HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỒ CHỨC VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU RUBICO LÊ THỊ NGỌC TÂM KHOÁ LUẬN TỐT NGHI
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỒ CHỨC VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU
(RUBICO)
LÊ THỊ NGỌC TÂM
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH VÀ THƯƠNG MẠI
TP Hồ Chí Minh
Trang 2Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỔ
CHỨC VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU (RUBICO) ” do Lê Thị Ngọc Tâm,
sinh viên khoá 31, Ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
TS Phạm Thanh Bình
Người hướng dẫn,
Ngày tháng năm 2009
Ngày tháng năm 2009 Ngày tháng năm 2009
Trang 3Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin gửi đến Ba, Mẹ và những người thân trong gia đình, những người đã sinh thành, dạy dỗ và luôn động viên tôi vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống
Xin trân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng toàn thể quý thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, những người đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tại trường
Xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Thanh Bình – giảng viên Khoa Kinh Tế
Trường Đại Học Nông Lâm, người đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận
Xin cảm các phòng ban, các cô chú, anh chị trong Công Ty Cổ Phần Công Nghiệp Và Xuất Nhập Khẩu Cao Su Rubico, đặt biệt em xin cảm ơn phòng Kế Hoạch Thị Trường đã giúp đỡ và cung cấp số liệu cần thiết để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp một cách tốt nhất
Cuối lời em xin chân thành gửi đến quý thầy cô trường Đại học Nông Lâm TP.HCM cùng tất cả cô chú anh chị ở Công ty Rubico lời chúc sức khỏe và thành đạt
Trân trọng cảm ơn và kính chào
Đại Học Nông Lâm, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 15 tháng 06 năm 2009
Trang 4NỘI DUNG TÓM TẮT
Lê Thị Ngọc Tâm Tháng 6 năm 2009 Phân Tích Tình Hình Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Xuất Khẩu của công ty Cổ Phần Công Nghiệp Và Xuất Nhập Khẩu Cao Su (Rubico)
Lê Thị Ngọc Tâm June 2009 Analysing the organization and implement of export contract at Rubber Industry & Import – Export Joinstock Company (Rubico)
Kinh doanh xuất khẩu cao su và đồ gỗ là một ngành không mới mà ngược lại rất lâu đời ở nước ta Kinh doanh xuất khẩu cao su và đồ gỗ là một trong những ngành xuất khẩu chính của nước ta, tuy lâu đời nhưng việc xuất khẩu các mặt hàng thuộc gỗ
và cao su của nước ta vẫn chưa đem lại hiệu quả cao Vì vậy tôi chọn đề tài này nhằm tìm ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quá trình xuất khẩu cao su ở công ty Cổ Phần Công Nghiệp Và Xuất Nhập Khẩu Cao Su (Rubico) nói riêng và của nước ta nói chung Đề tài tôi có những nội dung chính sau:
- Tìm hiểu thực trạng kinh doanh xuất khẩu hiện tại của công ty
- Phân tích và mô tả chi tiết quy trình xuất khẩu của công ty
- Đánh giá nhận xét các hợp đồng xuất khẩu Đưa ra những khó khăn thuận lợi trong xuất khẩu của công ty
Đề xuất những giải pháp giải quyết những khó khăn bất cập của công ty
Đối với một sinh viên mới ra trường việc tiếp xúc thị trường vẫn còn hạn chế, nên việc đưa ra những giải pháp cho một công ty lớn, trước những chuyên gia kinh tế giỏi đã có kinh nghiệm thực tế là một điều còn giới hạn Do vậy, cuốn đề tài này chắc rằng không tránh những thiếu sót do hạn chế chủ quan của tác giả, rất mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của công ty, thầy cô và tất cả bạn bè để đề tài này được hoàn thiện hơn
Trang 5MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
CHƯƠNG I viii
MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Cấu trúc của đề tài 2
CHƯƠNG II 3
TỔNG QUAN 3
2.1 Vài nét về công ty cổ phần công nghiệp & xuất nhập khẩu cao su 3
2.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 4
2.3 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 5
2.4 Định hướng phát triển 6
2.5 Hệ thống các đơn vị trực thuộc 7
2.5 Cơ cấu tổ chức của công ty 8
2.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 8
2.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 9
CHƯƠNG III 12
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
3.1 Cơ sở lý luận 12
3.1.1 Khái niệm hợp đồng ngoại thương 12
3.1.2 Khái niệm hợp đồng xuất khẩu hay hợp đồng bán hàng 12
3.1.3 Khái niệm về xuất khẩu 12
3.1.4 Vai trò, nhiệm vụ và ý nghĩa của xuất khẩu 12
3.1.5 Bộ chứng từ xuất khẩu gồm các chứng từ chính là: 13
3.1.6 Các phương thức thanh toán 14
3.1.7 Phương thức giao hàng 14
Trang 6vi
CHƯƠNG IV 16
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 16
4.1 Tình Hình Xuất khẩu của thế giới 16
4.1.2 Tình hình Xuất khẩu Cao Su 16
4.1.2 Tình hình Xuất khẩu Gỗ 17
4.1 Tổng quan về tình hình xuất khẩu của Việt Nam 18
4.1.1 Tình hình Xuất khẩu cao su 18
4.1.2 Tình hình Xuất khẩu gỗ 19
4.2 Tổng quan về tình hình xuất khẩu của công ty Rubico 21
4.2.1 Sơ lược về các hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2008 21
4.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2007-2008 22
4.2.3 Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua năm 2007 và 2008 23
4.2.4 Kim ngạch xuất khẩu theo từng mặt hàng 24
4.2.5 Kim ngạch xuất khẩu tính theo phương thức thanh toán 24
4.3 Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty Rubico 25
4.4 Diễn giải quy trình 25
4.4.1 Truy cập mạng hệ thống khách hàng 27
4.4.3 Thực hiện xuất hàng 28
4.4.4 Mở tờ khai xuất khẩu 30
4.4.5 Thủ tục kiểm hóa hàng xuất khẩu 31
4.4.6 Lập bộ chứng từ thanh toán 31
4.4.7 Giao bộ chứng từ cho khách hàng 32
4.4.8 Bàn giao chứng từ - Thanh toán chi phí - Báo cáo – Lưu hồ sơ 32
4.5 Bộ chứng từ xuất khẩu 33
4.5.1 Vận đơn đường biển (B/L) 34
4.5.2 Invoice 37
4.5.3 Packing List 39
4.5.4 Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation certificate) 39
