Tổng quan về tình hình xuất khẩu của công ty Rubico

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỒ CHỨC VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU (RUBICO) (Trang 31 - 35)

4.2.1. Sơ lược về các hoạt động của doanh nghiệp trong năm 2008

Trong năm 2008, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghiệp và XNK Cao su có những mặt thuận lợi và khó khăn sau :

+ Thuận lợi : Các Xí nghiệp chế biến gỗ gia tăng sản lượng sản xuất và ổn định chất lượng sản phẩm đã tạo uy tín với khách hàng, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đảm bảo công ăn việc làm và đời sống CNVC-LĐ, định hướng phát triển các sản phẩm gỗ của các năm tiếp theo.

+ Khó khăn : Giá cả nguyên vật liệu, nhiên liệu, vận chuyển, ... đều tăng cao, giá cả sinh hoạt tăng đột biến đã phần nào ảnh hưởng đến mức sống, tâm tư tình cảm CNVC-LĐ của đơn vị. Mặt khác do tình hình biến động của kinh tế thế giới, làm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Tình hình thực hiện so với kế hoạch : Hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 của Công ty gặp rất nhiều khó khăn do tình hình chung của nền kinh tế thế giới suy thóai, không đạt được kế hoạch do Hội đồng quản trị giao.

Những khoản đầu tư trong năm :

+ Công ty TNHH 1TV TM & Địa Ốc Hồng Phúc : 10.000.000.000 đồng + Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Cao su Phú Thịnh : 2.400.000.000 đồng + Công ty Cổ phần Công nghiệp và XNK Cao su Đăk Lắk : 2.856.000.000 đồng

Triển vọng và kế hoạch trong tương lai : Trên cơ sở định hướng phát triển ngành gỗ của Công ty đến năm 2015 được Hội đồng quản trị phê duyệt, tiếp tục nâng cao năng

22

12.200 m3 gỗ tinh chế trong năm 2009. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, tìm kiếm thêm khách hàng nhằm khai thác tốt nhất máy móc thiết bị, ốn định và duy trì sản xuất tiến tới kinh doanh có lãi, đạt mục tiêu phát triển ngành công nghiệp cao su theo định hướng của tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

4.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 2007-2008 Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Chỉ tiêu Năm 2008

(Triệu Đồng)

Năm 2007 (Triệu Đồng)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 501.369.075.309 524.497.667.437 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 21.544.246.754 7.375.696.252 3. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ

479.824.828.555 517.121.971.185

4. Giá vốn hàng bán 460.264.172.032 488.004.889.628

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 19.560.656.523 29.117.081.557 6. Doanh thu hoạt động tài chính 5.429.524.034 12.141.274.846

7. Chi phí tài chính 12.258.334.796 6.954.077.092

Trong đó: Chi phí lãi vay

12.226.669.001 6.089.583.645

8. Chi phí bán hàng 6.647.317.016 8.613.833.869

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.178.102.426 5.411.213.634 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 906.426.319 20.279.231.808

11. Thu nhập khác 956.111.408 918.573.582

12. Chi phí khác 1.004.848.818 735.719.396

13. Lợi nhuận khác (48.737.410) 182.854.186

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 857.688.909 20.462.085.994 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 441.827.746 301.833.075 18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 415.861.163 20.160.252.919

Nguồn: Phòng tài chính kế toán

Kết quả tổng hợp thể hiện trong bảng 4.1 cho thấy năm 2007 và 2008 do công ty đầu tư (15,256 tỷ đồng) vào ba công ty: Công ty TNHH 1TV TM & Địa Ốc Hồng Phúc, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Cao su Phú Thịnh, Công ty Cổ phần Công nghiệp và XNK Cao su Đăk Lắk nên chi phí và lãi tài chính tăng dần. Ngoài ra, trong năm 2008 công ty phải đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng của nhà máy mới dẫn đến lợi

nhuận khác bị thâm hụt (-48.737.410 triệu đồng). Cùng với tác động xấu từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, nhu cầu nhập khẩu và khả năng thanh toán tại các thị trường chủ lực có xu hướng giảm mạnh, sức ép cạnh tranh từ các nước châu Á gia tăng ( nỗi bậc là Trung Quốc). Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến lợi nhận sau thuế của doanh nghiệp giảm 2,063% ( năm 2007 là 20.160.252.919 triệu đồng, năm 2008 là 415.861.163 triệu đồng).

4.2.3. Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua năm 2007 và 2008

Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị hàng hóa mà một nước xuất khẩu đạt được trong một năm được tính theo hối đoái nào đó (thông thường là tính theo USD).

