cao độ bình quân từ +6÷+8, cá biệt có những nơi thấp hơn có cao độ từ +2,5÷+3,5

Trang 12

1.2.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng:

* Vùng đồi núi: Chủ yếu là đất bồi tụ sườn đồi trên nền đá sa thạch, diệp thạch, các loại đất này thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, lâm nghiệp, công nghiệp

* Vùng đồng bằng: Chủ yếu là đất phù sa và đất bạc màu bao gồm:

+Đất thịt, đất cát pha: Có độ PH từ 6-7 phân bố chủ yếu ở các ven sông Hồng, sông Lô và sông Phó Đáy

+Đất bạc màu bao gồm các loại đất pha cát, đất thịt nhẹ, đất nghèo dinh dưỡng có độ PH từ 5,4-5,8, tầng đất canh tác từ 0,1-0,3m thường phân bố ở các vùng có cao độ từ +10÷+13 thuộc các huyện Tam Dương, Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Yên Lạc

1.2.1.4 Đặc điểm khí hậu :

a Mưa:

Bảng1.1: Lượng mưa trung bình tháng của hệ thống

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

X

(mm) 21,8 23,7 56,1 74 165,8 245 263 259,2 138 120,4 52 20,1 1439

b Nhiệt độ:

Bảng 1.2: Nhiệt độ không khí trung bình của hệ thống thời đoạn

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm P

o

P

C 18,0 17,3 21,4 25,3 27,1 27,7 28,7 28,8 28,0 25,3 21,5 18,6 24,0

c Độ ẩm:

Bảng 1.3: Độ ẩm tương đối của không khí trung bình của hệ thống

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

Độ

ẩm(%) 82 84 86 85 83 84 83 84 81 82 80 79 83

d Bốc hơi:

Bảng 1.4: Tổng lượng bốc hơi trung bình nhiều năm của hệ thống

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Wbh

(mm) 22,3 23,1 17,6 19,5 26,1 29,8 28,2 24,7 27,8 33,3 28,8 28,8 310

e Gió:

Bảng 1.5: Tốc độ gió trung bình nhiều năm của hệ thống

Tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm

V

(m/s) 1,9 2,0 2,0 1,8 2,0 1,9 2,3 1,4 1,3 1,5 1,4 1,4 1,7

Trang 13

1.2.1.5: Đặc điểm thuỷ văn, nguồn nước

Công trình thủy lợi đập dâng Liễn Sơn có hệ thống sông ngòi khá phong phú thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, có thể phân thành 2 nhóm sông chính như sau:

* Nhóm sông lớn: Sông Hồng, Sông Lô, Sông Phó Đáy

* Sông nội địa: Sông Phan, Sông Cà Lồ

1.2.2 Tình hình dân sinh kinh tế – xã hội:

1.2.2.1 Tình hình dân sinh:

a) Dân số trong hệ thống CTTL Liễn Sơn: Dân số tính đến năm 2009 là 592.987 người

b) Tỷ lệ tăng dân số bình quân là: 1,01%

c) Mật độ dân số bình quân: 815 người/kmP

2

1.2.2.2 Phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và thuỷ lợi trong vùng:

-Về kinh tế: Đang từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, đưa giống lúa ngắn ngày có năng suất cao vào nông nghiệp, khai thác triệt để tiềm năng sẵn có của đất đai, xây dựng cơ cấu sản xuất phù hợp cho từng vùng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế Phấn đấu đạt các chỉ tiêu sau:

+Vụ chiêm năng suất đạt 5,1 tấn/ha

+ Vụ mùa năng suất đạt 4,8 tấn/ha

+ Vụ đông năng suất đạt 4,1 tấn/ha

+Hệ số quay vòng sử dụng đất 2,05 ÷ 2,3 lần

-Về thuỷ lợi: Ngày càng hoàn thiện các hệ thống thuỷ lợi như kiên cố hoá kênh mương nhằm tạo điều kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm diện tích đất trồng, tiết kiệm năng lượng điện

1.3.1.1 7THiện trạng công trình đầu mối tưới:

Đập dâng Liễn Sơn: Công trình được xây dựng từ năm 1914 đến năm 1923

cơ bản hoàn thành và đưa vào sử dụng khai thác tưới năm 1924 với diện tích tưới thiết kế là 17.000 ha Đập này có chiều cao là 5,16 m, chiều dài là 150m, cao trình đỉnh đập là +16,65 m và cao trình chân đập là 11,49 m Mặt đập rộng 1,9 m, ba cửa

xả cát hình chữ nhật có kích thước (1,1 × 1,65)m Cống lấy nước vào kênh chính tả

Trang 14

ngạn: gồm 5 cửa kiểu vòm, kích thước mỗi cửa là (1,3×2,3) m, cao trình đáy ở thượng lưu cống là +13,6 m, cao trình mực nước thiết kế thượng lưu là +16,65 m, lưu lượng thiết kế là 17 mP

3 P/s Cống lấy nước vào kênh chính hữu ngạn chỉ có một cửa

có kích thước là (0,9×1,5) m, với lưu lượng thiết kế Q = 1,5 mP

3 P

/s

Hình 1.2: Đập dâng Liễn Sơn

Sau khi xây dựng 2 trạm bơm Đại Định, Bạch Hạch thì diện tích phục vụ tưới cho hệ thống là 23.000ha, 2 trạm bơm này tiếp nước vào hệ thống Thủy lợi Liễn Sơn trong mùa khô hạn vào kênh N6A và N6B

7T

1.3.1.2 7THiện trạng hệ thống kênh mương:

Bao gồm 91 km kênh chính (kênh chính hữu ngạn, tả ngạn, 6A và 6B) 117

km kênh nhánh loại 2 (49 kênh tưới cho 2 cơ sở chở lên) và 397 kênh loại 3

7T

1.3.1.3 7THiện trạng tưới tiêu trong vùng:

7T

1.3.1.3.1 7TKết quả phục vụ tưới tiêu:

Theo báo cáo tổng kết năm 2009 của Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Liễn Sơn thực hiện nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp 7 huyện, thị, thành trên địa bàn tỉnh và cấp nước cho khu vực phường Bạch Hạc thành phố Việt Trì Phú Thọ và vùng Mê Linh – Hà Nội, Kết quả đạt tổng diện tích phục vụ cả năm là: 59.113 ha = 101,5% KH = 102,5% cùng kỳ năm 2008:

+ Phục vụ tưới, tiêu cho diện tích sản xuất trồng trọt: 57.870 ha

Vụ chiêm: 21.876 ha, Vụ mùa: 19.364 ha, Vụ đông (Ước): 16.630 ha

+ Phục vụ nuôi trồng thủy sản: 1.243 ha

7T

1.3.1.3.2.7TKết quả hợp đồng tưới tiêu:

Trang 15

Diện tích hợp đồng tưới tiêu cả năm: 54.901 ha/ 59.113 ha = 93% diện tích phục vụ = 103% KH = 101,3% so cùng kỳ 2008

+ Hợp đồng tưới tiêu sản xuất trồng trọt: 54.160,5 ha

- Vụ chiêm: 20.647 ha/21.876 ha = 94,4% diện tích phục vụ = 100,4% KH

- Vụ mùa: 18.372ha/19.364 ha = 94,8% diện tích phục vụ = 98% KH

- Vụ đông: 15.141,6ha/16.630 ha = 100% diện tích phục vụ = 100% KH

+ Hợp đồng tưới tiêu nuôi trồng thủy sản: 740,4ha = 60% diện tích phục vụ

Kênh và công trình trên kênh chính, kênh cấp 2, và một số trạm bơm nội đồng lớn do các xí nghiệp thuỷ nông trực thuộc quản lý còn hệ thống kênh cấp 3 đến mặt ruộng do các hợp tác xã quản lý

7T

1.3.1.5 7TPhương hướng nâng cao hiệu quả Quản lý khai thác hệ thống

a) Về phần kênh:

- Tiếp tục đẩy mạnh Kiên cố hóa từng bước và toàn bộ Hệ thống kênh mương

- Tôn cao và tăng cường toàn bộ hệ thống bờ kênh theo mức thiết kế để chống nước tràn và thẩm lậu

- Nạo vét toàn bộ lòng kênh để chỉnh lý lại độ dốc theo thiết kế và đảm bảo tốc độ chảy và hoàn thiện lại tiết diện kênh theo thiết kế để duy trì độ sâu và mực nước của từng khu vực điều hoà

b) Về công trình:

