Những ý niệm thiêng liêng về thờ cúng tổ tiên

Một phần của tài liệu Văn hoá tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người việt (Trang 44)

7. Bố cục

2.5.2. Những ý niệm thiêng liêng về thờ cúng tổ tiên

Ý niệm hàng đầu trong thờ cúng tổ tiên là thể hiện nếp sống đạo đức uống nước nhớ nguồn, con cháu nhớ về tổ tông, ông bà, cha mẹ đã sinh thành gây dựng nên cuộc đời cho mình cả về thể xác, linh hồn và khả năng kinh tế. Sự thiêng liêng ấy là tỏ lòng thành kính dâng lễ cúng tế vong hồn ông bà, tổ tiên. Càng thực hiện được sự cúng lễ tổ tiên chu đáo bao nhiêu thì lòng mình càng thảnh thơi sung sướng bấy nhiêu. Trong ý nghĩa này, triết lý chữ Hiếu của Nho giáo, thuyết nhân quả của Phật giáo đã củng cố thêm tục thờ cúng tổ tiên ở chỗ “Bất hiếu dĩ tử bất hiếu”, mình không có hiếu với cha mẹ ông bà, thì con cháu cũng không có hiếu với mình.

Thờ cúng tổ tiên mang ý nghĩa là một tín ngưỡng đã gây niềm tin thiêng liêng vào linh hồn ông bà tổ tiên coi như vị thần hộ mệnh và phù hộ che chở cho con cháu suốt những ngày tháng làm ăn sinh sống. Việc chôn theo những đồ tùy tán thấy được trong các mộ thời nguyên thủy, việc đốt vàng mã trước đây và cả việc đốt tiền âm phủ ngày nay là những bằng chứng biểu hiện niềm tin vào ông bà tổ tiên vẫn sinh hoạt như ở dương gian, vẫn vô

hình tác động cho con cháu. Trong sách Việt Nam phong tục của Phan Kế

lớn, quả cây sai trữu trong vườn, con đi thi, một chuyến xuất hành đi xa, thậm chí một cháu nhỏ giật mình khóc đêm… tất cả đều được thắp hương khấn báo tổ tiên biết, mà phù trợ cho con cháu.

Người Việt xưa có câu: “Sống về mồ về mả, ai sống về cả bát cơm”, bởi thế mồ mả rất quan trọng, là nơi yên nghỉ cuối cùng của người quá cố. Do đó còn có câu “Giữ như giữ mả tổ”. Khi người ta chửi rủa nhau “mồ cha mả mẹ mày” là bị xúc phạm ghê gớm. Trong thờ cúng tổ tiên, mồ mả là biểu tượng thiêng liêng không thể tách rời. Mồ mả tiếp nối tồn tại từ đời này qua đời khác cùng con cháu. Từ ý niệm thiêng liêng mồ mả phát tang cho con cháu thì con cháu càng ra sức xây dựng tu bổ cho mộ tổ. Người chết chức vị càng cao thì mồ mả càng quy mô, tột cùng của nó là các lăng tẩm vua chúa. Người sống lo cho người chết mồ mả càng to, càng đẹp bao nhiêu thì tâm linh người sống càng được mãn nguyện bấy nhiêu. Hàng năm ngày hết tết đến, con cháu nô nức đi tảo mộ, đắp mộ, thắp nhang, mời ông bà về ăn tết. Có chuyện gì không hay đến gia đình người ta nghĩ ngay đến động mồ động mả, ông bà không yên, phải sửa lễ tạ thổ địa cai quản nơi mộ nằm. Nói về mối liên hệ huyền bí và mạnh mẽ giữa người sống và người chết trong sự thờ cúng tổ tiên, nhà sử học Pháp Edouard chavaunes nói về thờ cúng tổ tiên ở Trung Quốc cũng có phần hợp với người Việt ở nước ta: “Người chết chỉ có thể yên ổn trong phần mộ của mình hay trên bàn thờ gia đình, nếu con cháu dâng cúng lễ vật theo nghi thức, ngược lại đời sống chỉ sung sướng khi được bao bọc bởi những ảnh hưởng tốt lành của người chết đang che chở họ một cách bí ẩn”.