4.5.5 Certificate of Origin 42
4.5.6 Tờ khai hàng hóa Xuất Khẩu 45
4.6 Thủ tục hải quan tại cảng 50
4.6.1 Bộ chứng từ khai Hai quan gồm: 50
4.6.2 Đăng ký tờ khai: 50
Trang 74.6.3 Đóng phí lao vụ 51
4.6.4 Giao hàng và lấy vận đơn 51
4.6.5 Thông báo kết quả giao hàng 52
4.6 Đánh giá quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty Rubico 53
4.6.1 Những mặt đạt được 53
4.6.2 Các mặt chưa đạt 53
4.7 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty Rubico 54
4.7.1 Về việc nghiên cứu thị trường 54
4.7.2 Về việc chuẫn bị ký kết hợp đồng 56
4.7.3 Giải pháp cho khâu chuẫn bị hàng xuất khẩu 56
4.7.4 Giải pháp cho khâu làm thủ tục hải quan 57
4.7.5 Giải pháp cho khâu lập chứng từ thanh toán 57
4.7.6 Giải pháp cho nguồn nhân lực, cơ cấu tổ chức 57
CHƯƠNG V 60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
5.1 Kết luận 60
5.2 Kiến nghị 61
5.2.1 Đối với Nhà Nước 61
5.2.2 Đối với Công ty 61
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 22
Bảng 4.2: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường 23
Bảng 4.3: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng 24
Bảng 4.4 Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức thanh toán 24
Bảng 4.5: Quy trình xuất khẩu 25
Bảng 4.6: Biểu mẫu của quy trình 26
Trang 10x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Rubico 8
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức của phòng Kế Hoạch Thị Trường 10
Hình 4.5.1 Vận đơn đường biển (B/L) .36
Hình 4.5.2 Invoice 38
Hình 4.5.3 Packing list 40
Hình 4.5.4 Giấy chứng nhận hun trùng (Fumigation certificate) 41
Hình 4.5.5 Commercial Invoice 44
Hình 4.5.6: Tờ Khai Hàng Hóa Xuất Khẩu (Mặt trước) 46
Hình 4.5.7: Tờ Khai Hàng Hóa Xuất Khẩu (Mặt sau) 47
Hình 4.5.8: Sales Contract 48
Hình 4.5.9: Sales Contract (Tiếp) 49
Trang 11Sự toàn cầu hóa thúc đẩy nền kinh tế phát triển, hoạt động ngoại thương ngày càng được mở rộng, hàng hóa ngày càng phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho việc mua bán giữa các nước phát triễn mạnh Trong bối cảnh đó, những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu không có bước chuẩn bị tốt sẽ không tránh khỏi tình trạng lúng túng, kết quả là doanh nghiệp đó sẽ phải chỉnh sửa, kê khai hồ sơ lại nhiều lần, xuất hàng không đúng thời gian quy định trong hợp đồng, tốn nhiều chi phí lưu kho ngoài cảng, phát sinh nhiều chi phí ngoài ý muốn, thậm chí cón ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành hợp đồng với đối tác Do vậy, việc hoàn thiện một quy trình hoạt động xuất khẩu đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu, nhằm để thực hiện hợp đồng được nhanh chóng và mang lại hiệu quả kinh doanh cao
Trang 122
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn đề tài “Phân tích tình hình thực tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại Công ty cổ phần công ngiệp & xuất nhập khẩu cao su” nhằm nghiên cứu và có thể đóng góp một phần cho công tác hoàn thiện quy trình xuất khẩu tại công ty Mặt khác đưa ra những giải pháp giúp công ty nâng cao chất lượng công việc, làm cơ sơ như bản tham khảo giúp hướng dẫn các nhân viên mới vào công ty khỏi bở ngỡ và nhanh chóng hòa nhập vào bộ máy làm việc hiệu quả của công ty
Thời gian nghiên cứu: từ ngày 15/02/2009 đến ngày 25/05/2009
1.4 Cấu trúc của đề tài
Khóa luận bao gồm 5 chương:
Chương I: Mở Đầu
Chương II: Tổng Quan
Chương III: Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu
Chương IV: Kết Quả Và Thảo Luận
Chương V: Kết Luận Và Kiến Nghị
Trang 13CHƯƠNG II TỔNG QUAN
2.1 Vài nét về công ty cổ phần công nghiệp & xuất nhập khẩu cao su
Logo:
Tên đầy đủ: Công ty cổ phần công nghiệp & xuất nhập khẩu cao su
Tên tiếng Anh: Rubber Industry & Import – Export Joinstock Company (Rubico) Địa chỉ: 64 Trương Định, Phường 7, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
Trang 144
Công ty có tài khoản giao dịch tại:
+ Ngân hàng công thương chi nhánh 4 thành phố Hồ Chí Minh
+ Ngân hàng đầu tư và phát triễn tại thành phố Hồ Chí Minh
+ Ngân hàng thương mại cổ phần SG Hà Nội (SHB) chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh
+ Ngân hàng ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh
Chủ tịch hội đồng quản trị: Ông Lê Văn Bình
Thành viên hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc: Ông Trần Công Bình
Thị trường: Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc, Balan, Trung Quốc, Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan,…
2.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty được thành lập 6/11/1984 là xí nghiệp cao su Vĩnh hội trực thuộc Tổng Công ty Cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt nam) Với tài sản ban đầu là hai lò mủ cao su, một số máy móc sơ chế mủ, vài khuôn lốp xe đạp, vài xe gắn máy, ba dàn thổi PE
Sau 10 năm hoạt động đến 1994, công ty đã tích lũy được số vốn là 2,3 tỷ đồng các sản phẩm của công ty trong thời kỳ này chủ yếu là mủ cao su tinh chế và các sản phẩm khác như: gỗ cao su, chỉ thun, đệm mouse, đệm sơ dừa, và giầy bảo hộ lao động, với công nghệ thủ công và thiết bị lạc hậu Tuy vậy, mức tăng trưởng trong thời kỳ này vẫn đạt bình quân từ 15-20% với số lượng lao động bình quân là 190 người
Năm 1995 có thể coi là móc thời gian đột phá của công ty, đó chính là thời điểm tái thành lập công ty cao su Việt Nam theo nghị quyết 91 của thủ tướng chính phủ Ban lãnh đạo tổng công ty cao su đã sắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý công ty
và mạnh dạn phê duyệt hai dự án là sản xuất gỗ cao su và giầy thể thao xuất khẩu với tổng số vốn đầu tư trên 45 tỷ đồng Từ đây công ty đã có chuyển biến rõ nét, giá trị tổng sản lượng của công ty năm 1999 đạt 60 tỷ đồng, lợi nhuận tăng 10 lần so với năm
1997