Trang 16

- Củng cố đập tràn Liễn Sơn, nghiên cứu biện pháp chống xói lở hạ lưu đập tràn và hạ lưu cống 5 cửa, âu thuyền Liễn Sơn

- Làm lại hai nhịp cầu trên đập Liễn Sơn để bảo đảm giao thông bộ từ Vĩnh Yên đi Quảng Cư và Tuyên Quang

- Đại tu những công trình vòm ngầm qua đáy kênh và cống luồn Vũ Di

- Xây lại hệ thống cống ngầm qua đáy kênh số lượng dưới 40 chiếc

- Tiếp tục điều chỉnh dần từng khu vực, từng kênh độ cao của hệ thống cống chân rết thật sát với tình hình ruộng đất của từng mương để tránh tình trạng có nơi nước thừa có nơi nước vẫn thiếu

- Xây lại kè đá các thượng lưu đập điều hoà cống lấy nước mố cầu bê tông và các âu thuyền

- Ngoài các công tác kể trên, hàng năm còn phải nạo vét kênh mương, nạo vét bùn xả bồi ở các cửa cống lấy nước (cống Lập Thạch ở hữu ngạn và cống 5 cửa

ở tả ngạn) và các đập điều hoà Đạo Tú, Hướng Lại và An Cát

1.4 Yêu cầu nâng cao hiệu quả phục vụ và các vấn đề giải quyết của luận văn

Các vấn đề cần giải quyết của luận văn:

- Nhìn chung CTTL Hệ thống thuỷ nông Liễn Sơn đã phát huy hiệu quả tưới

nước cho cây trồng còn phục vụ các ngành khác nhưng song hiệu quả còn hạn chế cần có những nghiên cứu đánh giá sâu về hiệu quả phục vụ cho từng ngành, xác định mức độ hiệu quả đạt được đối với từng ngành cụ thể

- Nhận ra được những nguyên nhân làm giảm hiệu quả phục vụ

- Từ đó đưa ra những kiến nghị có tính khả thi để từng bước nâng cao hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của công trình trong đó

- Đi sâu nghiên cứu các giải pháp Kiên cố Kênh mương, chống tổn thất nước trên kênh tưới

- Đó là vấn đề lớn mà đề tài cần đi sâu giải quyết của luận văn

Trang 17

Chương 2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG THỦY LỢI ĐẬP DÂNG CẤP NƯỚC

PHỤC VỤ ĐA MỤC TIÊU 2.1 Kết quả khảo sát Công trình đập dâng Liễn Sơn phục vụ đa mục tiêu

2.1 1 Phương pháp điều tra thu thập tài liệu

- Thu thập, điều tra các tài liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế, hiện

trạng thủy lợi và định hướng phát triển kinh tế - xã hội thuộc vùng nghiên cứu

- Phân tích đánh giá và tổng hợp hiệu quả CTTL phục vụ đa mục tiêu (bao gồm phục vụ cho cấp thoát nước nông nghiệp, cấp thoát nước công nghiệp, cấp thoát nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, phòng chống lũ lụt và giảm nhẹ thiên tai;

du lịch và dịch vụ; giao thông; bảo vệ môi trường )

- Thực hiện điều tra theo các phiếu điều tra CTTL phục vu đa mục tiêu cho 9 nhóm chỉ tiêu (bao gồm CTTL phục vụ tưới tiêu nước cho cây trồng, cấp nước cho chăn nuôi gia súc, gia cầm, cấp thoát nước công nghiệp, cấp thoát nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản; du lịch và dịch vụ; giao thông; Bảo vệ môi trường ) tại 6 huyện, thành phố vùng hưởng lợi: Huyện Lập Thạch, Tam Dương, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Thành Phố Vĩnh Yên

2.1.2 H iệu quả phục vụ đa mục tiêu của hệ thống CTTL đập dâng Liễn Sơn

a Hiệu quả phục vụ tưới cho cây trồng

- Hiện nay hệ thống CTTL đập dâng Liễn Sơn đảm bảo tưới, tiêu cho 57.870ha diện tích đất canh tác nông nghiệp, trong đó diện tích lúa 2 vụ là 41.240ha, diện tích cây trồng rau màu khoảng 16.630 ha, góp phần vào sự phát triển nông nghiệp của địa phương trong vùng hưởng lợi

- Trong những năm gần đây năng suất lúa đạt 5,35 tấn/ha, năng suất ngô đạt 3,72tấn/ha

b Về cấp nước cho thuỷ sản:

- Hệ thống thuỷ lợi đập dâng Liễn Sơn đảm bảo cấp nước cho gần 1.243 ha diện tích mặt nước ao nuôi trồng thủy sản ở dọc hệ thống kênh mương, năng suất nuôi trồng thuỷ sản bình quân đạt 5tấn/ha

- Loại thuỷ sản nuôi trồng chủ yếu trong các ao hồ nhỏ dọc hệ thống kênh mương là cá trắm, cá trôi, cá mè, cá chép, cá rô phi, cá trê phi, cá chim,…

Trang 18

- Độ sâu nước ao trung bình là 2m, diện tích mặt nước ao từ 300mP P đến 500mP

2

P

, nuôi 2vụ/năm, năng suất trung bình những năm gần đây là 1,5 tấn/ha/năm,

chất lượng thuỷ sản được đánh giá tốt

Hình 1.3 : Khu nuôi trồng thuỷ sản tại huyện Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc

c Hiệu quả phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm

Hầu hết các tuyến kênh đều có khả năng cấp nước cho chăn nuôi gia súc gia cầm Trên hệ thống kênh tưới thì cung cấp nước cho chăn nuôi dưới hình thức là gia súc uống nước và tắm trên kênh, lấy nước từ hệ thống thuỷ lợi để phục vụ chăn nuôi trâu bò, lợn, gà, vịt, ngan Gia súc gia cầm hiện chỉ nuôi với quy mô nhỏ, chủ yếu

do các hộ gia đình chăn nuôi đơn lẻ

- Tổng số lợn được nuôi trong phạm vi hệ thống có thể cấp nước là 266.960 con, sản lượng chăn nuôi đạt gần 29.691 tấn/năm Cần được tiến hành song song với việc mở rộng chăn nuôi để bảo vệ môi trường

- Tổng số trâu bò được nuôi trong phạm vi hệ thống có thể cấp nước là 83.045con, trong đó có 13.050 con trâu và 69.995 con bò được nuôi với quy mô hộ gia đình

- Tổng số gà được nuôi trong phạm vi hệ thống có thể cấp nước là 2.995.000con, sản lượng chăn nuôi đạt gần 8.360,3 tấn/năm

- Tổng số vịt, ngan và ngỗng được nuôi trong phạm vi hệ thống có thể cấp nước là 520.000 con, sản lượng chăn nuôi đạt gần 1.393,4 tấn/năm Năng suất trung bình 2,5 kg/con

Trang 19

Hình 1.4: Thuỷ lợi phục vụ chăn nuôi Hình 1.5: Thuỷ lợi cấp nước sinh hoạt

d Hiệu quả cấp nước sinh hoạt

- Việc cung cấp nước sinh hoạt thông qua các hình thức sau: làm dâng cao mực nước ngầm, tạo nguồn cho các giếng nước sinh hoạt; một số hộ dân sống gần đập dâng còn dùng máy bơm để lấy nước trực tiếp từ đập dâng; nhiều hộ dân sống ven kênh còn tắm rửa giặt giũ trên kênh tưới

- Ngoài ra khi có mưa lớn thì một số kênh mương cũng góp phần đáng kể trong việc tiêu thoát nước cho cây trồng, thuỷ sản và dân cư

- Ước tính tỷ lệ dân số sử dụng nước mặt: 5 % từ hệ thống CTTL đập dâng Liễn Sơn; nước ngầm: 35%; Nước từ HTTN: 5%; nước mưa: 5%; từ hệ thống cấp nước sạch: 50%

- Biện pháp lấy nước trên kênh mương: đào giếng gần ven kênh mương và sử dụng trực tiếp nước trên kênh; gánh nước từ kênh mương (5÷10)m Dẫn nước từ kênh mương về gia đình khoảng cánh trung bình 50m

e Công trình thuỷ lợi phục vụ giao thông bộ

Các công trình trên tuyến kênh chính: Kênh chính tả Ngạn, kênh hữu ngạn, kênh 6A, kênh 6B…của hệ thống CTTL đập dâng Liễn Sơn, cầu qua kênh và qua đập dâng phục vụ cho việc đi lại cho nhân dân trong vùng, bề rộng đường khoảng (4÷6)m là điều kiện thuận lợi cho việc thu hoạch và tiêu thụ sản phẩm cho người dân Góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn

