7. Bố cục
2.6.3. Thờ cúng tổ tiên là duy trì ý thức hướng về cội nguồn
Khi cha mẹ còn sống thì thờ cúng ông bà tổ tiên, khi cha mẹ mất ta thờ cúng cha mẹ, ông bà, cụ kỵ, ấy cũng là gây ý thức con cháu ta nhớ về cha mẹ ông bà. “Chim có tổ, người có tông” mỗi dịp giỗ tết, là mỗi dịp con cháu ở xa nhớ về quê hương tổ tiên. Con cháu ở gần thì tụ tập cúng lễ, hàn huyên nhắc lại nhắc lại những công lao vất vả của ông bà đã xây dựng lên những cơ nghiệp, đã nuôi dậy nên những khoa danh, mang lại tiếng thơm cho dòng họ… Và cũng là những dịp trong họ ngoài làng nhận biết lẫn nhau, để khỏi mắc vào tội nhầm lẫn suy thoái giống nòi… Cứ như vậy, thế hệ nối tiếp thế hệ, chuyển giao nhận biết công đức tổ tiên. Và mỗi thành viên dòng họ ấy hợp thành cội nguồn và sức mạnh làng xóm quê hương. Lòng tự hào về quê hương bắt nguồn từ lòng tự hào dòng họ.
Còn mỗi dịp giỗ tổ Hùng vương, là dịp con cháu cả nước nhớ về cội nguồn. Ai có điều kiện thì hành hương về nơi quê cha đất tổ dâng hương tưởng niệm vua Hùng, thăm viếng kỳ thú núi sông, nhận biết tôn miếu đền đài núi Lĩnh. Nơi cội nguồn của tổ tiên nòi giống, nơi mà “núi này, sông này vua ta dấy nghiệp”, nơi mà mấy nghìn năm trong câu nói của Bác Hồ “các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Chƣơng 3
TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG XÃ HỘI HIỆN NAY
3.1. Thực trạng về văn hóa tâm linh trong tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
Do ảnh hưởng của các tôn giáo, người Việt tổ chức xây đền chùa, miếu mạo, nhà thờ, giáo đường… và thực hành các nghi lễ cầu cúng. Nhiều công trình, hiện vật liên quan đến văn hoá tâm linh đã trở thành những di sản văn hoá, lịch sử quý giá, nhiều công trình văn hoá tâm linh được xây dựng ở những địa điểm có phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, kỳ thú, trở thành những điểm du lịch hấp dẫn… nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá vùng miền, dân tộc. Thế giới văn hoá tâm linh của người Việt được xây dựng theo mô hình trần sao âm vậy. Vì thế, nên coi đây là quan niệm xuất phát để tìm hiểu về mô hình thế giới tâm linh của người Việt.
Hình thành từ xã hội nguyên thuỷ, người Việt có tín ngưỡng bách thần “thần cây đa, ma cây gạo”, gán cho các thế lực siêu nhiên, các sự kiện chưa giải thích được là các vị thần. Thế giới thần linh bao gồm thần Sông, thần Núi, thần Biển, thần Lửa, thần Sấm Sét… và còn có cả thần Bếp, thần Tài, thần Nhân duyên… nhân gian có người xấu người tốt nên các vị thần cũng có thần Thiện và thần Ác, có thánh thần luôn giúp người và cũng có ma quỷ chuyên hại người. Do ảnh hưởng của xã hội phong kiến nên thế giới tâm linh cũng được hình dung theo một mô hình tổ chức tương tự: Trên có Ngọc Hoàng Thượng Đế, có các vị Thần bề tôi với các cơ quan chuyên trách, giữa có thế giới người thần mắt thịt và dưới đất có Diên Vương phụ trách việc xét xử những linh hồn của con người trần gian. Số mệnh có thể hiểu như là kết quả “lập trình” của một vị thần chuyên trách và nhiều khi bất cẩn, thiên vị nên vị thần này cũng gây ra bao điều ngang trái, oái oăm. Người Việt cho rằng người xấu sau khi chết sẽ được xét xử, ai tốt sẽ được lên Thiên đường hay cõi
tiên, được đầu thai, có kiếp sau sung sướng, ai xấu sẽ bị trừng phạt, kiếp sau sẽ phải chịu khổ và linh hồn của tổ tiên luôn bên cạnh con cháu, chứng giám, độ trì cho con cháu. Vì quan niệm “trần sao âm vậy” nên mới có những tục lệ như chia của cho người chết, chôn theo người chết tiền bạc, các đồ dùng, rồi nghi lễ đốt vàng mã cũng là một cách để “tiếp tế” cho người chết.