Nói về bàn thờ tổ tiên thì đó là một không gian thiêng, mà ở đó là nơi tổ tiên “đi về”. Trên bàn thờ bày bát hương, chân đèn, bài vị hay hình ảnh người quá cố. Bàn thờ được coi là những dấu vết còn lại của tín ngưỡng thờ mặt trời và thần lửa. Chén nước trắng tinh khiết cũng được giải mã từ tục thờ

thần nước từ xa xưa. Có thể một triết lý quen thuộc của phương Đông cũng đã xuất hiện ở đây: sự giao hoà âm dương. Bên cạnh chén nước, bình rượu (âm) cần đến sự có mặt của hương lửa (dương). Cũng như khi hoá vàng (đốt mã), người ta cho rằng phải đổ chén rượu hoặc nước lên đống tro thì người âm mới nhận được lễ. Theo quan niệm dân dã, nén hương là chiếc cầu nối giữa tổ tiên và con cháu, nó có khả năng chuyển tải lời thỉnh cầu của những người sống và chính mùi thơm thanh cao của hương, hoa đã tạo ra được sự giao hoà giữa người hai cõi.

Gắn với thờ cúng là sự chịu tang. Việc chịu tang hàng ngang như vợ chồng để tang nhau, cô dì chú bác chịu tang nhau, hoặc chịu tang trên xuống,

được chép đầy đủ trong sách Thọ mai gia lễ thời Nguyễn. Có bốn bậc:

Con chịu tang cha mẹ ba năm Cháu chịu tang ông bà một năm Chắt chịu tang cụ năm tháng Chút chịu tang kỵ ba tháng

Còn một bậc chín tháng là em chịu tang anh chị ruột

Việc thờ cúng chịu tang thì như vậy nhưng còn sau bao nhiêu đời thì con cháu có thể lấy được nhau? Hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào về sự di truyền huyết thống ở người Việt đến đời thứ bao nhiêu thì hết. Nhưng chỉ biết các cụ truyền lại là sau bảy đời, khác cành thì con cháu mới có thể lấy được nhau. Đó là năm đời tính đến cao tổ, trên đó có hai đời nữa là tiên tổ, thủy tổ mới hết tông tộc. Hoặc phải chăng con người có bảy lỗ khiếu hấp thụ vật chất, tinh thần để có hình hài cho đến khi chết, thì cũng phải bảy đời sau biến chuyển tố chất huyết thống mới biến hết.

Việc thiết chế bàn thờ tổ tiên cũng như bàn thờ thần ở đình đền được rút nhỏ lại. Chỗ cao nhất sát tường phía sau gọi là giường hành (ngũ hành) nơi đặt các linh vị. Các đồ thờ cũng gọi ngũ sự thể hiện ngũ hành như bàn thờ

thần. Trên bàn thờ tổ tiên thường treo bức hoành phi đề “Kính Như Tại” (con cháu kính thờ tổ tiên như tổ tiên lúc nào cũng tại vị trên bàn thờ). Hoặc đề “Phúc Mãn Đường” (thờ cúng tổ tiên phúc đức đầy nhà). Những mỹ từ trên đây nói lên ý nghĩa thiêng liêng luôn nhớ về tổ tiên, cầu mong tổ tiên ban phúc đầy nhà cho con cháu. Lễ vật cúng tổ tiên cũng là cỗ tam sinh, xôi gà, xôi chè, hoa quả - những thành quả lao động của con cháu muốn thành kính dâng lên tổ tiên nói lên ý niệm thiêng liêng của lễ vật là cầu mong sự sinh sôi phát triển, còn nếu thắp nhiều hơn hàng nắm là cầu khấn thập loại chúng sinh. Lễ gia tiên cũng như lễ thần bao giờ cúng lễ ba, vái ba lần, lễ để cầu mong

phù hộ cho người lễ được viết trong các bài văn khấn gia tiên ngày giỗ, ngày

Tết.

Một phần của tài liệu Văn hoá tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người việt (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)