Trang 20

Hình 1.6: Công trình đầu mối đập dâng Liễn

Sơn kết hợp cầu giao thông

Hình 1.7: Bờ kênh kết hợp làm đường

giao thông

f Công trình thuỷ lợi phục vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp

Trên các tuyến kênh chính có một doanh nghiệp sản suất gạch gói lung lấy nước trực tiếp từ kênh chính để trộn nhào đất để sản xuất gạch mộc Ngoài ra có

một số hộ gia đình cũng sử dụng nước kênh mương để làm dịch vụ rửa xe

g Hệ thống thuỷ lợi góp phần cải thiện môi trường sinh thái

- Hệ thống thuỷ lợi đập dâng Liễn Sơn có tác dụng điều hoà không khí trong khu vực, làm dâng cao mực nước ngầm, tạo độ ẩm thích hợp để các loài thực vật sinh trưởng, đa dạng hoá loài thực vật; góp phần cải tạo đất, chống sa mạc hoá, chống xói mòn đất dốc, tăng thời vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm gieo trồng

- Có tác dụng rất lớn đến vệ sinh môi trường nông thôn và thành thị, chống hạn vào mùa khô và phòng chống lũ vào mùa mưa, tiêu thoát nước cho nông nghiệp

và khu dân cư, tạo dòng chảy sinh thái ổn định

h Về phát triển xã hội

- Hệ thống thuỷ lợi đập dâng Liễn Sơn có vai trò rất lớn trong việc nâng cao trình

độ khoa học kỹ thuật cho người dân vùng hưởng lợi, bởi khi được chủ động về nguồn nước thì người dân có điều kiện áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản suất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, tạo thêm việc làm

cho người dân trong vùng, đảm bảo an ninh lương thực

2.2 Lựa chọn các hệ chỉ tiêu Công trình đập dâng Liễn Sơn phục vụ đa mục tiêu

* Cơ sở, yêu cầu lựa chọn

Trang 21

Lựa chọn trên cơ sở các chỉ tiêu đã được xây dựng, các chỉ tiêu được lựa chọn phải có tính khả thi cao, dễ áp dụng để tính toán, phù hợp với điều kiện thực tế của CTTL đang được nghiên cứu đánh giá Trên cơ sở và yêu cầu trên, ta lựa chọn được các hệ chỉ tiêu dưới đây:

2.2.1 Hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả CTTL phục vụ phát triển công nghiệp

2.2.1.1 Cấp nước cho Công ty, xí nghiệp công nghiệp

1 Lượng nước cấp cho sản xuất công nghiệp

1 1

3

10

.1,

W

spcn n

i

ni spi

WR sxcn R: Lượng nước cấp cho công nghiệp, tiểu công nghiệp (mP

3 P)

nR spcn R: Số lượng (khối lượng) các loại sản phẩm dùng nước

NR spi R: Số lượng (khối lượng) sản phẩm thứ i

WR ni R: Lượng nước tiêu hao cho đơn vị sản phẩm thứ i (lít/1đvsp)

1,1: Hệ số tổn thất nước

KR 1 R: Hệ số sử dụng nước không điều hoà khu SX, KR 1 R = 2,0 ÷ 2,5

2 Lượng nước cấp cho khu làm việc của Công ty, xí nghiệp

WR lvcn R = MR max R.SR 1 R.T.KR dh R.10P

-3 P (mP

3 P) (1.2)

WR lvcn R: Lượng nước cấp cho khu làm việc (mP

3 P)

MR max R: Số người làm việc lớn nhất trong ngày (người/ngày)

SR l R: Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt ở khu làm việc, = 20 -25 lit/người/ngày

KR dh R: Hệ số sử dụng nước không điều hoà khu làm việc KR dh R = 1,8 ÷ 2,0

3 Tổng lượng nước cấp cho Công ty, xí nghiệp

WR cn R = WR sxcn R + WR lvcn

3 dh 1 max 1

n

1 i

in in 3

cn 1,1.10 N W K M S.T.K 10W

WR cn R: Tổng lượng nước cấp cho công ty, xí nghiệp

4.Thủy lợi phí thu được từ cấp nước công nghiệp

GR cnct R = WR cn R.GR cnt R (đồng) (1.4)

GR cn R: Lệ phí thu được từ cấp nước công nghiệp (đồng)

GR cnt R: Lệ phí cấp nước thô cho sản xuất (đồng/mP

3 P)

Trang 22

WR cn R: Tổng lượng nước cấp nước cho công ty, xí nghiệp sản xuất (mP P)

2.2.2 Hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả CTTL cấp nước cho thủy sản

2.2.2.1 Nuôi trồng thuỷ sản tại các ao lấy nước từ kênh mương

1 Tổng lượng nước cấp cho các ao trong vụ nuôi trồng

WR ao R = n.FR ao R(aR i R + 10P

-3 P

ER i R) (mP

3 P) (2.1)

WR ao R: Tổng lượng nước cần cấp cho các ao trong vụ nuôi (mP

3 P) n: Số lần thau nước (từ quy trình nuôi cá )

FR ao R: Tổng diện tích bề mặt nước các ao nuôi (mP

2 P)

aR i R: Chiều sâu lớp nước cần thiết cho nuôi (m)

ER i R: Tổn thất nước do bốc hơi trên ao nuôi (mm)

2 Lượng nước do kênh dẫn cấp vào các ao nuôi

QR f R = VR f R + VR vf R R R+ LR e R + LR s R + LR c R – VR rahoặc

T.86400

V-LLLV

r

+++

QR f R: Lưu lượng nước yêu cầu hàng năm từ HTTL (mP

3 P/s hoặc l/s)

VR vf R: Thể tích của các ao được tái chứa đầy nước (mP

3 P), VR vf R = NR o R.VR f R

VR f R: Tổng thể tích của các ao chứa đầy nước (mP

3 P), VR f R = A.h A: Tổng diện tích bề mặt nước trung bình của các ao (mP

2 P) h: Chiều sâu nước trung bình trong các ao (m)

NR o R: Số lần tích đầy ao trong một năm (lần)

LR e R: Lượng tổn thất do bốc hơi (mP

3 P), LR e R = A.E

E : Lượng tổn thất do bốc hơi hàng năm (m)

LR s R: Tổng lượng tổn thất do thấm hàng năm (mP

3 P), LR s R = A.T.S

S : Hệ số thấm (m/ngày-đêm)

LR c R: lượng tổn thất chuyển nước trên kênh Ao (mP

3 P) , LR c R = 1,2AR c R.E

AR c R: Diện tích bề mặt nước của đường kênh (mP

2 P)

VR ra R: Lượng nước mưa chảy vào mỗi ao (mP

3 P), VR ra R = A RR a

RR a R: Lượng mưa bình quân hàng năm chảy vào ao (m)

T : Thời gian hoạt động của công trình trong năm (ngày)

Trang 23

2.2.2.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế

1 Thủy lợi phí từ các ao nuôi lấy nước từ kênh mương

V : Tổng lượng nước lấy vào các ao nuôi trong năm (mP

3 P)

2.2.3 Hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả CTTL câp nước cho sinh hoạt và tiêu thoát nước cho dân cư

2.2.3 1 HTTL cấp nước phục vụ sinh hoạt

1 Lượng nước sinh hoạt cấp trực tiếp từ kênh mương

WR shkh R = 365.10P

-3 P

qR t RNR kh R (mP

3 P/năm) (3.1)

WR shkh R: Lượng nước sinh hoạt lấy trực tiếp từ kênh mương (mP

3 P/năm)

qR t R: Tiêu chuẩn dùng nước bình quân (50-60 l/người/ngày-đêm)

NR kh R: Số người dùng nước trực tiếp từ kênh mương (người)

2 Lượng nước sinh hoạt cấp từ các giếng nước ngầm

WR shgh R = 365.10P

-3 P

qR t RNR gh R (mP

3 P/năm) (3.2)

WR shgh R: Lượng nước sinh hoạt lấy từ các giếng nước ngầm (mP

3 P/năm)

qR t R: Tiêu chuẩn dùng nước bình quân (50-60 l/người/ngày-đêm)

NR gh R: Số người dùng nước từ các giếng nước ngầm (người)