Theo nghị quyết số 362/QĐ/BNN-TCCB vào 2/2001, tổng công ty cao su Việt Nam và bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã quyết định sát nhập công ty Sản Xuất và Xuất Khẩu cao su vào công ty Công Nghiệp cao su và đổi tên thành công ty Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu cao su
Trang 15Công ty thực hiện chuyển đổi sang mô hình cổ phần theo Quyết định số 4260
QĐ – BNN- TCCB ngày 30/11/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Công ty Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao Su chính thức hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103003436 từ ngày 28/5/2005 do Sở Kế Hoạch và Đầu tư TP HCM cấp với tên gọi là Công ty Cổ phần Công nghiệp và Xuất nhập khẩu Cao Su (RUBICO) mức vốn điều lệ là 50.000.000.000 đồng (năm mươi tỷ đồng)
Hiện nay Công ty có 05 xí nghiệp trực thuộc (trong đó có 04 Xí nghiệp chế biến
gỗ, 01 Xí nghiệp cao su kỹ thuật) và 01 Công ty TNHH thành viên với hơn 1.500
+ Kinh doanh cao su tự nhiên như SVR 3L, SVR 5, SVR10, SVR20
+ Kinh doanh sản xuất đồ gỗ, Hàng thủ công mỹ nghệ từ gỗ cao su do công ty sản xuất, Vật tư, Thiết bị phục vụ cho trồng trọt và chề biến cao su, Nông sản
+ Máy, Thiết bị, Vật tư, Nguyên liệu phục vụ sản xuất các sản phẩm từ cao su của công ty
+ Máy móc, Thiết bị vận tải, Phân bón, Hoá chất, Vật liệu xây dựng, Vật tư cho luyện kim
+ Kinh doanh bất động sản, Cho thuê kho bãi, Văn phòng
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh:
Sản phẩm cao su tự nhiên: Chủng loại sản phẩm cao su tự nhiên mà Công ty kinh doanh là SVR 3L, SVR 5, SVR 10, SVR 20,… Đây cũng là mặt hàng khi xuất khẩu đem lại doanh thu đáng kể cho công ty
Sản phẩm cao su kỹ thuật: LÀ các loạo joint cao su dùng cho máy móc, tấm đế cao su các loại Dòng sản phẩm này chủ yếu để kinh doanh nội địa với nguồn nguyên liệu chính là mủ cao su và hóa chất
Trang 166
Đế giày các loại : Bao gồm các loại đế giày cho giày thể thao, dép, sandanl Đây cũng là mặt hàng chủ lực của công ty, được tiêu thụ nội địa và xuất khẩu Sản phẩm luôn được đánh giá chất lượng cao, mẫu mã đa dạng
Sản xuất Sản phẩm đồ gỗ : Các sản phẩm gỗ tinh chế của Công ty đang ngày càng chiếm thị phần quan trọng trong hoạt động xuất khẩu Trong đó 25% sản phẩm từ
gỗ cao su tinh chế mà công ty sản xuất được xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Canada, Đức; 75% còn lại chủ yếu là gỗ cao su sơ chế dạng phôi, thanh để tiêu thụ trong nước Chất lượng và mẫu mã các loại sản phẩm của công ty luôn được khách hàng đánh giá cao
Kinh doanh bất động sản : Hiện tại, công ty đang thực hiện hai Dự án 4/35 Độc lập và Dự án Chung cư Vĩnh hội
2.4 Định hướng phát triển
Kim ngạch xuất khẩu gỗ Việt Nam vào EU trong thời gian qua có mức tăng trưởng trung bình 15%/năm, tập trung chủ yếu vào đồ gỗ nội thất và đồ dùng ngoài trời Theo dự báo của EU và của Việt Nam, xuất khẩu của đồ gỗ Việt Nam vào thị trường EU vẫn tiếp tục tăng, tối thiểu 10%/năm Mặt khác, mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ đến 2010 là 5,56 ty USD là chiến lược xuất khẩu của Bộ Thương Mại đề ra,
và đạt 7 tỷ USD vào năm 2020 như chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã được chính phủ phê duyệt; lĩnh vực chế biến xuất khẩu sản phẩm
gỗ của công ty con rất nhiều tiềm năng phát triển
Bên cạnh đó, sự mất cân bằng gia tăng trong cung cầu về cao su tự nhiên là nguyên nhân khiến giá mặt hàng này tăng mạnh trên thị trường Trung Quốc đã tiêu thụ tới 1,8 triệu tấn cao su tự nhiên năm 2005, trong khi sản lượng trong nước chỉ đạt gần 510.000 tấn Trung Quốc đã phải nhập khẩu thêm 1,5 triệu tấn năm ngoái để đáp ứng nhu cầu trong nước, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới Việt Nam hiện đang đứng thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu cao su Trước đây, có đến 65% khối lượng xuất khẩu cao su vào thị trường Trung Quốc, trong đó xuất qua mậu biên (nhiều bất ổn) chiếm một tỷ lệ đáng kể nhưng nay sản phẩm cao su VN đồng thời xuất qua Hàn Quốc,
Nhật, Nga và khối EU
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, tìm kiếm thêm khách hàng nhằm khai thác tốt nhất máy móc thiết bị, ốn định và duy trì sản xuất tiến tới kinh
Trang 17doanh có lãi, đạt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp cao su theo định hướng của tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
2.5 Hệ thống các đơn vị trực thuộc
Xí nghiệp chế biến gỗ Đông Hòa (Bình Dương)
Địa chỉ: Xã Đông Hòa, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương
Xí nghiệp Lâm Hòa Phát
Địa chỉ: Đường số 03, Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 84 613 935913 / 935911
Fax: 84 613 935913
Xí nghiệp Tam Phước
Địa chỉ: Lô 34, Đường số 07, Khu Công Nghiệp Tam Phước, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 84 613 513821
Fax: 84 613 513822
Email: rubicotamphuoc@hcm.vnn.vn
Xí nghiệp cao su kỹ thuật Tam Hiệp
Địa chỉ: Đường số 03, Khu Công Nghiệp Biên Hòa 1, Tỉnh Đồng Nai
Điện thoại: 84 613 836068
Fax: 84 613 836291
Email: rubicotamhiep@hcm.vnn.vn
Công ty TNHH một thành viên thương mại & địa ốc Hồng Phúc
Địa chỉ: 50-52 Võ Văn Tần, Quận 3, TP.HCM
Điện thoại: 84 8 9306445
Trang 188
Email: hongphucthang@hcm.fpt.vn
2.5 Cơ cấu tổ chức của công ty
2.5.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Rubico
Nguồn: Hành chính nhân sự của công ty
PHÓ TGĐ PHỤ TRÁCH KD-XNK
TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÓ TGĐ PHỤ TRÁCH
SX GỖ
XN LÂM HÒA PHÁT
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG TC-HC
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
PHÒNG TC-KT
PHÒNG KH-TT
XN CHẾ BIẾN
GỖ DĨ
AN
XN TAM PHƯỚC
XN CHẾ BIẾN
GỖ ĐÔNG HÒA
Trang 192.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Đại hội đồng cổ đông
Theo luật doanh nghiệp và điều lệ công ty, Đại hội đông cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, quyết định các kế hoạch đầu tư dài hạn và chiến lược nhất, cơ cấu vốn, bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm các thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát
Hội đồng quản trị
Là cơ quan điều hành công ty, có đầy đủ quyền hạn để thay mặt công ty quyết định các vấn đề liên quan đến mục tiêu và lợi ích của công ty, ngoại trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát
Là cơ quan đảm bảo các quyền lợi của cổ đông và giám sát các hoạt động của công ty
Đại diện lãnh đạo ISO
Là người trực tiếp chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, đại diện Tổng giám đốc ban hành các chỉ tiêu về chất lượng cho sản phẩm
Trang 20+ Tìm kiếm mở rộng thị trường xuất nhập khẩu
+ Lập các chương trình và biện pháp kinh doanh, sản xuất, chế biến và gia công hàng hóa Lập kế hoạch và theo dõi tình hình thực hiện kinh doanh mua bán, xuất nhập khẩu theo tháng, quý, năm
+ Hoàn thành thủ tục xuất nhập khẩu, chứng từ thanh toán và công tác hoàn thuế
+ Phối hợp với các phòng chức năng khác trong công ty về việc tạo dựng, giữ gìn và phát triễn uy tín thương hiệu sản phẩm của công ty trên thị trường trong và ngoài nước
Hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực: Kế hoạch, Thị trường, Xây dựng cơ bản, Xuất nhập khẩu, Kỹ thuật, Quản lý cây cao su thanh lý, Công tác khác
Trưởng phòng XNK
Nhân viên về
L/C và thủ tục
hải quan
Nhân viên về hãng tàu và đối tác
Nhân viên về xuất nhập hàng hóa Phó phòng
XNK
Trang 21Phòng tài chính - kế toán
Thực hiện các công tác về tài chính, kế toán, thống kê tại công ty Tổ chức giám sát nội bộ và quản lý các hoạt động kế toán tài chính tại công ty, tổ hợp phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính Tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, tiền lương của công ty Cải tiến quản lý sản xuất kinh doanh nhằm khai thác tối đa hiệu quả của đồng vốn kinh doanh
Phòng tổ chức hành chính
Có chức năng tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc trong công tác quản trị nhân sự, hành chính, văn phòng và tiền lương Thực hiện công tác tuyển chọn, bố trí, quy hoạch cán bộ, thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức
Các xí nghiệp và công ty con
Thực hiện các chỉ đạo của ban Tổng giám đốc Có nhiệm vụ hoạch toán báo cáo hàng tháng về cho công ty, hoàn tất các chỉ tiêu, kế hoạch được giao
Trang 22CHƯƠNG III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Khái niệm hợp đồng ngoại thương
Là sự thõa thuận ý chí giữ các thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là Bên xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho một bên khác gọi là Bên nhập khẩu và nhận thanh toán Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho Bên xuất khẩu, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận
3.1.2 Khái niệm hợp đồng xuất khẩu hay hợp đồng bán hàng
Là hợp đồng mà nhà xuất khẩu cung ứng hay sản xuất hoặc chế biến để bán cho người nhập khẩu
3.1.3 Khái niệm về xuất khẩu
Xuất khẩu (XK) là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán các sản phẩm hoặc dịch vụ ra các thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước
3.1.4 Vai trò, nhiệm vụ và ý nghĩa của xuất khẩu
Vai trò của xuất khẩu: XK có vai trò tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập
khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, nâng cao mức sống của nhân dân vì sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc có thu nhập tương đối Ngoài ra XK còn là cơ sở để mở rộng và
thúc đẩy tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước
Nhiệm vụ của xuất khẩu: Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của xuất khẩu đó là
XK để thu về ngoại tệ phục vụ cho công tác nhập khẩu Ngoài ra XK còn góp phần tăng tích lũy vốn, mở rộng sản xuất tăng thu nhập cho nền kinh tế từ những ngoại tệ thu được từ đó đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện do có công ăn việc làm,
tăng nguồn thu nhập Thông qua XK giúp cho các doanh nghiệp nói riêng và cả
Trang 23nước nói chung mở rộng quan hệ đối ngoại với tất cả các nước trên thế giới, khai thác
có hiệu quả lợi thế tuyệt đối và tương đối của đất nước từ đó kích thích các ngành kinh
tế phát triển
Ý nghĩa của xuất khẩu: XK là hoạt động quốc tế đầu tiên của một doanh
nghiệp, là chìa khóa mở ra các giao dịch quốc tế cho một quốc gia bằng cách sử dụng
có hiệu quả nhất lợi thế so sánh tuyệt đối và tương đối của đất nước, thu về nhiều ngoại tệ phục vụ cho nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày một phong phú của người dân Thông qua XK, hàng hóa của các doanh nghiệp trong nước sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng, cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường quốc tế Kết quả là một số doanh nghiệp sẽ rút ra nhiều kinh nghiệm cho bản thân để làm tăng lợi nhuận, nền kinh tế của một quốc gia phát triển, quan hệ kinh tế đối ngoại cũng được mở rộng
3.1.5 Bộ chứng từ xuất khẩu gồm các chứng từ chính là:
Vận đơn đường biển (Ocean Bill Lading – B/L): là chứng từ vận tải do người
vận chuyển cấp cho chủ hàng thể hiện quá trình vận tải hàng hóa từ cảng đến cảng
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): là chứng từ hàng hóa cơ bản do
người xuất khẩu lập cho người nhập khẩu sau khi hoàn tất nghĩa vụ giao hàng Hóa
đơn chứng minh quyền được thanh toán của người bán, liệt kê chi tiết về giá và trị giá hàng hóa dịch vụ đã xuất khẩu với thời gian cụ thể cùng các chi tiết liên quan
đến chuyến hàng đã giao, thanh toán, cơ sở của việc giao hàng… Invoice có bản chính, bản sao với số lượng các bản theo thỏa thuận trước
Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List – P/L): là chứng từ liệt kê chi tiết về
lượng và các hình thức đống gói các loại hàng, mặt hàng của một lô hàng đã giao với thời gian cụ thể Thông thường chứng từ này do nhà sản xuất hay người bán lập cung cấp cho bên nhập khẩu với các chi tiết liên quan đến lô hàng đã giao và thường có cả chi tiết liên quan đến vận chuyển như số B/L, tên phương tiện vận chuyển, số container…