Ví dụ: Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) tại Việt Nam có thể được xác định như sau:

KNXK tức là tổng số hàng hóa sản xuất tại Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài. Phải phân biệt hàng hóa “Made in Việt Nam” và hàng hóa của Việt Nam sản xuất. Vì nhiều công ty nước ngoài mang hàng hóa vào gia công ở Việt Nam để hạ giá thành sản phẩm và xuất sang các nước khác thì cũng tính trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Điều này có nghĩa là nếu nói tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm nay đạt X USD nhưng có thể thực chất Việt Nam chỉ thu một phần rất nhỏ trong số đó.

Bảng 4.2: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường

Năm 2007 Năm 2008

KNXK (USD) Tỷ Trọng (%) KNXK (USD) Tỷ Trọng (%)

Tây Âu 15.689.350,80 48,62 18.904.002,73 49,73

Hàn Quốc 1.293.050,16 4,01 1.493.222,01 3,93

Úc 285.170,61 0,87 355.490,82 0,94

Mỹ 3.948.350,83 12,24 4.003.556,09 10,53

Nhật 2.915.640,56 9,04 3.300.127.88 8,68

Trung Quốc 5.008.350,09 15,52 6.550.938,93 17,24

Asean 957.270,67 2,97 977.240,51 2,57

Nga 402.109,62 1,25 322.301,15 0,85

Đài Loan 782.428,94 2,43 804.109,44 2,12

Các nước khác 983.271,34 3,05 1.297.360,59 3,41

Tổng 32.264.993,62 100 38.008.350,15 100

24

Nhìn chung Kim Ngạch Xuất Khẩu của công ty có xu hướng tăng trong những năm qua, điều này cho thấy công ty đã lựa chọn đúng đắn phương hướng kinh doanh.

Qua bảng phân tích ta thấy KNXK vào thị trường Tây Âu chiếm tỷ trọng lớn qua các năm, tiếp theo là một số nước ở Châu Á và Châu Mỹ

4.2.4. Kim ngạch xuất khẩu theo từng mặt hàng Bảng 4.3: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng

Năm 2007 Năm 2008

Mặt hàng

KNXK (USD) Tỷ trọng (%) KNXK (USD) Tỷ trọng (%)

Sản phẩm từ gỗ 23.041.060 71,48 30.804.108 80,47

Mủ cao su 6.261.440 19,25 5.008.301 13,08

Các sản phẩm từ mủ cao su (đế giầy, giầy thể thao)

2.931.170 9,27 2.467.560 6,45

Tổng 32.233.670 100 38.279.969 100

Nguồn: phòng kế toán tài chính Qua bảng kim ngạch xuất khẩu theo từng mặt hàng ta thấy công ty vẫn chưa mở rộng xuất khẩu thêm một nhóm ngành nào mới. Vẫn là sản sản phẩm từ gỗ, mủ cao su, sản phẩm từ mủ cao su, trong đó ngành gỗ chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao nhất. Sản phẩm từ gỗ có xu hướng tăng cả về giá trị lẫn tỷ trọng xuất khẩu, còn hai nhóm hàng còn lại có xu hướng giảm. Điều này cho thấy những năm qua công ty đã dồn lực để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm làm từ gỗ và giảm bớt sự quan tâm vào hai nhóm hàng còn lại. Do đó dẫn đến sự sụt giảm về giá trị lẫn tỷ trọng xuất khẩu của hai nhóm hàng này.

4.2.5. Kim ngạch xuất khẩu tính theo phương thức thanh toán Bảng 4.4. Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức thanh toán

Năm 2007 Năm 2008

Phương thức thanh toán

KNXK (USD) Tỷ trọng (%) KNXK (USD) Tỷ trọng (%)

TT 26.753.946 83 34.451.972 90

LC 5.479.724 17 3.827.993 10

Tổng 32.233.670 100 38.279.969 100

Nguồn: Phòng kế Hoạch Thị Trường

TT (chuyển tiền bằng điện) có ưu điểm là đơn giản, dễ dàng, tốc độ thanh toán nhanh chóng với chi phí thấp (thường chỉ từ 0,15% - 0,2% trị giá số tiền gửi) nên thường được áp dụng trong thanh toán ngoại thương. Tuy nhiên, phương thức này chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro rất lớn cho các bên vì vậy thường chỉ áp dụng trong trường hợp hai bên mua bán đã có sự tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau và giá trị thanh toán là không lớn.

Khách hàng của Rubico chủ yếu có quan hệ làm ăn lâu năm (chủ lực là IKEA – Thụy Điển) nên công ty thường áp dụng phương thức TT (90%). TT thường đi kèm với phương thức giao hàng là FCA (Free Carrier – Giao hàng cho người vận tải) với tỷ lệ tương đương với phương thức thanh toán TT. Phương thức thanh toán còn lại là LC (10%) với phương thức này thì dùng điều kiện giao hàng là FOB (Free On Board – Giao hàng trên boong tàu) cũng với tỷ lệ 10%.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TỒ CHỨC VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CAO SU (RUBICO) (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)