3 Tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt từ HTTL

WR shh R = WR shmh RP P+ WR shkh R + WR shgh R (mP

3 P/năm) (3.3)

WR shh R: Tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt từ hồ chứa (mP

3 P/năm)

WR shmh R: Lượng nước cấp cho sinh hoạt từ lòng hồ chứa (mP

3 P/năm)

WR shkh R: Lượng nước sinh hoạt lấy trực tiếp từ kênh mương (mP

3 P/năm)

WR shgh R: Lượng nước sinh hoạt lấy từ các giếng nước ngầm (mP

3 P/năm)

4 Tỷ lệ số người dân trong vùng được cấp, thoát nước

% 100 N

Trang 24

NR ctn R: Số người dân được cấp, thoát nước từ HTTL (người) N: Tổng số dân trong hệ thống (người)

5 Hiệu quả kinh tế HTTL cấp nước phục vụ sinh hoạt

WR hqsh R = GR shi R.WR shh R(đồng/năm)R R(3.5)

WR hqsh R: Hiệu quả kinh tế HTTL cấp nước sinh hoạt (đồng/năm)

GR shi R: Lệ phí chi trả dùng nước sinh hoạt trong năm thứ i (đồng/mP

3 P)

WR shh R: Tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt từ HTTL (mP

3 P/năm)

2.2.3.2 HTTL Tiêu thoát nước cho khu dân cư

1 Lượng nước mưa tiêu thoát khỏi khu dân cư

WR m R = 10.C.P.FR dc R (mP

3 P/nămP P) (3.6)

WR m R: Lượng nước mưa cần tiêu thoát khỏi khu dân cư (mP

3 P/năm) C: Hệ số dòng chảy trong khu dân cư, C = 0.7 ÷ 0.8

P: Lượng mưa tiêu trong năm của khu vực dân cư (mm/năm)

FR dc R: Diện tích khu dân cư cần tiêu thoát (ha)

2 Lượng nước sinh hoạt cần tiêu thoát

WR sht R = K.WR shh R (mP

3 P) (3.7)

WR sht R: Lượng nước sinh hoạt cần tiêu thoát (mP

3 P/năm)

WR shh R: Lượng nước cấp cho sinh hoạt (mP

3 P/năm) K: Tỷ lệ nước sinh hoạt cần tiêu thoát K= 0.6-0.7

3 Tổng lượng nước tiêu thoát cho khu dân cư

WR thh R = WR m R + WR sht R (mP

3 P/năm) (3.8)

WR thh R: Tổng lượng nước cần tiêu thoát cho khu dân cư (mP

3 P/năm)

WR m R: Lượng nước mưa cần tiêu thoát khỏi khu dân cư (mP

3 P/năm)

WR sht R: Lượng nước sinh hoạt cần tiêu thoát khỏi khu dân cư (mP

3 P/năm)

2.2.4 Hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả CTTL phục vụ phát triển môi trường

2.2.4.1 Tác động của hệ thống thủy lợi đến môi trường nước

1 Tác động của công trình thuỷ lợi đến thay đổi mực nước ngầm

% 100 Hnt

Hnt Hns

Hn: Phần trăm thay đổi mực nước ngầm trong khu tưới (%)

Trang 25

Hnt: Mực nước ngầm hiện tại khi có HTTL (m) Hns: Mực nước ngầm trước khi có HTTL (m)

2.2.4.2 Tác động của CTTL đến thảm thực vật, vi khí hậu

1 Tỷ lệ thảm phủ thực vật được tăng (do có hệ thống thuỷ lợi)

%100Ftpt

FtptFtps

Ktp: Tỷ lệ diện tích thảm phủ thực vật tăng (%) Ftpt, Ftps: Diện tích thảm phủ thực vật trước và sau khi có HTTL (ha)

2.2.4.3 Tác động của HTTL đến môi trường đất

1 Diện tích úng ngập giảm

%100Funt

FunsFunt

(%) (4.3) Hun: Phần trăm giảm diện tích úng ngập do có HTTL (%) Funt, Funs: Diện tích bị úng ngập trước và sau khi có HTTL (ha)

2 Chỉ số giảm suy thoái tài nguyên đất

% 100 Fstt

Fsts Fstt

(%) (4.4) STtn: Chỉ số suy thoái tài nguyên đất (%) Fstt, Fsts: Diện tích bị suy thoái trước và sau khi có HTTL (ha)

3 Tỷ lệ cải tạo ruộng có năng suất thấp

% 100 Fctt

Fcts Fctt

(%) (4.5) Kct: Tỷ lệ cải tạo ruộng có năng suất thấp (%) Fcts: Diện tích ruộng được cải tạo sau khi có HTTL (ha) Fctt: Diện tích ruộng năng suất thấp trước khi có HTTL (ha)

4 Tỷ lệ diện tích trồng trọt tăng do có hệ thống thuỷ lợi

%100Fttt

FtttFtts

(%) (4.6)

Ktt: Tỷ lệ diện tích trồng trọt tăng do có HTTL (%) Fttt: Diện tích trồng trọt trước khi có HTTL (ha) Ftts: Diện tích trồng trọt sau khi có HTTL (ha)

Trang 26

2.2.5 Hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả CTTL câp nước cho chăn nuôi

2.2.5.1 Nhóm chỉ tiêu cung cấp nước cho gia súc

1 Tổng lượng nước cung cấp cho bò sữa

1000

N.YW

365 1 J

BS BS BS

=

3 P/năm) (5.1)

NR BS R: Số bò sữa dùng nước của HTTL (con)

YR BS R: Nhu cầu nước hàng ngày cho bò sữa (lít/ngày/con)

YR BS R = 30.K + 5.i + 3.m + 1,2.t + 20 (lít/ngày/con) (5.2) 20: Là lượng nước dùng để xử lý chất thải (lít/ngày/con)

30.K: Lượng nước dùng để rửa chuồng trại và tắm cho bò (lít), K: Hệ số ảnh hưởng của mùa (mùa hè K = 1, mùa đông K = 0,5)

i : Thực phẩm khô cho bò ăn (kg/ngày/con)

m : Sản phẩm sữa hàng ngày (lít/ngày/con) 1,2.t: Lượng nước bò ăn uống hàng ngày (lít/ngày/con) t: Nhiệt độ tối thiểu trung bình tuần (P

0 PC)

2 Tổng lượng nước HTTL cho chăn nuôi bò thịt và trâu

1000

N.YW

365 1 J

BT BT BT

=

3 P/năm) (5.3)

NR BT R: Số bò thịt và trâu được CTTL cấp nước (con)

YR BT R: Nhu cầu nước hàng ngày cho bò thịt và trâu (lít/ngày/con)

YR BT R = 20.K + 5.i + 1,2.t +20 (lít/ngày/con) (5.4) 20: Lượng nước dùng để xử lý chất thải (lít/ngày/con 20.K: Lượng nước dùng để rửa chuồng trại và tắm cho trâu, bò thịt, K: Hệ số ảnh hưởng chủa mùa (mùa hè K = 1, mùa đông K = 0,25) i: Thực phẩm khô cho trâu, bò ăn (kg/ngày/con)

1,2.t: Lượng nước trâu bò ăn uống hàng ngày (lít/ngày/con) t: Nhiệt độ tối thiểu trung bình tuần (P

0 PC)

3.Tổng lượng nước HTTL cấp cho chăn nuôi lợn:

Trang 27

N.YW

365 1 J

L L L

=

= (mP

3 P) (5.5)

NR L R : Số con lợn được CTTL cấp nước (con)

YR L R: Lượng nước cung cấp hàng ngày cho lợn (lít/ngày/con)

YR L R = 12.K + C.t + 15 (lít/ngày/con) (5.6) 12.K: Lượng nước để rửa chuồng trại và tắm cho lợn (lít/ngày/con) K: Hệ số ảnh hưởng của mùa (mùa hè K = 1, mùa đông K = 0,5) 15: Lượng nước dùng để xử lý chất thải (lít/ngày/con)

C.t: Lượng nước cho lợn ăn uống hàng ngày (lít/ngày/con) t: Nhiệt độ tối thiểu trung bình tuần (P

0 PC) C: Hệ số kể đến sự khác nhau (lợn con C = 0,2, lợn lớn C = 0,6)

2.2.5 2 Nhóm chỉ tiêu cung cấp nước cho gia cầm, thủy cầm

1.Tổng lượng nước HTTL cấp cho chăn nuôi gà

1000

N.YW

365 1 J

G G G

=

3 P/năm) (5.7)

NR G R: Số gà được HTTL cấp nước (con)

YR G R: Nhu cầu nước hàng ngày cho gà (lít/ngày/con), tính theo

YR G R = 10.K + 0,05.t +10 (lít/ngày/con) (5.8) 10: Lượng nước dùng để xử lý chất thải (lít/ngày/con)