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O): Chứng từ do phòng
thương mại của nước xuất khẩu cấp cho một lô hàng cụ thể đã xuất khẩu nhằm xác
Trang 2414
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp Trong thực tế, nếu trên Hợp đồng ngoại thương hoặc Thư tín dụng không ghi rõ người lập chứng từ, nhà xuất khẩu
có thể ky phát giấy chứng nhận này
3.1.6 Các phương thức thanh toán
Tín dụng chứng từ (Documentary Credit) là phương thức thanh toán trong
đó một ngân hàng thương mại theo yêu cầu của một khách hàng (người NK) phát hành một thư tín (L/C – Letter of Credit) cam kết trả tiền cho người thụ hưởng (người XK) khi người này trình một bộ chứng từ phù hợp với những quy định trong LC
LC là một cam kết băng văn bản do một ngân hàng phát hành theo yêu cầu và phù hợp với những chỉ dẫn của một khách hàng (người NK) thực hiện việc trả một số tiền nhất định, trong một thời hạn nhất định cho người thụ hưởng (người XK) khi xuất trình chứng từ hợp lệ Do đó LC này được gọi là LC thương mại hay LC chứng từ
LC thương mại được hình thành trên cơ sở hợp đồng ngoại thương nhưng lại độc lập hoàn toàn với hợp đồng
Trong trường hợp, hợp đồng ngoại thương chưa quy định đầy đủ, chi tiết thì LC chính là văn bản cụ thể hóa, chi tiết hóa hợp đồng, đồng thời có thể xem LC là văn bản hướng dẫn người XK thực hiện hợp đồng
Phương thức thanh toán bằng chuyển tiền (Remittance) là phương thức do
người mua chủ động thực hiện Theo đó, sau khi người mua nhận được hàng hóa hoặc nhận được bộ chứng từ hàng hóa, người mua sẽ lập lệnh chuyển tiền (Transfer Order) gửi đến ngân hàng của mình Căn cứ vào lệnh chuyển tiền này, ngân hàng sẽ trích tiền trên tài khoản của người mua để chuyển trả cho người thụ hưởng ở nước ngoài
TT (Telegraphic Transfer Remittance – chuyển tiền bằng điện) là hình thức chuyển tiền, trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thực hiện theo nội dung một bức điện mà ngân hàng này gởi cho ngân hàng thanh toán, thông qua mạng liên lạc viễn thông như Swift (Society for Wordwide Interbank Financial Telecommunication: Hiệp hội liên lạc viễn thông liên ngân hàng toàn thế giới), có thể thông qua mạng lưới thanh toán khác như điện tín, fax…
3.1.7 Phương thức giao hàng
EXW (Ex-works): Giao hàng tại xưởng (… tên địa điểm) Người bán sẽ hoàn
thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã giao cho người mua tại kho hay xưởng của
Trang 25mình, điều kiện này thể hiện nghĩa vụ tối thiểu của người bán so với các điều kiện còn lại Phuơng thức này dùng cho mọi phuơng tiện vận tải
FCA (Free Carrier): Giao hàng cho người vận tải (… tên địa điểm gởi hàng)
Người XK sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã giao cho người mua thông qua người chuyên chở Nếu đại điểm giao hàng nằm trong cơ sở của người XK thì người XK phải bốc hàng lên phương tiện vận tải, còn ngoài cơ sở của người XK thì người XK không phải chịu chi phí bốc dỡ hàng Người XK không phải ky hợp đồng vận tải và bảo hiểm cho lô hàng XK Tuy nhiên người XK phải làm thủ tục XK cho lô hàng FCA dùng cho mọi phương thức vận tải
FOB (Free on Board): Giao hàng trên tàu (… tên cảng xếp hàng) Người XK
sẽ hoàn thành trách nhiệm giao hàng khi hàng đã được đặt dọc mạn tàu tại cảng bốc hàng quy định Người NK phải chịu mọi phí tổn và rủi ro về mất hoặc hư hàng từ lúc
đó Tuy nhiên người XK phải làm thủ tục XK cho lô hàng FOB chỉ được dùng cho vận tải đường biển và vận tải đường thủy nội địa
CIF (Cost, Insurance, Freight): Tiền hàng, phí bảo hiểm, cưới phí (…tên cảng
đến) Người bán sau khi đã thực hiện thông quan xuất khẩu, giao hàng hóa lên tàu vận tải tại cảng bốc hàng theo qui định (tại nước người bán) Vận tải hàng và bảo hiểm do người XK sắp sếp Rủi ro chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng hóa đã qua khỏi lan can tàu tại cảng bốc hàng (tại nước xuất khẩu) Chi phí vận tải và bảo hiểm chuyển từ người XK sang người NK kể từ khi hàng hóa đã được chuyên chở đến cảng dở hàng (tại nước NK)
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: thu thập qua việc thăm dò và phỏng vấn trực tiếp một số người lao động
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: thu thập số liệu, tài liệu tại Công ty và các tài liệu tham khảo khác
Quan sát: nơi làm việc, quá trình làm việc…
Trang 26CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tình Hình Xuất khẩu của thế giới
4.1.2 Tình hình Xuất khẩu Cao Su
Thời tiết năm 2008 bất lợi và giá dầu mỏ tăng cao kỷ lục tác động tới thị trường cao su thế giới Giá cao su tự nhiên tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm 2008 do nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu vững, và có xu hướng tăng mạnh cho đến cuối năm
Ở những tháng cuối năm, khi sản lượng thường tăng theo yếu tố mùa vụ, mưa bất thường và lũ lụt vẫn tiếp tục ảnh hưởng tới hoạt động khai thác mủ cao su, và ảnh hưởng tới cả việc vận chuyển Giá dầu thô tăng cao kỷ lục cũng khích lệ hoạt động mua cao su thiên nhiên để thay thế cao su tổng hợp - một sản phẩ của dầu mỏ
Thị trường năm 2008 khá cân đối giữa cung và cầu Nhu cầu cao su khá mạnh mạnh Khách hàng Mỹ, châu Âu và Trung Quốc đều tích cực mua, song hầu hết chỉ mua ít một mặc dù lượng dự trữ trong kho của các nhà sản xuất lốp xe còn rất ít, bởi giá cao Trong khi đó ở nhiều thời điểm người bán không thể ký hợp đồng bán bởi lo ngại không đảm bảo được nguồn cung Bên cạnh Trung Quốc, người tiêu dùng Mỹ cũng tìm mua cao su SIR20, còn các hãng sản xuất lốp xe lớn nhất thế giới tìm kiếm hàng để làm đầy kho dự trữ hiện đang còn rất ít của mình Trung Quốc - nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới - đã nhập khẩu 1.350.000 tấn cao su từ tháng 1 đến hết tháng 10/2008, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2007