Thờ cúng tổ tiên có những mặt tích cực không thể phủ nhận trong đời sống cộng đồng: duy trì được tình thân trong quan hệ thân tộc. Những ngày lễ, ngày tết hoặc ngày kỷ niệm một người thân qua đời, là những dịp để con cháu ở các nơi khác hội tụ lại, cùng nhau gặp gỡ hàn huyên để kết chặt mối thâm tình, đồng thời thăm nom an ủi ông bà cha mẹ, nếu ông bà cha mẹ còn sống. Đó là sợi dây cố kết cộng đồng, lưu giữ truyền thống, giáo dục lòng nhân ái, vị tha, ý thức hướng thượng, hướng thiện.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện được tính nhân văn của dân tộc Việt, những người đã khuất không bị lãng quên trong tâm tưởng của những người còn lại chứng tỏ dân tộc Việt là một dân tộc đặc biệt mang trong máu một thứ tình cảm không thể tìm thấy ở các dân tộc châu Âu.
Song song với những mặt tích cực vẫn có những mặt hạn chế như: Xã hội phát triển, đời sống tinh thần nâng cao, mọi người tin về với thế giới tâm linh, xem người chết như những vị thần bảo hộ, che chở cho mình và đặt ra những hình thức cúng bái lễ lạc đượm mùi mê tín. Đây là một ý niệm hư ảo hoang đường và phản khoa học.
Nhiều làng xã, địa phương khôi phục lễ hội thiếu sự chỉ đạo, hướng dẫn của chính quyền và ngành văn hoá nên nhiều hủ tục rườm rà cũ được khơi dậy, gây lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân. Xuất hiện những kẻ lợi dụng làm dịch vụ kiếm lời hoặc huy động công đức một cách vô nguyên tắc. Đặc biệt trong lễ hội đền Hùng năm nay, trang phục của những vị lãnh đạo cấp cao của nhà nước dường như không phù hợp với không khí trang nghiêm
của lễ hội. Nhất là cách đọc văn tế ở buổi lễ khiến cho người nghe trong xã hội hiện nay khó cảm nhận được hết ý nghĩa của bài diễn văn bởi lẽ văn tế là thể loại văn viếng những người đã khuất, âm hưởng chung của bài văn tế là bi thương, có sắc thái biểu cảm riêng biệt.
Khi tái hiện hình ảnh sinh hoạt văn hoá thời Hùng Vương người dân tham dự sẽ bắt gặp hình ảnh những chiếc khố cách điệu. Điều này lặp đi lặp lại khiến cho nhiều người nghĩ rằng Hùng Vương đóng khố. Rồi như một thứ “Văn hoá đóng khố” được gán cho thời Hùng Vương trong hội hoạ, tạo hình và trang phục biểu diễn.
Có những kẻ đã lợi dụng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, giỗ chạp để bói toán, lên đồng, giải hạn… Có những gia đình hay đi xem bói để hỏi họ cần làm gì để tổ tiên phù hộ… không chỉ tốn tiền tốn của, mà còn làm phát triển nạn mê tín dị đoan, có hại cho xã hội.
Những gia đình giàu có, có chức có quyền (nhiều khi do mưu mô xảo quyệt, thất đức mà đạt được) nhân dịp giỗ tết của gia đình đã tổ chức linh đình, làm cỗ sang trọng, mời nhiều khách đến dự, đặc biệt là cấp trên có quyền lực. Họ muốn thông qua việc tổ chức giỗ tết, ăn uống để giải quyết các mối quan hệ làm ăn, lợi dụng phong tục thờ cúng tổ tiên để mưu lợi cho cá nhân và gia đình, chứ không phải từ lòng thành tâm đối với ông bà cha mẹ đã khuất.
Việc cúng giỗ, đôi khi cũng phát sinh thêm những sự việc ngoài ý muốn như: quá chén trong khi ăn uống sinh ra ra cải vã làm mất hòa khí, dẫn đến những hành vi mất tự chủ như: đánh nhau, chém giết nhau, v.v. Những việc bất kính như thế chỉ gây thêm phần tủi hổ cho vong linh của ông bà tổ tiên.