10.K: Lượng nước dùng để rửa chuồng trại cho gà , K: Hệ số ảnh hưởng chủa mùa (mùa hè K = 1, mùa đông K = 0,25) 10: Lượng nước dùng để xử lý chất thải (lít/ngày/con)

0,05.t: Lượng nước gà ăn uống hàng ngày (lít/ngày/con) t: Nhiệt độ tối thiểu trung bình tuần (P

0 PC)

2 Tổng lượng nước HTTL cấp cho chăn nuôi thủy cầm

1000

N.YW

365 1 J

TC TC TC

=

3 P/năm) (5.9)

NR TC R: Số thủy cầm được CTTL cấp nước (con)

Trang 28

YR TC R: R RNhu cầu nước hàng ngày cho thuỷ cầm (lít/ngày/con), theo:

YR TC R= 10.K + 0,05.t + 10 + WR b R (lít/ngày/con) (5.10) 10.K: Lượng nước dùng để rửa chuồng trại và tắm,

K: Hệ số ảnh hưởng chủa mùa (mùa hè K = 1, mùa đông K = 0,5) 10: Lượng nước dùng để xử lý chất thải (lít/ngày/con )

t: Nhiệt độ tối thiểu trung bình tuần (P

0 PC)

WR b R: Lượng nước để cho vịt, ngan, ngỗng bơi, WR b R = 10 lít/ngày/con

3 Tổng lượng nước HTTL cung cấp cho chăn nuôi

Wchn = WR BS R + WR BT R + WR L R + WR G R + WR TC R (mP

3 P/năm) (5.11) Wchn: Tổng lượng nước HTTL cấp cho chăn nuôi (mP

3 P/năm)

WR BS: RTổng lượng nước cung cấp cho chăn nuôi bò sữa (mP

3 P/năm)

WR BT: RTổng lượng nước cung cấp cho bò thịt và trâu (mP

3 P/năm)

WR L: RTổng lượng nước cung cấp cho chăn nuôi lợn (mP

3 P/năm)

WR G: RTổng lượng nước HTTL cấp cho chăn nuôi gà (mP

3 P/năm)

WR TC: RTổng lượng nước HTTL cấp cho thủy cầm (mP

3 P/năm)

2.2.5.3 Hiệu quả kinh tế hệ thống thuỷ lợi cấp nước cho chăn nuôi

HR i R = WR i R.P (đồng/năm) (5.12)

HR i R: Hiệu quả cấp nước cho loại chăn nuôi thứ i hàng năm (đồng/năm)

WR i R: Tổng lượng nước HTTL cấp cho loại chăn nuôi thứ i (mP

3 P) P: Giá thành 1 mP

3

Pnước (đồng/mP

3 P)

2.2.6 Hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả CTTL phục vụ phát triển xã hội

2.2.6.1 Các chỉ tiêu hiệu quả nâng cao trình độ, nhận thức cho dân cư

1 Chỉ tiêu thoả mãn về dịch vụ thủy lợi

% 100 Nhl

Nu

TM: Tỷ lệ số người thỏa mãn về dịch vụ thủy lợi (%) Nu: Số người ủng hộ các biện pháp quản lý, phân phối nước (người) Nhl: Tổng số người được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi (người)

2 Chỉ tiêu tham gia của người hưởng lợi vào quản lý HTTL

Trang 29

% 100 Nhl

Ntg

TG: Tỷ lệ số người/đơn vị hưởng lợi tham gia vào quản lý HTTL (%)

Ntg: Số lượng người/đơn vị hưởng lợi tham gia vào quản lý HTTL Nhl: Tổng số người/đơn vị được hưởng lợi từ HTTL (người hoặc đơn vị)

3 Chỉ tiêu về trình độ KHKT của CBCNV

% 100 Ncb

Nph

QLph: Chỉ tiêu số cán bộ có trình độ quản lý phù hợp (%) Nph: Số cán bộ có đủ trình độ QL vận hành hệ thống (người) Ncb: Tổng số cán bộ trong hệ thống (người)

4 Chỉ tiêu về tổ chức quản lý cấp cơ sở

TCyc

TChc

TC= 100% (%) (6.4) TC: Chỉ tiêu về tổ chức quản lý cấp cơ sở hệ thống TChc: Số lượng các tổ chức quản lý HTTL cấp cơ sở hiện có TCyc: Số lượng các tổ chức quản lý HTTL cấp cơ sở theo yêu cầu

2.2.7 Hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả CTTL cấp nước tưới cây trồng

2.2.7.1 Chỉ tiêu hiệu quả phân phối nước và hiệu suất sử dụng nước

1 Hệ số lợi dụng của kênh dẫn nước

% 100 Wbrk

3 P) Trường hợp có nguồn nước bổ sung khi dẫn nước:

%100WbsWbrk

WnetkSDkd

+

Wbs: Tổng lượng nước bổ sung vào kênh từ nguồn khác (mP

3 P)

2 Hệ số lợi dụng nước của kênh phân phối

Trang 30

WkiWck

%100Wbrk

WppWck

SDkpp: Hệ số lợi dụng nước của kênh phân phối (%)

Wck: Tổng lượng nước sử dụng ở cuối kênh (mP

3 P) Wpp: Tổng lượng nước phân phối cho kênh cấp dưới (mP

3 P) Wki: Tổng lượng nước phân phối vào kênh thứ i trên kênh phân phối (mP

3 P) n: Số cửa lấy nước trên kênh phân phối

Wbrk: Tổng lượng nước lấy vào đầu kênh (mP

3 P)

3 Hệ số lợi dụng nước của hệ thống kênh tưới

% 100 Wnetht

Wbrht

SDht: Hệ số lợi dụng nước của hệ thống kênh tưới (%)

Wbrht: Tổng lượng nước tưới lấy vào đầu hệ thống (mP

3 P) Wnetht: Tổng lượng nước được lấy tưới vào mặt ruộng (mP

3 P)

4 Tỷ lệ hoàn thành diện tích tưới nước

% 100

2.2.7.2 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế sử dụng nước tưới

1 Giá trị sản xuất của nước tưới cho nhiều loại cây trồng

n mt n

n 1 i

spi i i sx

W

BW

GYF

3 P) (7.5)

GR sx R: Giá trị sản xuất của nước tưới cho nhiều loại cây trồng hàng năm (đồng/mP

3 P)

FR i R: Diện tích canh tác cây trồng thứ i hàng năm (ha)

YR i R: Năng suất cây trồng thứ i (tấn/ha)

n: Số loại cây trồng trong hệ thống

GR spi R: Giá trị sản phẩm của cây trồng thứ i hàng năm (đồng/tấn)

Trang 31

BR mt R: Lợi ích của sản suất nhiều loại cây trồng hàng năm (đồng)

WR n R: Tổng lượng nước tưới hàng năm (mP

3 P)

2.2.8 Hệ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp

2.2.8 1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HTTL phân phối nước cho các ngành

1 Hiệu quả phân phối nước cho các ngành

%100Wpp

WcnkWmr

3 P) Wpp: Lượng nước được lấy vào hệ thống phân phối (mP

3 P)

2 Hiệu quả cấp nước tổng hợp của hệ thống thuỷ lợi

% 100 Wbsk Wdm

Wyck Wyct

3 P) Wbsk: Lượng nước được bổ sung từ các nguồn khác (mP

3 P) Wdm: Lượng nước lấy vào đầu mối hệ thống (mP

3 P)

3 Hiệu quả khai thác công trình đầu mối

%100Wlvyc

3 P)

2.2.8 2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế, tài chính tổng hợp

1 Khả năng tự chủ tài chính của đơn vị quản lý HTTL

%100CPqltt

Trang 32

CPqltt: Chi phí thực tế cho quản lý vận hành HTTL(đồng)

2 Khả năng thu thủy lợi phí của đơn vị quản lý

% 100 TLPct

TLPtt

KNtlp: Khả năng thu thủy lợi phí của đơn vị quản lý (%)

TLPtt: Thủy lợi phí thu được (đồng)

TLPct: Thủy lợi phí cần thu theo kế hoạch (đồng)

3 Giá trị sản lượng cho mỗi đơn vị sản phẩm tiêu thụ nước

tt

sp slwW

GR slw R: Giá trị sản lượng cho một đơn vị lượng nước cấp (10P

6

Pđồng/mP

3 P)

GR sp R: Tổng giá trị sản phẩm của các ngành được cấp nước (10P

6

Pđồng)

