Thờ cúng tổ tiên dấy lên lòng hiếu thảo nhân nghĩa

Một phần của tài liệu Văn hoá tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người việt (Trang 49)

7. Bố cục

2.6.2.Thờ cúng tổ tiên dấy lên lòng hiếu thảo nhân nghĩa

Nội dung chữ Hiếu từ triết học Nho giáo đã đặt ra, nhưng cơ sở của nó cũng có sẵn ở Việt Nam, đó là truyền thống “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Cho nên khi nó được du nhập vào, thì đã trở thành một đạo lý trong mỗi gia đình người Việt. Thờ cúng tổ tiên là thực hiện đạo lý chữ hiếu thiêng liêng ấy. Mà chữ hiếu là biểu hiện của chữ nhân, gốc của nhân loại là kính ái, kính trọng, yêu mến. Người có hiếu trước hết khơi lòng yêu mến kính trọng người thân của mình: “Lập ái tự thân thủy, giáo dân mục giả. Lập kính tự trưởng thủy, giáo dân thuận giả” (sách Lễ ký - tế nghĩa 24). Nghĩa là dựng lòng yêu mến khởi đầu từ cha mẹ, tức là dậy dân hòa mục vậy, lòng kính trọng khởi đầu từ vị huynh trưởng tức là dậy dân kính thuận vậy. Và “cái lẽ thường thì cha mẹ và anh chị em là người thân thiết của ta, tất là ta phải kính yêu, rồi với người ngoài mới có lòng tự ái trung thứ được. Nếu ở với cha mẹ mà không hiếu thảo, ở với anh em mà không kính thuận, tức là tình cảm của ta rất bạc, thì làm thế nào mà thành người nhân được”.

Cũng như dân ta vẫn thường nói câu: “Trong có ấm thì ngoài mới êm” mỗi gia đình hòa thuận thì cả xóm làng yên vui. Bác Hồ cũng dã dạy từ chữ hiếu với cha mẹ còn phải mở rộng ra hiếu với dân, trung với nước. Nghĩa là ta yêu mến kính trọng thờ cúng cha mẹ ông bà ta, còn phải nghĩ đến giúp đỡ nhà bên cạnh, có điều kiện thì yêu mến kính trọng, thờ cúng cha mẹ ông bà họ. Ấy là tinh thần đổi mới, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Văn hoá tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người việt (Trang 49)