Nhu cầu cao su ở Trung Quốc và Ấn Độ đang bùng nổ Nền kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng trung bình 8,6% mỗi năm trong 4 năm qua Diện tích và sản lượng cao su của nước này tăng liên tục, song vẫn phải nhập khẩu từ Đông Nam Á mới đủ đáp ứng nhu cầu Trong khi đó ở Trung Quốc, kinh tế bùng nổ đang hỗ trợ giá cao su hồi phục
và nhu cầu tăng Ngành lốp xe chiếm khoảng 60% tổng tiêu thụ cao su của nước này
Có mối quan hệ rất chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và tiêu thụ nội địa Là nước tiêu
Trang 27thụ cao su lớn nhất thế giới, nhập khẩu cao su thiên nhiên của Trung Quốc năm 2008 ước đạt 1,8 triệu tấn, tăng so với 1,6 triệu tấn năm 2007, để làm nguyên liệu sản xuất mọi thứ, từ lốp xe tới giày thể thao
4.1.2 Tình hình Xuất khẩu Gỗ
Năm 2008 là năm thị trường gỗ thế giới biến động tương đối phức tạp Trong những tháng đầu năm giá gỗ biến động phức tạp tăng giảm không theo quy luật Tuy nhiên, trong 6 tháng cuối năm cũng như các mặt hàng khác do chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, giá gỗ lại giảm mạnh xuống mức thấp nhất kể năm
1991 Cuộc khủng hoảng đã khiến cho nhu cầu đi xuống với giá bất động sản tại Mỹ sụp đổ và suy thoái kinh tế
Trong một báo cáo, các chuyên gia của Morgan Stanley nhận định, giá nhà tại
20 thành phố lớn của Mỹ đã giảm ở tỷ lệ nhanh nhất xuống mức thấp kỷ lục vào tháng
10 năm ngoái Nguyên nhân là do tình trạng tịch biên nhà để trả nợ ngày một tăng cùng với doanh số bán nhà giảm mạnh Dự báo giá nhà tại Mỹ có khả năng tiếp tục giảm đến giữa năm 2010 do số lượng người Mỹ thất nghiệp ngày càng tăng, số nhà chưa bán được ngày càng vượt quá giới hạn, vay và cho vay vẫn đang ở mức thấp Tại sàn giao dịch hàng hóa Chicago, giá gỗ xẻ giao tháng 1/2009 giảm 20 USD, tương đương giảm 11% xuống mức 168 USD/1.000 board feet (1000 board feet = 2.35973722 m3) Mức giá này đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 2/1991 So với một năm trước, giá gỗ xẻ thị trường kỳ hạn đã giảm 26%, (xem biểu đồ 1)
Gần đây nhất, các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu đã quan tâm đến việc bảo vệ môi trường thông qua việc áp dụng các chính sách mới đòi hỏi các sản phẩm gỗ, và chế biến từ gỗ nhập khẩu có nguồn gốc khai thác hợp pháp Bởi lẽ, người tiêu dùng tại các quốc gia phát triển này đã có ý thức bảo vệ môi trường rất cao bằng việc đòi hỏi những sản phẩm gỗ sử dụng phải đến từ những nguồn hợp pháp Ở châu
Âu cũng như một số nước trên thế giới, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ đang gia tăng nhưng người tiêu dùng luôn đặt câu hỏi nguồn gốc gỗ từ đâu, công ty nào sản xuất, thương hiệu sản phẩm là gì, Từ đó, có thể thấy ngoài yêu cầu kiểu dáng, chất lượng, quy định sử dụng gỗ từ nguồn đảm bảo hợp pháp là yếu tố tối quan trọng đối với kinh doanh đồ gỗ, quyết định sự thành bại của nhà kinh doanh
Trang 2818
Chính vì vậy, một trong những nội dung quan trọng của kế hoạch hành động của EC về thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại gỗ (FLEGT) là chống khai thác bất hợp pháp và giảm thiểu vi phạm lâm luật để xây dựng thị trường cho các sản phẩm gỗ bền vững và hợp pháp hơn EU thuyết phục đối tác của mình cần phải thực hiện FLEGT, đổi lại EU có các chương trình hỗ trợ về xúc tiến thương mại sản phẩm
gỗ hợp pháp Như vậy, các nước xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường này, trong đó
có Việt Nam, phải biết xu hướng thay đổi đó để đảm bảo khả năng đáp ứng nếu muốn
có thêm cơ hội kinh doanh
Theo số liệu thống kê của Dịch vụ Thống kê Thương mại Toàn cầu (GTIS), giá trị xuất khẩu gỗ của các nước trên thế giới đã giảm mạnh trong 6 tháng cuối năm Một
số quốc gia như Canada, Trung Quốc và Đức trong nửa năm đầu, giá trị xuất khẩu của mặt hàng này đã có lúc đạt trên dưới 1 tỷ USD, nhưng sang đến 6 tháng cuối năm, giá trị gỗ đã giảm mạnh Đứng đầu về giá trị xuất khẩu gỗ trên thế giới vẫn là Đức, Canada, Trung Quốc, Nga và Mỹ với giá trị xuất khẩu gỗ hàng tháng trên 500 triệu USD
4.1 Tổng quan về tình hình xuất khẩu của Việt Nam
4.1.1 Tình hình Xuất khẩu cao su
Theo số liệu thống kê, xuất khẩu cao su của Việt Nam năm 2008 đạt 645 ngàn tấn, với trị giá 1,57 tỷ USD, giảm 9,3% về lượng, nhưng tăng 13,23% về trị giá so với năm 2007 Như vậy, so với kế hoạch năm, xuất khẩu cao su chỉ đạt 82,8% về lượng và 87% về kim ngạch
Hiện nay, hơn 90% sản lượng cao su của Việt Nam phục vụ xuất khẩu dưới hình thức cao su nguyên liệu, chỉ có 10% chiếm khoảng 50.000 tấn là được chế biến phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu Tỉ lệ này quá thấp so với nguồn cao
su nguyên liệu có khả năng phục vụ sản xuất và tiêu dùng Do đó, mặc dù Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cao su lớn trên thế giới nhưng lợi nhuận từ cao su thấp hơn rất nhiều so với Malaysia hay Thái Lan
Năm 2008, xuất khẩu cao su khối SVR3L đạt trên 332 ngàn tấn với trị giá 884,37 triệu USD, tăng 7,63% về lượng và tăng 37,91% về trị giá Giá xuất khẩu trung bình đạt 2.663 USD/tấn, tăng 28,15% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2007 Giá xuất khẩu chủng loại cao su này sang thị trường Nhật Bản và CH Séc đạt cao nhất,
Trang 29trung bình gần 3.000 USD/tấn Ngoài ra, giá xuất khẩu trung bình sang một số thị trường khác cũng đạt khá như Đức đạt 2.894 USD/tấn; Đài Loan đạt 2.785 USD/tấn; Trung Quốc đạt 2.650 USD/tấn
So với năm 2007, xuất khẩu cao su RSS3 và RSS cũng tăng khá, tăng 8,4% và 32,28% về lượng
Trong khi đó, lượng cao su SVR10 xuất khẩu giảm 7,5% so với năm 2007, đạt 107,6 ngàn tấn Trong đó, xuất sang Trung Quốc đạt trên 85 ngàn tấn với giá xuất khẩu trung bình đạt 2.485 USD/tấn; Malaysia đạt 5,7 ngàn tấn với 2.246 USD/tấn
Xuất khẩu mủ Latex cũng giảm 35,7% về lượng và giảm 18,88% về trị giá so với năm 2007, đạt 53 ngàn tấn, trị giá 87 triệu USD Giá xuất khẩu trung bình đạt 1.642 USD/tấn, tăng 26,3% so với xuất khẩu trung bình năm trước Chủng loại cao su này được xuất chủ yếu sang Hàn Quốc, Malaysia, Mỹ, Trung Quốc…
