Sự khác biệt giữa thờ cúng tổ tiên và thờ thần

Một phần của tài liệu Văn hoá tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người việt (Trang 43)

7. Bố cục

2.5.1. Sự khác biệt giữa thờ cúng tổ tiên và thờ thần

Người Việt quan niệm thần là hồn thiêng sông núi thể hiện ở các thiên thần, thần là người có công dựng làng giữ nước đó là tổ nghề, là người khai phá lập làng, thậm chí có thể là những tà thần. Những vị thần này được thờ cúng ở đình, đền, nghè, miếu, những vị này quan niệm là thần hộ mệnh của làng xóm. Thực hiện cúng tế thần là cả cộng đồng, làng xóm bao gồm trong đó nhiều dòng họ, nhiều gia đình. Thời gian cúng thần thường là vào mùa vụ

rảnh rỗi. Nội dung cúng tế thần được cô đọng vào dịp ngày xưa gọi là vào

đám, ngày nay gọi là lễ hội.

Còn bàn thờ cúng tổ tiên là ở bàn thờ chính trong gia đình, nhà thờ họ. Đối tượng được thờ là những người ruột thịt sinh thành ra con cháu nhưng đã qua đời. Thời gian cúng tổ tiên là vào ngày đúng ngày mất của các cụ tổ, ông bà, cha mẹ, gọi là ngày giỗ. Xưa kia cha ông ta có câu: “Sinh dữ tử lành mà thân nhân nan đắc”

Vào đúng ngày giỗ thì con cháu hàn huyên ôn nhớ về truyền thống gia đình, gia tộc. Từ sự khác biệt trên đây thấy rằng không có sự thờ cúng “tổ tiên trung gian” của cả cộng đồng làng xã. Bên cạnh đó, “tổ tiên trung gian” ấy cũng có thể là người đứng đầu dòng họ, tiền khai khẩn lập ra làng, và rồi vị ấy trở thành nhân thần của làng, của nhiều dòng họ dần tập hợp thành làng. Như vậy, thần là vị tài giỏi, là vị khởi đầu một làng, một nghề, là biểu tượng thiêng liêng hộ mệnh của nhiều dòng họ trong một địa bàn cư trú nhất định. Còn tổ tiên là người thường tình sinh đẻ ra con cháu, mặc dù tác dụng thờ cúng không khác nhau là mấy.

Một phần của tài liệu Văn hoá tâm linh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người việt (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)