WR tt R: Tổng lượng nước tiêu thụ trong hệ thống (mP

3 P)

4 Hiệu quả sản xuất tổng hợp của công trình thuỷ lợi (HQsxth )

sp

spj spj spj spjW

NCNG

3 P) (8.7) HQsxth: Lợi nhuận tổng hợp do các ngành sử dụng nước từ CTTL (đồng/mP

3 P)

GR spj R: Giá của sản phẩm thử j (10P

6

Pđồng, tính cho năm sản xuất)

NR spj R: Số lượng sản phẩm thứ j (tính cho năm sản xuất)

2.3 Kết quả tính toán các hệ chỉ tiêu hiệu quả HTTL Liễn Sơn phục vụ đa mục tiêu

- Cơ sở lý thuyết tính toán: Tính toán trên cơ sở các công thức đã được lựa chọn ở mục 2.2 trên đây, số liệu phục vụ tính toán được thu thập từ thực tế quản lý khai thác hệ thống Liễn Sơn hoặc nội suy từ hệ thống thủy lợi tương tự

2.3.1 Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ cấp nước cho công nghiệp

Bảng 2.1 Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ cấp nước cho công nghiệp (phụ lục 2.1)

2.3.2 Hệ chỉ tiêu đánh giá HQCTTL phục vụ câp nước cho nuôi trồng thủy sản

Trang 33

Bảng 2.2 Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ

c ấp nước cho nuôi trồng thủy sản (phụ lục 2.2)

2.3.3 Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ câp nước sinh hoạt

Bảng 2.3 Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ

c ấp nước sinh hoạt (phụ lục 2.3)

2.3.4 Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ cho phát triển môi trường

Bảng 2.4 Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ cho phát triển môi trường (phụ lục 2.4)

2.3.5 Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ cho phát triển chăn nuôi

Bảng 2.5 Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ cho phát triển chăn nuôi (phụ lục 2.5)

2.3.6 Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ phát triển xã hội

Bảng 2.6 Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ phát triển xã hội (phụ lục 2.6)

2.3.7 Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ tưới, tiêu nước cho cây trồng

Bảng 2.7 Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả CTTL phục vụ tưới, tiêu nước cho cây trồng (phụ lục 2.7)

2.3.8 Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả tổng hợp CTTL phục vụ đa mục tiêu

Bảng 2.8 Kết quả áp dụng tính toán Hệ chỉ tiêu đánh giá Hiệu quả tổng hợp CTTL

a Phần lớn các chỉ tiêu chỉ đạt ở mức độ TẠM ĐẠT, tức là đạt mức tối thiểu

- cận dưới của thang đạt, như các chỉ tiêu:

Trang 34

Tổng lượng nước cấp cho các ao trong vụ nuôi trồng (2.1)

Lượng nước mưa tiêu thoát khỏi khu dân cư (3.6)

Tổng lượng nước tiêu thoát cho khu dân cư (3.8)

Tỷ lệ thảm phủ thực vật được tăng (4.2)

Chỉ số giảm suy thoái tài nguyên đất (4.4)

Tỷ lệ cải tạo ruộng có năng suất thấp (4.5)

Tỷ lệ diện tích trồng trọt tăng do có hệ thống thuỷ lợi (4.6)

Hệ số lợi dụng nước của kênh dẫn nước (7.1 a, b)

b Còn nhiều chỉ tiêu chỉ đạt ở mức độ CHƯA ĐẠT, KÉM như các chỉ tiêu:

Lượng nước do kênh dẫn cấp vào các ao nuôi (2.2)

Thủy lợi phí từ các ao nuôi lấy nước từ kênh mương (2.3)

Lượng nước sinh hoạt cấp trực tiếp từ kênh mương (3.1)

Lượng nước sinh hoạt cấp từ các giếng nước ngầm (3.2)

Tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt từ HTTL (3.3)

Tỷ lệ số người dân trong vùng được cấp, thoát nước (3.4)

Hiệu quả kinh tế HTTL cấp nước phục vụ sinh hoạt (3.5)

Hiệu quả kinh tế hệ thống thuỷ lợi cấp nước cho chăn nuôi (5.12)

Chỉ tiêu về tổ chức quản lý cấp cơ sở (6.4)

Chỉ tiêu về trình độ KHKT của CBCNV (6.3)

Chỉ tiêu tham gia của người hưởng lợi vào quản lý HTTL (6.2)

c Các chỉ tiêu TỐT, ĐẠT yêu cầu chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, phần lớn thuộc nhiệm

vụ phục vụ tưới nước cho cây trồng kết hợp cấp nước cho chăn nuôi (do ngành chăn nuôi còn nhỏ lẻ, sử dụng ít nước) và vận chuyển nước trên hệ thống thuỷ lợi, như:

Tổng lượng nước cung cấp cho bò sữa (5.1)

Tổng lượng nước HTTL cho chăn nuôi bò thịt và trâu (5.3)

Tổng lượng nước HTTL cấp cho chăn nuôi lợn (5.5)

Tổng lượng nước HTTL cấp cho chăn nuôi gà (5.7)

Tổng lượng nước HTTL cấp cho chăn nuôi thủy cầm (5.9)

Tổng lượng nước HTTL cung cấp cho chăn nuôi (5.11)

Trang 35

Chỉ tiêu thoả mãn về dịch vụ thủy lợi (6.1)

Hệ số lợi dụng nước của kênh phân phối (7.2)

Hệ số lợi dụng nước của hệ thống kênh tưới (7.3)

Tỷ lệ hoàn thành diện tích tưới nước (7.4)

Hiệu quả phân phối nước cho các ngành (8.1)

Hiệu quả cấp nước tổng hợp của hệ thống thuỷ lợi (8.2)

Hiệu quả khai thác công trình đầu mối (8.3)

Khả năng tự chủ tài chính của đơn vị quản lý HTTL (8.4)

Khả năng thu thủy lợi phí của đơn vị quản lý (8.5)

- Nhiều kênh mương được kiên cố hoá trong những năm gần đây đã làm tăng

Hệ số lợi dụng nước của kênh dẫn nước phục vụ tưới và tăng Hệ số lợi dụng nước của kênh phân phối phục vụ tưới

CPqltt TLPql KNtctc=

Trang 36

Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔNG HỢP HỆ THỐNG THỦY

LỢI ĐẬP DÂNG LIỄN SƠN

3.1 Cơ sở khoa học và thực tiễn

3.1.1 Hiệu quả phục vụ đa mục tiêu chưa đạt yêu cầu

Từ kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả ở chương 2: Qua Kết quả áp dụng tính toán các hệ chỉ tiêu hiệu quả công trình đập dâng Liễn Sơn tỉnh Vĩnh Phúc từ bảng 2.1 đến bảng 2.8 cho thấy Hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của CTTL còn thấp, chưa đạt yêu cầu, cụ thể:

a Phần lớn các chỉ tiêu chỉ đạt ở mức độ TẠM ĐẠT, tức là đạt mức tối thiểu

- cận dưới của thang đạt gồm có 08 chỉ tiêu

b Còn nhiều chỉ tiêu chỉ đạt ở mức độ CHƯA ĐẠT, KÉM ở đây có 11 chỉ tiêu

c Các chỉ tiêu TỐT, ĐẠT yêu cầu chiếm tỷ lệ nhỏ hơn, phần lớn thuộc nhiệm vụ phục vụ tưới nước cho cây trồng kết hợp cấp nước cho chăn nuôi (do ngành chăn nuôi còn nhỏ lẻ, sử dụng ít nước) và vận chuyển nước trên hệ thống thuỷ lợi, gồm 15 chỉ tiêu

3.1.2 Chiến lược phát triển thủy lợi tại vùng đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

1) Quan điểm phát triển

a Phát triển bền vững, sử dụng phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên nước

b Công trình thủy lợi phục vụ đa mục tiêu

c Công trình thủy lợi phòng chống, giảm nhẹ thiên tai

d Phát triển thủy lợi gắn với xóa đói giảm nghèo

2) Về Chủ trương đầu tư và quản lý đầu tư

a Cần đầu tư tập trung và đồng bộ, rứt điểm xây dựng các CTTL phục vụ đa mục tiêu, tránh tình trạng rải đều, chia nhỏ làm nhiều giai đoạn gây khó khăn cho công trình phát huy tác dụng

b Thực hiện sự tham gia của cộng đồng cần có sự tham gia của nhiều lĩnh vực, ngành, của cộng đồng những người hưởng lợi trong quy hoạch, đầu tư xây dựng các CTTL cũng như nâng cấp, hoàn chính các công trình đã có, nhưng phải có

sự chỉ đạo thống nhất về kỹ thuật của các các cơ quan chuyên môn ngành thủy lợi

c Cần thiết phải có sự tham gia của Công ty, xí nghiệp khai thác CTTL vào thành phần Ban quản lý các dự án quy hoạch, xây dựng mới, cũng như nâng cấp, hoàn chỉnh các hệ thống thủy lợi đang hoạt động