Dự kiến xuất khẩu cao su năm 2009 đạt khoảng 700 ngàn tấn, tăng khoảng 50 ngàn tấn so với năm 2008 với giá xuất khẩu trung bình là 1.850 USD/tấn, giảm 27% so với giá xuất khẩu trung bình năm 2008, nhưng so với mức giá hiện nay vẫn cao hơn khoảng 600 USD/tấn Như vậy, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng cao su năm 2009 ước đạt 1,3 tỷ USD, giảm 270 triệu USD so với năm 2008
Hiệp hội cao su Việt Nam (VRA) gửi văn bản khuyến cáo các doanh nghiệp hội viên xuất khẩu mủ cao su không dưới 1.350 USD/tấn Đây là nội dung theo sự thống nhất của Hội đồng cao su quốc tế ba bên (gồm Thái Lan, Indonêsia và Malaysia) Hiện nay, giá mủ cao su xuất khẩu của Việt Nam dao động 1.000-1.200 USD/tấn
Trong trường hợp cao su xuống dưới 1.000 USD/tấn, Hiệp hội sẽ khuyến khích hội viên mua cao su tiểu đìên của nông dân để dự trữ nhằm giảm bớt khó khăn tài chính cho cao su tiểu điền và hạn chế giá cao su tụt giảm thêm Sản lượng mua dự trữ
có thể lên đến 100.000 – 200.000 tấn, tương đương 15-20% sản lượng cao su Việt Nam
4.1.2 Tình hình Xuất khẩu gỗ
Xuất khẩu sản phẩm gỗ trong năm 2008 đã đánh dấu những thành công lớn của ngành tuy nền kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn Đây là một trong những mặt hàng nằm trong top kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD Bước sang năm 2009, dự
Trang 3020
Theo số liệu thống kê chính thức, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong tháng 12 đạt 269,4 triệu USD, tăng 17,1% so với tháng 11 và tăng 3,1% so với cùng kỳy năm 2007 Trong năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,8 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ đạt được 93,3% kế hoạch năm
Về thị trường, trong năm 2008, Mỹ duy trì là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ chủ lực của Việt Nam, tuy vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này đã có dấu hiệu chậm lại và càng thể hiện rõ nét hơn trong những tháng cuối năm Trong tháng 12, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Mỹ đạt 88,7 triệu USD, tăng 7% so tháng 11 và chỉ tăng 0,4% sovới cùng kỳ năm ngoái Trng năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường này đạt 1,049 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2007 và chiếm 38% tỷ trọng Như vậy, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Mỹ vẫn khá khả quan Hiện nay, kinh tế Mỹ đang rơi vào suy thoái sâu đồng nghĩa với việc người dân Mỹ cắt giảm nhu cầu tiêu dùng Vì vậy, để duy trì kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, các doanh nghiệp nên chú trọng hơn vào các sản phẩm giá rẻ, nhằm cạnh tranh với các đối thủ châu Á khác như Trung Quốc, Malaysia… Về sản phẩm, đến hơn 70% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Mỹ là đồ nội thất dùng trong phòng ngủ; tiếp đến là đồ nội thất dùng trong phòng khách, phòng ăn chiếm 15%; đồ nội thất văn phòng chiếm 10%…
Nhật Bản là nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ 2 của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng về kim ngạch trong năm 2008 tăng khá, như vậy, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này đã dần được hồi phục Trong tháng 12, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm
gỗ sang Nhật Bản đạt 36,6 triệu USD, tăng 13% so tháng 11 và tăng 57,1% so cùng kỳ năm ngoái Trong năm 2008, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này đạt 371,7 triệu USD, tăng 21% so cùng kỳ năm ngoái Dự báo, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản trong năm tới đạt khoảng 450 triệu USD, tăng 21%
so năm 2008
Trong năm 2008, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang khối EU cũng đạt khá, đạt 730,15 triệu USD, tăng 15,23% so năm 2007 Trong tháng 12/08, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm vào EU đạt khá, trên 100,5 triệu USD, tăng 45,8% so tháng trước và tăng 24% so cùng kỳ năm ngoái Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Anh đạt cao nhất
Trang 31nhưng lại giảm so tháng 12/07; xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Đức, Pháp, Hà Lan - những thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ lớn của Việt Nam tăng mạnh; còn xuất khẩu sang một số thị trường nhỏ nhưng đầy tiềm năng là Thuỵ Điển, Phần Lan, Hy Lạp tăng rất mạnh… Tuy vậy, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang một số thị trường lại sụt giảm như Bỉ, CH Ai Len…
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đã xúc tiến mạnh sản phẩm gỗ sang thị trường Trung Đông thể hiện ở tăng trưởng kim ngạch như Ả Rập, Tiểu Vương quốc Arập Thống nhất và một số thị trường khác như Nauy, Thái Lan, Nam Phi…
4.2 Tổng quan về tình hình xuất khẩu của công ty Rubico
4.2.1 Sơ lược về các hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2008
Trong năm 2008, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghiệp và XNK Cao su có những mặt thuận lợi và khó khăn sau :
+ Thuận lợi : Các Xí nghiệp chế biến gỗ gia tăng sản lượng sản xuất và ổn định chất lượng sản phẩm đã tạo uy tín với khách hàng, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đảm bảo công ăn việc làm và đời sống CNVC-LĐ, định hướng phát triển các sản phẩm gỗ của các năm tiếp theo
+ Khó khăn : Giá cả nguyên vật liệu, nhiên liệu, vận chuyển, đều tăng cao, giá cả sinh hoạt tăng đột biến đã phần nào ảnh hưởng đến mức sống, tâm tư tình cảm CNVC-LĐ của đơn vị Mặt khác do tình hình biến động của kinh tế thế giới, làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị
Tình hình thực hiện so với kế hoạch : Hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 của Công ty gặp rất nhiều khó khăn do tình hình chung của nền kinh tế thế giới suy thóai, không đạt được kế hoạch do Hội đồng quản trị giao
Những khoản đầu tư trong năm :