Thêm nữa, những gia đình giàu có thường đặt hàng để được người ta làm cho những món đồ hàng mã rất tinh vi, có hình thức và kích thước trông giống thật như: xe máy, nhà lầu, biệt thự sân vườn, ô tô,... Những đồ hàng mã
loại này có giá trị rất lớn, nhưng cũng chỉ dùng để đốt đi, theo như người ta tin là cho người thân mang theo xuống âm phủ để sử dụng (gọi là hóa vàng). Việc làm này chỉ có ý nghĩa về mặt tâm lý nhưng lại quá lãng phí và còn mang thêm tội bất kính với ông bà tổ tiên, vì chúng ta đã xem khinh ông bà tổ tiên của mình là “ma” nên lừa đảo họ bằng những món đồ hàng giả!
3.2. Bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa tâm linh trong tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên
Với tư cách là một thực thể xã hội, con người luôn theo đuổi những mục đích nhằm thoả mãn nhu cầu của mình, nhu cầu ấy biến đổi và phát triển, nhu cầu cũ mất đi, nhu cầu mới lại xuất hiện, con người không thoả mãn với những gì mình đang có. Họ luôn hướng tới cuộc sống tốt đẹp, sự tù túng trong đời sống vật chất và tinh thần là nguyên nhân nảy sinh những nhu cầu muốn được sự giúp đỡ, che chở, phù hộ độ trì của tổ tiên. Và thực hiện thờ cúng thái quá sẽ dẫn đến sự mê tín, sùng bái. Do vậy để khắc phục được những hiện tượng đó Đảng và Nhà nước cần phải chăm lo đời sống vật chất của nhân dân, trước hết đảm bảo nhu cầu ăn, mặc, ở đi lại cho người dân. Từ đó đời sống vật chất được nâng lên, nhân dân tin tưởng vào sự đổi mới của Đảng yêu cuộc sống, hăng say lao động, nâng cao văn hoá thoát khỏi những ràng buộc, hủ tục mê tín.
Bên cạnh đó cần phải chăm lo đời sống tinh thần của nhân dân cần phải không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận nhân dân, khôi phục những truyền thống tốt đẹp trong gia đình và dòng họ, làm những kẻ cố tình lợi dụng đức tin của người khác không còn đất đứng.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các giá trị văn hóa của tín ngưỡng thờ cúng tổ trên các phương tiện thông tin đại chúng để cho mọi tầng lớp
nhân dân hiểu rõ về vai trò của việc thờ cúng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Gắn hoạt động thờ cúng tổ tiên với xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hoá, xã hội lành mạnh. Gia đình là tế bào của xã hội nên mọi gia đình đều phải là một đơn vị tham gia tích cực và chấp hành tốt chỉ thị 27/Ct/TW của Bộ Chính Trị về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới việc tang lễ. Nên cải tiến lễ, thức cúng giỗ, tang ma, lễ hội cho phù hợp với cuộc sống theo tinh thần tiết kiệm, lành mạnh, phù hợp hoàn cảnh, trang trọng, thành kính, tránh phục hồi hủ tục đặt thêm lễ mới trong cúng giỗ, ma chay, lễ hội, các địa phương phải có quy hoạch, sắp xếp tạo môi trường văn hoá, văn minh, sạch đẹp ở những nơi có công trình tín ngưỡng, lễ hội. Việc bày hòm công đức cũng như vận động, ủng hộ phải được quản lý chặt chẽ để hạn chế những hiện tượng tiêu cực và lưu giữ các giá trị văn hoá tốt đẹp trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
KẾT LUẬN
Thờ cúng tổ tiên thể hiện sự biết ơn với tổ tiên là một nét văn hoá của người Việt Nam, nét văn hoá đó xuất phát từ đạo lý, thuần phong mỹ tục của dân tộc và nằm trong cái gốc của giá trị gia đình truyền thống.
Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, nền văn hoá Việt đã chứng kiến bao sự đổi thay mạnh mẽ trong quá trình giao lưu và tiếp nhận các nền văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng từ bên ngoài. Nhưng trong quá trình “nội sinh hoá các yếu tố ngoại sinh” ấy, người dân Việt Nam vẫn gìn giữ được những nét văn hoá độc đáo, riêng có, điển hình chính là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc.
Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống của dân tộc, dù đó không là điều bắt buộc song đó lại là thứ “luật bất thành văn” của người Việt tồn tại qua bao thế hệ. Thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của người dân Việt.
Với nội dung bình dị, giàu tính thực tiễn, không cực đoan như nhiều tôn giáo khác nên tục thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và là nguyên tắc làm người mang ý nghĩa lớn về mặt tổ chức cộng đồng trong xã hội truyền thống, củng cố đoàn kết cộng đồng. Thờ cúng tổ tiên, ông bà đã trở thành tín ngưỡng gốc xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam, nó là sợi dây liên kết để góp phần cột chặt tính thống nhất toàn dân tộc, và cũng là cội nguồn của các phong tục tín ngưỡng khác.
Ngày nay, trong bối cảnh xã hội đang có biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá sinh hoạt thờ cúng tổ tiên của người Việt vẫn được duy trì nhưng nó đã thể hiện ra khá phức tạp. Nó có xu hướng hình thức, phô trương lãng phí, phục hồi các hủ tục gần tiến đến tình trạng mê tín dị đoan,
song xu hướng chủ đạo là trở thành những hoạt động mang tính văn hoá và đạo đức xã hội, trở thành nét đẹp trong sinh hoạt cộng đồng.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chính là sự kết tinh và phát triển các giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Những giá trị ấy góp phần bồi đắp lòng yêu nước thương nòi, đạo lý uống nước nhớ nguồn, có trước có sau; xây dựng đời sống tinh thần phong phú trong thời đại mới. Không gì khác, chính từ những giá trị đó đã làm nên sức sống trường tồn của dân tộc Việt Nam trước bao biến cố của lịch sử mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Toan Ánh (1996), Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, Nxb Văn
hoá dân tộc, Hà Nội.
2.Vũ Thế Bình (2009), Non nước Việt Nam, Nxb VHTT.
3.Phan Kế Bính (1995), Việt Nam phong tục, Nxb TPHCM..
4.Lê Dân (1994), Thờ cúng tổ tiên, một số nét đậm trong tâm linh người Việt,
Nxb Lao động, Hà Nội.
5.Phan Đại Doãn (2006), Làng Việt Nam đa nguyên và chặt, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
6.Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hoá tâm linh người Việt miền Bắc, Nxb Hà
Nội.
7.Nguyễn Đăng Duy (1998), Văn hoá tâm linh, Nxb Hà Nội.
8.Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam,
Nxb VHTT, Hà Nội.
9.Hoàng Quốc Hải (2001), Văn hoá phong tục, Nxb VHTT, Hà Nội.
10.Nguyễn Duy Hình (1996), Tín ngưỡng Thành hoàng làng Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
11.Vũ Ngọc Khánh (1994), Tín ngưỡng làng xã, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà
Nội.
12.Vũ Tư Lập, Đàm Trung Phường, Ngô Đức Thịnh (1991), Cư dân và văn
hoá cộng đồng sông Hồng, Nxb Khoa học xã hội.
13.Bùi Xuân Mỹ (2001), Tục thờ cúng của người Việt, Nxb VHTT, Hà Nội.
14.Đinh Văn Nghĩa (2005), Bước đầu tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở
các quốc gia Đông Bắc Á và Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Đại học sư phạm Hà Nội.
16.Trần Đăng Sinh (2010), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17.Hồ Sỹ Tân, Thọ mai gia lễ
18.Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm hiểu bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP
HCM.
19.Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
20.Trương Thìn, Nghi lễ thờ cúng tổ tiên đền chùa miếu phủ, Nxb Hà Nội.
21.Đỗ Lai Thuý (1995), “Thử tìm hiểu nguồn gốc tục thờ cúng tổ tiên”, Tạp
chí văn hoá nghệ thuật.
22.Nguyễn Trãi, Bình ngô đại cáo.
23.Tạ Chí Đại Trường (1989), Thần người và đất Việt, Nxb VHTT.
24.Các trang wed: http://mactrieu.vn/index.php?option=com_content&id=839%3Atin- ngng-th-cung-t-tien-bn-sc-vn-hoa-ca-ngi-vit&Itemid=130