3.1.3 Nguyên nhân làm giảm hiệu quả phục vụ đa mục tiêu CTTL

Trang 37

3.1.3.1 Nguyên nhân do điều kiện tự nhiên

- Do địa hình các khu tưới bị chia cắt, phân tán, kênh mương chạy dọc qua khu dân cư hay bị sạt lở, bồi lắng, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn

- Do sông có hệ số uốn khúc lớn, mặt cắt nhỏ, độ dốc lớn lại hay thay đổi vì vậy nguồn nước không ổn định, phụ thuộc nhiều vào lượng mưa tại khu vực có công trình, vì vậy khả năng tưới của các công trình đôi khi còn phụ thuộc vào tự nhiên

- Sự phân phối dòng chảy trong năm là bất lợi, có sự phân mùa rõ rệt Lượng dòng chảy đến tập trung chủ yếu vào mùa lũ, từ tháng 6 đến tháng 9 với tổng lượng dòng chảy chiếm khoảng 60% đến 70% lượng dòng chảy năm, mùa kiệt thường khan hiếm nước, dòng chảy trung bình rất nhỏ Khả năng điều tiết dòng chẩy tự nhiên kém do điạ hình phức tạp, độ dốc lớn, thảm phủ thực vật thường xuyên bị xâm hại,…

- Rừng đầu nguồn đã bị chặt phá nghiêm trọng làm suy thoái bề mặt lưu vực làm cho nước lũ từ đầu nguồn đổ tràn về nhanh chóng, do vậy lượng nước mưa thấm xuống đất được giữ lại không đáng kể, dẫn đến mực nước ngầm bị hạ thấp làm cho tầng đất trên mực nước ngầm dày dễ mất nước

- Các thiên tai nghiêm trọng như lũ quét, lũ núi, xói mòn, xụt lở đất luôn xấy ra

đã phá hoại các công trình thủy lợi vốn đã nhỏ, yếu, đe dọa an toàn các hồ chứa, đập dâng (trận lũ quét và sạt lở đất năm 2005 ở Nghĩa Lộ, đã làm vỡ, trôi đập dâng Nghĩa Sơn, đập dâng 19/5 mặt đập bị vỡ, hệ thông kênh bằng đất bị bồi lắng, sạt lở nhiều)

Hình 3.1 Đập dâng Thác Hoa Văn Chấn - Yên Bái bị lũ quét tàn phá

3.1.3.2 Nguyên nhân về đặc điểm điều kiện kinh tế, xã hội

- Do hệ thống thuỷ lợi thuộc vùng ven thành phố nên chịu ảnh hưởng mạnh

mẽ của quá trình đô thị hoá dẫn đến diện tích tưới bị giảm, hệ thống kênh mương bị

Trang 38

đục lỗ làm giảm hiệu quả dẫn nước so với thiết kế, một số hộ dân còn dẫn nước thải trực tiếp vào kênh mương làm nguồn nước bị ô nhiễm

- Do sự thay đổi cơ cấu kinh tế chung, cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, gieo trồng những giống cây mới có năng suất cao, ngắn ngày, thời vụ khắt khe, yêu cầu dùng nước đồng loạt trong thời gian ngắn nên gây áp lực cho hệ thống thuỷ lợi

- Do công trình thuỷ lợi trước đây được thiết kế chủ yếu phục vụ tưới cho nông nghiệp Đến nay, trước sự phát triển kinh tế - xã hội thì yêu cầu cấp nước của các lĩnh vực khác là rất lớn (nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc gia cầm, cấp nước sinh hoạt,…) nên cũng gây áp lực cấp nước lên hệ thống thuỷ lợi

- Do đầu tư không tập trung và đồng bộ, còn tình trạng rải đều, chia nhỏ làm nhiều giai đoạn gây khó khăn cho công trình phát huy tác dụng Trong các dự án cải tạo nâng cấp hệ thống thuỷ lợi thiếu sự tham gia của đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác nên đã gây ra nhiều bất hợp lý về mặt kỹ thuật làm giảm hiệu quả CTTL

- Về cơ chế, tổ chức quản lý vốn đầu tư cũng còn bất cấp vì nhiều tỉnh thưc hiện phân cấp chủ đầu tư là cấp Huyện, Xã, nhưng lại thiếu sự tham gia của đơn vị trực tiếp quản lý, khai thác CTTL (Công ty, xí nghiêp KTCTL) nên đã gây ra nhiều bất hợp lý về mặt kỹ thuất làm giảm hiệu quả CTTL

- Khi tính toán đầu tư, chưa cân nhắc, đánh giá đầy đủ các mặt tích cực - có lợi và cả tiêu cực - bất lợi do xây dựng CTTL sinh ra để tính đúng, tính đủ cả kinh phí đền bù khắc phục tổn thất vào tổng vốn đầu tư xây dựng

- Việc xây dựng quy hoạch và thực hiện quy hoạch thủy lợi ở các tỉnh miền núi phía Bắc còn bất cập: các bản quy hoạch thường được lập rất hoành tráng với nhu cầu về đầu tư rất lớn nhưng khi thực hiện lại thiếu kinh phí dẫn đến việc có đến đâu làm đến đó, vốn thực hiện nhiều khi chỉ đạt vài chục % so với vốn quy hoạch

3.1.3.3 Nguyên nhân về quy hoạch, thiết kế

- Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng có nhiền biến động nên gây khó khăn cho quy hoạch xây dựng các CTTL phục vụ cho các ngành

- Trong quy hoạch vẫn chưa chú trọng kết hợp nâng cấp, sửa chữa các công trình cũ với xây dựng mới các công trình trọng điểm có diện tích phục vụ lớn

- Các chỉ tiêu quy hoạch, thiết kế như tần xuất thiết kế, hệ số tưới và cấp nước, hệ số tiêu thoát nước của rất Nhiều hệ thống trước đây được thiết kế xây dựng với giá trị hệ số tiêu, hệ số tưới thấp nên không đảm bảo yêu cầu phục vụ đa mục tiêu cho ngày nay và phát triển sau này

Trang 39

- Nhiều huyện, xã, thôn đã tự thiết kế, thi công các CTTL nhỏ bằng nguồn lực địa phương nên chất lượng không đảm bảo, thiếu đồng bộ, kém ổn định, hiệu quả kém

3.1.3.4 Nguyên nhân về xây dựng công trình, về trang thiết bị

- Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi chưa được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh đến mặt ruộng, do phân cấp xây dựng nhà nước chỉ đầu tư cho công trình đầu mối, kênh chính và kênh nhánh cấp 1 còn lại là do địa phương và nhân dân đầu tư xây dựng Chính vì vậy việc xây dựng tuỳ tiện và kéo dài không theo thiết kế đã gây ra nhiều khó khăn cho quá trình quản lý khai thác nguồn nước, làm giảm hiệu quả của công trình thuỷ lợi

- Trên hệ thống kênh nội đồng hầu như không có các công trình điều tiết để phân nước và phân phối nước vì vậy nước trong kênh đã chảy tràn lan đã gây nên tình trạng nơi thừa nước, nơi thiếu nước

- Các thiết bị phục vụ cho quản lý khai thác không được trang bị đầy đủ mà thiếu thốn do đó gây khó khăn cho việc quản lý sử dụng, như các thiết bị đo nước, cảnh báo, dự tháo, quan trắc còn thiếu lại thô sơ, đơn điệu, lạc hậu và bất cập, đa

phần vẫn là các thiết bị cũ, lạc hậu

- Đập dâng tiềm ẩn sự cố ở các hạng mục đầu mối như đập dâng, cống xả cát

bị thẩm lậu, sói mòn mái; cống bị thấm qua mang hoặc cửa cống không kín nước

- Trong những năm gần đây ngành thủy lợi đã thực hiện chủ trương kiên cố hóa kênh mương để chổng tổn thất nước và tăng cường bền vững công trình, nhưng việc thực hiện thiếu đồng bộ, còn chắp vá đã làm giảm hiệu quả vận chuyển phân phối nước cung cấp cho các ngành dùng nước