+ Công ty TNHH 1TV TM & Địa Ốc Hồng Phúc : 10.000.000.000 đồng
+ Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Cao su Phú Thịnh : 2.400.000.000 đồng + Công ty Cổ phần Công nghiệp và XNK Cao su Đăk Lắk : 2.856.000.000 đồng
Triển vọng và kế hoạch trong tương lai : Trên cơ sở định hướng phát triển ngành gỗ của Công ty đến năm 2015 được Hội đồng quản trị phê duyệt, tiếp tục nâng cao năng
Trang 3222
12.200 m3 gỗ tinh chế trong năm 2009 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, tìm kiếm thêm khách hàng nhằm khai thác tốt nhất máy móc thiết bị, ốn định và duy trì sản xuất tiến tới kinh doanh có lãi, đạt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp cao su theo định hướng của tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam
4.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2007-2008
Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
(Triệu Đồng)
Năm 2007 (Triệu Đồng)
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 501.369.075.309 524.497.667.437
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 21.544.246.754 7.375.696.252
3 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ
479.824.828.555 517.121.971.185
4 Giá vốn hàng bán 460.264.172.032 488.004.889.628
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 19.560.656.523 29.117.081.557
6 Doanh thu hoạt động tài chính 5.429.524.034 12.141.274.846
7 Chi phí tài chính 12.258.334.796 6.954.077.092
Trong đó: Chi phí lãi vay
8 Chi phí bán hàng 6.647.317.016 8.613.833.869
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.178.102.426 5.411.213.634
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 906.426.319 20.279.231.808
12 Chi phí khác 1.004.848.818 735.719.396
13 Lợi nhuận khác (48.737.410) 182.854.186
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 857.688.909 20.462.085.994
15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 441.827.746 301.833.075
18 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 415.861.163 20.160.252.919
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Kết quả tổng hợp thể hiện trong bảng 4.1 cho thấy năm 2007 và 2008 do công
ty đầu tư (15,256 tỷ đồng) vào ba công ty: Công ty TNHH 1TV TM & Địa Ốc Hồng Phúc, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Cao su Phú Thịnh, Công ty Cổ phần Công nghiệp và XNK Cao su Đăk Lắk nên chi phí và lãi tài chính tăng dần Ngoài ra, trong năm 2008 công ty phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng của nhà máy mới dẫn đến lợi
Trang 33nhuận khác bị thâm hụt (-48.737.410 triệu đồng) Cùng với tác động xấu từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị trường chủ lực có xu hướng giảm mạnh, sức ép cạnh tranh từ các nước châu Á gia tăng ( nỗi bậc là Trung Quốc) Từ những nguyên
nhân trên đã dẫn đến lợi nhận sau thuế của doanh nghiệp giảm 2,063% ( năm 2007 là
20.160.252.919 triệu đồng, năm 2008 là 415.861.163 triệu đồng)
4.2.3 Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua năm 2007 và 2008
Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị hàng hóa mà một nước xuất khẩu đạt được trong một năm được tính theo hối đoái nào đó (thông thường là tính theo USD)
Ví dụ: Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tại Việt Nam có thể được xác định như sau:
KNXK tức là tổng số hàng hóa sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài Phải phân biệt hàng hóa “Made in Việt Nam” và hàng hóa của Việt Nam sản xuất Vì nhiều công ty nước ngoài mang hàng hóa vào gia công ở Việt Nam để hạ giá thành sản phẩm
và xuất sang các nước khác thì cũng tính trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Điều này có nghĩa là nếu nói tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm nay đạt X USD nhưng có thể thực chất Việt Nam chỉ thu một phần rất nhỏ trong số đó
Bảng 4.2: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường
KNXK (USD) Tỷ Trọng (%) KNXK (USD) Tỷ Trọng (%) Tây Âu 15.689.350,80 48,62 18.904.002,73 49,73
Trang 344.2.4 Kim ngạch xuất khẩu theo từng mặt hàng
Bảng 4.3: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng
4.2.5 Kim ngạch xuất khẩu tính theo phương thức thanh toán
Bảng 4.4 Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức thanh toán
Trang 35TT (chuyển tiền bằng điện) có ưu điểm là đơn giản, dễ dàng, tốc độ thanh toán nhanh chóng với chi phí thấp (thường chỉ từ 0,15% - 0,2% trị giá số tiền gửi) nên thường được áp dụng trong thanh toán ngoại thương Tuy nhiên, phương thức này chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro rất lớn cho các bên vì vậy thường chỉ áp dụng trong trường hợp hai bên mua bán đã có sự tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau và giá trị thanh toán
là không lớn
Khách hàng của Rubico chủ yếu có quan hệ làm ăn lâu năm (chủ lực là IKEA – Thụy Điển) nên công ty thường áp dụng phương thức TT (90%) TT thường đi kèm với phương thức giao hàng là FCA (Free Carrier – Giao hàng cho người vận tải) với tỷ
lệ tương đương với phương thức thanh toán TT Phương thức thanh toán còn lại là LC (10%) với phương thức này thì dùng điều kiện giao hàng là FOB (Free On Board – Giao hàng trên boong tàu) cũng với tỷ lệ 10%
4.3 Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty Rubico
Bảng 4.5: Quy trình xuất khẩu
Nguồn: Phòng KH-TT
4.4 Diễn giải quy trình
Mỗi bước điều có biểu mẫu cụ thể để dễ dàng trong việc tìm kiếm
Bảng 4.6: Biểu mẫu của quy trình
STT Tên biểu mẫu Ký hiệu Giải thích
1 Thông tin xác nhận BM7.2.2/KHTT Khi đơn đặt hàng về từ trên mạng Ecis,
Truy cập mạng,
hệ thống của
khách hàng
Lập bộ chứng từ thanh toán
Lập kế hoạch xuất hàng
Thực hiện xuất hàng
Mở tờ khai hải quan xuất khẩu
Thủ tục kiểm hóa hàng xuất khẩu
Giao chứng
từ cho khách hàng
Bàn giao
chứng từ, báo
cáo, lưu hồ sơ
Trang 363 Thay đổi lịch xuất
Công ty tổng hợp lịch xuất hàng tuần
8 Thông báo xuất
10 Thông tin xuất