- Cơ chế thị trường tác động mạnh đến việc xây dựng như giảm kích thước, thay vật liệu, không tuân thủ quy trình thi công; giám sát, kiểm định lắp đặt thiết bị không chuẩn xác, do đó ảnh hưởng lớn đến độ bền và phát huy hiệu quả của công trình

3.1.3.5 Nguyên nhân về quản lý khai thác

- Chưa lập và thực hiện kế hoạch phân phối nước khoa học, hợp lý, mà còn ước lượng, thậm trí còn tùy tiện phân phối cấp nước nên gây tổn thất lớn, hiệu quả phân phối nước, đã làm nẩy sinh mâu thuẫn, xung đột giữa các đối tượng dùng nước, gây khó khăn cho Ban quản lý khai thác CTTL tuy hàng năm và vụ có lấp kế hoạch phân phối nước ở dạng bảng, biểu trên giấy tờ, nhưng còn nặng về thủ tục hành chính mà hiệu quả thục hiện kém do không có theo rõi, giám sát chặt chẽ các biến động trong quá trình thực hiện, để có điều chỉnh kịp thời, hợp lý

Trang 40

- Chưa thực hiện theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả tưới tiêu và cấp thoát nước thường xuyên qua các năm, các vụ khai thác CTTL đập dâng Các phương thức áp dụng phổ biến từ trước đến nay đơn giản như:

+ Thu thập các số liệu tổng kết, hàng năm, vụ về kết quả tưới nước, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

+ Quan niệm đơn giản đánh giá hiệu quả của hệ thống thủy nông chỉ thể hiện

ở tỷ lệ diện tích được tưới, tiêu nước so với nhiệm vụ thiết kế quy định

- Không thực hiện được thường xuyên việc kiểm tra, giám sát, quan trắc các thông số cần thiết để đánh giá trạng thái hoạt động của công trình do đó không phát hiện kịp thời các hư hỏng để có kế hoạch sửa chữa phù hợp, kịp thời

- Nhận thức về bảo vệ, sử dụng, quản lý đập dâng còn thiếu xót, nhiều người

có quan niệm muốn chỉ tận sử dụng khai thác đập dâng, mà ít chú ý trách nhiệm bảo

vệ, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, phòng chống thiên tai cho công trình

- Lực lượng cán bộ quản lý và công nhân vận hành còn thiếu cũng là một nguyên nhân làm giảm hiệu quả phục vụ của công trình

- Tình trạng vi phạm pháp lênh quản lý khai thác CTTL còn khá phổ biến,

một số tác động tiêu cực do người dân thiếu ý thức gây nên:

+ Tình trạng lấn chiếm thượng hạ lưu đập dâng do dân tự ý canh tác và định

cư làm ảnh hưởng tới việc trữ nước về mùa lũ để tưới cho mùa kiệt

+ Một số đoạn kênh đi qua khu đông dân cư, qua các chợ luôn luôn bị vứt bừa bãi rác thải, xác các sinh vật chết ra kênh mương làm ngăn chặn dòng chảy, làm tắc nghẽn dong chảy, gây ô nhiễm nước trên kênh

+ Tình trạng đô thị hoá, phát triển dịch vụ, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, càng tăng lượng nước thải bẩn ra kênh mương gây ô nhiễm nguồn nước

- Các tồn tại, bất cập trong Phân cấp trong quản lý công trình thuỷ lợi, chưa phân cấp được Sự phân cấp không rõ ràng, thông tin phân cấp chỉ được thể hiện trên giấy tờ không được thể hiện ngoài thực địa hay trên bản đồ tưới tiêu làm cho việc phân định trách nhiệm quản lý các hệ thống công trình không rõ ràng, dễ gây ra

sự chồng chéo trong nhận định về diện tích tưới, tiêu

- Rò rỉ qua cửa cống lấy nước của đập dâng xảy ra rất phổ biến, nguyên nhân phần lớn là do hư hỏng vật kín nước bằng cao su Lẽ ra khi hỏng phải kéo lên ngay

để thay nhưng cứ để vậy lâu ngày không tháo được, dần dần rò rỉ lớn

- Vi phạm hành lang công trình thuỷ lợi Việc khai thác rừng đầu nguồn bừa bãi, rừng bị tàn phá nên mùa mưa nước lũ xuất hiện nhanh với lưu lượng lớn gây

Ngày đăng: 15/03/2019, 12:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn Thuỷ Nông (2007), Tống Đức Khang, Bùi Hiếu, Phạm Việt Hòa, Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống Thuỷ lợi tập 1 , NXB Xây dựng Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống Thuỷ lợi tập 1
Tác giả: Bộ môn Thuỷ Nông
Nhà XB: NXB Xây dựng Hà Nội
Năm: 2007
2. Bộ môn Thuỷ Nông (2002), Bùi Hiếu, Tống Đức Khang, Giáo trình Quản lý công trình Thuỷ lợi , NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản lý công trình Thuỷ lợi
Tác giả: Bộ môn Thuỷ Nông
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2002
3. Bộ môn Thuỷ Nông (1995), Tống Đức Khang, Bài tập Thuỷ nông , NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài tập Thuỷ nông
Tác giả: Bộ môn Thuỷ Nông
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1995
4. Bộ môn Thuỷ văn công trình (2008), Hà Văn Khối, Giáo trình Thuỷ văn công trình, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Thuỷ văn công trình
Tác giả: Bộ môn Thuỷ văn công trình
Nhà XB: NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ Hà Nội
Năm: 2008
5. Bộ môn Tính toán thuỷ văn (2003), Lê Văn Nghinh, Tính toán thuỷ văn Thiết kế , NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính toán thuỷ văn Thiết kế
Tác giả: Bộ môn Tính toán thuỷ văn
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 2003
11. Bùi Hiếu chủ biên và biên chính( 2007), Quản lý hệ thống thủy nông nâng cao , Giáo trình Cao học Đại học Thủy lợi, Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hệ thống thủy nông nâng cao, Giáo trình Cao học Đại học Thủy lợi
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
12. Nguyễn Văn Cung, Sổ tay kỹ thuật thuỷ lợi (1986), NXB Nông nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay kỹ thuật thuỷ lợi (1986)
Tác giả: Nguyễn Văn Cung, Sổ tay kỹ thuật thuỷ lợi
Nhà XB: NXB Nông nghiệp Hà Nội
Năm: 1986
18. Trần Chí Trung (5-2006), Viện Khoa học Thủy lợi, Báo cáo đề tài NCKH cấp Bộ “ Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất chính sách về phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đề tài NCKH cấp Bộ "“Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất chính sách về phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi
24. Vụ khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 11-2000, Thiết kế mẫu Kiên cố hóa kênh mương.Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế mẫu Kiên cố hóa kênh mương
6. Bộ môn Thuỷ lực (2005), Các bảng tính Thuỷ lực, NXB Xây dựng Hà Nội Khác
9. Chính phủ Việt Nam , Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi Khác
10. N ghị định 143/2003/NĐ-CP và Nghị định 115/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi Khác
13. Trần Quốc Lập (th 8-2010), Báo cáo khoa học chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả phục vụ đa mục tiêu của HTTL 19 tháng 5, Nghĩa Lộ, Yên Bái Khác
14. Tạp chí KHKT Thủy lợi và Môi trường, Trường Đại học thủy lợi , Bùi Hiếu, Trần Quốc Lập (số 5-2006), Hiệu quả các công trình thủy lợi phục vụ các ngành khác nông nghiệp vùng Trung du và đồi núi phía Bắc Khác
17. Trần Thắng (2006), Nghiên cứu sử dụng tổng hợp nguồn nước phục vụ đa mục tiêu các tỉnh Tây Nguyên, Đề tài NCKH cấp Bộ Khác
19. 14TCN145-2005, Hướng dẫn lập đề cương khảo sát thiết kế CTTL Khác
20. 14 TCN 120-2002, Công trình thuỷ lợi - Xây và lát gạch, Yêu cầu kỹ thuật thi công và nghiệm thu Khác
21. TCVN 4118 – 85 (1987), Hệ thống kênh tưới – Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây dựng Hà Nội Khác
22. Vụ kỹ thuật, (QP. TL. C-6-77) (1979), Quy phạm tính toán các đặc trưng thuỷ văn thiết kế Khác
23. UBND tỉnh Vĩnh Phúc , Các văn bản chỉ đạo điều hành trong công tác thủy lợi, báo cáo quy hoạch thủy lợi, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w